30 câu hỏi lý thuyết về cân bằng hóa học có lời giải (phần 1)

Làm bài

Quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Trong các phát biểu dưới đây, phát biểu nào đúng khi một hệ hóa học đang ở trạng thái cân bằng?

  • A Phản ứng thuận đã dừng.
  • B Phản ứng nghịch đã dừng.
  • C Nồng độ các chất tham gia và sản phẩm bằng nhau.
  • D Nồng độ của các chất trong hệ không thay đổi.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Khi phản ứng đạt đến trạng thái cân bằng thì nồng độ các chất trong hệ không thay đổi.

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Hằng số cân bằng Kc của phản ứng chỉ phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?  

  • A Nồng độ  
  • B Áp suất  
  • C Nhiệt độ  
  • D Chất xúc tác.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Hằng số cân bằng của phản ứng chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ.

Đáp án C 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Cho cân bằng hóa học : nX (k) + mY (k) \( \rightleftarrows \) pZ (k) + qT (k). Ở 50oC, số mol chất Z là x; Ở 100oC số mol chất Z là y. Biết x > y và (n+m) > (p+q), kết luận nào sau đây đúng?

  • A Phản ứng thuận thu nhiệt, làm tăng áp suất của hệ.
  • B Phản ứng thuận tỏa nhiệt, làm tăng áp suất của hệ.
  • C Phản ứng thuận thu nhiệt, làm giảm áp suất của hệ.
  • D Phản ứng thuận tỏa nhiệt, làm giảm áp suất của hệ.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Dựa vào ảnh hưởng của áp suất và nhiệt độ tới chuyển dịch cân bằng:

+ Tăng áp suất => CB chuyển dịch theo chiều giảm số mol khí (ngược lại)

+ Tăng nhiệt độ => CB chuyển dịch theo chiều thu nhiệt (ngược lại)

Lời giải chi tiết:

Tăng nhiệt độ (50oC đến 100oC) làm giảm số mol của Z tức là chiều nghịch

=> Chiều thuận là chiều tỏa nhiệt, tăng áp suất của hệ

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Khi tăng áp suất bằng cách nén hỗn hợp cân bằng  chuyển dịch theo chiều thuận

  • A CaCO3 \( \rightleftarrows \) CaO + CO2(khí)         
  • B N2(khí) + 3H2(khí) \( \rightleftarrows \) 2NH3(khí)
  • C H2(khí) + I2(rắn) \( \rightleftarrows \) 2HI (khí)        
  • D S(rắn) + H2(khí) \( \rightleftarrows \) H2S(khí)

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Tăng áp suất => CB chuyển dịch theo chiều làm giảm số mol phân tử khí.

Lời giải chi tiết:

Tăng áp suất => CB chuyển dịch theo chiều làm giảm số mol phân tử khí.

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Cho cân bằng hoá học: \(PC{l_5}_{(k)}\overset {} \leftrightarrows \,PC{l_3}_{(k)} + C{l_2}_{(k)};\,\,\Delta H > 0\)

Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi

  • A thêm PCl3 vào hệ phản ứng       
  • B tăng nhiệt độ của hệ phản ứng
  • C thêm Cl2 vào hệ phản ứng            
  • D tăng áp suất của hệ phản ứng

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Dựa vào nguyên lí chuyển dịch cân bằng Lơ Sa-tơ-li-ê:

Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng khi chịu một tác động bên ngoài, như biến đổi nồng độ, áp suất, nhiệt độ, thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động bên ngoài đó.

Lời giải chi tiết:

A thêm PCl3 => CB chuyển dịch theo chiều giảm lượng PCl3 (chiều nghịch)

B tăng nhiệt => CB chuyển dịch theo chiều thu nhiệt (chiều thuận)

C thêm Cl2 => CB chuyển dịch theo chiều giảm lượng Cl2 (chiều nghịch)

D tăng áp suất => CB chuyển dịch theo chiều giảm số mol phân tử khí (chiều nghịch)

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

(B-2012) Cho phản ứng: N2(k) + 3H2(k)  \(\overset {} \leftrightarrows \) 2NH3  (k); ∆H = –92 kJ. Hai biện pháp đều làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận là

  • A giảm nhiệt độ và giảm áp suất.    
  • B tăng nhiệt độ và tăng áp suất.
  • C giảm nhiệt độ và tăng áp suất.          
  • D tăng nhiệt độ và giảm áp suất.

