40 bài tập mức độ thông hiểu về glucozo và fructozo có lời giải

Làm bài

Quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Để phân biệt glucozơ và fructozơ thì nên chọn thuốc thử nào dưới đây?

  • A Dung dịch AgNO3 trong NH3.
  • B

    Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.

  • C Dung dịch nước brom.
  • D Dung dịch CH3COOH/H2SO4 đặc.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Chọn thuốc thử là dung dịch brom.

+ Dung dịch brom nhạt màu => Glucozo

+ Dung dịch brom không mất màu => Fructozo

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Để phân biệt glucozơ với etanal ta dùng cách nào sau đây?

  • A  tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ cao   
  • B tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng
  • C  thực hiện phản ứng tráng gương                        
  • D dùng dung dịch Br2

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Cho glixerol và etanal tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng thì chỉ có glixerol tạo dung dịch màu xanh làm còn etanal không có hiện tượng gì.

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Thuốc thử nào để nhận biết được tất cả các chất riêng biệt sau: glucozơ, glixerol, etanol, etanal?

  • A Na.           
  • B Cu(OH)2/OH.       
  • C nước brom.    
  • D AgNO3/NH3.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Khi dùng Cu(OH)2/OH-

- Glucozo : tạo phức xanh lam ở nhiệt độ thường và tạo kết tủa đỏ gạch ở nhiệt độ cao

- Glixerol : chỉ tạo phức xanh lam ở nhiệt độ thường

- Etanol : không hiện tượng

- Etanal : chỉ tạo kết tủa đỏ gạch ở nhiệt độ cao

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Để phân biệt được dung dịch của các chất: glucozơ, etanol, formanđêhit chỉ cần dùng thuốc thử là:

  • A Cu(OH)2/ OH-            
  • B  Nước Brom
  • C [Ag(NH3)2]OH          
  • D Kim loại Na

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Dùng : Cu(OH)2/OH-

- Glucozo : điều kiện thường phản ứng tạo phức xanh lam và ở nhiệt độ cao phản ứng tạo kết tủa đỏ gạch Cu2O

- Forrmandehit : ở nhiệt độ cao phản ứng tạo kết tủa đỏ gạch Cu2O

- Etanol : Không phản ứng

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

X là chất dinh dưỡng có giá trị của con người, nhất là đối với trẻ em, người già. Trong y học, được dùng làm thuốc tăng lực. Trong công nghiệp, X được dùng để tráng gương, tráng ruột phích. Chất

 

  • A saccarozơ.           
  • B chất béo.                                       
  • C glucozơ.
  • D fructozơ.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

X là glucozo

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Thuốc thử phân biệt glucozo với fructozo là:

  • A H2.        
  • B [Ag(NH3)2]OH.    
  • C Dung dịch Br2.   
  • D Cu(OH)2.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Glucozơ có nhóm –CHO nên tham gia được phản ứng cộng nước brom còn fructozơ thì không

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ -> X -> Y -> CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là

  • A  CH3CH(OH)COOH và CH3CHO.  
  • B CH3CH2OH và CH2=CH2.
  • C CH3CH2OH và CH3CHO.    
  • D CH3CHO và CH3CH2OH.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

C6H12O6 -> 2C2H5OH + 2CO2

CH3CH2OH + CuO -> CH3CHO + Cu + H2O

CH3CHO + ½ O2 -> CH3COOH

Đáp án C  

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Cho các chất: HOCH2CH2OH, HOCH2CH2CH2OH, CH3COOH và C6H12O6 (fructozo). Số chất hòa tan được Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh là

  • A 3.
  • B 4.
  • C 1.
  • D 2.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Các chất hoàn tan được dung dịch Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh là: HOCH2CH2OH, CH3COOH, C6H12O6 (fructozo)

=> Có 3 chất

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Cho sơ đồ chuyển hóa sau :

 {C_6}{H_{12}}{O_6}\left( {Glucozo} \right) \to X \to Y \to T\overset{CH_{3}COOH}{\rightarrow}{C_6}{H_{12}}{O_4}

