30 bài tập Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể mức độ khó

Làm bài

Quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Cà độc dược có 2n = 24 . Có một thể đột biến trong đó cặp NST số 1 có 1 chiếc bị mất đoạn, khi giảm phân nếu các NST phân li bình thường thì trong số các loại giao tử được tạo ra giao tử không mang NST đột biến có tỉ lệ ?

  • A 1/2                            
  • B 1/4
  • C 1/1024
  • D 1/24

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

1 thể đột biến có 1 trong 2 NST của cặp số 1 bị mất đoạn

Đặt cặp NST đó là Aa : A là chiếc bình thường, a là chiếc đột biến

Các cặp NST khác bình thường

→ tạo giao tử, tỉ lệ giao tử bình thường là: ½ x 111 = 1/2

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Cà độc dược có 2n = 24. Có một thể đột biến, ở một chiếc của NST số l bị mất đoạn, ở một chiếc của NST số 3 bị đảo một đoạn, ở NST số 5 được lặp một đoạn. Khi giảm phân nếu các cặp NST phân li bình thường thì giao tử đột biến có tỉ lệ:

  • A 25%  
  • B 75%     
  • C 12,5% 
  • D 87,5%

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Mỗi cặp NST số 1, 3, 5 có 1 chiếc NST bình thường, 1 chiếc bị đột biến

Giả sử A, B, D là các chiếc bình thường; a, b, d là các chiếc đột biến của các cặp 1, 3, 5

P: AaBbDd giảm phân

Giao tử bình thường ABD có tỉ lệ là: 0,5 x 0,5 x 0,5 = 0,125

→ giao tử đột biến có tỉ lệ là: 1 – 0,125 = 0,875 = 87,5%

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Một tế bào sinh tinh của người tiến hành giảm phân tạo giao tử. Trong quá trình giảm phân xảy ra đột biến chuyển đoạn giữa NST số 13 và NST số 18. Trong các loại tinh trùng đột biến, tỉ lệ loại tinh trùng mang 1 NST đột biến chuyển đoạn là bao nhiêu?

  • A 1/4
  • B 1/3 
  • C 2/3
  • D 1/2

Đáp án: C

Phương pháp giải:

1 tế bào sinh tinh giảm phân tạo 4 tinh trùng.

Đột biến chuyển đoạn làm 2 cromatit của 2 NST sẽ bị đột biến.

Xác định tỉ lệ tinh trùng đột biến.

Lời giải chi tiết:

Trong quá trình giảm phân xảy ra đột biến chuyển đoạn giữa NST số 13 và NST số 18 sẽ tạo ra 4 loại giao tử có tỷ lệ ngang nhau (1 loại giao tử bình thường, 1 loại giao tử mang 2 NST đột biến, 2 loại giao tử mang 1 NST đột biến).

Vậy tỷ lệ loại tinh trùng mang 1 NST đột biến chuyển đoạn là 2/3.

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Cho sơ đồ mô tả cơ chế của một dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể :

Một học sinh khi quan sát sơ đồ đã đưa ra các kết luận sau:

1. Sơ đồ trên mô tả hiện tượng trao đổi chéo không cân giữa các nhiễm sắc thể trong cặp NST tương đồng.

2. Đột biến này có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới.

3. Đột biến này có thể làm thay đổi hình dạng và kích thước NST

4. Đột biến này làm thay đổi nhóm liên kết gen.

5. Cá thể mang đột biến này thường bị giảm khả năng sinh sản.

Có bao nhiêu kết luận đúng về trường hợp đột biến trên?

  • A 4
  • B 2
  • C 3
  • D 5

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Xét sự thay đổi NST → xác định loại đột biến NST → ảnh hưởng của đột biến tới cơ thể.

Lời giải chi tiết:

Ta thấy trình tự, thành phần các gen trên NST là khác nhau → Các NST không cùng cặp tương đồng

Sơ đồ trên mô tả hiện tượng chuyển đoạn không tương hỗ giữa các NST.

→ Đột biến này có thể làm thay đổi hình dạng và kích thước NST.

→ Thay đổi nhóm gen liên kết ( cd và 45 → c5 và 4de)

→ Có thể giảm khả năng sinh sản.

→ Có thể hình thành loài mới.

Các kết luận đúng là : 2, 3, 4, 5

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Trong quá trình giảm phân của một tế bào sinh dục đực ở một loài đã xảy ra hiện tượng được mô tả ở hình dưới đây:

 

Cho một số nhận xét sau:

(1) Hiện tượng đột biến trên là chuyển đoạn không tương hỗ.

