30 bài tập Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 mức độ dễ

Làm bài

Quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 – 1929), thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào ngành kinh tế nào?

  • A Thương nghiệp            
  • B Công nghiệp             
  • C Thủ công nghiệp           
  • D Nông nghiệp

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

(Skg  trang 76)

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929), Pháp đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế ở Việt Nam. Chỉ trong vòng 6 năm (1924 – 1929), sô vốn đầu tư vào Đông Dương, chủ yếu là vào Việt Nam lên khoảng 4 tỉ phrăng. Trong đó, số vốn đầu tư vào nông nghiệp nhiều nhất, chủ yếu là cho các đồn điền cao su.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Từ việc bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” không được Hội nghị Vécxai (1919) chấp nhận, Nguyễn Ái Quốc rút ra kết luận: muốn được giải phóng, các dân tộc (thuộc địa)

  • A Phải dựa vào sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa
  • B Phải liên hệ mật thiết với phong trào công nhân quốc tế
  • C Chỉ có thể đi theo con đường cách mạng vô sản
  • D Chỉ có thể trông cây vào lực lượng của bản thân mình

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 81)

Ngày 18-6-1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tai Pháp, Nguyễn Tất Thành với tên gọi mới là Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Vécxai bản Yêu sách của nhân dân An Nam, đòi chính phủ Pháp và các nước đồng minh thừa nhân các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam.

Bản yêu sách không được chấp nhận. Vì vậy “muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình”.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 – 1929) trong bối cảnh thế giới như thế nào?

  • A Nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa ổn định
  • B Hệ thống thuộc địa của các nước tư bản chủ nghĩa Âu – Mỹ bị thu hẹp
  • C Các nước tư bản châu Âu gánh chịu hậu quả chiến tranh năng nề
  • D Nền kinh tế thế giới đang trên đà phát triển

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 76)

Cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) đã để lại hậu quả nặng nề đối với các nước tư bản châu Âu. Nước Pháp bị thiệt hại nặng nề nhất với hơn 1,4 triệu người chết, thiệt hại vật chất lên gần 200 tỉ phrăng. Để bù đắp những thiệt hại của cuộc chiến tranh, thực dân Pháp đã thực hiên Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929).

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Giai cấp công nhân Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc đia lần thứ hai có sự chuyển biến như thế nào?

  • A Tăng nhanh về số lượng
  • B Tăng nhanh về chất lượng
  • C Tăng nhanh về số lượng và chất lượng
  • D Vươn lên lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 78)

-         Tăng nhanh về số lượng: đến năm 1929, trong các doanh nghiêp của người Pháp ở Đông Dương, chủ yếu là Việt Nam, số lượng công nhân có trên 22 vạn người.

-         Tăng nhanh về chất lượng: chịu ảnh hưởng cua tráo lưu cách mạng vô sản, nên đã nhanh chóng vươn lên thành một động lực của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến của thời đai.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Ngày 18/6/1919 Nguyễn Ái Quốc thay mặt những người Việt Nam yêu nước gửi Bản yêu sách của nhân dân An Nam tới đâu?

  • A Nước Pháp
  • B Hội nghị Paris
  • C Hội nghị Ianta
  • D Hội nghị vécxai

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Sgk trang 81

Lời giải chi tiết:

Ngày 18-6-1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại  Pháp, Nguyễn Tất Thành với cái tên gọi mới là Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Vécxai bản Yêu sách của nhân dân An Nam, đòi Chính phủ Pháp và các nước đồng minh thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Ngành sản xuất nào của Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933):

  • A Nông nghiệp
  • B Công nghiệp
  • C Thủ công nghiệp
  • D Thương nghiệp

Đáp án: A

Phương pháp giải:

(Sgk trang 90)

Lời giải chi tiết:

Từ năm 1930, kinh tế Việt Nam bước vào thời kì suy thoái, khủng hoảng bắt đầu từ nông nghiệp: lúc gạo sụt giá, ruộng đất bỏ hoang.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam trong những năm 1919-1925 là:

  • A Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến
  • B Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với đế quốc, tay sai
  • C Mâu thuẫn giữa công nhân, nông dân với tư sản
  • D Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với giai cấp tư sản

Đáp án: B

Phương pháp giải:

: (Sgk trang 79)

Lời giải chi tiết:

Từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuối những năm 20, trên đất nước Việt Nam đã diễn ra những biến đổi quan trọng về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục. Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Ai là người vạch ra kế hoạch khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương?