Nhận xét nào về các chất X, Y,  T trong sơ đồ trên là đúng :

  • A Nhiệt độ sôi của T nhỏ hơn của X
  • B Chất Y phản ứng được với KHCO3 tạo khí CO2
  • C Chất X không tan trong nước
  • D Chất T phản ứng được với Cu(OH)2 ở điều kiện thường

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Hướng dẫn giải :

Sơ đồ hoàn chỉnh : Glucozo -> C2H5OH -> CH2=CH2 -> C2H4(OH)2 -> (CH3COO)2C2H4

X : C2H5OH

Y : CH2 = CH2

T : C2H4(OH)2

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Cho thí nghiệm như hình vẽ:

 

Thí nghiệm trên dùng để định tính nguyên tố nào có trong hợp chất hữu cơ?

  • A Cacbon và oxi.
  • B Cacbon và hiđro.   
  • C Cacbon. 
  • D hiđro và oxi.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Từ hình vẽ: Bông trộn CuSO4 khan để nhận biết ra sự có mặt của nước  (CuSO4 khan màu trắng sẽ chuyển sang màu xanh) => nhận biết sự có mặt của Hiđro

Dung dịch Ca(OH)2 ( hiện tượng dd Ca(OH)2 trong suốt sẽ vẩn đục ) dùng để nhận biết ra CO2  => nhận biết sự có mặt của Cacbon

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Tiến hàng các thí nghiệm sau:

1)      Sục khí etilen vào dung dịch KMnO4 loãng.

2)      Cho Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 đặc nóng.

3)      Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2.

4)      Cho dung dịch Glucozo vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng.

Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có xảy ra phản ứng oxi hóa – khử là: 

  • A 2
  • B 4
  • C 1
  • D 3

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Phản ứng oxi hóa - khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố.

Các phản ứng oxi hóa – khử gồm: (1), (3), (4).

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Cho các thí nghiệm sau:

(1) Nhúng một thanh CuO (to) nung nóng vào dung dịch C2H5OH.

(2) Dẫn C2H2 qua dung dịch AgNO3/NH3.

(3) Cho glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 (to).

(4) Nhiệt phân muối CaCO3.

(5) Cho Cu vào dung dịch FeCl3 (dư).

Số thí nghiệm sinh ra đơn chất là:

  • A 1.
  • B 2.
  • C 3.
  • D 4.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Gồm có (1) (3)

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Cho các thí nghiệm sau:

(1): Thêm vài giọt dung dịch Br2 vào ống nghiệm chứa phenol.

(2): Thêm Cu(OH)2 vào dung dịch glixerol dư.

(3): Dẫn axetilen qua dung dịch AgNO3/NH3.

(4): Đun nóng dung dịch glucozơ với Cu(OH)2/OH-.

Số thí nghiệm sinh ra kết tủa là:

  • A 1
  • B 2
  • C 3
  • D 4

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Chất nào sau đây có thể hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường nhưng không làm mất màu dung dịch brom?

  • A Axetanđehit 
  • B Glucozơ
  • C Axetilen
  • D Etilen glicol

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Chất có thể hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường nhưng không làm mất màu dung dịch brom trong phân tử có nhiều nhóm -OH liền kề nhưng không có nhóm –CHO.

Lời giải chi tiết:

Etilen glicol trong phân tử có nhiều nhóm –OH liền kề có thể hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường nhưng không có nhóm –CHO cũng không có liên kết π nên chọn Etilen glicol.

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Cho các chất sau: axetilen, glucozơ, etanol, etilen, glixerol. Số chất vừa có phản ứng cộng với H­2 vừa tác dụng với AgNO3/NH3 sinh ra kết tủa là:

  • A 3
  • B 4
  • C 2
  • D 1

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Các chất có liên kết π trong phân tử có phản ứng cộng với H2. Các chất có nhóm chức CHO hoặc ankin có liên kết ba đầu mạch có phản ứng với AgNO3/NH3 sinh ra kết tủa. Chất có cả 2 đặc điểm trên thỏa mãn đề bài.

