30 bài tập trắc nghiệm Khu vực Đông Nam Á mức độ khó

Làm bài

Quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Biện pháp quan trọng nhất để đẩy mạnh khai thác thủy hải sản của khu vực Đông Nam Á là

  • A giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường biển.
  • B  ưu tiên cho nuôi trồng và đẩy mạnh đánh bắt xa bờ.
  • C đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm.
  • D  trang bị các tàu lớn, phương tiện đánh bắt hiện đại.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Biện pháp quan trọng nhất để đẩy mạnh khai thác thủy hải sản của khu vực Đông Nam Á là trang bị các tàu lớn, phương tiện đánh bắt hiện đại, như vậy mới có thể đánh bắt xa bờ, cải thiện công suất và chất lượng khai thác hải sản

Chú ý từ khóa Biện pháp quan trọng nhất để đẩy mạnh khai thác thủy hải sản

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Nguyên nhân quan trọng nhất khiến chăn nuôi chưa trở thành ngành chính trong sản xuất nông nghiệp ở các nước Đông Nam Á là

  • A thị trường không ổn định.
  • B cơ sở thức ăn chưa đảm bảo
  • C nhiều dịch bệnh.
  • D công nghiệp chế biến thực phẩm chưa phát triển.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Tất cả các đáp án đưa ra đều là những nguyên nhân khiến chăn nuôi chưa trở thành ngành chính trong sản xuất nông nghiệp ở các nước Đông Nam Á. Trong đó, nguyên nhân quan trọng nhất khiến chăn nuôi chưa trở thành ngành chính trong sản xuất nông nghiệp ở các nước Đông Nam Á là cơ sở thức ăn chưa đảm bảo.

Do ĐNÁ có nhiều quốc gia đông dân, lương thực chủ yếu phục vụ nhu cầu của con người và xuất khẩu, đồng thời, thức ăn chế biến chưa phát triển mạnh nên cơ sở thức ăn cho chăn nuôi chưa đảm bảo

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Một số nước Đông Nam Á có tốc độ tăng trưởng công nghiệp nhanh trong những năm gần đây chủ yếu là do

  • A mở rộng thu hút đầu tư nước ngoài.
  • B  tăng cường khai thác khoáng sản.
  • C phát triển mạnh các hàng xuất khẩu.
  • D nâng cao trình độ người lao động.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Một số nước Đông Nam Á có tốc độ tăng trưởng công nghiệp nhanh trong những năm gần đây chủ yếu là do các nước Đông Nam Á tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, liên doanh, liên kết với nước ngoài để hiện đại hóa thiết bị, hiện đại hóa sản xuất. (sgk Địa lí lớp 11 trang 103)

=> Chọn đáp án A.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Đánh bắt hải sản xa bờ được phát triển mạnh ở nhiều nước Đông Nam Á hiện nay chủ yếu là do

  • A  vùng biển nhiều ngư trường,ngư dân nhiều kinh nghiệm
  • B ngư dân có nhiều kinh nghiệm,thị trường tiêu thụ mở rộng
  • C tàu thuyền,cư ngụ hiện đại hơn,thị trường tiêu thụ mở rộng
  • D thị trường tiêu thụ mở rộng,tàu thuyền,ngư cụ nhiều hơn

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đánh bắt hải sản xa bờ được phát triển mạnh ở nhiều nước Đông Nam Á hiện nay chủ yếu là do tàu thuyền,cư ngụ hiện đại hơn => các đội tàu có thể đánh bắt xa bờ nhiều ngày, thị trường tiêu thụ mở rộng => thúc đẩy sản xuất thủy sản phát triển mạnh

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Phần đất liền của khu vực Đông Nam Á mang tên là:

  • A bán đảo Tiểu Á
  • B bán đảo Đông Dương
  • C bán đảo Trung - Ấn
  • D bán đảo Mã Lai

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Phần đất liền của khu vực Đông Nam Á mang tên là bán đảo Trung - Ấn vì nằm giữa nước Ấn Độ và Trung Quốc ( đọc thêm sgk Địa lí 8 trang 47)

=>Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Một trong những cơ sở thuận lợi để các quốc gia khu vực Đông Nam Á hợp tác và cùng phát triển là có sự tương đồng về