  • A Nestor  Roume
  • B Paul Beau
  • C Pôn Đu-me
  • D An be - Xa rô

Đáp án: D

Phương pháp giải:

sgk lịch sử 12 nâng cao, trang 107

Lời giải chi tiết:

Cuộc khai thác thuộc địa lần hai do toàn quyền Anbe Xa rô đề ra được thực hiện từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 – 1929).

So với cuộc khai thác thuộc địa lần I thì ở cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, thực dân Pháp đã đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế Việt Nam. Chỉ trong vòng 6 năm (từ 1924-1929), số vốn đầu tư vào Đông Dương, chủ yếu là Việt Nam lên đến 4 tỉ phrăng.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương được tiến hành trong thời gian nào?

  • A Từ năm 1924 đến năm 1929
  • B Từ năm 1919 đến trước khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933
  • C Từ năm 1914 đến 1918
  • D Từ năm 1897 đến năm 1914

Đáp án: B

Phương pháp giải:

(Sgk trang 74)

Lời giải chi tiết:

Để bù đắp những thiệt hại của Chiến tranh gây ra, ở Đông Dương, chủ yếu là ở Việt Nam, thực dân Pháp thực hiện chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai. Chương trình này được triển khai từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919) đến trước cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933).

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Cơ quan ngôn luận của tổ chức Hội Liên hiệp thuộc địa là:

  • A Báo Lao động
  • B Báo Nhân dân
  • C Báo Người cùng khổ
  • D Báo Thanh niên

Đáp án: C

Phương pháp giải:

(Sgk trang 82)

Lời giải chi tiết:

Tháng 7/1921, Hội Liên hiệp Thuộc địa được thành lập. Hội đã ra tờ báo Le Paria (Nguời cùng khổ) làm cơ quan ngôn luận của Hội với lời kêu gọi: “Trong lịch sử phong trào quần chúng bản xứ ở các thuộc địa của Pháp, chưa bao giờ có một tờ báo được lập ra để nói lên nỗi đau khổ và tình trạng cùng khốn của họ, bất kể là họ thuộc đất nước và giống nòi nào... Le Paria tố cáo những sự lạm quyền về chính trị, lối cai trị độc đoán, tình trạng bị bóc lột về kinh tế mà nhân dân các vùng lãnh thổ rộng lớn ở hải ngoại đang là nạn nhân. Báo kêu gọi họ đoàn kết lại, đấu tranh cho tiến bộ về vật chất và tinh thần của chính họ. Báo kêu gọi họ, tổ chức họ, nhằm mục đích giải phóng những người bị áp bức khỏi các lực lượng thống trị, thực hiện tình yêu thương và bác ái”.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp nào là lực lượng đông đảo nhất của cách mạng Việt Nam?

  • A Công nhân
  • B Nông dân
  • C Tiểu tư sản
  • D Tư sản dân tộc

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Sgk trang 78.

Lời giải chi tiết:

Giai cấp  nông dân là giai cấp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất chiếm 90% dân số. Đến cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, mặc dù một bộ phận nông dân do bị bần cùng hóa đã chuyển lên thành phố làm việc ở các xí nghiệp, hầm mỏ và biến thành công nhân nhưng nông dân vẫn là giai cấp đông đảo nhất. Đây cũng là một lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Cuộc đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và độc quyền xuất cảng lúa gạo tại Nam Kì của tư bản Pháp (1923) do giai cấp nào dưới đây tổ chức và lãnh đạo?

  • A Tiểu tư sản   
  • B Nông dân.
  • C Công nhân
  • D Tư sản

Đáp án: D

Phương pháp giải:

(Sgk trang 80)

Lời giải chi tiết:

Năm 1923, địa chủ và tư sản Việt Nam đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và độc quyền xuất cảng lúa gạo Nam kì của tư bản Pháp.

Chọn đáp án: D         

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn?