     

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Giảm nhiệt độ CB chuyển dịch theo chiều tỏa nhiệt và ngược lại

Giảm áp suất CB chuyển dịch theo chiều tăng số mol phân tử khí và ngược lại

Lời giải chi tiết:

Từ CB: N2(k) + 3H2(k)  \(\overset {} \leftrightarrows \) 2NH3  (k); ∆H = –92 kJ

Chiều thuận là chiều tỏa nhiệt

Do vậy muốn CB chuyển dịch theo chiều thuận là:

- Giảm nhiệt độ

- Tăng áp suất

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Đối với một hệ ở trạng thái cân bằng, nếu thêm vào chất xúc tác thì:

  • A

    Chỉ làm tăng tốc độ phản ứng thuận

  • B

    Chỉ làm tăng tốc độ phản ứng  nghịch

  • C

     Làm tăng tốc độ phản ứng thuận và nghịch với số lần như nhau.

  • D Không làm tăng tốc độ của phan ứng thuận và nghịch

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Chất xúc tác không làm thay đổi cân bằng hóa học chỉ làm tăng tốc độ của phản ứng nhanh đạt đến trạng thái cân bằng  

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Hằng số cân bằng của phản ứng xác định chỉ phụ thuộc vào:

  • A  nhiệt độ.                                        
  • B áp suất.                                                       
  • C chất xúc tác.                      
  • D nồng độ.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Hằng số cân bằng của phản ứng xác định chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ.

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Cho cân bằng hóa học: \({{\text{N}}_{\text{2}}}{\text{(k)  +  3}}{{\text{H}}_{\text{2}}}(k)\overset {{{\text{t}}^{\text{o}}}{\text{,p,xt}}} \leftrightarrows {\text{2N}}{{\text{H}}_{\text{3}}}{\text{(k)}}\) . Phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt. Cân bằng hóa học không bị dịch chuyển khi:

  • A

    Thay đổi nồng độ N2                                                                     

  • B

     Thêm chất xúc tác Fe

  • C thay đổi áp suất của hệ                                                                  
  • D thay đổi nhiệt độ

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Chất xúc tác không làm thay đổi cân bằng hóa học chỉ làm tăng tốc độ của phản ứng nhanh đạt đến trạng thái cân bằng  

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Cho phản ứng thuận nghịch sau: với A, B,C,D là những chất khí hoặc những chất tan trong dung dịch. Khi ở trạng thái cấn bằng, công thức tính Kc là:

  • A

    \({{\rm{K}}_{\rm{C}}}{\rm{ = }}\frac{{{{{\rm{[C]}}}^{\rm{c}}}{{{\rm{[D]}}}^{\rm{d}}}}}{{{{{\rm{[A]}}}^{\rm{a}}}{{{\rm{[B]}}}^{\rm{b}}}}}\)                                                                                    

  • B

     \({{\rm{K}}_{\rm{C}}}{\rm{ = }}\frac{{{{{\rm{[A]}}}^{\rm{a}}}{{{\rm{[B]}}}^{\rm{b}}}}}{{{{{\rm{[C]}}}^{\rm{c}}}{{{\rm{[D]}}}^{\rm{d}}}}}\)                                 

  • C \({{\rm{K}}_{\rm{C}}}{\rm{ = [A}}{{\rm{]}}^{\rm{a}}}{{\rm{[B]}}^{\rm{b}}}.{{\rm{[C]}}^{\rm{c}}}{{\rm{[D]}}^{\rm{d}}}\)                                                       
  • D  \({{\rm{K}}_{\rm{C}}}{\rm{ = [A}}{{\rm{]}}^{\rm{a}}}{{\rm{[B]}}^{\rm{b}}}\)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Khi ở trạng thái cấn bằng, công thức tính Kc là \({{\rm{K}}_{\rm{C}}}{\rm{ = }}\frac{{{{{\rm{[C]}}}^{\rm{c}}}{{{\rm{[D]}}}^{\rm{d}}}}}{{{{{\rm{[A]}}}^{\rm{a}}}{{{\rm{[B]}}}^{\rm{b}}}}}\)                                                                                    