  • A phong tục tập quán và văn hóa     
  • B Trimh độ phát triển kinh tế
  • C tài nguyên khoáng sản.    
  • D dân số và lực lượng lao động.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Một trong những cơ sở thuận lợi để các quốc gia khu vực Đông Nam Á hợp tác và cùng phát triển là có sự tương đồng về phong tục tập quán và văn hóa, sinh hoạt văn hóa (sgk Địa lí 11 trang 101)

=> Chọn đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô của Đông Nam Á phát triển nhanh trong những năm gần đây chủ yếu là do

  • A thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn trong nước.
  • B nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động.
  • C liên doanh với các hãng nổi tiếng ở nước ngoài.        
  • D  tiến hành hiện đại hóa cơ sở vật chất kĩ thuật.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Những năm gần đây, các ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy, thiết bị điện tử... do liên doanh với các hãng nổi tiếng nước ngoài nên sản phẩm đã có sức cạnh tranh  và trở thành thế mạnh của nhiều nước trong khu vực (sgk Địa lí 11 trang 103)

=> Công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô của Đông Nam Á phát triển nhanh trong những năm gần đây chủ yếu là do liên doanh với các hãng nổi tiếng ở nước ngoài

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Ý nào sau đây không đúng khi nói về lí do các nước ASEAN nhấn mạnh đến sự ổn định trong mục tiêu của mình.

  • A Mỗi nước trong khu vực, từng thời kì đều chịu ảnh hưởng của sự mất ổn định.
  • B Giữa các nước còn có sự tranh chấp phức tạp về biên giới, vùng biển đảo.
  • C Giữ ổn định khu vực sẽ không tạo lí do để các cường quốc can thiệp.
  • D Khu vực đông dân, tỉ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm còn cao.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Các lí do chính khiến các nước ASEAN nhấn mạnh đến sự ổn định trong mục tiêu của mình là Mỗi nước trong khu vực, từng có những thời kì chịu ảnh hưởng của sự mất ổn định (ví dụ như chiến tranh, xung đột sắc tộc); giữa các nước còn có sự tranh chấp phức tạp về biên giới, vùng biển đảo (nhất là vấn đề biển Đông) chính vì thế cần giữ ổn định khu vực để tạo điều kiện cho các nước phát triển, tránh sự can thiệp của các thế lực bên ngoài

=> Đặc điểm khu vực đông dân, tỉ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm còn cao không phải lí do chính khiến các nước ASEAN nhấn mạnh đến sự ổn định

=> Chọn đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Cho biết số khách du lịch quốc tế đến Đông Nam Á là 97262 nghìn lượt người và chi tiêu của khách du lịch là 70578 triệu USD. Vậy mức chi tiêu bình quân của mỗi lượt du khách quốc tế đến khu vực Đông Nam Á năm 2014 là

  • A 657,4 USD/người.   
  • B 725,6 USD/người.
  • C 765,3 USD/người.  
  • D 867,2 USD/người.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Áp dụng công thức tính chi tiêu bình quân khách du lịch = chi tiêu của khách du lịch / tổng số khách

=> chi tiêu bình quân khách du lịch đến Đông Nam Á = 70578 000 000 / 97262 000 = 725,6 USD

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Thách thức được xem là lớn nhất mà Việt Nam cần phải vượt qua khi tham gia ASEAN là:

  • A các tai biến thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán
  • B nước ta có nhiều thành phần dân tộc
  • C quy mô dân số đông và phân bố không hợp lí
  • D chênh lệch trình độ phát triển kinh tế, công nghệ

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Thách thức được xem là lớn nhất mà Việt Nam cần phải vượt qua khi tham gia ASEAN là sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, công nghệ. So với nhiều nước ASEAN như Singapo, Thái Lan, Philippin, In-đô-nê-xi-a….trình độ phát triển kinh tế và công nghệ nước ta còn thấp hơn => đòi hỏi Việt Nam cần đẩy mạnh quá trình giao lưu hợp tác để đổi mới chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển, đồng thời tập trung phát triển nền kinh tế trong nước để tăng sức cạnh tranh trên trường quốc tế.

=> Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Đông Nam Á có truyền thống văn hóa phong phú, đa dạng là do

  • A có số dân đông, nhiều quốc gia.
  • B nằm tiếp giáp giữa các đại dương lớn.
  • C vị trí cầu nối giữa lục địa Á – Âu và lục địa Ô-xtrây-li-a.
  • D là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Khu vực Đông Nam Á là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới, từ Ấn Độ, Trung Quốc,… nên các nước Đông Nam Á có truyền thống văn hóa phong phú, đa dạng.

Chọn: D.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Một trong những hạn chế lớn của lao động các nước Đông Nam Á là:

  • A Lao động trẻ, thiếu kinh nghiệm        
  • B Thiếu lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao
  • C Lao động không cần cù, trung thực    
  • D Số lượng lao động ít

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đông Nam Á là khu vực đông dân, nguồn lao động dồi dào, cần cù sáng tạo song trình độ của lao động còn thấp, thiếu đội ngũ quản lí, lao động trình độ cao.(Kiến thức lớp 11 bài Đông Nam Á, phần dân cư – lao động).

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Phát biểu nào sau đây không đúng với ASEAN hiện nay?

  • A Mở rộng liên kết với các nước bên ngoài.
  • B Là một tổ chức lớn mạnh hàng đầu thế giới.
  • C Trình độ phát triển khác nhau giữa các nước.
  • D Quan tâm đến nâng cao trình độ nhân lực.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Phát biểu không đúng với ASEAN hiện nay là “một tổ chức lớn mạnh hàng đầu thế giới” vì mặc dù là tổ chức liên kết khu vực đang ngày càng phát triển mạnh mẽ nhưng ASEAN chưa phải tổ chức lớn mạnh hàng đầu thế giới mà vẫn còn nhiều hạn chế

=> Chọn đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Ngành công nghiệp điện tử trở thành thế mạnh của nhiều nước Đông Nam Á hiện nay chủ yếu là do

  • A mở rộng thị trường tiêu thụ trong, ngoài nước.
  • B tiến hành hiện đại hóa cơ sở vật chất kĩ thuật.
  • C liên doanh với các hãng nổi tiếng nước ngoài.
  • D nâng cao trình độ kĩ thuật cho người lao động.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Ngành công nghiệp điện tử trở thành thế mạnh của nhiều nước Đông Nam Á hiện nay chủ yếu nhờ liên doanh với các hãng nổi tiếng nước ngoài như Sam sung, LG, Nokia, Sony...

=> Chọn đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Năm 2005, Đông Nam Á có dân số: 556,2 triệu người, diện tích: 4,5 triệu km2, tính mật độ dân số:

  • A 12,36 người/km2
  • B 123,6 người/km2 
  • C 1236 người/km2
  • D 12 360 người/km2

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Mật độ dân số = Dân số / Diện tích (người/km2)

=> Mật độ dân số Đông Nam Á = 556,2 / 4,5 = 123,6 (người/km2)

=> Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Quốc gia có tỉ lệ dân thành thị cao nhất trong khu vực Đông Nam Á là:

  • A Việt Nam
  • B Philipin
  • C Indonexia 

     

  • D Singapore

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Quốc gia có tỉ lệ dân thành thị cao nhất trong khu vực Đông Nam Á là Singapo.

=> Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

SEAGAMES là cơ chế hợp tác của ASEAN thông qua

  • A các dự án, chương trình phát triển.
  • B các hoạt động văn hóa, thể thao
  • C việc kí kết các hiệp ước
  • D việc thông qua các diễn đàn.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

SEAGAME  là chương trình đại hội thể thao của các nước ASEAN được tổ chức định kì 2 năm một lần. Đây là cơ chế hợp tác của ASEAN thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao.

=> Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Nhiều nước Đông Nam Á chưa phát triển mạnh ngành khai thác hải sản xa bờ chủ yếu do

  • A phương tiện khai thác lạc hậu, chậm đổi mới công nghệ.
  • B thời tiết trên biển diễn biến thất thường, nhiều thiên tai.
  • C thị trường biến động, công nghiệp chế biến chậm phát triển
  • D thiếu hụt lao động, đặc biệt là lao động có chuyên môn.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Do phương tiện lạc hậu, chậm đổi mới nên mặc dù các nước Đông Nam Á có nhiều lợi thế về biển nhưng vẫn chưa khai thác đúng với tiềm năng của khu vực, đặc biệt là đánh bắt hải sản xa bờ.