Lời giải chi tiết:

Các chất vừa có phản ứng cộng với H­2 vừa tác dụng với AgNO3/NH3 sinh ra kết tủa là axetilen, glucozơ. Có 2 chất.

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Chỉ dùng thêm chất nào trong các chất dưới đây để nhận biết các chất: ancol etylic, axit axetic, glixerol, glucozo đựng trong 4 lọ mất nhãn?

  • A Dung dịch AgNO3 trong NH3.
  • B Quỳ tím.
  • C CaCO3.
  • D Cu(OH)2.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Dùng Cu(OH)2/OH-:

*Nhiệt độ thường:

- Tạo dung dịch xanh lam nhạt: axit axetic

- Tạo dung dịch xanh lam đặc trưng: glixerol, glucozo

- Không hiện tượng: ancol etylic

* Đun nóng:

- Kết tủa đỏ gạch: glucozo

- Không có kết tủa đỏ gạch: glixerol

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Cho các chất: glixerol, natri axetat, glucozo, ancol metylic, axit fomic, anđehit fomic. Số chất có thể phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường là:

  • A 1
  • B 2
  • C 3
  • D 4

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Những chất tác dụng được với Cu(OH)2 ở điều kiện thường: ancol có các nhóm –OH liền kề nhau, axit

Lời giải chi tiết:

Những chất tác dụng được với Cu(OH)2 ở điều kiện thường: ancol có các nhóm –OH liền kề nhau, axit

Có 3 chất thỏa mãn là: glixerol, glucozo, axit fomic

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Cho dãy các chất: C2H2, HCHO, HCOOH, CH3CHO, (CH3)2CO, glucozo. Số chất trong dãy có thể tham gia phản ứng tráng gương là

  • A 3
  • B 6
  • C 5
  • D 4

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Những chất có nhóm –CHO trong phân tử thì có phản ứng tráng gương.

Lời giải chi tiết:

Những chất có nhóm –CHO trong phân tử thì có phản ứng tráng gương.

Có 4 chất thỏa mãn là: HCHO, HCOOH, CH3CHO, glucozo

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A Glucozo tác dụng được với nước brom.
  • B Để phân biệt glucozo và fructozo có thể dùng Cu(OH)2/OH-.
  • C Glucozo tồn tại ở dạng mạch hở và mạch vòng.
  • D Ở dạng mạch hở, glucozo có 5 nhóm –OH kề nhau.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

B sai vì trong môi trường kiềm thì glucozo và fructozo chuyển hóa lẫn nhau nên hiện tượng giống nhau, không phân biệt được.

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Tính chất của glucozo là: kết tinh (1), có vị ngọt (2), màu trắng (3), thủy phân trong nước (4), thể hiện tính chất của poliancol (5), thể hiện tính chất của axit (6), thể hiện tính chất của anđehit (7), thể hiện tính chất của este (8). Những tính chất đúng là

  • A (1), (2), (3), (5), (7)
  • B (1), (2), (5), (7)
  • C (1), (2), (3), (4), (8)
  • D (4), (6), (7), (8)

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất vật lí và hóa học của glucozo.

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Cho các phản ứng sau:

1. Glucozo + Br2

2. Glucozo + AgNO3/NH3

3. Lên men glucozo

4. Glucozo + H2

5. Glucozo + (CH3CO)2O có mặt piridin

6. Glucozo tác dụng với Cu(OH)2/ OH- ở nhiệt độ thường

Các phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử là

  • A 1, 2, 3, 4, 5, 6
  • B 1, 2, 4
  • C 1, 2, 3, 5
  • D 1, 2, 3, 4, 6

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Phản ứng oxi hóa - khử là phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa của nguyên tố.

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Phản ứng nào sau đây có thể chuyển glucozơ, fructozơ thành những sản phẩm giống nhau?

