30 câu trắc nghiệm Khu vực Đông Nam Á mức độ dễ (Phần 2)

Làm bài

Quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Căn cứ vào Tập bản đồ thế giới và các châu lục trang 8 và 9, cho biết Đông Nam Á tiếp giáp với các đại dương nào?

  • A Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
  • B Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương
  • C  Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.
  • D Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Khu vực Đông Nam Á tiếp giáp với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Phát biểu nào sau đây không đúng về tự nhiên của Đông Nam Á lục địa?

  • A Địa hình bị chia cắt mạnh.      
  • B Nhiều nơi núi lan ra sát biển.
  • C Có rất nhiều núi lửa và đảo.  
  • D Nhiều đồng bằng châu thổ.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đông Nam Á lục địa có địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi chạy dài theo hướng tây bắc – đông nam hoặc hướng bắc – nam, nhiều nơi núi ăn lan ra sát biển. Giữa các dãy núi là thung lũng rộng; ven biển có các đồng bằng phù sa màu mỡ... Đặc điểm “có rất nhiều núi lửa và đảo“ là đặc điểm của Đông Nam Á biển đảo chứ không phải đặc điểm của Đông Nam Á đất liền

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Quốc gia nào trong khu vực Đông Nam Á không giáp biển?

  • A Thái Lan.     
  • B Ma-lai-xi-a.   
  • C Mi-an-ma. 
  • D Lào.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Trong các nước Đông Nam Á, Lào không giáp biển

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Việt Nam là thành viên của ASEAN từ năm

  • A 1992.           
  • B 1985.  
  • C 1986.
  • D 1995.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Việt Nam là thành viên của ASEAN từ năm 1995

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Khu vực Đông Nam Á tiếp giáp với 2 đại dương lớn nào?

  • A Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương        
  • B Thái Bình Dương, Đại Tây Dương
  • C Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương
  • D Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đông Nam Á phía đông giáp Thái Bình Dương, phía tây giáp Ấn Độ Dương, kiến thức bài 10 tiết 1 lớp 11

=> chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Hai quốc gia Đông Nam Á có dân số đông hơn nước ta là :     

  • A In-đô-nê-xi-a và Thái Lan.
  • B In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a.
  • C In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin
  • D  In-đô-nê-xi-a và Mi-an-ma.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Kiến thức lớp 12 bài 16, quy mô dân số nước ta đứng thứ 13 thế giới và thứ 3 Đông Nam Á (năm 2005) sau Indonesia và Philippines

=> chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Đông Nam Á lục địa chủ yếu có khí hậu nào sau đây?

  • A Ôn đới gió mùa.
  • B Nhiệt đới gió mùa.
  • C Cận xích đạo.
  • D Cận nhiệt đới.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đông Nam Á lục địa chủ yếu có khí hậu nhiệt đới gió mùa (sgk Địa 11 trang 99).

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Các đồng bằng châu thổ ở Đông Nam Á lục địa thường màu mỡ và đặc biệt thuận lợi với

  • A trồng lúa nước. 
  • B trồng cây ăn quả.
  • C trồng cây công nghiệp.
  • D trồng cây rau, đậu.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Các đồng bằng châu thổ ở Đông Nam Á lục địa do phù sa của các con sông lớn bồi đắp nên thường màu mỡ và đặc biệt thuận lợi cho trồng cây lúa nước. Ví dụ: đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Mê Nam, đồng bằng sông Hồng -> là những vựa lúa lớn của khu vực Đông Nam Á.

=> Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Cơ cấu kinh tế của các nước Đông Nam Á đang chuyển dịch theo hướng:

  • A Giảm tỉ trọng khu vực I và II, tăng tỉ trọng khu vực III
  • B Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III
  • C Giảm tỉ trọng khu vực I và III, tăng tỉ trọng khu vực II
  • D Giảm tỉ trọng khu vực II, tăng tỉ trọng khu vực I và III

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Cơ cấu kinh tế của các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam thay đổi theo hướng giảm dần tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III, kiến thức lớp 11 bài 11 (tiết 2)

=> chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp nào đang trở thành thế mạnh của các nước trong khu vực Đông Nam Á?