Chọn A.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Trong những năm gần đây, sức cạnh tranh của ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô ở các nước Đông Nam Á chủ yếu dựa vào

  • A trình độ khoa học kỹ thuật cao
  • B sự suy giảm của các cường quốc khác
  • C liên doanh với các hãng nồi tiếng ở nước ngoài
  • D nguồn nguyên liệu phong phú

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Trong những năm gần đây, sức cạnh tranh của ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô ở các nước Đông Nam Á chủ yếu dựa vào liên doanh với các hãng nồi tiếng ở nước ngoài. (SGK Địa lí 11, Cơ bản, trang 103).

Chọn C.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Các đồng bằng ở Đông Nam Á lục địa màu mỡ, là do

  • A được con người cải tạo hợp lí.
  • B có lớp phủ thực vật phong phú.
  • C được phù sa của các con sông bồi đắp 
  • D được phủ các sản phẩm phong hóa từ dung nham núi lửa.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Các đồng bằng ở Đông Nam Á lục địa màu mỡ là do được phù sa của các con sông bồi đắp. Ví dụ: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Mê Nam…

Chọn: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Diện tích trồng lúa nước ở các nước Đông Nam Á có xu hướng giảm chủ yếu là do

  • A năng suất tăng lên nhanh chóng.
  • B chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
  • C nhu cầu sử dụng lúa gạo giảm.
  • D chuyển sang trồng cây lương thực khác

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Liên hệ mục đích chủ yếu nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa hiện nay ở các nước Đông Nam Á.

Lời giải chi tiết:

Hiện nay trong cơ cấu ngành nông nghiệp các nước Đông Nam Á có sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng giảm tỉ trọng cây lúa nước, tăng tỉ trọng cây công nghiệp lâu năm.

=> Mục đích chủ yếu là tạo ra nguồn nông sản lớn từ cây công nghiệp lâu năm, đem lại giá trị xuất khẩu lớn cho các nước, đồng thời cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến trong nước.

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Ý nghĩa chủ yếu của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các nước Đông Nam Á là

  • A tạo nhiều việc làm, sử dụng hợp lí các tài nguyên.
  • B phát huy tiềm năng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
  • C đa dạng hóa sản phẩm, tạo nhiều hàng hóa xuất khẩu.
  • D giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường

Đáp án: B

Phương pháp giải:

vận dụng kiến thức bài Khu vực Đông Nam Á và hiểu biết mở rộng

Lời giải chi tiết:

 

Ý nghĩa chủ yếu của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các nước Đông Nam Á là phát huy tiềm năng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vì khi có cơ cấu kinh tế hợp lí, nền kinh tế có thể phát huy tối đa tiềm năng và mang lại tốc độ tăng trưởng kinh tế cao

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Đông Nam Á lục địa thường có mưa vào mùa hè là do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

  • A ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới.
  • B  ảnh hưởng của áp thấp và bão.
  • C ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam.
  • D ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đông Nam Á lục địa nằm hoàn toàn trong vùng châu A gió mùa nên vào mùa hạ đón gió mùa Tây Nam  (xuất phát từ vùng áp cao của nửa cầu Nam theo hướng đông nam, vượt qua xích đạo đổi hướng tây nam) đi qua biển có tính chất nóng, ẩm đem lại lượng mưa lớn cho khu vực này.

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho mức tiêu thụ điện bình quân đầu người ở Đông Nam Á còn thấp?

  • A Ngành điện hoạt động còn hạn chế.
  • B Công nghiệp chưa phát triển mạnh.
  • C Trình độ đô thị hóa còn chưa cao.
  • D Chất lượng cuộc sống dân cư thấp.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Công nghiệp là ngành tiêu thụ nhiều điện năng cho sản xuất. Công nghiệp Đông Nam Á chưa phát triển mạnh nên sản lượng điện tiêu thụ chưa cao. Đây là nguyên nhân chủ yếu làm cho mức tiêu thụ điện bình quân đầu người ở Đông Nam Á thấp.