  • A Phản ứng với H2/Ni, nhiệt độ.                         
  • B Phản ứng với AgNO3/dd NH3.
  • C Phản ứng với Cu(OH)2.          
  • D Phản ứng với Na.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Do trong môi trường kiềm Glu và Fruc chuyển hóa lẫn nhau nên khi tác dụng với AgNO3/dd NH3 thu được cùng sản phẩm.

Chú ý: (Cung cấp thêm) Glu cộng H2 sinh ra sobitol còn Fruc cộng H2 sinh ra hỗn hợp gồm sobitol và mannitol (chất này là đồng phân quang học của sobitol).

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Chất không phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3, t0 tạo ra Ag là:

  • A axit fomic        
  • B fomanđehit      
  • C glucozơ
  • D axit axetic

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Những chất phản ứng với AgNO3/NH3, t0 tạo ra Ag là những chất trong phân tử có chứa nhóm –CHO (hoặc những chất có thể chuyển hóa thành chất có nhóm -CHO).

Lời giải chi tiết:

Axit axetic CH3COOH không có chứa –CHO nên không phản ứng tráng bạc

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Glucozơ có thể tham gia phản ứng tráng bạc và phản ứng với H2 (Ni, to). Qua hai phản ứng này chứng tỏ glucozơ

  • A chỉ thể hiện tính khử.   
  • B chỉ thể hiện tính oxi hoá.
  • C không thể hiện tính khử và tính oxi hoá.         
  • D thể hiện cả tính khử và tính oxi hoá.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Khi phản ứng với AgNO3/NH3, glucozo thể hiện tính khử

Khi phản ứng với H2 (Ni, to), glucozo thể hiện tính oxi hóa

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Cho dãy các chất : HCHO, CH3COOH, C6H12O6 (Glucôzơ), C2H5OH. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng bạc là

  • A 2.
  • B 1.
  • C 3.
  • D 4.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Các chất có nhóm –CHO trong phân tử đều có phản ứng tráng Ag

Lời giải chi tiết:

Các chất tham gia phản ứng tráng Ag là: HCHO, C6H12O6 (Glucôzơ) => Có 2 chất

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Hàm lượng glucozo trong máu người khoảng

  • A 0,1%                                  
  • B 1%                          
  • C 0,001%              
  • D 0,01%

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức hiểu biết thực tế

Lời giải chi tiết:

Hàm lượng glucozo trong máu người là 0,1%

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Cho các phản ứng sau:

(a) Đimetylaxetilen + AgNO3/NH3

(b) Fructozo + AgNO3/NH3 (đun nóng)

(c) Toluen + KMnO4 (đun nóng)

(d) Phenol + Dung dịch Br2

Số phản ứng tạo kết tủa là:

  • A 1
  • B 4
  • C 3
  • D 2

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lý thuyết về tính chất hóa học của các hợp chất hữu cơ

Lời giải chi tiết:

(a) CH3 – C ≡ C – CH3 + AgNO3/NH3 → Không phản ứng

(b) C6H12O6 + 2AgNO3 + 2NH3 + H2O → C6H12O7 + 2Ag↓ + 2NH4NO3

(c) C6H5CH3 + KMnO4 → C6H5COOK + H2O + KOH + MnO2

(d) C6H5OH + 3Br2 → HOC6H2Br3 ↓ + 3HBr

=> Có 3 phản ứng (b), (c), (d) có tạo kết tủa

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Cho các bước tiến hành thí nghiệm tráng bạc của glucozo:

(1) Thêm 3-5 giọt glucozo vào ống nghiệm.

(2) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 cho đến khi kết tủa tan hết.

(3) Đun nóng nhẹ hỗn hợp ở 60 - 70oC trong vài phút.

(4) Cho 1ml AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch.

Thứ tự tiến hành đúng là                    

  • A 4, 2, 1, 3.         
  • B 1, 4, 2, 3. 
  • C 1, 2, 3, 4. 
  • D 4, 2, 3, 1.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Dựa vào thí nghiệm tráng gương của glucozo.

Lời giải chi tiết:

Thứ tự thực hiện thí nghiệm tráng bạc của glucozo là:

(4) Cho 1ml AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch.

