30 bài tập khái quát về nhóm halogen có lời giảiLàm bàiQuảng cáo
Câu hỏi 1 : Đặc điểm sau đây không phải là đặc điểm chung của các halogen:
Đáp án: A Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: A sai vì F2 và Cl2 ở dạng khí; Br2 dạng lỏng; I2 dạng rắn B, C, D đúng Đáp án A Câu hỏi 2 : Trong nhóm halogen, khả năng oxi hóa của các chất luôn
Đáp án: B Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: B Câu hỏi 3 : Nhận xét nào sau đây không chính xác khi nói về liên kết trong phân tử đơn chất halogen
Đáp án: B Phương pháp giải: Liên kết giữa 2 nguyên tử giống nhau là liên kết cộng hóa trị không phân cực. Lời giải chi tiết: Do liên kết giữa chính những chất có cùng độ âm điện X – X nên là liên kết cộng hóa trị không phân cực Đáp án B Câu hỏi 4 : Đổ dung dịch AgNO3 lần lượt vào 4 dung dịch: NaF, NaCl, NaBr và NaI thì thấy:
Đáp án: B Phương pháp giải: Dựa vào tính tan của các muối halogenua của Ag+. Lời giải chi tiết: AgCl, AgBr, AgI đều tạo kết tủa Chỉ có AgF tan. Đáp án B Câu hỏi 5 : Trong nhóm halogen, tính oxi hóa thay đổi theo thứ tự
Đáp án: A Phương pháp giải: Oxi hóa được đặc trưng bởi khả năng nhận e. Dựa vào giá trị độ âm điện để giải thích tính oxi hóa. Lời giải chi tiết: Độ âm điện đặc trưng cho khả năng hút e trong các phản ứng hóa học Độ âm điện: F > Cl > Br > I => Tính oxi hóa: F > Cl > Br > I Đáp án A Câu hỏi 6 : Nguyên tử các nguyên tố halogen được sắp xếp theo hiều bán kính nguyên tử giảm dần (từ trái sang phải):
Đáp án: D Phương pháp giải: Dựa vào quy luật biến đổi bán kính nguyên tử của các nguyên tố: - Trong cùng một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử của các nguyên tố giảm dần. - Trong cùng một nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử của các nguyên tố tăng dần. Lời giải chi tiết: Các nguyên tố trên đều thuộc cùng một nhóm A. Trong cùng một nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử của các nguyên tố tăng dần. Do đó ta có sự sắp xếp bán kính theo chiều giảm dần là: I > Br > Cl > F Đáp án D Câu hỏi 7 : Thứ tự tăng dần tính phi kim của các nguyên tố trong nhóm VIIA là
Đáp án: D Phương pháp giải: Dựa vào quy luật biến đổi tính phi kim của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học: - Trong cùng một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính phi kim của các nguyên tố tăng dần. - Trong cùng một nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính phi kim của các nguyên tố giảm dần. Lời giải chi tiết: Ta thấy các nguyên tố trên đều thuộc nhóm VIIA. Mà trong trong cùng một nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính phi kim của các nguyên tố giảm dần nên ta có sự sắp xếp tính phi kim của các nguyên tố như sau: I < Br < Cl < F Đáp án D Câu hỏi 8 : Chất nào có tính khử mạnh nhất?
Đáp án: C Phương pháp giải: Dựa vào độ dài liên kết và năng lượng liên kết để xác định chất có tính khử mạnh nhất. Lời giải chi tiết: Tính khử: HF < HCl < HBr < HBr vì độ dài liên kết tăng và năng lượng liên kết giảm. Đáp án C Câu hỏi 9 : Các halogen có tính chất hóa học gần giống nhau vì có cùng:
Đáp án: A Phương pháp giải: Lưu ý tính chất hóa học của các nguyên tố chủ yếu do cấu hình electron lớp ngoài cùng quyết định. Lời giải chi tiết: Các halogen có tính chất hóa học gần giống nhau vì có cùng: số e lớp ngoài cùng Đáp án A Câu hỏi 10 : Trong số các chất dưới đây, đơn chất halogen nào sau đây có tính oxi hóa yếu nhất?