(2) Hiện tượng này đã xảy ra ở kỳ đầu của lần giảm phân 2.

(3) Hiện tượng này xảy ra do sự trao đổi chéo không cân giữa 2 cromatit cùng nguồn gốc thuộc cùng một cặp NST tương đồng.

(4) Sức sống của cơ thể bị xảy ra đột biến này hoàn toàn không bị ảnh hưởng.

(5) Tỉ lệ giao tử mang đột biến tạo ra từ tế bào này là 1/2.

(6) Giao tử chỉ có thể nhận được nhiều nhất là một chiếc nhiễm sắc thể đột biến từ bố nếu quá trình phân li nhiễm sắc thể diễn ra bình thường.

Số kết luận đúng là:

  • A 2
  • B 3
  • C 4
  • D 5

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

(1) sai, quan sát hình trước và sau đột biến  cho thấy hiện tượng này là mất đoạn và lặp đoạn.

(2) sai, hiện tượng này NST vẫn tồn tại thành cặp tương đồng nên xảy ra ở kỳ đầu giảm phân 1.

(3) sai, hện tượng này xảy ra do sự trao đổi chéo không cân giữa 2 cromatit khác nguồn gốc thuộc cùng một cặp NST tương đồng.

(4) đúng, sức sống của cơ thể bị xảy ra đột biến này hoàn toàn không bị ảnh hưởng vì đột biến xảy ra trong giảm phân nên chỉ đi vào giao tử.

(5) đúng, quan sát hình sau đột biến, 4 NST sẽ được phân chia cho 4 tế bào con, nên tỉ lệ giao tử mang đột biến tạo ra từ tế bào này là 1/2 (gồm 2 bình thường, 1 mất đoạn, 1 lặp đoạn).

(6) đúng, mỗi giao tử chỉ có thể nhận được nhiều nhất là một chiếc nhiễm sắc thể trong cặp này cho dù là đột biến hay bình thường.

=> Chọn B.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Ở một loài động vật người ta đã phát hiện 4 nòi có trình tự các gen trên NST số III như sau:

1. ABCDEFGHI                2. HEFBAGCDI                3. ABFEDCGHI                4. ABFEHGCDI

Cho biết nòi 1 là nòi gốc, mỗi nòi còn lại đều được phát sinh do 1 đột biến đảo đoạn. Trình tự đúng sự phát sinh các nòi trên là:

  • A 1 → 3 → 2 → 4  
  • B 1 → 3 → 4 → 2
  • C 1 → 4 → 2 → 3
  • D 1 → 2 → 4 → 3

Đáp án: B

Phương pháp giải:

So sánh sự sai khác giữa NST gốc (1) và các NST đột biến → Trình tự phát sinh đột biến

Lời giải chi tiết:

Đoạn CDEF bị đảo → Đoạn DCGH bị đảo → ABFEH bị đảo

→ 1 → 3 → 4 → 2

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể?

(1) Sự trao đổi chéo không cân giữa hai nhiễm sắc thể cùng cặp tương đồng dẫn đến hiện tượng lặp đoạn và mất đoạn nhiễm sắc thể.

(2) Đột biến mất đoạn làm thay đổi hình thái của nhiễm sắc thể.

(3) Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể cũng có thể dẫn đến ung thư.

(4) Thường có lợi cho thể đột biến.

  • A 4
  • B 2
  • C 3
  • D 1

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Các phát biểu đúng là (1),(2),(3)

Ý (4) sai vì đột biến cấu trúc NST thường gây hại cho thể đột biến.

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Cà độc dược có 2n = 24. Có một thể đột biến trong đó cặp NST số 1 có 1 chiếc bị mất đoạn, một chiếc NST số 3 bị đảo 1 đoạn khi giảm phân nếu các NST phân li bình thường thì trong số các loại giao tử được tạo ra giao tử không mang NST đột biến có tỉ lệ ? 

  • A 0,25  
  • B 0.5 
  • C 0.75
  • D 1

Đáp án: A

Phương pháp giải:

- Xác định tỷ lệ giao tử đột biến của từng NST

- Xác định tỉ lệ giao tử đột biến chung.