(2) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 cho đến khi kết tủa tan hết.

(1) Thêm 3-5 giọt glucozo vào ống nghiệm.

(3) Đun nóng nhẹ hỗn hợp ở 60 - 70oC trong vài phút.

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Trong các phản ứng dưới đây của glucozơ, phản ứng nào không phải phản ứng oxi hóa - khử?

  • A HOCH2-[CHOH]4-CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → HOCH2-[CHOH]4-COONH4 + 2Ag + 2NH4NO3
  • B HOCH2-[CHOH]4-CHO + H2 → HOCH2-[CHOH]4-CH2OH
  • C 2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + 2H2O
  • D HOCH2-[CHOH]4-CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH → HOCH2-[CHOH]4-COONa + Cu2O + 3H2O  

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Phản ứng oxi hóa - khử là phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố.

Lời giải chi tiết:

2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + 2H2O

Phản ứng không có sự thay đổi số oxi hóa nên không phải là phản ứng oxi hóa - khử.

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Xuất phát từ glucozơ và các chất vô cơ, ta có sơ đồ điều chế 4 muối khác nhau của kali là A, C, D, E. Biết thành phần các muối đó đều có cacbon:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A Chất B có công thức là CH3COOH.
  • B Chất A có tên gọi là kali gluconic.
  • C Chất D có thể là K2CO3 hoặc KHCO3.
  • D Chất C là kali axetat.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

C5H11O5CHO + 2Cu(OH)2 + KOH \(\overset{t^o}{\rightarrow}\) C5H11O5COOK (A) + Cu2O + 3H2O

                                                            (Kali gluconat)

C6H12O6 \(\overset{men\,ruou}{\rightarrow}\) 2C2H5OH + 2CO2

C2H5OH + O2 \(\overset{men\,ruou}{\rightarrow}\) CH3COOH (B) + H2O

CH3COOH + KOH → CH3COOK (C) + H2O

                                    (Kali axetat)

CO2 + 2KOH → K2CO3 (D hoặc E) + H2O

CO2 + KOH → KHCO3 (E hoặc D)

Vậy phát biểu không đúng là B.

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 31 :

Từ nguyên liệu là glucozơ và các chất vô cơ, người ta có thể điều chế một ete T và một este Z đều có 4 nguyên tử cacbon theo sơ đồ:

Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A X là axit axetic.
  • B Y là ancol etylic.
  • C T là đietyl ete.
  • D Z là etyl propionat.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

PTHH: 

C6H12O6 \(\overset{men\,ruou}{\rightarrow}\) 2C2H5OH + 2CO2

C2H5OH + O2 \(\overset{men\,giam}{\rightarrow}\) CH3COOH + H2O

CH3COOH + C2H5OH \(\overset {{H_2}S{O_4}dac,{t^o}} \leftrightarrows \) CH3COOC2H5 + H2O

2C2H5OH \(\overset{{H_2}S{O_4}dac,{140^oC}}{\rightarrow}\) C2H5OC2H5 + H2O

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 32 :

Phản ứng glucozơ lên men tạo ra ancol etylic

\({C_6}{H_{12}}{O_6} \to 2{C_2}{H_5}OH + 2C{O_2}\)

Trong các nhận xét dưới đây về phản ứng này, nhận xét nào đúng?

  • A Đây không phải là phản ứng oxi hóa - khử.
  • B Đây là phản ứng oxi hóa - khử trong đó cacbon bị oxi hóa.
  • C Đây là phản ứng oxi hóa - khử trong đó cacbon bị khử.
  • D Đây là phản ứng oxi hóa - khử trong đó một số nguyên tử cacbon bị oxi hóa, một số nguyen tử cacbon bị khử

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Số oxi hóa của cacbon:

\(HO\mathop C\limits^{ - 1} {H_2}{\rm{[}}\mathop C\limits^0 HOH]\mathop C\limits^{ + 1} HO \to 2\mathop C\limits^{ - 3} {H_3}\mathop C\limits^{ - 1} {H_2}OH + 2\mathop C\limits^{ + 4} {O_2}\)

