20 bài tập Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 mức độ khó

Làm bài

Quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Một trong những nguyên nhân thất bại của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Viêt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930 là do giai cấp tư sản

  • A Chỉ sử dụng phương pháp đấu tranh ôn hòa
  • B Chưa được giác ngộ về chính trị
  • C  Nhỏ yếu về kinh tế và non kém về chính trị 
  • D Chỉ đấu tranh đòi quyền lợi giai cấp

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Đại diện cho phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản là giai cấp tư sản dân tộc và tiểu tư sản.

-         Giai cấp tư sản dân tộc và tiểu  tư sản đều là hai giai cấp ra đời từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp. Vì thế, trong sự so sánh với giai cấp nông dân và công nhân thì số lượng hai giai cấp này nhỏ hơn rất nhiều. Hơn nữa, tư sản dân tộc là những người có xu hướng kinh doanh đọc lập những bị thực dân Pháp chèn ép, kìm hãm, không thể đương đầu với sự cạnh tranh của tư bản Pháp. Giai cấp tiểu tư sản la những giáo viên, sinh viên, học sinh,…tuy có tinh thần nhiệt huyết yêu nước nhưng cũng bị thực dân Pháp chèn ép.

-         Sự non kem về chính trị của hai giai cấp này thể hiện:

+ Giai cấp tư sản lập ra Đảng Lập hiến (1923), đưa ra một số khẩu hiệu đòi tự do dân chủ nhưng khi được Pháp nhượng cho một số quyền lợi thì liền thỏa hiệp với chúng.

+ Giai cấp tư sản đấu tranh vì mục tiêu lập ra chế độ quân chủ lập hiến và đề cao tư tưởng trực trị, không phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam bấy giờ.

+ Việt Nam Quốc Dân đảng chú trọng đấu tranh bằng bạo lực, chưa đề ra chủ trương rõ ràng, chưa xây dựng cơ sở vững chắc trong quần chúng.

+ Giai cấp tiểu tư san đấu tranh mạnh mẽ nhưng dưới hình thức công khai với các bài báo, …để đòi quyền tự do, dân chủ.

Chon đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Sự kiện nào dưới đây có ảnh hướng tích cực đến cách mạng Việt Nam ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

  • A Sự thiết lập một trật tự thế giới mới              
  • B Cách mạng tháng Mười Nga thành công
  • C Nước Pháp tham dự Hội nghị Vécxai            
  • D Phe Hiệp ước thắng trận trong chiến tranh

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cách mạng Việt Nam ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

 Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã tìm ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc Việt Nam cũng chính từ bản Luận cương của V.I.Lê-nin “Về vấn đề dân tộc và dân tộc thuộc địa”. Năm 1927, trong tác phẩm “Đường Kách mệnh”, Người nêu rõ: “Chỉ có đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười - con đường duy nhất đúng đắn - Cách mạng Việt Nam mới giành được độc lập, tự do thực sự”. Từ kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vích Nga trong đấu tranh giành chính quyền, Người đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chuẩn bị đủ các điều kiện để thành lập chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam dựa trên các nguyên tắc xây dựng đảng kiểu mới của V.I.Lê-nin. Ngay từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Đảng đã khẳng định đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH, coi đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình cách mạng Việt Nam.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Ngay sau chiến tranh thế giới thứ nhất, sự kiện có ảnh hưởng tích cực đến cách mạng Việt Nam là

  • A Phe Hiệp ước giành thắng lợi trong chiến tranh
  • B Quốc tế cộng sản được thành lập
  • C Nước Pháp giành thắng lợi trong chiến tranh
  • D Các nước thắng trận họp Hội nghị Vécxai

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

-         Đáp án A: Phe Hiệp ước giành thắng lợi trong chiến tranh là kết quả của sự  tranh giành thuộc địa giữa đế quốc trẻ và đế quốc gia. Thực chất chỉ là từ một thân phận là thuộc địa của đế quốc này trở thành thuộc địa của đế quốc khác. Đối với Việt Nam, sau chiến tranh thế giới thứ nhất vẫn nằm dưới sự đô hộ của thực dân Pháp.