Lời giải chi tiết:

NST số 1 giảm phân cho tế bào bình thường chiếm tỉ lệ: 0,5

NST số 3 giảm phân cho tế bào bình thường chiếm tỉ lệ: 0,5

Số giao tử mang bộ NST bình thường là: 0,5 × 0,5 = 0,25

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Trong các phát biểu  sau có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về NST giới tính ở động vật ?

(1)        Nhiễm sắc thể giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục

(2)        Nhiễm sắc thể giới tính chỉ chứa các gen quy định tính trạng giới tính

(3)        Hợp tử mang cặp NST giới tính XY bao giờ cũng phát triển thành cơ thể đực

(4)        Nhiễm sắc thể giới tính có thể bị đột biến về cấu trúc và số lượng.

  • A 4
  • B 2
  • C 1
  • D 3

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Các phát biểu đúng về NST giới tính ở động vật là: (4)

Ý (1) sai vì: các trong tế bào xôma cũng có NST giới tính.

Ý (2) sai vì: trên NST giới tính còn có các gen quy định tính trạng thường.

Ý (3) ở một số động vật thì cơ thể có bộ NST XY là giới cái, VD: gà, chim..

Đáp án C.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Khi  nói về đột biến cấu trúc nhiễm sác thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Đột biến mất 1 đoạn nhiễm sắc thể luôn dẫn tới làm mất các gen tương ứng nên luôn gây hại cho thể đột biến

II.  Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể dẫn tới làm tăng số lượng bản sao của các gen ở vị trí lặp đoạn.

III. Đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể có thể sẽ làm tăng hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào.

IV. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể không làm thay đổi số lượng gen trong tế bào nên không, gây hại cho thể đột biến.

  • A 2
  • B 4
  • C 1
  • D 3

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Các phát biểu đúng là: I, II,

Ý III sai vì đột biến chuyển đoạn không làm tăng hàm lượng ADN trong tế bào

Ý IV sai vì Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể làm cho thể đột biến giảm sức sống và khả năng sinh sản

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Cà độc dược có 2n = 24. Có một thể đột biến, trong đó ở cặp NST số 1 có 1 chiếc bị mất đoạn, một chiếc của cặp NST số 3 bị đảo 1 đoạn. Khi giảm phân nếu các NST phân li bình thường thì trong số các loại giao tử được tạo ra, giao tử không mang NST đột biến có tỉ lệ:

  • A 12,5%. 
  • B 50%.     
  • C 25%.  
  • D 75%

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Cặp số 1: 1 chiếc bình thường, 1 chiếc đột biến→ tạo rao giao tử bình thường = ½

Cặp số 3: 1 chiếc bình thường, 1 chiếc đột biến→ tạo rao giao tử bình thường = ½

→ tỉ lệ giao tử bình thường = ½ x ½ = ¼

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Một cơ thể có bộ nhiễm sắc thể 2n = 12, trong đó có 2 chiếc nhiễm sắc thể bị đột biến; nhiễm sắc thể số 1 bị đột biến mất đoạn, nhiễm sắc thể số 2 bị đột biến đảo đoạn. Giả sử cơ chế đột biến này giảm phân bình thường tạo ra giao tử và không xảy ra hiện tượng trao đổi chéo. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Loại giao tử mang nhiễm sắc thể đột biến chiếm tỉ lệ 75%.

II. Loại giao tử mang một nhiễm sắc thể đột biến chiếm tỉ lệ 50%.

III. Loại giao tử chỉ mang nhiễm sắc thể bị đột biến đảo đoạn chiếm 12,5%.

IV. Có tối đa 192 loại giao tử mang nhiễm sắc thể đột biến.

  • A 1
  • B 2
  • C 3
  • D 4

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Phương pháp :

- Một cặp NST bị đột biến ở 1 trong 2 NST tạo ra 50% giao tử bình thường ; 50% giao tử đột biến

Cách giải :

I đúng, tỷ lệ giao tử đột biến là 1 – 0,5×0,5 = 0,75

II đúng, tỷ lệ giao tử mang một nhiễm sắc thể đột biến là : 0,5×0,5 +0,5×0,5 =0,5

III sai, tỷ lệ chỉ mang nhiễm sắc thể bị đột biến đảo đoạn chiếm 0,5×0,5 = 0,25

IV sai, 2n =12 → n= 6 ; số loại giao tử đột biến tối đa là 26 - 24×1 = 48 (lấy tổng số giao tử trừ đi giao tử bình thường)

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Đoạn ADN quấn quanh các nucleoxôm và đoạn nối có khối lượng 12,162.105 đvC. Biết số nucleotit quấn quanh các nucleoxôm bằng 6,371 lần số nucleotit giữa các đoạn nối. biết khoảng cách giữa các nucleoxôm là như nhau. Số phân tử protein histon và số nucleotit giữa 2 nucleoxom kế tiếp lần lượt là:

  • A 96 và 50
  • B 107 và 50
  • C 107 và 550
  • D 170 và 50

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Gọi x và y lần lươt là số nucleotit của các nucleoxom và các khoảng cách giữa các nucleoxom.