Vậy đây là phản ứng oxi hóa - khử trong đó một số nguyên tử cacbon bị oxi hóa, một số nguyen tử cacbon bị khử

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 33 :

Hợp chất X có công thức phân tử C6H14O6. Chất X có thể được điều chế từ glucozơ. X tác dụng với natri tạo ra hợp chất C6H8Na6O6, tác dụng với đồng(II) hiđroxit tạo ra phức đồng màu xanh lam, tác dụng với anhiđrit axetic tạo ra chất C18H26O12. Hãy cho biết tên và công thức cấu tạo của X. 

  • A Glixerol, C3H5(OH)3.
  • B Etilen glicol, C2H4(OH)2.
  • C Sobitol, HOCH2[CHOH]4CH2OH.
  • D Ancol etylic, C2H5OH.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

X là sobitol CH2OH - [CHOH]4 - CH2OH.

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 34 :

Cho sự chuyển hóa: Glucozo \(\buildrel {+H_2,Ni,{t^0}} \over\longrightarrow \)  X. Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A Trong chuyển hóa đã cho, glucozo là chất khử       
  • B X là hợp chất tạp chức     
  • C X có tên gọi là sobitol             
  • D Đốt cháy hoàn toàn 1 mol X thu được 6 mol H2O

Đáp án: C

Phương pháp giải:

 Tính chất hóa học của glucozo

Lời giải chi tiết:

- Glucozo là chất oxi hóa, H2 là chất khử => A sai

- Phân tử X chứa nhiều nhóm -OH nên là hợp chất đa chức, không phải tạp chức => B sai

- X là sobitol có công thức là C6H8(OH)6 => C đúng

- Khi đốt cháy X: C6H14O6 + 6,5O2 \(\buildrel {{t^0}} \over\longrightarrow \)  6CO2 + 7H2O => D sai

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 35 :

Tiến hành thí nghiệm phản ứng của glucozo với Cu(OH)2 theo các bước sau đây:

Bước 1: Cho vào ống nghiệm 5 giọt dung dịch CuSO4 5% và 1 ml dung dịch NaOH 10%.

Bước 2: Lắc nhẹ, gạn lớp dung dịch để giữ kết tủa.

Bước 3: Thêm 2 ml dung dịch glucozo 10% vào ống nghiệm, lắc nhẹ.

Nhận định nào sau đây là đúng?

  • A Sau bước 3, kết tủa bị hoàn tan và trở thành dung dịch có màu tím đặc trưng.
  • B Cần lấy dư dung dịch NaOH để đảm bảo môi trường cho phản ứng tạo phức.
  • C Sau bước 1, trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu trắng.
  • D Thí nghiệm trên chứng minh trong phân tử glucozo có 5 nhóm -OH.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

A sai, kết tủa tan tạo thành dung dịch có màu xanh lam đặc trưng

B đúng

C sai, trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa xanh lam

D sai, thí nghiệm trên chứng minh phân tử glucozo có chứa nhiều nhóm -OH gắn vào những nguyên tử C cạnh nhau.

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 36 :

Thực hiện thí nghiệm theo hình vẽ sau:

 

Thí nghiệm trên chứng minh cho kết luận nào về cấu tạo glucozơ?

  • A Glucozơ có 6 nguyên tử cacbon
  • B Glucozơ có nhóm chức anđehit
  • C Glucozơ có nhiều nhóm OH liền kề
  • D Glucozơ có 5 nhóm OH

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Để xác định cấu tạo của glucozơ, người ta căn cứ vào các dữ kiện thí nghiệm sau

+ Glucozơ có phản ứng tráng bạc và bị oxi hóa bởi nước brom tạo thành axit gluconic, chứng tỏ phân tử glucozơ có nhóm CH=O

+ Glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam, chứng tỏ phân tử glucozơ có nhiều nhóm OH ở vị trí kề nhau

+ Glucozơ tạo este chứa 5 gốc axit CH3COO chứng tỏ phân tử có 5 nhóm OH

+ Khử hoàn toàn glucozơ, thu được hexan, chứng tỏ có 6 nguyên tử C trong phân tử glucozơ tạo thành một mạch không nhánh.