  • A Nguyễn Ái Quốc đưa yêu sách đến Hội nghị Véc – sai (18- 06 -1919)
  • B Nguyễn Ái Quốc đọc bản sơ thảo luận cương của Lê Nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920)
  • C Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12 -1920)
  • D Nguyễn Ái Quốc thành lập tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6-1925)

Đáp án: B

Phương pháp giải:

sgk 12 trang 81.

Lời giải chi tiết:

Giữa năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin đăng trên báo Nhân đạo của Đảng Xã hội Pháp. Luận cương của Lê nin đã giúp Nguyễn Ái Quốc khẳng định con đường giành độc lập và tự do của nhân dân Việt Nam, đó là con đường: cách mạng vô sản. 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Trong những năm 20 của thế kỉ XX, Nguyễn Ái Quốc đã truyền bá vào Việt Nam lí luận 

  • A giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản
  • B chủ nghĩa Mác – Lênin
  • C Cách mạng tháng Mười Nga. 
  • D cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Đảng lập hiến ra đời năm 1923 là tổ chức chính trị do

  • A Một số thành viên tiêu biểu của Tân Việt thành lập. 
  • B Một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam Kì thành lập. 
  • C Một số tiểu tư sán trí thức thành lập. 
  • D Một số công nhân giác ngộ lý luận cách mạng thành lập. 

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Sgk 12 trang 80

Lời giải chi tiết:

Đảng Lập hiến Đông Dương (tiếng Pháp: Parti Constitutionaliste Indochinois) là một chính đảng hoạt động ở Nam Kỳ từ năm 1923 đến khoảng thập niên 1930 thì chấm dứt. Đảng này do một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam Kì.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Nguyễn Ái Quốc cùng một số người yêu nước Tuynidi, Ma rốc …thành lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pa-ri năm 1921 nhằm tập hợp

 

  • A nhân dân thuộc địa sống trên đất Pháp chống chủ nghĩa thực dân.
  • B nhân dân thuộc địa ủng hộ nhân dân Việt Nam chống Pháp.
  • C  nhân dân thuộc địa biểu tình chống thực dân Pháp.
  • D  những người yêu nước ở Đông Dương chống thực dân Pháp.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Sgk 12 trang 82

Lời giải chi tiết:

Nguyễn Ái Quốc cùng một số người yêu nước Tuynidi, Ma rốc …thành lập Hội  liên hiệp thuộc địa ở Pa-ri năm 1921  nhằm tập hợp tất cả người dân thuộc địa sống trên đất Pháp cho cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, thực dân Pháp sử dụng biện pháp nào để tăng ngân sách Đông Dương?

  • A Mở rộng quy mô sản xuất.
  • B Tăng thuế và cho vay lãi.
  • C Mở rộng trao đôi buôn bán.
  • D Khuyến khích phát triển công nghiệp nhẹ.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Sgk 12 trang 77.

Lời giải chi tiết:

Để tăng ngân sách Đông Dương, thực dân  Pháp đã thi hành biện pháp tăng thuế và cho vay lãi, do vậy ngân sách Đông Dương thu được năm 1930 tăng gấp 3 lần so với năm 1912.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Số nhà 5D phố Hàm Long (Hà Nội) là nơi diễn ra sự kiện

 

  • A thành lập Đông Dương cộng sản liên đoàn.
  • B Chi bộ công sản đầu tiên ở Việt Nam ra đời.
  • C Đại hội toàn quốc lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.
  • D thành lập An Nam Cộng sản đảng.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Sgk 12 trang 86.

Lời giải chi tiết:

Cuối tháng 3-1929, một số hội viên tiến tiến của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Bắc Kì họp tại số nhà 5D, phố Hàm Long (Hà Nội) đã lập ra chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam, gồm 7 đảng viên.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Nam Đồng thư xã (Hà Nội), Cường học thư xã (Sài Gòn), Quan hải tùng thư (Huế) là

 

  • A  những tổ chức chính trị của tầng lớp tiểu tư sản trí thức.
  • B những nhà xuất bản tiến bộ của tầng lớp tiểu tư sản trí thức.
  • C những tờ báo tiến bộ của tầng lớp tiểu tư sản trí thức.
  • D những tổ chức chính trị của giai cấp tư sản.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Sgk 12 trang 80.