Số nucleotit của cả đoạn ADN là N = M: 300 = 12,162.105: 300 = 4054

Đề cho: Biết số nucleotit quấn quanh các nucleoxôm bằng 6,371 lần số nucleotit giữa các đoạn nối. biết khoảng cách giữa các nucleoxôm là như nhau. 

Ta có hệ phương trình

\(\left\{ \begin{array}{l}x + y = 4054\\x - 6.371y = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 3504\\y = 550\end{array} \right.\)

Mà mỗi nucleoxom có khoảng 146 cặp nucleotit và 8 protein histon

Số nucleoxom là: 3504: (146 ×2)  = 12

Vậy số protein histon có ở các nucleoxom là: 12 × 8 = 96

giữa các nucleoxom có 1 phân tử protein histon => giữa 12 nucleoxom có 12 - 1 = 11 protein histon

Số phân tử protein là: 96 + 11 = 107

Vì có 12 nucleoxôm nên có 11 khoảng cách giữa các nucleoxôm => số nucleotit  giữa 2 nucleoxôm kế tiếp là: 550 :11 = 50

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể  khác đột biến gen ở điểm nào?

  • A Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể  làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng còn đột biến gen thường có hại cho sinh vật. 
  • B Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể  làm tăng hoặc giảm số lượng gen trong nhiễm sắc thể  thì đột biến gen làm tăng hoặc giảm số lượng nuclêôtit trong ADN. 
  • C Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể  làm thay đổi số lượng hoặc trình tự các gen trong nhiễm sắc thể  thì đột biến gen làm thay đổi số lượng hoặc trình tự các cặp nuclêôtit trong ADN. 
  • D Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể  gây chết sinh vật còn đột biến gen chỉ ảnh hưởng đến kiểu hình của sinh vật.  

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đột biến cấu trúc NST làm thay đổi số lượng hoặc trình tự các gen trong NST

Đột biến gen làm thay đổi số lượng hoặc trình tự các cặp nu trong ADN

Tóm lại đột biến cấu trúc lên quan đến một hoặc một số gen.

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Bộ NST từ 48 ở vượn người còn 46 ở người liên quan tới dạng đột biến cấu trúc NST nào?

  • A Chuyển đoạn không tương hỗ. 
  • B Sáp nhập NST này vào NST khác.
  • C Lặp đoạn trong một NST.
  • D Chuyển đoạn tương hỗ.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Ở vượn người có 24 cặp NST trong khi đó ở người chỉ có 23 cặp, có giả thuyết ở vượn người đã phát sinh đột biến chuyển đoạn Robertson.

Chuyển đoạn Robertson:  Đây là trường hợp hình thành NST tâm giữa do sự nối lại của 2 NST. Chuyển đoạn thuận nghịch được thực hiện giưa 2 NST tâm đầu A và B, khi A bị đứt phía dưới tâm động tạo vai dài mất tâm động, còn B bị đứt ở đầu mút ngắn trên tâm động, 2 đoạn nối nhau tạo NST tâm đều mang tâm động của B. Đoạn có tâm động A với vai ngắn nối với đoạn ngắn của B hình thành NST con có tâm động A. NST con mới có nhiều chất dị nhiễm sắc không quan trọng nên thường mất đi. Chuyển đoạn Robertson có hậu quả làm giảm số lượng NST.

Sự hình thành NST tâm giữa do sự nối lại của 2 NST tâm đầu (chuyển đoạn Robertson). Người có 46 NST, các vượn người (hắc tinh tinh, khỉ đột, đười ươi) có 48 NST. NST thứ hai của người gồm hai đoạn giống 2 NST khác nhau của các vượn người. Rất có thể từ tổ tiên chung, một chuyển đoạn Robertson đã tạo nên loài người do sự nối lại của 2 NST khác nhau, làm giảm số lượng còn 46 thay vì 48 như ở các loài vượn người.

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Ở đột biến mất đoạn có bao nhiêu đặc điểm trong các đặc điểm sau đây?