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Tìm câu sai: Tại thời điểm cân bằng hóa học thiết lập thì:

  • A

    Tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch

  • B

     Số mol các chất tham gia phản ứng không đổi

  • C

    Số mol các sản phẩm không đổi

  • D Phản ứng không xảy ra nữa

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Phát biểu không đúng là: Tại thời điểm cân bằng hóa học thiết lập thì phản ứng không xảy ra nữa.

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Cho cân bằng (trong bình kín) sau:

CO (k) + H2O (k) → CO(k) + H(k) ΔH < 0

Trong các yếu tố: (1) tăng nhiệt độ; (2) thêm một lượng hơi nước; (3) thêm một lượng H2; (4) tăng áp suất chung của hệ; (5) dùng chất xúc tác.

Dãy gồm các yếu tố đều làm thay đổi cân bằng của hệ chuyển dịch theo chiều thuận là: 

  • A

     (2)                                                                                                   

  • B

    (1), (2)  

  • C (1)                                                                                                   
  • D (2), (4)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Dựa vào nguyên lí chuyển dịch cân bằng Lơ Sa-tơ-li-ê:

Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng khi chịu một tác động bên ngoài, như biến đổi nồng độ, áp suất, nhiệt độ, thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động bên ngoài đó.

Lời giải chi tiết:

(1) tăng nhiệt độ  => phản ứng theo chiều làm giảm nhiệt độ đi  => chiều nghịch (chiều thuận là tỏa nhiệt)

(2) thêm một lượng hơi nước   => phản ứng theo chiều làm giảm nước đi  => chiều thuận

(3) thêm một lượng H=> phản ứng theo chiều làm giảm H2 đi => chiều nghịch

(4) tăng áp suất chung của hệ. Vì hệ có tổng hệ số cân bằng của chất khí ở hai bên là bằng nhau nên sẽ ko gây ảnh hưởng đến cân bằng

(5) dùng chất xúc tác. Chất xúc tác chỉ làm tăng tốc độ phản ứng chứ ko làm chuyển dịch cân bằng

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Hệ cân bằng sau được thực hiện trong bình kín:

2SO2(khí)   +  O2(khí)   \( \rightleftarrows \)   2SO3(khí)       ΔH = -198 kJ.

Cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi

  • A tăng nồng độ oxi.        
  • B giảm áp suất bình.
  • C tăng nhiệt độ.
  • D giảm nhiệt độ, giảm áp suất bình.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Dựa vào nguyên lí chuyển dịch cân bằng Lơ-sa-tơ-li-ê.

Lời giải chi tiết:

A. Khi tăng nồng độ oxi => CB chuyển dịch theo hướng giảm nồng độ oxi => chiều thuận

B. Giảm áp suất bình => CB chuyển dịch theo chiều làm tăng áp suất => chiều nghịch

C. Tăng nhiệt độ => CB chuyển dịch theo chiều thu nhiệt => chiều nghịch

D. Giảm nhiệt độ, giảm áp suất bình => chiều nghịch hoặc chiều thuận

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Cân bằng hóa học nào sau đây sẽ chuyển dịch khi thay đổi áp suất?

  • A \({N_2}(k) + {O_2}(k)\underset{{}}{\overset{{}}{\longleftrightarrow}}2NO(k).\)
  • B \({N_2}(k) + 3{H_2}(k)\underset{{}}{\overset{{}}{\longleftrightarrow}}2N{H_3}(k).\)
  • C \(C{O_2}(k) + {H_2}(k)\underset{{}}{\overset{{}}{\longleftrightarrow}}CO(k) + {H_2}O(k)\)
  • D \({H_2}(k) + C{l_2}(k)\underset{{}}{\overset{{}}{\longleftrightarrow}}2HCl(k).\)

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Cân bằng nào có số mol khí 2 bên phản ứng thuận và nghịch chênh lệch nhau thì sẽ có sự chuyển dịch khi thay đổi áp suất