Lời giải chi tiết:

Thí nghiệm glucozơ hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường chứng minh glucozơ có nhiều nhóm OH liền kề.

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 37 :

Cho các đặc tính sau:

(1) Dạng tinh thể tan tốt trong nước, có vị ngọt.

(2) Làm mất màu nước brom;

(3) Trong y học, dược dùng làm thuốc tăng lực.

(4) Trong công nghiệp, được dùng tráng gương, tráng ruột phích;

(5) Hòa tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường tạo phức màu xanh lam.

Số đặc tính đúng khi nói về glucozơ là:

  • A 4.
  • B 3.
  • C 5.
  • D 2.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về glucozơ trong sgk hóa 12

Lời giải chi tiết:

Tât cả các đặc tính trên đều đúng với glucozơ

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 38 :

Chất có khả năng phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 (đun nóng) không giải phóng Ag là

  • A axit axetic.
  • B axit fomic.
  • C glucozơ.
  • D fomanđehit.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Dựa vào lí thuyết về anđehit, xeton.

Lời giải chi tiết:

Glucozơ, axit fomic, fomanđehit tham gia phản ứng với dung dịch AgNO3/NHdo trong phân tử có nhóm chức anđehit (-CHO).

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 39 :

Tiến hành thí nghiệm phản ứng của glucozơ với Cu(OH)2 theo các bước sau đây:

Bước 1: Cho vào ống nghiệm 5 giọt CuSO4 5% và 1 ml dung dịch NaOH 10%.

Bước 2: Lắc nhẹ, gạn bỏ lớp dung  dịch, giữ lại kết tủa.

Bước 3: Thêm 2 ml dung dịch glucozơ 10% vào ống nghiệm, lắc nhẹ.

Cho các nhận định sau:

(a)  Sau bước 1, trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu xanh.

(b) Thí nghiệm trên chứng minh phân tử glucozơ có nhiều nhóm OH liền kề.

(c) Ở thí nghiệm trên, nếu thay glucozơ bằng saccarozơ thì thu được kết quả tương tự.

(d) Ở bước 3, kết tủa bị hòa tan, dung dịch chuyển sang màu tím.

Số nhận định đúng

  • A 4
  • B 1
  • C 2
  • D 3

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lý thuyết về cacbohiđrat

Lời giải chi tiết:

(a) đúng vì CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓ xanh + Na2SO4

(b) đúng vì ở điều kiện thường glucozo hòa tan được Cu(OH)2 tạo dd xanh đặc trưng → glucozo có nhiều nhóm OH liền kề

(c) đúng vì saccarozơ cũng có nhiều nhóm OH liền kề

(d) sai vì dung dịch chuyển sang màu xanh đặc trưng

→ có 3 nhận định đúng

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 40 :

Tiến hành thí nghiệm tráng gương theo các bước sau:

- Bước 1: Thêm 1ml dung dịch AgNO3 vào ống nghiệm.

- Bước 2: Thêm từ từ tới hết 3ml dung dịch NH3 vào ống nghiệm.

- Bước 3: Thêm tiếp 5ml dung dịch glucozơ vào ống nghiệm.

- Bước 4: Đun nóng nhẹ ống nghiệm (60o – 70oC) khoảng 5 – 10 phút, để yên quan sát.

Cho các nhận định sau:

(a) Ở bước thứ 2 xuất hiện kết tủa rồi tan.

(b) Sau bước 3 có lớp kim loại màu bạc bám vào ống nghiệm.

(c) Ở bước 3 có thể thay dung dịch glucozơ bằng dung dịch saccarozơ.

(d) Bước 4 có thể ngâm ống nghiệm vào một cốc nước nóng (cách thủy) thay vì đun nóng.

Số nhận định đúng

  • A 1.
  • B 2.
  • C 3.
  • D 4.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

Quảng cáo
close