(1) Làm thay đổi hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào.

(2) Làm thay đổi chiều dài phân tử ADN.

(3) Không phải là biến dị di truyền.

(4) Làm xuất hiện các alen mới trong quần thể.

  • A 3
  • B 2
  • C 1
  • D 4

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đột biến mất đoạn (SGK Sinh học 12 -  Trang 24)

+ Làm thay đổi hàm lượng ADN trong nhân tế bào

+ Làm thay đổi chiều dài phân tử ADN

+ Là biến dị di truyền

+ Không làm xuất hiện alen mới trong quần thể

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Có bốn dòng ruồi giấm thu thập được từ bốn vùng địa lý khác nhau. Trong đó dòng số 3 là dòng gốc, từ đó phát sinh các dòng còn lại. Phân tích trật tự gen trên nhiễm sắc thể số 3, người ta thu được kết quả sau (kí hiệu * là tâm động của NST):

Dòng 1: DCBEIH*GFK

Dòng 2: BCDEFG*HIK
Dòng 3: BCDH*GFEIK

Dòng 4: BCDEIH*GFK

Trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng?

I. Đột biến của các dòng 1, 2, 4 là dạng đột biến chuyển đoạn.
II. Từ dòng gốc là dòng 3 đã xuất hiện các dòng đột biến còn lại theo trình tự dòng là 3 → 2 → 4 → 1.
III. Từ dòng 3 → dòng 2 đo đảo đoạn EFG*H → H*GFE.
IV. Từ dòng 2 → dòng 4 do đảo đoạn BCD → DCB.

  • A 2
  • B 1
  • C 3
  • D 4

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

I sai, đột biến đảo đoạn

II đúng, dòng 3 đảo đoạn H*GFE → EFG*H thành dòng 2  đảo đoạn FG*HI → dòng 4 đảo đoạn BCD → dòng 1

III sai. phải là đảo H*GFE→ EFG*H .

IV đúng.

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Quan sát hình ảnh sau đây:

Có bao nhiêu nhận xét về hình ảnh trên là đúng?

I. Cấu trúc (1) có chứa 8 phân tử prôtêin histon và 146 cặp nuclêôtit, được gọi là nuclêôxôm.

II. Cấu trúc (2) được gọi là sợi siêu xoắn (vùng xếp cuộn) với đường kính 300 nm.

III. Cấu trúc (3) là mức cuộn xoắn cao nhất của nhiễm sắc thể và có đường kính 700 nm.

IV. Cấu trúc (4) chỉ xuất hiện trong nhân tế bào sinh vật nhân thực vào kỳ giữa của quá trình nguyên phân.

  • A 1
  • B 3
  • C 2
  • D 4

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

I đúng

II, III, IV sai.

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Một tế bào ở sinh vật nhân thực, xét 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Giả sử trong mỗi nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi, tổng chiều dài các đoạn ADN quấn quanh các khối cầu nuclêôxôm là 14,892 μm. Khi tế bào này bước vào kỳ giữa của nguyên phân, tổng số các phân tử prôtêin histôn trong các nuclêôxôm của cặp nhiễm sắc thể này là

  • A 8400 phân tử.
  • B 1020 phân tử
  • C 9600 phân tử
  • D 4800 phân tử.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Mỗi nucleoxom gồm 8 phân tử histon, được quấn quanh bởi \(1\frac{3}{4}\) vòng xoắn ADN khoảng 146 cặp nucleotit.

Vậy số nucleoxom là: \(\frac{{4 \times 148920}}{{146 \times 3,4}} = 1200\)(nhân 4 là vì sau khi nhân đôi, mỗi cặp NST gồm 4 cromatit)

Sau khi nhân đôi, số phân tử protein histon là: 1200 ×8 = 9600

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Ở ruồi giấm có 8 gen được đánh dấu từ A đến B cùng năm trên một nhiễm sắc thể (dấu * biểu hiện cho tâm động). Một nghiên cứu cho thấy có 4 nòi khác nhau về trật tự các gen này như sau:

Nòi 1: AHBDC*FEG

Nòi 2: AEDC*FBHG

Nòi 3: AHBDGEF*C

Nòi 4: AEF*CDBIHG

Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nếu một trong bốn nói trên là nòi ban đầu thì các nòi còn lại có thể được tạo ra nhờ các đột biến đảo đoạn

II. Đột biến đảo đoạn ở nòi 1 có thể trực tiếp tạo ra nòi 2

III. Đột biến đảo đoạn làm mất cân bằng hệ gen và thường gây chết cho thể đột biến.

IV. Nếu nói 1 là nòi xuất phát thì hướng tiến hóa hình thành các nội là 2← 4 ← 1→3

  • A 2
  • B 3
  • C 4
  • D 1

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

I đúng, số lượng gen trên NST không đổi, có thể đã xảy ra đột biến đảo đoạn hoặc chuyển đoạn trên 1 NST.