Lời giải chi tiết:

\({N_2}(k) + 3{H_2}(k)\underset{{}}{\overset{{}}{\longleftrightarrow}}2N{H_3}(k).\)

Có sự chuyển dịch khi thay đổi áp suất vì có sự chênh lệch số mol khí giữa chiều thuận và chiều nghịch

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Cho hệ cân bằng xảy ra trong bình kín: \({N_{2(k)}} + 3{H_{2(k)}} \rightleftarrows 2N{H_{3(k)}};\,\Delta H < 0\)

Tỉ khối của hỗn hợp khí trong bình so với H2 tăng lên khi

  • A giảm nhiệt độ phản ứng hoặc tăng áp suất chung của hệ phản ứng.
  • B thêm NH3 vào hoặc tăng nhiệt độ.
  • C thêm xúc tác hoặc tăng nhiệt độ.
  • D tăng nhiệt độ phản ứng hoặc giảm áp suất chung của hệ phản ứng.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Vì khối lượng trước và sau phản ứng không thay đổi

=> Tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 tăng lên khi số mol khí giảm đi

=> khi cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận

=> chọn A

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Cho cân bằng hóa học: \({{\text{N}}_{\text{2}}}{\text{(k) +  3}}{{\text{H}}_{\text{2}}}{\text{(k)}}\overset {{t^o},xt,p} \leftrightarrows {\text{2N}}{{\text{H}}_{\text{3}}}{\text{(k)}}\). Phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt. Cân bằng hóa học không bị dịch chuyển khi:

  • A

     Thay đổi nồng độ N2                                                                      

  • B

    Thêm chất xúc tác Fe

  • C  thay đổi áp suất của hệ                                                                  
  • D thay đổi nhiệt độ

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Chất xúc tác không làm ảnh hưởng đến chuyển dịch cân bằng.

Lời giải chi tiết:

Chất xúc tác chỉ làm tăng tốc độ phản ứng chứ ko làm chuyển dịch cân bằng

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Sự chuyển dịch cân bằng là: 

  • A Chuyển từ trạng thái cân bằng này thành trạng thái cân bằng khác
  • B Phản ứng tiếp tục xảy ra cả chiều thuận và chiều nghịch
  • C Phản ứng trực tiếp theo chiều nghịch    
  • D Phản ứng trực tiếp theo chiều thuận     

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Sự chuyển dịch cân bằng là sự chuyển từ trạng thái cân bằng này thành trạng thái cân bằng khác

Đáp án A  

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Cho cân bằng hóa học: N2 (k) + 3H2 (k) \( \rightleftarrows \) 2NH3 (k); ∆H < 0

Yếu tố nào sau đây không làm chuyển dịch cân bằng

  • A Tăng nồng độ H2
  • B Thêm chất xúc tác
  • C Tăng nhiệt độ. 
  • D Giảm nồng độ NH3

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cân bằng là nồng độ, nhiệt độ, áp suất

Lời giải chi tiết:

Chất xúc tác chỉ làm tốc độ phản ứng xảy ra nhanh hơn chứ không làm chuyển dịch cân bằng

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Tìm câu sai: Tại thời điểm cân bằng hóa học được thiết lập thì:

  • A Tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.
  • B Số mol các chất tham gia phản ứng không đổi.
  • C Số mol các sản phẩm không đổi.
  • D Phản ứng không xảy ra nữa.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Hệ số cân bằng K của phản ứng phụ thuộc vào

  • A áp suất
  • B Nhiệt độ. 
  • C Nồng độ. 
  • D Cả 3

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Dựa vào các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng K trong sgk hóa 10

Lời giải chi tiết:

Hệ số cân bằng K của phản ứng chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Một cân bằng hóa học đạt được khi:

  • A Nhiệt độ phản ứng không đổi.
  • B Tốc độ phản ứng thuận = tốc độ phản ứng nghịch.
  • C Nồng độ chất phản ứng = nồng độ sản phẩm.
  • D Không có phản ứng xảy ra nữa dù có thêm tác động của các yếu tố bên ngoài như: nhiệt độ, áp suất.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Một cân bằng hóa học đạt được khi: tốc độ phản ứng thuận = tốc độ phản ứng nghịch.