-         Đáp án B: Quốc tế cộng sản được thành lập (1919) có vai trò quan trọng và ảnh hưởng tích cực đến cách mạng Việt Nam:

+ Chính Quốc tế Cộng sản, thông qua những đại diện của mình, cũng như các bộ phận của nó, đã xây dựng Vấn đề Đông Dương trong chương trình nghị sự của các đại hội và các kỳ họp của Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản. Thực sự thì vấn đề đã được bắt đầu với mối quan hệ giữa Manuinxki - Nguyễn Ái Quốc ở Pari (10-1922), rõ nét nhất là từ tháng 6-1923 khi Nguyễn Ái Quốc trực tiếp hoạt động trong Bộ Phương Đông ở Mátxcơva, qua những đề nghị quan trọng của Người với Quốc tế Cộng sản trước và sau Đại hội V của Quốc tế Cộng sản (7-1924), nhằm thiết lập hệ thống liên lạc Mátxcơva - Pari - Đông Dương, phá vỡ sự đơn độc phương Đông..

+ Quốc tế Cộng sản có những đóng góp vô giá trong việc đào tạo thế hệ cán bộ lãnh đạo đầu tiên cho Đảng Cộng sản Việt Nam, cũng như trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam trước và cả sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.

+ Quốc tế Cộng sản không chỉ giúp cho những người cộng sản Đông Dương thống nhất các tổ chức cộng sản, mà còn góp phần to lớn trong việc xây dựng đường lối chiến lược, chiến thuật của Đảng ta, đặc biệt thời kỳ 1929-1935.

+ Sự đóng góp của Quốc tế Cộng sản đối với cách mạng Việt Nam còn ở chỗ chính Quốc tế Cộng sản đã tạo ra và điều khiển những mối quan hệ quốc tế có lợi, không chỉ cho Đảng Cộng sản Việt Nam mà còn cho các tổ chức quần chúng khác.

-         Đáp án C: Nước Pháp giành thắng lợi trong chiến tranh thì Việt Nam vẫn nằm dưới sự thống trị của Pháp.

-         Đáp án D: Các nước thắng trận họp tại Vécxai là sự phân chia quyền lợi (thị trường và thuộc địa) giữa các nước thắng trận, Việt Nam vẫn nằm dưới sự thống trị của Pháp.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc đối với lịch sử dân tộc Việt Nam là gì?

  • A Khẳng định con đường cứu nước mới theo khuynh hướng vô sản
  • B Chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam
  • C Chuẩn bị điều kiện về tổ chức cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam
  • D Thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 81)

Giữa năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin đăng trên báo Nhân đạo của Đảng Xã hội Pháp. Luận cương đã giúp Nguyên Ái Quốc khẳng định con đường giành độc lập và tự do của nhân dân Việt Nam: con đường cách mạng vô sản.

Đầy là công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc đối với lịch sử dân tộc Việt Nam.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Mục đích đấu tranh của giai cấp tiểu tư sản có gì khác với giai cấp tư sản trong giai đoạn 1919 – 1925?

  • A Đòi các quyền lợi kinh tế
  • B Đòi tự do, dân chủ và tăng lương
  • C Đòi các quyền tự do, dân chủ
  • D Đòi tăng lương, giảm giờ làm

Đáp án: C

Phương pháp giải:

so sánh.

Lời giải chi tiết:

Phong trào dân tộc dân chủ 1919 – 1925 có sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân, trong đó:

-          Tiểu tư sản trí thức (bao gồm học sinh, sinh viên và giáo viên, viên chức, nhà văn, nhà báo,..) sôi nổi đấu tranh đòi quyền tự do, dân chủ. Một số tổ chức chính trị như: Việt Nam nghĩa đoàn, Hội phục Việt,…được thành lập với nhiều hoạt động phong phú, sôi nổi.

-         Phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản đòi quyền lợi về kinh tế như phong trào đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và độc quyền xuất cảng lúa gạo ở Nam Kì, tẩy chay tư sản Hoa Kiều; “chấn hưng nội hóa”, “bài trừ ngoại hóa”..

Chọn đáp án: C 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Mục tiêu đấu tranh của tư sản Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất là gì ?