II sai, không có trường hợp đảo đoạn nào từ nòi 1 → nòi 2.

III sai, đảo đoạn thường làm thay đổi mức biểu hiện của gen.

IV đúng. Nếu nòi 1 là nòi xuất phát :

Nòi 1: AHBDC*FEG  đảo đoạn C*FEG→ Nòi 3: AHBDGEF*C

Nòi 1: AHBDC*FEG  đảo đoạn HBDC*FE→ Nòi 4: AEF*CDBIHG

Nòi 4: AEF*CDBIHG đảo đoạn F*CDB→ Nòi 2: AEDC*FBHG

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Cho sơ đồ đột biến NST ở một tế bào sinh tinh như hình sau:

Biết gen A có chiều dài là 5100 Å và tỉ lệ \(\frac{A}{G} = \frac{2}{3}\) . Gen P có chiều dài 4080Å và số liên kết hiđrô là 3200, không xảy ra đột biến gen. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng ?

I. Đột biến trên thuộc dạng chuyển đoạn.

II. Tỉ lệ giao tử đột biến được sinh ra từ tế bào trên là 1/4.

III. Đột biến dạng này làm thay đổi nhóm gen liên kết.

IV. Có thể làm xuất hiện giao tử chứa A = T = 1200; G = X = 1800 về gen A và gen P.

  • A 4
  • B 3
  • C 2
  • D 1

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Áp dụng các công thức:

CT liên hệ giữa chiều dài và tổng số nucleotit \(L = \frac{N}{2} \times 3,4\) (Å); 1nm = 10 Å, 1μm = 104 Å

CT tính số liên kết hidro : H=2A +3G

Các dạng đột biến cấu trúc NST.

Mất đoạn: Là đột biến mất một đoạn nào đó của NST

Lặp đoạn : Là đột biến làm cho đoạn nào đó của NST lặp lại một hay nhiều lần.

Đảo đoạn: Là đột biến làm cho một đoạn nào đó của NST đứt ra, đảo ngược 180o và nối lại.

Chuyển đoạn: Là đột biến dẫn đến một đoạn của NST chuyển sang vị vị trí khác trên cùng một NST, hoặc trao đổi đoạn giữa các NST không tương đồng

Bước 1: Tính số nucleotit từng loại của 2 gen

Bước 2: Xét các phát biểu.

Lời giải chi tiết:

Xét gen A: \(\left\{ \begin{array}{l}L = \frac{{N \times 3,4}}{2} = 5100{A^o}\\A/G = 2/3\end{array} \right. \leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}N = 2A + 3G = 3000\\A/G = 2/3\end{array} \right. \leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}A = T = 600\\G = X = 900\end{array} \right.\)

Xét gen P: \(\left\{ \begin{array}{l}L = \frac{{N \times 3,4}}{2} = 4080{A^o}\\H = 2A + 3G = 3200\end{array} \right. \leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}N = 2A + 2G = 2400\\H = 2A + 3G = 3200\end{array} \right. \leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}A = T = 400\\G = X = 800\end{array} \right.\)

Xét các phát biểu:

I đúng, chuyển đoạn giữa 2 NST không tương đồng.

II sai, vì đây là 1 tế bào nên chỉ tạo 2 loại giao tử, tỉ lệ giao tử đột biến là 1 (trong trường hợp 2 NST đột biến về 2 cực) hoặc 0,5 (trong trường hợp 2 NST đột biến về 1 cực)

III đúng, vì xảy ra ở 2 NST không tương đồng làm thay đổi nhóm gen liên kết.

IV đúng, trong trường hợp tạo giao tử chứa NST 13 và NST 16+13 (Chứa 2 gen A).

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Trong số các hệ quả của các dạng đột biến cấu trúc NST dưới đây, có bao nhiêu hệ quả là của đột biến đảo đoạn NST?

(1) Làm thay đổi trình tự phân bố của các gen trên NST.

(2) Làm thay đổi thành phần nhóm gen liên kết.