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Trong phản ứng tổng hợp amoniac: N2 (k) + 3H2 (k) \(\rightleftarrows \) 2NH3 (k) ; ∆H = -92 kJ

Sẽ thu được nhiều khí NH3 nếu:

  • A Giảm nhiệt độ và áp suất.       
  • B Tăng nhiệt độ và áp suất.
  • C Tăng nhiệt độ và giảm áp suất. 
  • D Giảm nhiệt độ và tăng áp suất.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Thu được nhiều NH3 khi thay đổi các yếu tố để cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.

Lời giải chi tiết:

Thu được nhiều NH3 khi thay đổi các yếu tố để cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.

Chiều thuận ∆H = -92 Kj <0 tỏa nhiệt, do vậy muốn cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận ta cần giảm nhiệt độ.

Chiều thuận có số mol khí là 2 nhỏ hơn chiều nghịch có số mol khí là 4 do vậy muốn cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận cần tăng áp suất

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Ở nhiệt độ không đổi, hệ cân bằng nào sẽ dịch chuyển về bên phải nếu tăng áp suất:

  • A 2H2 (k) + O2 (k) \(\rightleftarrows \) 2H2O (k)
  • B 2SO3 (k) \(\rightleftarrows \) 2SO2 (k) + O2 (k)
  • C 2NO (k) \(\rightleftarrows \) N2 (k) + O2 (k)
  • D 2CO2 (k) \(\rightleftarrows \) 2CO(k) + O2 (k)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Tăng áp suất cân bằng sẽ chuyển dịch về chiều giảm áp suất tức chuyển dịch về chiều có ít số phân tử khí hơn  → chọn phản ứng có số mol khí bên sản phẩm nhỏ hơn chất tham gia phản ứng.

Lời giải chi tiết:

Tăng áp suất cân bằng sẽ chuyển dịch về chiều giảm áp suất tức chuyển dịch về chiều có ít số phân tử khí hơn.

Để chiều dịch về bên phải thì số phân tử khí bên phải phải nhỏ hơn bên trái

→ chỉ có cân bằng 2H2 (k) + O2 (k) \(\rightleftarrows \) 2H2O (k) thỏa mãn.

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Cho phản ứng ở trạng thái cân bằng: H2(k) + Cl2(k) \(\rightleftarrows \) 2HCl (k) (∆H < 0)

Cân bằng sẽ chuyển dịch về bên trái, khi tăng:

  • A Nhiệt độ. 
  • B áp suất. 
  • C Nồng độ khí H2
  • D Nồng độ khí Cl2.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Cân bằng chuyển dịch về bên trái tức là chuyển dịch theo chiều nghịch.

Lời giải chi tiết:

A. đúng, theo chiều thuận (∆H < 0) là chiều tỏa nhiệt, nên khi tăng nhiệt độ cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều giảm nhiệt độ → chuyển dịch theo chiều nghịch (bên trái)

B. sai, vì số mol khí 2 vế bằng nhau nên khi thay đổi áp suất không ảnh hưởng đến chuyển dịch cân bằng của hệ.

C. sai, tăng nồng độ H2 cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều giảm nồng độ H2 → chuyển dịch theo chiều thuận (bên phải)

D. sai, tăng nồng độ Cl2 cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều giảm nồng độ Cl2 → chuyển dịch theo chiều thuận (bên phải)

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Cho phản ứng ở trạng thái cân bằng: A(k) + B(k) \(\rightleftarrows \) C(k) + D(k)

ở nhiệt độ và áp suất không đổi, xảy ra sự tăng nồng độ của khí A là do

  • A Sự tăng nồng độ của khí B. 
  • B Sự giảm nồng độ của khí B.
  • C Sự giảm nồng độ của khí C. 
  • D Sự giảm nồng độ của khí D.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Tăng nồng độ của khí A tức cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch → chọn yếu tố làm cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.