Lời giải chi tiết:

Tầng lớp tiểu tư sản đã có một số nhà xuất bản tiến bộ như: Nam Đồng thư xã (Hà Nội), Cường học thư xã (Sài Gòn), Quan hải tùng thư (Huế) đã phát hành được nhiều sách báo tiến bộ.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Hệ quả chung của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất và lần thứ hai của thực dân Pháp đến kinh tế Việt Nam là

  • A Làm cho kinh tế Việt Nam có sự chuyển biến rõ rệt
  • B Làm cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa du nhập vào Việt Nam
  • C Làm cho xã hội Việt Nam có sự phân hóa rõ rệt
  • D Làm cho kinh tế Việt Nam ngày càng lệ thuộc vào “chính quốc"

Đáp án: D

Phương pháp giải:

suy luận, sgk trang 77, 78

Lời giải chi tiết:

Với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, nền kinh tế của Tư bản Pháp ở Đông Dương có bước phát triển mới. Trong quá trình đầu tư vốn và mở rộng khai thác thuộc địa Pháp có đâu tư kĩ thuật và nhân lực những rất hạn chế. Cơ cấu kinh tế Việt Nam vẫn mất cân đối. Sự chuyển biến ít nhiều về kinh tế chỉ có tính chất cục bộ ở một số vùng, còn lại phổ biến vẫn trong tình trạng nghèo nàn, lạc hậu. Kinh tế Đông Dương vẫn bị lệ thuộc, cột chặt vào nền kinh tế Pháp và Đông Dương vẫn là thị trường độc chiếm của Pháp.  

ð  Kinh tế Việt Nam ngày càng lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Ý nào sau đây không phải là chính sách về tài chính của thực dân Pháp trong quá trình diễn ra cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai?

  • A Đầu tư vào các ngành công nghiệp nặng ở Việt Nam
  • B Phát hành tiền giấy và cho vay lãi
  • C Tăng thuế và đặt ra nhiều thứ thuế mới
  • D Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy toàn bộ kinh tế Đông Dương

Đáp án: A

Phương pháp giải:

sgk trang 77, loại trừ

Lời giải chi tiết:

Về chính sách tài chính của thực dân Pháp trong khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam bao gồm:

- Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy kinh tế Đông Dương, phát hành tiên giấy và cho vay lãi.

- Thực dân Pháp còn thi hành các biện pháp tăng thuế, do vậy ngân sách Đông Dương thu được năm 1930 tăng gấp 3 lần so với năm 1912.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Vì sao tư bản Pháp chú trọng đến việc khai thác mỏ than ở Việt Nam?

  • A Ở Việt Nam có trữ lượng than lớn
  • B Than là nguyên liệu chủ yếu phục vụ cho công nghiệp chính quốc 
  • C Để phục vụ cho nhu cầu chính quốc
  • D Tất cả đều đúng

Đáp án: D

Phương pháp giải:

suy luận, sgk trang 77

Lời giải chi tiết:

Xuất phát từ hai nguyên nhân quan trọng:

- Nhu cầu của thực dân Pháp muốn khai thác than để phục vụ cho nhu cầu phát triển công nghiệp ở chính quốc.

- Việt Nam có sẵn nguồn nguyên liệu này để Pháp tiến hành khai thác.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Vì sao trong quá trình khai thác thuộc địa ở Việt Nam, tư bản Pháp hạn chế phát triển công nghiệp nặng ở Việt Nam?

  • A Côt chặt nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc vào nền kinh tế Pháp
  • B Biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ hậu quả do nền công nghiệp Pháp sản xuất
  • C Biến Việt Nam thành căn cứ chính trị, quân sự của Pháp
  • D Vì Việt Nam không có thế mạnh phát triển công nghiệp nặng

Đáp án: A

Phương pháp giải:

suy luận, sgk trang 77 

Lời giải chi tiết:

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ ha, Pháp chỉ chú trọng việc khai thác mỏ, trước hết là các mỏ than. Ngoài ra, các cơ sở khai thác thiếc, kẽm, sắt đều được bổ sung thêm vốn, nhân công và đẩy mạnh tiến độ khai thác. Ngoài ra, thực dân Pháp không chú trọng phát triển công nghiệp nặng, vì nếu tập trung phát triển ngành này ở Việt Nam, kinh tế Việt Nam sẽ trở nên tư chủ và giảm dần sự phụ thuộc vào Pháp.