Đáp án: B Phương pháp giải: Dựa vào tính chất của các nguyên tố halogen để tìm đơn chất halogen có tính oxi hóa yếu nhất. Lời giải chi tiết: Tính oxi hóa của các nguyên tố halogen: F2 > Cl2 > Br2 > I2. Vậy I2 có tính oxi hóa yếu nhất. Đáp án B Câu hỏi 11 : Thuốc thử dùng để phân biệt các dung dịch muối halogenua là:
Đáp án: D Phương pháp giải: Dựa vào tính chất vật lí khác nhau của các muối bạc halogenua để lựa chọn thuốc thử cho phù hợp. Lời giải chi tiết: Thuốc thử dùng để phân biệt các dung dịch muối halogenua là: dung dịch AgNO3 Với muối florua không có hiện tượng gì. Với muối clorua tạo kết tủa trắng: Ag+ + Cl- → AgCl ↓ Với muối bromua tạo kết tủa vàng nhạt: Ag+ + Br- → AgBr ↓ Với muối clorua tạo kết tủa vàng: Ag+ + I- → AgI ↓ Đáp án D Câu hỏi 12 : Thứ tự giảm dần tính oxi hóa của các halogen F2, Cl2, Br2, I2 là:
Đáp án: C Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Thứ tự giảm dần tính oxi hóa của các halogen F2, Cl2, Br2, I2 là: F2> Cl2> Br2> I2. Đáp án C Câu hỏi 13 : Trong dãy axit HF, HCl, HBr, HI. Theo chiều từ trái sang phải tính chất axit biến đổi như sau:
Đáp án: D Phương pháp giải: Trong cùng một nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử thì tính axit của các hợp chất của các nguyên tố tăng dần. Lời giải chi tiết: Trong cùng một nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử thì tính axit của các hợp chất của các nguyên tố tăng dần. Vậy tính axit: HF < HCl < HBr < HI Đáp án D Câu hỏi 14 : HX (X là halogen) có thể được điều chế bằng phản ứng hóa học sau: NaX + H2SO4 đặc → HX + NaHSO4 NaX có thể là chất nào trong số các chất sau đây?
Đáp án: B Phương pháp giải: Lựa chọn NaX phù hợp để sản phẩm sinh ra HX không tác dụng với các chất tham gia phản ứng. Lời giải chi tiết: Ở đây NaX có thể là NaF và NaCl vì sản phẩm HX (HF và HCl) sinh ra không phản ứng với H2SO4 đặc. NaX không thể là NaI và NaBr vì sản phẩm HX (HI và HBr) có tính khử mạnh sẽ phản ứng ngay với H2SO4 đặc. Sau phản ứng không thu được HX nữa. Đáp án B Câu hỏi 15 : Tính chất hóa học cơ bản của các đơn chất halogen là
Đáp án: B Phương pháp giải: Dựa vào tính chất hóa học đặc trưng của các đơn chất halogen để trả lời. Lời giải chi tiết: A sai vì ở điều kiện thường chỉ có F2 và Cl2 ở thể khí, còn Br2 ở thể lỏng, I2 ở thể rắn. B đúng. Các đơn chất halogen có tính oxi hóa mạnh. C sai vì F2 chỉ có tính oxi hóa. D sai vì chỉ có F2 phản ứng mạnh với nước. Đáp án B Câu hỏi 16 : Đặc điểm nào dưới đây không là đặc điểm chung của các nguyên tố halogen (F, Cl, Br, I)?