(3) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.

(4) Có thể làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN cấu trúc nên NST đó.

(5) Có thể góp phần hình thành nên loài mới.

(6) Xuất hiện do tiếp hợp và trao đổi chéo không cân.

(7) Có thể xảy ra ở cả thực vật và cả động vật.

  • A 4
  • B 2
  • C 3
  • D 5

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đảo đoạn : Là đột biến làm cho một đoạn nào đó của NST đứt ra, đảo ngược 180° và nối lại.

Các hậu quả của đột biến đảo đoạn là: (1),(3),(5),(7).

(2) sai, không làm thay đổi thành phần nhóm gen liên kết.

(4) sai, không làm thay đổi chiều dài ADN.

(6) sai, là do một đoạn nào đó của NST đứt ra, đảo ngược 180° và nối lại.

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Giả sử một đoạn NST có 5 gen I, II, III, IV,V được phân bố ở 5 vị trí. Các điểm a, b, c, d, e, g là các điểm trên NST. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A Nếu đảo đoạn ae thì sẽ làm thay đổi trật tự sắp xếp của 5 gen.
  • B Nếu tế bào nguyên phân 5 lần thì các gen đều nhân đôi 5 lần.
  • C Nếu bị mất 1 cặp nuclêôtit ở vị trí b thì sẽ làm thay đổi cấu trúc của 4 gen
  • D Nếu bị mất đoạn bỏ đi thì sẽ làm thay đổi toàn bộ các bộ ba từ vị trí đột biến cho đến cuối NST.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

A sai, nếu đảo đoạn ae thì làm thay đổi trật tự của 4 gen.

B đúng.

C sai, nếu mất 1 cặp nucleotit ở vị trí b không ảnh hưởng tới cấu trúc các gen.

D sai, nếu mất đoạn → mất gen → ảnh hưởng tới gen đó, còn bộ ba của các gen khác không bị ảnh hưởng.

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Một tế bào xét 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Giả sử trong mỗi nhiễm sắc thể, tổng chiều dài các đoạn ADN quấn quanh các khối cầu histon để tạo nên các nucleoxom là 14,892 μm. Khi tế bào này bước vào kỳ giữa của nguyên phân, tổng số các phân tử protein histon trong các nucleoxom của cặp nhiễm sắc thể này là:

  • A 4800 phân tử
  • B 8400 phân tử
  • C 1020 phân tử.
  • D 9600 phân tử.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Mỗi NST có tổng chiều dài đoạn ADN quấn quanh các khối cầu histon để tạo nên các nucleoxom là 12,410 μm = 124 100 Ao

Mà cứ 146 cặp nu sẽ cuốn quanh 1 khối cầu gồm 8 protein histon

↔ chiều dài đọan ADN quấn quanh 8 protein histon là 146 × 3,4 = 496,4 Ao

 Xét 1 nhiễm sắc thể chưa nhân đôi có:

\(\dfrac{{148920}}{{3,4 \times 146}} \times 8 = 2400\) nucleoxom (Mỗi nucleoxom có 146 cặp nucleotit → chiều dài là 3,4 × 146; mỗi nucleoxom có 8 phân tử protein histon)

Vậy 1 cặp NST tương đồng sẽ có số protein histon là 4800

Tế bào bước vào kì giữa nguyên phân, các NST nhân đôi nhưng chưa phân li

→ Tổng số protein histon là 4800 × 2 = 9600

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Một thể đột biến chuyển đoạn không tương hỗ giữa cặp NST số 1 và số 3, cặp NST số 5 bị mất một đoạn các cặp NST khác bình thường. Trong cơ quan sinh sản thấy 1200 tế bào bước vào vùng chín thực hiện giảm phân tạo tinh trùng. Số giao tử mang NST đột biến là

  • A 0,875 
  • B 600
  • C 1050
  • D 4200

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Chuyển đoạn không tương hỗ làm cho mỗi cặp NST có 1 cromatit bị đột biến

Một tế bào sinh tinh giảm phân tạo ra 4 giao tử

Lời giải chi tiết:

NST số 1 giảm phân cho tế bào bình thường chiếm tỉ lệ: 0,5

NST số 3 giảm phân cho tế bào bình thường chiếm tỉ lệ: 0,5

NST số 5 giảm phân cho tế bào bình thường chiếm tỉ lệ: 0,5

Số giao tử mang bộ NST bình thường chiếm tỉ lệ: 0,5 × 0,5 × 0,5 = 0,125

Số giao tử mang NST bị đột biến là: 1−0,125 = 0,875

1200 tế bào bước vào vùng chín thực hiện giảm phân tạo 4800 tinh trùng

Vậy số giao tử mang bộ NST đột biến là: 4800×0,875=4200

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Ở ruồi giấm 2n = 8 có một thể đột biến, trong đó ở cặp NST số 1 có một chiếc bị mất đoạn, một chiếc của NST số 3 bị đảo 1 đoạn, ở NST số 4 bị lặp đoạn. Khi giảm phân nếu các cặp NST phân li bình thường thì trong số các loại giao tử được tạo ra giao tử mang 2 NST bị đột biến chiếm tỷ lệ ?

  • A 0,375
  • B 0.5 
  • C 0.75
  • D 1

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

NST số 1 giảm phân cho tế bào bình thường chiếm tỉ lệ: 0,5

NST số 3 giảm phân cho tế bào bình thường chiếm tỉ lệ: 0,5

NST số 4 giảm phân cho tế bào bình thường chiếm tỉ lệ: 0,5

Vậy số giao tử mang 2 NST đột biến là: C23  × 0,5 × 0,5 ×0,5 = 0,375

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Đoạn ADN quấn quanh các nucleoxôm và đoạn nối có khối lượng 12,162.105 đvC. Biết số nucleotit quấn quanh các nucleoxôm bằng 6,371 lần số nucleotit giữa các đoạn nối. biết khoảng cách giữa các nucleoxôm là như nhau. Số phân tử protein histon và số nucleotit giữa 2 nucleoxom kế tiếp lần lượt là:

  • A  96 và 50
  • B 107 và 50
  • C 107 và 550
  • D 170 và 50

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Gọi x và y lần lươt là số nucleotit của các nucleoxom và các khoảng cách giữa các nucleoxom.

Số nucleotit của cả đoạn ADN là 12,162.105: 300 = 4054

Ta có hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}x + y = 4054\\x - 6.371y = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 3504\\y = 550\end{array} \right.\)

Mà mỗi nucleoxom có khoảng 146 cặp nucleotit và 8 protein histon

Vậy số protein histon là: 3540: (146 ×2) × 8 + (12 -1) = 107 (giữa các nucleoxom có 1 phân tử protein histon)

Vì có 12 nucleoxôm nên có 11 khoảng cách giữa các nucleoxôm => số nucleotit  giữa 2 nucleoxôm kế tiếp là: 550 :11 = 50

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Một nhiễm sắc thể có các đoạn khác nhau sắp xếp theo trình tự ABCDEG.HKM đã bị đột biến. Nhiễm sắc thể đột biến có trình tự ABDEG.HKM. Dạng đột biến này

 

  • A thường làm xuất hiện nhiều gen mới trong quần thể.
  • B thường gây chết cho cơ thể mang nhiễm sắc thể đột biến.
  • C thường làm thay đổi số nhóm gen liên kết của loài.
  • D thường làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

ABCDEG.HKM  bị đột biến thành ABDEG.HKM – mất đoạn NST kí hiệu là C

→ đây là đột biến mất đoạn NST, thường gây chết cho cơ thể mang NST đột biến

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Một NST có trình tự các gen như sau ABCDEFG*HI. Do rối loạn trong giảm phân đã tạo ra 1 giao tử có NST trên với trình tự các gen là ABCDEH*GFI. Có thể kết luận, trong giảm phân đã xảy ra đột biến:

  • A chuyển đoạn trên NST và làm thay đổi hình dạng nhiễm sắc thể.
  • B đảo đoạn nhưng không làm thay đổi hình dạng nhiễm sắc thể.
  • C đảo đoạn chứa tâm động và làm thay đổi hình dạng nhiễm sắc thể.
  • D chuyển đoạn trên NST nhưng không làm thay đổi hình dạng NST.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đây là đột biến đảo đoạn mang tâm động FG*H làm cho NST sau đột biến có vai ngắn dài hơn trước đột biến nên làm thay đổi hình dạng NST.

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Một NST có trình tự các gen là AB*CDEFG . Sau đột biến, trình tự các gen trên NST này là AB*CFEDG. Đây là dạng đột biến nào?

  • A Đảo đoạn NST
  • B Mất đoạn NST 
  • C Lặp đoạn NST 
  • D Chuyển đoạn

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đột biến xảy ra là đảo đoạn NST: DEF → FED

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

Quảng cáo
close