ð  Pháp cần hạn chế sự phát triển của công nghiệp nặng ở Việt Nam để cột chặt nên kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế của Pháp.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, mâu thuẫn nào là mâu thuẫn cơ bản, cấp bách hàng đầu của cách mạng Việt Nam?

  • A Nông dân và tư sản
  • B Nông dân và địa chủ
  • C Nhân dân với thực dân Pháp
  • D Địa chủ và tư sản

Đáp án: C

Phương pháp giải:

sgk trang79 suy luận. 

Lời giải chi tiết:

Từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuối những năm 20, trên đất nước Việt Nam đã có những biến đổi quan trọng về kinh tế, xã hội và văn hóa, giao dục. Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, trong đó mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp và phản động tay sai. Cuộc đấu tranh dân tộc chống đế quốc và tay saui diễn ra với nội dung và hình thức phong phú. Đây cũng đồng thời là mâu thuẫn cơ bản và cấp bách hàng đầu.

Chon đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Tại sao cuộc bãi công của công nhân Ba Son ( 8/1925) được coi là mốc quan trọng trên con đường phát triển của phong trào công nhân Việt Nam?

  • A Vì nó đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam, từ đây công nhân Việt Nam bắt đầu bước vào đấu tranh tự giác
  • B Vì đã ngăn cản được tàu chiến của Pháp chở lính sang đàn áp phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân và thủy thủ Trung Quốc
  • C Vì nó đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam đã tiếp thu được tư tưởng của cách mạng tháng Mười Nga
  • D Vì sau cuộc bãi công này có rất nhiều cuộc bãi công của công nhân trong cả nước đã diễn ra

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Ba son là 1 cái mốc quan trọng vì:

Lời giải chi tiết:

- Nó đã kết hợp cả đấu tranh kinh tế với đấu tranh chính trị, vì tinh thần quốc tế cứu bạn hơn cứu mình.

- Ba son là cái mốc chuyển phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam từ tự phát sang tự giác (cái mốc quan trọng). Nó đánh dấu sự phát triển của phong trào công nhân

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Hành động cách mạng nào sau đây của Nguyễn Ái Quốc chừng minh: từ một người yêu nước chân chính, Người đã trở thành một chiến sĩ công sản?

  • A Đọc luận cương của Lê nin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa (1920). 
  • B Bỏ phiếu tán thành việc giai nhâp Quốc tế cộng sản (1920). 
  • C Gửi yêu sách đến hội nghị Vecxai (1919). 
  • D Tham gia Đảng xã hội Pháp (1919). 

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Sgk 12 trang 80. 

Lời giải chi tiết:

Tháng 12 – 1920, tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp, Nguyễn Ái Quốc  bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Kể từ đây, Nguyễn Ái Quốc từ một nhà yêu nước đã trở thành người chiến sĩ cộng sản.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Hoạt động cách mạng nào của Nguyễn Ái Quốc đã đặt nền tảng đầu tiên cho mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới?

  • A Tham gia bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế III
  • B Thành lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông
  • C Tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa. 
  • D Tham gia Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp. 

Đáp án: A

Phương pháp giải:

suy luận

Lời giải chi tiết:

- Từ năm 1911, sau khi ra đi tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực hoạt động cách mạng, tham gia vào nhiều tổ chức cách mạng tiến bộ ở Pháp.

- Tháng 12 – 1920, tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Đây là sự kiện đặt nền tảng cho mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới vì Quốc tế Cộng sản là cơ quan chỉ đạo chung cho phong trào công nhân và cách mạng vô sản trên thế giới. Từ đó cách mạng Việt Nam là một bộ phận trực thuộc Quốc tế cộng sản, có đường lối và hướng phát triển theo con đường cách mạng vô sản.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Sự kiên nào đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam bước đầu đi vào đấu tranh tự giác?