  • A Đòi tự do, dân chủ
  • B Đòi tự do kinh doanh
  • C Đòi tăng lương giảm giờ làm 
  • D Đòi giảm sưu thuế

Đáp án: A

Phương pháp giải:

(Sgk trang 81)

Lời giải chi tiết:

Dựa vào một số phong trào đấu tranh của tư sản giai đoạn này, ngoài mục tiêu đấu tranh về kinh tế như: năm 1923, địa chủ và tư sản Việt Nam đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và độc quyền xuất cảng lúa gạo ở Nam Kì thì tư sản còn đáu tranh đòi tự do, dân chủ: một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam Kì lập ra Đảng Lập Hiến (1923), Đảng này đưa ra một số khẩu hiệu đòi tự do, dân chủ. Nhưng khi được thực dân Pháp nhượng bộ, họ lại thỏa hiệp với chúng.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn?

  • A Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua
  • B Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Vecsxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam
  • C Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin.
  • D Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập  Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari

Đáp án: C

Phương pháp giải:

(Sgk trang 81)

Lời giải chi tiết:

Giữa năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin đăng trên báo Nhân đạo của Đảng Xã hội Pháp, Luận cương của Lênin đã giúp Nguyễn Ái Quốc khẳng định con đường giành độc lập và tự do của nhân dân Việt Nam đó là con đường cách mạng vô sản.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam (1919 – 1929) có điểm gì tương đồng với chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất?

  • A Pháp không chú trọng đầu tư vào ngành khai thác mỏ
  • B Pháp không đầu tư nhiều vào các ngành công nghiệp nặng
  • C Đẩy mạnh hoạt động thương mại xuất khẩu
  • D Đầy mạnh phát triển công nghiệp nặng

Đáp án: B

Phương pháp giải:

phân tích, liên hệ. 

Lời giải chi tiết:

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, thực dân Pháp cũng không đầu tư vào phát triển công nghiệp nặng, chủ yếu là đầu tư vào ngành công nghiệp khai thác mỏ: than đá, thiếc, kẽm Pháp chỉ chú trọng việc khai thác mỏ, trước hết là các mỏ than. Ngoài ra, các cơ sở khai thác thiếc, kẽm, sắt đều được bổ sung thêm vốn, nhân công và đẩy mạnh tiến độ khai thác. Ngoài ra, thực dân Pháp không chú trọng phát triển công nghiệp nặng, vì nếu tập trung phát triển ngành này ở Việt Nam, kinh tế Việt Nam sẽ trở nên tư chủ và giảm dần sự phụ thuộc vào Pháp.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp về cơ bản không thay đổi vì

  • A Không xây dựng các ngành công nghiêp nặng ở Việt Nam
  • B Tăng cường đánh thuế nặng vào các ngành kinh tế
  • C Hạn chế sự phát triển, đặc biệt là công nghiệp nặng
  • D Bỏ vốn nhiều vào nông nghiệp và khai thác mỏ

Đáp án: C

Phương pháp giải:

đánh giá, so sánh.

Lời giải chi tiết:

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, thực dân Pháp cũng không đầu tư vào phát triển công nghiệp nặng, chủ yếu là đầu tư vào ngành công nghiệp khai thác mỏ: than đá, thiếc, kẽm Pháp chỉ chú trọng việc khai thác mỏ, trước hết là các mỏ than. Ngoài ra, các cơ sở khai thác thiếc, kẽm, sắt đều được bổ sung thêm vốn, nhân công và đẩy mạnh tiến độ khai thác. Ngoài ra, thực dân Pháp không chú trọng phát triển công nghiệp nặng, vì nếu tập trung phát triển ngành này ở Việt Nam, kinh tế Việt Nam sẽ trở nên tư chủ và giảm dần sự phụ thuộc vào Pháp.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, ngoài thực dân Pháp, còn có giai cấp nào trở thành đối tượng của cách mạng Việt Nam?

  • A Giai cấp nông dân. 
  • B Giai cấp công nhân
  • C Giai cấp đại địa chủ phong kiến
  • D Tư sản dân tộc và tư sản công thương

Đáp án: C

Phương pháp giải:

phân tích

Lời giải chi tiết:

Dựa vào đặc điểm và thái độ chính trị của giai cấp để suy ra: giai cấp đại địa chủ phong kiến là giai cấp nắm trong tay nhiều ruộn đất, cho nhân dân sản xuất và thu tô. Đây là bộ phận địa chủ câu kết chặt chẽ, làm tay sai cho Pháp để đàn áp nhân dân ta. Chính vì thế, đại địa chủ phong kiến cũng trở thành đối tượng của cách mạng bên cạnh thực dân Pháp.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Vì sao nói, dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, nền kinh tế Đông Dương vẫn bị chột chặt vào nền kinh tế Pháp?