  • A Công nghiệp dệt may, da giày
  • B Công nghiệp khai thác than và kim loại
  • C Công nghiệp lắp ráp ô tô và thiết bị điện tử
  • D Công nghiệp hàng không – vũ trụ

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đông Nam Á với lợi thế về lao động và thị trường nên rất thích hợp với các ngành lắp ráp và điện tử. đặc biệt là liên doanh với các doanh nghiệp nước ngoài. Kiến thức lớp 11, bài 11, công nghiệp Đông Nam Á

=> chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào  năm

  • A 1995
  • B 1968.
  • C 1977.
  • D 1967

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Ngày 8 tháng 8 năm 1967 với các thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, và Philippines ASEAN (Hiệp hội các nước Đông Nam Á) đã được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan).

Chọn: D.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Đảo lớn nhất khu vực Đông Nam Á, lớn thứ 3 trên thế giới là

  • A Gia-va.
  • B Lu-xôn.
  • C Ca-li-man-tan.
  • D Xu-ma-tra.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đảo lớn nhất khu vực Đông Nam Á, lớn thứ 3 trên thế giới là Ca-li-man-tan. Đảo thuộc Đông Nam Á hải đảo, nằm về phía bắc của đảo Java, phía tây đảo Sulawesi và phía đông đảo Sumatra. Về mặt chính trị, đảo bị phân chia giữa ba quốc gia: Malaysia và Brunei tại phần phía bắc, và Indonesia ở phía nam.

Chọn: C.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Cao su là cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều ở các nước:

  • A Thái Lan, Inđônêxia, Malaxia, Việt Nam
  • B Thái Lan, ViệtNam, Philipine, Malaixia
  • C Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam
  • D Thái Lan,Malaixia,Singapore, ViệtNam

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Cao su là cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều ở các nước: Thái Lan, In Thái Lan, Inđônêxia, Malaxia, Việt Nam (SGK/104 Địa lí 11 cơ bản)

=> Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Trong những năm gần đây, một trong những ngành công nghiệp tăng trưởng nhanh và ngày càng trở thành thế mạnh của nhiều nước Đông Nam Á là

  • A Các ngành tiểu thủ công nghiệp phục vụ xuất khẩu
  • B Công nghiệp dệt may, giày da.
  • C Công nghiệp khai thác than và khoáng sản kim loại.
  • D Công nghiệp lắp ráp ô tô, xe máy, thiết bị điện tử.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Trong những năm gần đây, một trong những ngành công nghiệp tăng trưởng nhanh và ngày càng trở thành thế mạnh của nhiều nước Đông Nam Á là Công nghiệp lắp ráp ô tô, xe máy, thiết bị điện tử. (SGK Địa lí 11, Cơ bản, trang 103).

Chọn: D.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Quốc gia có mật độ dân số thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á ( năm 2009 ) là:

  • A Brunay
  • B Lào
  • C Malaysia
  • D Campuchia

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Quốc gia có mật độ dân số thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á (năm 2009) là Lào

=> Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Thuận lợi chủ yếu của đặc điểm dân số đông ở Đông Nam Á là

  • A Thị trường tiêu thụ rộng, dễ xuất khẩu lao động 
  • B dễ xuất khẩu lao động, phát triển việc đào tạo
  • C phát triển đào tạo, tạo ra được nhiều việc làm
  • D nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Kiến thức bài 11 – Đông Nam Á, trang 101 sgk Địa lí 11

Lời giải chi tiết:

Thuận lợi chủ yếu của đặc điểm dân số đông ở Đông Nam Á là mang lại nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Phát biểu nào sau đây không đúng với thách thức của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) hiện nay?

  • A Mức độ đói nghèo giống nhau giữa các nước
  • B Sử dụng tài nguyên thiên nhiên chưa hợp lý.
  • C Phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài
  • D Trình độ phát triển còn chênh lệch

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Kiến thức địa lí 11 – Đông Nam Á trang 108

Lời giải chi tiết:

Thách thức của Hiệp hội các nước Đông Nam Á – ASEAN hiện nay là: trình độ phát triển giữa các nước còn chênh lệch.