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Diện tích gieo trồng lúa gạo của các nước Đông Nam Á có xu hướng giảm xuống là do

  • A do thời tiết trong khu vực diễn biến thất thường.
  • B năng suất tăng lên nhanh chóng.
  • C chuyển đổi mục đích sử dụng đất và cơ cấu cây trồng.
  • D sản xuất lúa gạo đã đáp ứng được nhu cầu của nhân dân.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Diện tích gieo trồng lúa gạo của các nước Đông Nam Á có xu hướng giảm xuống là do chuyển đổi mục đích sử dụng đất thành đất thổ cư, xây dựng,… và thay đổi cơ cấu cây trồng sang các cây trồng lâu năm như cà phê, cao su, các loại cây ăn quả nhiệt đới,…

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Khó khăn chủ yếu ảnh hưởng đến việc nuôi trồng thủy sản nước lợ của Đông Nam Á hiện nay là

  • A thị trường tiêu thụ biến động lớn.
  • B dịch bệnh thường xuyên xảy ra.
  • C khí hậu diễn biến thất thường.
  • D chất lượng vật nuôi còn hạn chế.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Khó khăn chủ yếu ảnh hưởng đến việc nuôi trồng thủy sản nước lợ của Đông Nam Á là dịch bệnh thường xuyên xảy ra.

Chọn: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Khí hậu Đông Nam Á không bị khô hạn như những vùng cùng vĩ độ ở Châu Phi và Tây Nam Á là nhờ tác động của 

  • A Biển.
  • B Sông ngòi.
  • C Địa hình.
  • D Gió mùa

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

- Đông Nam Á nằm trong khu vực châu Á gió mùa điển hình đem lại lượng mưa lớn: gió mùa mùa hạ của khu vực Đông Nam Á xuất phát từ vùng áp cao của nửa cầu Nam thổi theo hướng đông nam vượt qua Xích đạo và đổi hướng thành gió tây nam nóng, ẩm mang lại nhiều mưa cho khu vực.

- Ngược lại khu vực Châu Phi và Tây Nam Á không nằm trong khu vực có gió mùa thổi, mặt khác chịu tác động mạnh mẽ của gió tín phong khô nóng và khối khí áp cao ngự trị nên khí hậu khô hạn, ít mưa

=> Nhờ có gió mùa nên khí hậu Đông Nam Á không bị khô hạn như những vùng cùng vĩ độ ở châu Phi và Tây Nam Á.

Chọn: D.

 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Biện pháp chủ yếu nhất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các nước Đông Nam Á là

  • A mở rộng quá trình đô thị hóa.
  • B đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa.
  • C kiềm chế tốc độ gia tăng dân số.
  • D tập rung đào tạo nghề cho lao động.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

=> Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các nước Đông Nam Á, biện pháp chủ yếu nhất là đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa ở các nước, chú trọng phát triển công nghiệp và dịch vụ.

=> Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Ba quốc gia nào ở Đông Nam Á có thủ đô không phải là thành phố lớn nhất:

  • A Việt Nam – Campuchia – Singapore
  • B ViệtNam –Indonesia – Malaixia
  • C Việt Nam – Lào – Thái Lan
  • D ViệtNam – Philipine – Mianma

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

- Việt Nam có thủ đô Hà Nội nhưng thành phố lớn nhất là TP. Hồ Chí Minh

- Philippin có thủ đô Manila, thành phố lớn nhất là Quezon.

- Mianma có thủ đô Pyinmana, thành phố lớn nhất là Yangon.

=> Việt Nam, Philippin và Mianma là 3 thành phố có thủ đô không phải là thành phố lớn nhất Đông Nam Á.

=> Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Nhiều nước Đông Nam Á phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản trong thời gian gần đây, chủ yếu là do

  • A nhu cầu trong nước tăng lên.
  • B có nhiều mặt nước ao, hồ.
  • C thị trường thế giới mở rộng.
  • D có nhiều bãi biển đầm phá.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Cùng với quá trình hội nhập nền kinh tế đã giúp thị trường thế giới của Đông Nam Á ngày càng mở rộng, nhiều sản phẩm thủy sản được xuất khẩu sang các nước. Đặc biệt nuôi trồng thủy sản với ưu điểm là mẫu mã đẹp, đồng đều và đáp ứng sản phẩm ổn định quanh năm nên nhu cầu về các mặt hàng này ngày càng lớn => thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ ngành nuôi trồng thủy sản hiện nay ở các nước Đông Nam Á.

=> Chọn C

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

Quảng cáo
close