  • A Kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, công nghiệp nặng kém phát triển
  • B Kinh tế Đông Dương phát triển được là do sự hỗ trợ của nền kinh tế Pháp
  • C Đông Dương là thị trường độc quyền của Pháp
  • D Ngân hành Đông Dương nắm quyền chỉ huy nền kinh tế Đông Dương

Đáp án: A

Phương pháp giải:

phân tích

Lời giải chi tiết:

Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, kinh tế Việt Nam tuy có sự chuyển biến nhưng chỉ mang tính cục bộ ở một số vùng. Do Pháp hạn chế phát triển công nghiệp nặng nền ngành này kém phát triển mà Pháp chủ yếu đầu tư vào nông nghiệp.

ð  Tiềm lực kinh tế Việt Nam yếu nên bị phụ thuộc vào nền kinh tế Pháp.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Thủ đoạn thâm độc nhất của tư bản Pháp về chính trị sau Chiến tranh thế giới thứ nhất nhằm nô dịch lâu dài nhân dân Việt Nam là?

  • A Thâu tóm quyền hành trong tay người Pháp
  • B Câu kết với vua quan Nam triều để đàn áp nhân dân 
  • C Thực hiện chính sách “chia để trị"
  • D Khủng bố, đàn áp nhân dân ta

Đáp án: C

Phương pháp giải:

phân tích, liên hệ

Lời giải chi tiết:

Pháp thực hiện chính sách chia để trị ở Việt Nam nhằm nô dich lâu dài Việt Nam là chính sách được nhiều nước đế quốc, thực dân áp dung đối với các thuộc địa trong quá trình cai tri của minh nhằm chia rẽ dân cư, văn hóa,….nhằm hạn chế sự liên minh với nhau chống lại chính quốC. Đây chính là chính sách thâm độc nhất của thực dân Pháp nhằm chia cắt lâu dài nhân dân Việt Nam.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Con đường đi tìm chân lý cứu nước của Nguyễn Ái Quốc khác với con đường cứu nước của lớp người đi trước là:

  • A Đi sang Pháp tìm đường cứu nước
  • B Đi sang phương Đông tìm đường cứu nước
  • C Đi sang phương Tây tìm đường cứu nước
  • D Đi sang châu Phi tìm đường cứu nước

Đáp án: C

Phương pháp giải:

so sánh.

Lời giải chi tiết:

 Ngày 5-6-1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Con đường của Người có khác với Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.

-  Nguyễn Tất Thành: đi sang phương Tây tìm đường cứu nước.

- Phan Bội Châu: cầu viện Nhật Bản.

- Phan Châu Trinh: dựa vào Pháp để cải cách, canh tân đất nước.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Đặc điểm quyết định giai cấp công nhân có khả năng lãnh đạo cách mạng Việt Nam là

  • A có quan hệ gắn bó với nông dân.
  • B bị nhiều tầng áp bức bóc lột.
  • C có hệ tư tưởng tiến bộ soi đường.
  • D kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

đánh giá.

Lời giải chi tiết:

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, với lực lương đông đảo và phát triển nhanh chóng giai cấp công nhân đấu tranh mạnh mẽ chống thực dân Pháp, dần tiếp thu ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga và chủ nghĩa Mác – Lê-nin (tư tưởng cách mạng vô sản) đã thay đổi tư tưởng của giai cấp công nhân, chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác. Đây cũng là đặc điểm quan trọng chứng tỏ công nhân là giai cấp tiên tiến, có khả năng lãnh đạo cách mạng chứ không phải giai cấp nào khác.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Nhận xét nào đây đúng nhất về phong trào đấu tranh của tư sản và tiểu tư sản Việt Nam những năm 1919 – 1925?