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Các nước khu vực Đông Nam Á có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong thời gian qua chủ yếu do

  • A phát triển nông nghiệp hàng hóa
  • B có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất.
  • C đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài.
  • D đẩy mạnh xuất khẩu.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

SGK địa lí 11 cơ bản trang 107.

Lời giải chi tiết:

Năm 2004 GDP của ASEAN đạt là 799,9 tỉ USD, giá trị xuất khẩu đạt gần 552,5 tỉ USD, giá trị nhập khẩu gần 492 tỉ USD, cán cân xuất nhập khẩu của toàn khối đạt giá trị dương. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trong khu vực khá cao mặc dù còn chưa đều và thật vững chắc.

Chọn D.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Dạng địa hình nào dưới đây là đặc điểm nổi bật nhất về địa hình ở bộ phận Đông Nam Á :

  • A Đây là khu vực tập trung nhiều đáo nhất thế giới.
  • B Có nhiều thung lũng rộng.
  • C Các dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
  • D Đồng bằng châu thổ rộng lớn

Đáp án: A

Phương pháp giải:

SGK địa lí 11 cơ bản trang 99.

Lời giải chi tiết:

Đông Nam Á biển đảo là một trong những khu vực tập trung đảo lớn nhất thế giới, bao gồm nhiều quần đảo và hàng vạn đảo lớn, nhỏ.

Chọn A.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Thành tựu lớn nhất mà ASEAN đạt được cho đến nay là

  • A Đảm bảo ổn định, hoà bình, cùng phát triển.
  • B Xây dựng khu vực thương mại tự do ASEAN.
  • C Hợp tác toàn diện về kinh tế, xã hội, quốc phòng-an ninh.
  • D 10/11 quốc gia trong khu vực là thành viên ASEAN.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

SGK địa lí 11 cơ bản trang 107.

Lời giải chi tiết:

Qua 40 năm tồn tại và phát triển, thành tựu lớn nhất mà ASEAN đạt được là 10/11 quốc gia trong khu vực trở thành thành viên của ASEAN.

Chọn D.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế – xã hội ở mỗi quốc gia cũng như toàn khu vực Đông Nam Á là

  • A tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.
  • B tăng cường mối quan hệ ngoại giao giữa các nước với nhau.
  • C khai thác triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên.
  • D thu hút mạnh các nguồn đầu tư nước ngoài.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

kiến thức sgk Địa lí 11 trang 107

Lời giải chi tiết:

Tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực. Điều này có ỹ nghĩa chính trị - xã hội hết sức quan trọng, bởi nó là cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế – xã hội ở mỗi quốc gia cũng như toàn khu vực Đông Nam Á

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Sản xuất và lắp ráp ô tô trở thành thế mạnh của các nước?

  • A Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Cam –pu-chia.
  • B Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Lào.
  • C Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây.
  • D Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Trong những năm gần đây, các ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy, thiết bị điện tử… do liên doanh với các hãng nổi tiếng nước ngoài nên sản phẩm đã có sức cạnh tranh và trở thành thế mạnh của nhiều nước trong khu vực. Các ngành này phân bố chủ yếu ở Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam…(sgk Địa lí 11 trang 103)

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Nguyên nhân cơ bản giúp cho sản phẩm các ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy, thiết bị điện tử,… ở Đông Nam Á có sức cạnh tranhh và trở thành thế mạnh của nhiều nước những năm gần đây là

  • A liên doanh với các hãng nổi tiếng ở nước ngoài.
  • B trình độ khoa học kĩ thuật cao.
  • C thị trường tiêu thụ rộng lớn.
  • D nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Nguyên nhân cơ bản giúp cho sản phẩm các ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy, thiết bị điện tử,… ở Đông Nam Á có sức cạnh tranhh và trở thành thế mạnh của nhiều nước những năm gần đây là do việc liên doanh với các hãng nổi tiếng ở nước ngoài (SGK/103, địa lí 11 cơ bản).