Lời giải chi tiết:

Tăng nồng độ của khí A tức cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch

A. sai, tăng nồng độ của khí B cân bằng chuyển dịch theo chiều giảm nồng độ của B → chiều thuận

B. đúng, giảm nồng độ của khí B cân bằng chuyển dịch theo chiều tăng nồng độ của B → chiều nghịch.

C. sai, giảm nồng độ của khí C cân bằng chuyển dịch theo chiều tăng nồng độ của C → chiều thuận.

D. sai, giảm nồng độ của khí D cân bằng chuyển dịch theo chiều tăng nồng độ của D → chiều thuận

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Yếu tố nào sau đây không gây ra sự chuyển dịch cân bằng của phản ứng thuận nghịch nói chung ?

  • A Áp suất.
  • B Nồng độ.
  • C Nhiệt độ.
  • D Chất xúc tác.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Các yếu tố gây ra sự chuyển dịch cân bằng của phản ứng thuận nghịch nói chung là: nhiệt độ, áp suất và nồng độ.

Lời giải chi tiết:

Các yếu tố gây ra sự chuyển dịch cân bằng của phản ứng thuận nghịch nói chung là: nhiệt độ, áp suất và nồng độ.

Yếu tố xúc tác không làm cân bằng chuyển dịch.

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Cho cân bằng (trong bình kín) sau:

CaCO3 (r) ⇄ CaO (r) + CO2 (k); ∆H > 0

Cân bằng trên sẽ chuyển dịch theo chiều thuận nếu

  • A tăng áp suất và giảm nhiệt độ.
  • B giảm áp suất và tăng nhiệt độ.
  • C tăng áp suất và giảm nhiệt độ.
  • D giảm áp suất và giảm nhiệt độ.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Áp dụng nguyên lý chuyển dịch cân bằng Lơ Sa-tơ-li-ê: "Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng khi chịu tác động từ bên ngoài như biến đổi nồng độ, áp suất, nhiệt độ, thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động bên ngoài đó."

+ Ảnh hưởng của áp suất: Trong cân bằng có sự tham gia của chất khí, nếu tăng áp suất thì cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm số mol phân tử khí và ngược lại.

+ Ảnh hưởng của nhiệt độ: Khi tăng nhiệt độ phản ứng, cân bằng chuyển dịch theo chiều thu nhiệt và ngược lại.

Lời giải chi tiết:

Nguyên lý chuyển dịch cân bằng Lơ Sa-tơ-li-ê: "Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng khi chịu tác động từ bên ngoài như biến đổi nồng độ, áp suất, nhiệt độ, thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động bên ngoài đó."

Áp dụng vào bài ta có:

*Áp suất:

- Nếu giảm áp suất làm cho cân bằng chuyển dịch theo chiều làm tăng mol khí (chiều thuận).

- Nếu tăng áp suất làm cho cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm mol khí (chiều nghịch).

*Nhiệt độ: Ta thấy chiều thuận có ∆H > 0 tức là phản ứng thuận là phản ứng thu nhiệt.

- Nếu tăng nhiệt độ làm cho cân bằng chuyển dịch theo chiều thu nhiệt (chiều thuận).

- Nếu giảm nhiệt độ làm cho cân bằng chuyển dịch theo chiều tỏa nhiệt (chiều nghịch).

Vậy cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận nếu ta giảm áp suấttăng nhiệt độ.

Chọn B.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Cho các cân bằng hóa học sau:

N2 (k) + 3H2 \( \rightleftarrows \) 2NH3 (k)       (1)             H2 (k) + I2 (k)  \( \rightleftarrows \) 2HI (k) (2)

2SO2(k) + O2 (k) \( \rightleftarrows \) 2SO3 (k) (3)             2NO2 (k) \( \rightleftarrows \) N2O4 (k)        (4)

Khi thay đổi áp suất những cân bằng hóa học bị chuyển dịch là:

  • A (1), (2), (3). 
  • B (2), (3), (4). 
  • C (1), (2), (4). 
  • D (1), (3), (4).

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Áp dụng nguyên lý chuyển dịch cân bằng Lơ Sa-tơ-li-ê: “Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng khi chịu tác động từ bên ngoài như biến đổi nồng độ, áp suất, nhiệt độ, thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động bên ngoài đó.’’