  • A Thành lập Công hội (bí mật) ở Sài Gòn – Chợ Lớn. 
  • B Bãi công của công nhân ở Nam Định, Hà Nội, Hải Phòng
  • C Bãi công của thợ máy xưởng Ba son ở cảng Sài Gòn.
  • D Bãi công của thợ nhuộm ở chợ Lớn. 

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Sgk trang 81, suy luận. 

Lời giải chi tiết:

- Trong thời gian trước tháng 8-1925: công nhân đấu tranh đòi lợi kinh tế bằng cách phá hoại máy móc của chủ xưởng, đòi tăng lương, giảm giờ là,..

- Đến tháng 8-1925 đã đánh dấu mốc giai cấp công nhân bước đầu đi vào đấu tranh tự giác. Thợ máy xjuowngr Bason tạo cảng Sài Gòn đã bãi công, không chịu sửa chữa chiếm hạm Misơlê của Pháp trước khi chiếm hạm này chở binh lính sang đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Phong trào yêu nước của tầng lớp tư sản, tiểu tư sản đầu thế kỉ XX đến trước chiến tranh thế giới thứ nhất thất bại chứng tỏ điều gì?

  • A Độc lập dân tộc gắn liền với vấn đề dân chủ.
  • B Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
  • C Độc lập dân tộc không gắn liền với giải phóng giai cấp.
  • D  Độc lập dân tộc không gắn liền với chủ nghĩa tư bản.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

suy luận.

Lời giải chi tiết:

Tầng lớp tư sản, tiểu tư sản xuất hiện vào đầu thế kỉ XX, dưới ảnh hưởng của Tân thư, Tân báo của Trung Hoa cổ động cho tư tưởng dân chủ tư sản. Các sĩ phu yêu nước thức thời này đã tiếp nhận tư tưởng đó một cách nồng nhiệt. Đồng thời, những thành công của cuộc Duy tân Minh Trị (1868) càng củng cố niềm tin của họ vào con đường cách mạng tư sản.

Trong phong trào đấu tranh đầu thế kỉ XX tiêu biểu nhất là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.

- Phan Bội Châu chủ trương tổ chức phong trào Đông Du, đưa học sinh sang học tập tại các trường Nhật Bản.

- Phan Châu Trinh: dựa vào Pháp để tiến hành cải cách.

Kết quả cuối cùng:

- Chính phủ Nhật Bản lại câu kết với thực dân Pháp   trục xuất số lưu học sinh Việt Nam, kể cả thủ lĩnh Phan Bội Châu => Phong trào Đông Du tan rã.

- Phong trào của Phan Châu Trinh sau đó bị thực dân Pháp đàn áp dữ dội => thất bại.

=> Như vậy, Phong trào yêu nước của tầng lớp tư sản, tiểu tư sản đầu thế kỉ XX đến trước chiến tranh thế giới thứ nhất thất bại chứng tỏ độc lập dân tộc không gắn liền với chủ nghĩa tư bản. 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Phong trào nào dưới đây đã lôi cuốn đông đảo các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam tham gia ở cuối thập niên 20 của thế kỉ XX?

 

  • A Phong trào của giai cấp tư sản.
  • B Cuộc khởi nghĩa Yên Bái tháng 2-1930.
  • C  Phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
  • D Phong trào của tầng lớp tiểu tư sản.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Sgk 12 trang 86, suy luận.  

Lời giải chi tiết:

Năm 1929, phong trào đấu tranh của công nhân, phong trào của nông dân, tiểu tư sản và các tầng lớp nhân dân yêu nước khác (phong trào yêu nước) đã phát triển, kết thành một làn sóng dân tộc dân chủ ngày càng lan rộng.

- Phong trào công nhân khi tiếp thu lí luận giải phóng dân tộc ngày càng diễn ra mạnh mẽ và chuyển dần sang đấu tranh tự giác.

- Phong trào yêu nước của các giai cấp, tầng lớp nhân dân diễn ra mạnh mẽ tiêu biểu nhất là hoạt động của tư sản và tiêu tư sản, Trong đó, giai cấp tư sản dân tộc đã thành lập được Đảng riêng đó là Việt Nam Quốc dân đảng  hoạt động mạnh mẽ.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

Quảng cáo
close