  • A Tư sản chỉ nhằm mục tiêu kinh tế, không chống phong kiến; tiểu tư sản đấu tranh chống đế quốc, chống phong kiến, đòi các quyền tự do, dân chủ.
  • B Tư sản chủ yếu nhằm mục tiêu kinh tế, mang tính cải lương, tiểu tư sản đấu tranh đòi các quyền tự do, dân chủ, có ý thức giành độc lập.
  • C Tư sản đấu tranh đòi độc lập, khi thực dân Pháp nhượng bộ thì thỏa hiệp; tiểu tư sản đấu tranh chống đế quốc, đòi quyền lợi kinh tế, dân chủ.
  • D  Tư sản đấu tranh giành độc lập dân tộc, đòi quyền tự do kinh doanh; tiểu tư sản đấu tranh nhằm cải thiện đời sống, chống khinh rẻ miệt thị.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết:

Phong trào của tư sản:

- Mục tiêu đấu tranh nhằm vào mục tiêu kinh tế: tẩy chay tư sản Hoa Kiều, vận động người Việt Nam chỉ mua hàng của Việt Nam, “chấn hứng nội hóa”, “bài trừ ngoại hóa”; chống độc quyền xuất cảng lúa gạo ở Nam Kif.

- Tính cải lương: khi được Pháp nhượng bộ một số quyền lợi lại thỏa hiệp với chúng.

Phong trào của tiểu tư sản:

- Mục tiêu đấu tranh: sôi nổi đấu tranh đòi các quyền tự do, dân chủ. Thành lập các tổ chức chính trị tiến bộ, các tờ báo cả tiếng Việt và tiếng Pháp, nhà xuất bản tiến bộ.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Nguyên nhân chủ quan nào làm cho phong trào yêu nước dân chủ công khai (1919 – 1926) cuối cùng bị thất bại?

 

  • A  Do chủ nghĩa Mác – Lê-nin chưa được truyền bá sâu rộng vào Việt Nam
  • B Hệ tư tưởng dân chủ tư sản đã trở nên lỗi thời, lạc hậu.
  • C Giai cấp tư sản dân tộc non yếu về kinh tế, chính trị.
  • D Thực dân Pháp còn mạnh, đủ khả năng đàn áp phong trào.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết:

*Nguyên nhân khách quan:

- Hệ tư tưởng dân chủ tư sản cho đến sau chiến tranh thế giới thứ nhất đã không còn sức hấp dẫn như trước nhất là từ khi Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi.

- Chủ nghĩa Mác – lê nin từ khi Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên được thành lập, đặc biệt là hoạt động của phong trào “vô sản hóa” mới được truyền bá sâu rộng vào Việt Nam.

- Pháp còn mạnh đủ sức đàn áp các phong trào, các tổ chức non kém như Việt Nam Quốc dân Đảng dựa trên hệ tư tưởng trên đã không còn phù hợp với tình hình mới sẽ nhanh chóng thất bại.

*Nguyên nhân chủ quan:

- Giai cấp Tư sản Việt Nam nhỏ bé về kinh tế, bạo nhược về chính trị. Tiểu tư sản đời sống kinh tế bấp bênh dẫn đến dao động, chỉ hăng hái nhất thời.

- Chưa có sự doàn kết giữa các giai cấp, tầng lớp.

- Chưa có đường lối đấu tranh phù hợp với giai cấp tiên tiến lãnh đạo.

=> Một trong những Nguyên chủ quan đưa đến sự thất bại của phong trào yêu nước dân chủ công khai từ năm 1919 đến năm 1926 là do giai cấp tư sản dân tộc non yếu về kinh tế và chính trị.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Trong bài thơ “Người đi tìm hình của nước”, Chế Lan viết “Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ Cười” đã phản ánh sự kiện nào trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc?

  • A Ra đi tìm đường cứu nước.
  • B Đọc tuyên ngôn độc lập.
  • C Đọc sơ thảo lần thứ nhất luận cương của Lê Nin.
  • D Đưa bản yêu sách của nhân dân An Nam tới hội nghị Vecxai.    

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Liên hệ.

Lời giải chi tiết:

Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ “Người đi tìm hình của nước” (nhà thơ Chế Lan Viên), đoạn thơ thể thiện niềm vui sướng của Bác khi đọc sơ thảo luận cương lần thứ nhất về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê nin (7/1920), tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc, đó là con đường cách mạng vô sản.

Chọn: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Điểm khác biệt của giai cấp công nhân Việt Nam so với giai cấp công nhân ở các nước tư bản Âu Mỹ là

  • A  Ra đời sau giai cấp tư sản Việt Nam.  
  • B Ra đời cùng giai cấp tư sản Việt Nam
  • C  Ra đời trước giai cấp tư sản Việt Nam.   
  • D Ra đời sau giai cấp tiểu tư sản Việt Nam.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

So sánh, liên hệ.