Những cân bằng có tổng số mol khí hai vế bằng nhau hoặc không có chất khí thì áp suất không ảnh hưởng đến cân bằng.

Lời giải chi tiết:

Các cân bằng hóa học (1), (3), (4) có số mol khí hai vế không bằng nhau nên khi thay đổi áp suất thì cân bằng bị chuyển dịch.

 

Chọn D. 

Áp dụng nguyên lý chuyển dịch cân bằng Lơ Sa-tơ-li-ê: “Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng khi chịu tác động từ bên ngoài như biến đổi nồng độ, áp suất, nhiệt độ, thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động bên ngoài đó.’’

Những cân bằng có tổng số mol khí hai vế bằng nhau hoặc không có chất khí thì áp suất không ảnh hưởng đến cân bằng.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Cho hai hệ cân bằng sau trong hai bình kín:

C(r) + CO2 (k) \( \rightleftarrows \) 2CO (k) ∆H = 172 kJ;

CO(k) + H2O (k) \( \rightleftarrows \) CO2 (k) + H2 (k)  ∆H = -41 kJ;

Có bao nhiêu điều kiện trong các điều kiện sau đây làm các cân bằng trên chuyển dịch ngược chiều nhau(giữ nguyên các điều kiện khác)?

     (1) Tăng nhiệt độ.              (2) Thêm khí CO2.                  (3) Thêm khí H2 vào.

     (4) Tăng áp suất.                (5) Dùng chất xúc tác.            (6) Thêm khí CO vào.

  • A 5.
  • B 2.
  • C 4.
  • D 3.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Áp dụng nguyên lý chuyển dịch cân bằng Lơ Sa-tơ-li-ê: “Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng khi chịu tác động từ bên ngoài như biến đổi nồng độ, áp suất, nhiệt độ, thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động bên ngoài đó.’’

Do vậy muốn 2 cân bằng chuyển dịch theo chiều ngược nhau thì các điều kiện thay đổi cũng phải ở các vế ngược nhau.

Lời giải chi tiết:

C(r) + CO2 (k) \( \rightleftarrows \) 2CO (k) ∆H = 172 kJ;

CO(k) + H2O (k) \( \rightleftarrows \) CO2 (k) + H2 (k)  ∆H = -41 kJ;

- Hai phương trình có ∆H khác nhau và ngược dấu → nhiệt độ sẽ làm 2 cân bằng chuyển dịch ngược chiều nhau

- CO2 ở 2 phương trình nằm 2 vế khác nhau → thay đổi CO2 sẽ làm 2 cân bằng chuyển dịch ngược chiều

- CO ở 2 phương trình nằm 2 vế khác nhau → thay đổi CO sẽ làm 2 cân bằng chuyển dịch ngược chiều.

Vậy (1); (2); (6) là các điều kiện thỏa mãn→ có 3 điều kiện thỏa mãn

Chọn D.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Cho cân bằng (trong bình kín) sau: CO(k) + H2O(k) \(\rightleftarrows \) CO2 (k) + H2(k) ∆H < 0

Cho các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng: (1) tăng nhiệt độ; (2) thêm hơi nước ; (3) thêm H2 ; (4) tăng áp suất chung của hệ; (5) dùng chất xúc tác.

Dãy gồm các yếu tố đều làm thay đổi cân bằng của hệ là

  • A (1), (4), (5). 
  • B (1), (2), (3).
  • C (2), (3), (4). 
  • D (1), (2), (4).

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi cân bằng của hệ gồm: nồng độ, nhiệt độ, áp suất(khi số mol bên chất tham gia phản ứng và sản phẩm không bằng nhau).

Lời giải chi tiết:

(1) tăng nhiệt độ cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều giảm nhiệt độ → chiều nghịch.

(2) thêm hơi nước cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều giảm hơi nước → chiều thuận.

(3) thêm H2 cân bằng chuyển dịch theo chiều giảm H2 → chiều thuận.

(4) 2 vế của cân bằng có số mol khí bằng nhau nên áp suất không ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng.

(5) chất xúc tác không làm thay đổi cân bằng

→ (1), (2), (3) làm thay đổi cân bằng của hệ

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

Quảng cáo
close