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Đông Nam Á có vị trí địa – chính trị rất quan trọng vì

  • A nền kinh tế phát triển mạnh và đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
  • B là nơi đông dân nhất thế giới, tập trung nhiều thành phần dân tộc
  • C vị trí cầu nối lục địa Á – Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a, nơi các cường quốc cạnh tranh ảnh hưởng.
  • D khu vực này tập trung rất nhiều loại khoáng sản.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đông Nam Á có vị trí địa – chính trị rất quan trọng vì Đông Nam Á có vị trí cầu nối lục địa Á – Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a, nơi các cường quốc cạnh tranh ảnh hưởng (SGK/98-99, địa lí 11 cơ bản).

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Mục tiêu nào sau đây là mục tiêu khái quát mà các nước ASEAN cần đạt được?

  • A Đoàn kết, hợp tác vì một ASEAN hoà bình, ổn định và cùng phát triển.
  • B Xây dựng ASEAN thành một khu vực hoà bình, ổn định, có nền kinh tế, văn hoá phát triển.
  • C Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên.
  • D Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các tổ chức quốc tế khác.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Mục tiêu khái quát mà các nước ASEAN cần đạt được là đoàn kết, hợp tác vì một ASEAN hoà bình, ổn định và cùng phát triển (SGK/106, địa lí 11 cơ bản).

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Điều kiện tự nhiên nào sau đây thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới ở Đông Nam Á?

  • A khí hậu nóng, khô, hệ đất trồng phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc
  • B khí hậu nóng ẩm, nhiều đồng bằng rộng lớn, nguồn nước ngầm dồi dào.
  • C khí hậu nóng khô, nhiều đồng bằng rộng lớn, nguồn nước ngầm dồi dào.
  • D khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc, là điều kiện để ĐNA phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới. SGK 11CB Trang 100.

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Kinh tế Đông Nam Á đang chuyển dịch theo hướng tích cực biểu hiện ở

  • A kinh tế nông nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng.
  • B từ kinh tế nông nghiệp chuyển sang kinh tế công nghiệp, lâm nghiệp.
  • C từ kinh tế nông nghiệp chuyển sang kinh tế công nghiệp và dịch vụ.
  • D đóng góp lớn cho GDP chủ yếu là dịch vụ.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Kinh tế Đông Nam Á đang dịch chuyển theo hướng tích cực, theo hướng từ nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp chuyển sang kinh tế công nghiệp và dịch vụ. (SGK/102 Địa lí 12)

Chọn: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Quốc gia nào ở Đông Nam Á vừa có lãnh thổ ở bán đảo và ở đảo?

  • A In-đô-nê-xia-a
  • B Thái Lan.
  • C Ma-lai-xi-a 
  • D Lào.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Malaysia bị tách làm hai phần qua biển Đông nên đây là quốc gia ở Đông Nam Á vừa có lãnh thổ ở bán đảo và ở đảo.

Chọn: C.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Sông nào sau đây không nằm trong hệ thống sông ngòi Đông Nam Á?

  • A  sông Mê Kông.
  • B sông Mê Nam
  • C sông Hồng.
  • D sông A-ma – zôn.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Sông Amazon là một dòng sông ở Nam Mỹ. Amazon là hiện được xem là con sông dài nhất thế giới và là sông có lưu vực rộng nhất và lưu lượng nước nhiều nhất thế giới. Nên D sai.

Chọn: D.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Việc bảo vệ môi trường của nhiều nước Đông Nam Á chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình phát triển kinh tế đã làm cho :

  • A Tài nguyên khoáng sản bị cạn kiệt.
  • B Thất nghiệp ngày càng tăng.
  • C Cảnh quan thiên nhiên bị tàn phá.
  • D Sản xuất công nghiệp bị trì tệ.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Việc bảo vệ môi trường của nhiều nước Đông Nam Á chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình phát triển kinh tế đã làm cho: Cảnh quan thiên nhiên bị tàn phá.

Chọn: C.

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

Quảng cáo
close