Lời giải chi tiết:

Ngoài những đặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế, giai cấp công nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng:

- Giai cấp công nhân Việt Nam tuy ra đời muộn và chiếm 1 tỷ lệ ít trong thành phần dân cư, nhưng do kế thừa được truyền thống đấu tranh anh dũng kiên cười của dân tộc mà giai cấp công nhân nước ta luôn tỏ rõ là một giai cấp kiên cường, bất khuất.

- Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trong nỗi nhục mất nước cộng với nỗi khổ vì ách áp bức bóc lột của giai cấp Tư sản đế quốc làm cho lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc kết hợp làm 1, khiến động cơ cách mạng, nghị lực cách mạng của giai cấp công nhân được nhân lên gấp bội.

- Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trước giai cấp tư sản Việt Nam, lại có Đảng lãnh đạo nên luôn giữ được sự đoàn kết thống nhất và giữ vững vai trò lãnh đạo của mình. (Khác với giai cấp công nhân ở các nước tư bản Âu -Mỹ)

- Giai cấp công nhân Việt Nam đa số xuất thân từ nông dân, có mối liên hệ máu thịt với nông dân. Đó là điều kiện hết sức thuận lợi để thực hiện sự liên minh giai cấp, trước hết là đối với giai cấp nông dân.

Chọn: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Nhận định “Rồng Nam phun bạc, đánh đổ Đức tặc” của tạp chí Nam Phong muốn nhấn mạnh điều gì?

 

  • A Sự đóng góp rất lớn của Việt Nam cho nước Pháp trong chiến tranh thế giới thứ nhất
  • B Sự lớn mạnh của nền kinh tế Việt Nam trong chiến tranh thế giới thứ nhất
  • C Sự lớn mạnh của giai cấp tư sản Việt Nam trong chiến tranh thế giới thứ nhất
  • D Sức mạnh của nước Pháp trong chiến tranh thế giới thứ nhất

Đáp án: A

Phương pháp giải:

 Phân tích, liên hệ.

Lời giải chi tiết:

Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, Việt Nam với tư cách là một trong những thuộc địa quan trọng hàng đầu của thực dân Pháp đã phải đóng góp nguồn lực rất lớn để phục vụ cho nhu cầu chiến tranh của mẫu quốc. Trong 4 năm chiến tranh, chính quyền thuộc địa đã thu được trên 184 triệu phrăng tiền công trái, gần 14 triệu phrăng tiền quyên góp, cùng hàng tram tấn lương thực, lâm sản và hàng vạn tấn kim loại cần thiết cho sản xuất vũ khí để chở về Pháp. Hàng ngàn người Việt Nam bị bắt sang các chiến trường để làm bia đỡ đạn cho chính quốc => sự đóng góp này là cơ sở chủ yếu để nước Pháp có thể vượt qua những năm chiến tranh đầy khó khăn

Chọn: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Cơ sở nào để Nguyễn Ái Quốc quyết định gửi đến hội nghị Véc-xai bản Yêu sách của nhân dân An Nam (1919)?

  • A Hội nghị Véc-xai là hội nghị giải quyết vấn đề thuộc địa
  • B Chương trình 14 điểm của tổng thống Mĩ Uyn-sơn
  • C Hội nghị Véc-xai là hội nghị phân chia thành quả giữa các nước thắng trận
  • D Hội nghị Véc-xai khẳng định sẽ giải quyết vấn đề độc lập ở Đông Dương

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Nhận xét, liên hệ.

Lời giải chi tiết:

Chương trình hội nghị Vécxai được xây dựng trên cơ sở chương trình 14 điểm của tổng thống Mĩ Uyn-sơn. Ông đã đề xuất 14 điểm tập trung vào các nguyên tắc theo hơi hướng tự do chủ nghĩa trong đó có nhắc đến vấn đề quyền tự quyết của các dân tộc. Trên cơ sở đó, Nguyễn Ái Quốc đã gửi đến hội nghị Véc-xai bản Yêu sách của nhân dân An Nam (1919) đề nghị chính phủ Pháp và các nước tham dự hội nghị thừa nhận quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam

Chọn: B

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

Quảng cáo
close