Đáp án: B Phương pháp giải: Tính chất của các nguyên tố Halogen Lời giải chi tiết: Câu B sai. Ngoại trừ F (chỉ có số oxi hóa -1 trong hợp chất) thì Cl, Br, I có thể có thêm các số oxi hóa là +1, +3, +5, +7 Đáp án B Câu hỏi 17 : Cho 15,92 gam hỗn hợp NaX và NaY (X, Y là 2 halogen ở hai chu kỳ liên tiếp) vào dung dịch AgNO3 dư thu được 28,67 gam kết tủa . Công thức của 2 muối là: (Cho Na = 23; F= 19; Cl = 35,5; Br = 80; I = 127)
Đáp án: C Phương pháp giải: - Xét 1 trường hợp của bài toán: +) TH1: NaX là NaF => Kết tủa chỉ gồm AgCl (Vì AgF tan trong dung dịch => NaF không phản ứng với AgNO3) +) TH2: Không có NaF trong hỗn hợp => Phương pháp trung bình - Đặt công thức muối halogen trung bình là NaM => Tính toán theo 1 phương trình phản ứng => Khối lượng mol trung bình của halogen => 2 halogen 2 chu kỳ liên tiếp Lời giải chi tiết: +) TH1: NaX là NaF => Kết tủa chỉ gồm AgCl (Vì AgF tan trong dung dịch => NaF không phản ứng với AgNO3) => Hỗn hợp muối gồm NaF và NaCl NaCl + AgNO3 → AgCl + NaNO3 nNaCl = nAgCl = 28,67: 143,5 = 0,2 mol => mNaF = 15,92 – mNaCl = 15,92 – 58,5.0,2 = 4,22g > 0 => Thỏa mãn đề bài +) TH2: Không có NaF trong hỗn hợp - Đặt công thức muối halogen trung bình là NaM NaM + AgNO3 → AgM + NaNO3 Mol \({{15,92} \over {23 + M}}\) = \({{28,67} \over {108 + M}}\) => 15,92(108 + M) = 28,67(23 + M) => M = 83,13g => 2 halogen là Br(80) và I(127) => 2 muối là NaBr và NaI (*) Vậy công thức 2 muối là (NaF và NaCl) hoặc (NaBr và NaI) Đáp án C Câu hỏi 18 : Cấu hình electron lớp ngoài cùng của ion halogenua là:
Đáp án: B Phương pháp giải: Tính chất của các nguyên tố nhóm halogen Lời giải chi tiết: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của ion halogenua là ns2np6 (Còn cấu hình của nguyên tử halogen là ns2np5) Đáp án B Câu hỏi 19 : Tính oxi hóa của các halogen biến đổi theo dãy nào sau đây?
Đáp án: D Phương pháp giải: Biện luận tính oxi hóa của các nguyên tố Halogen Lời giải chi tiết: - Tính oxi hóa là khả năng nhận electron của nguyên tử - Vì bán kính nguyên tử tăng dần: F < Cl < Br < I => Bán kính càng lớn => càng dễ bị mất electron - Độ âm điện giảm dần: F > Cl > Br > I => Khả năng hút e về phía mình của F là mạnh nhất => F có tính oxi hóa mạnh nhất Đáp án D Câu hỏi 20 : Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học nhóm halogen là
Đáp án: A Phương pháp giải: Tính chất chung của nhóm Halogen Lời giải chi tiết: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học nhóm halogen là nhóm VIIA. Đáp án A Câu hỏi 21 : Trạng thái của brom là
Đáp án: B Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Ở điều kiện thường brom là chất lỏng Đáp án B Câu hỏi 22 : Liên kết trong các phân tử đơn chất halogen là gì?
Đáp án: A Phương pháp giải: - Từ công thức tổng quát của các đơn chất halogen: X2, xét hiệu độ âm điện → xác định được loại liên kết. Lời giải chi tiết: - Công thức tổng quát của đơn chất halogen là X2, hiệu độ âm điện bằng 0 nên liên kết trong các phân tử đơn chất halogen là cộng hóa trị không cực Đáp án A Câu hỏi 23 : Trong các phản ứng hoá học, để chuyển thành anion, nguyên tử của các nguyên tố halogen đã nhận hay nhường bao nhiêu electron?
Đáp án: A Phương pháp giải: - Dựa vào cấu hình electron lớp ngoài cùng để xác định nguyên tử các nguyên tố halogen có xu hướng nhường đi hay nhận thêm bao nhiêu electron. Lời giải chi tiết: - Cấu hình electron lớp ngoài cùng: ns2np5, xu hướng nhận thêm 1 electron để đạt cấu hình khí hiếm. Đáp án A Câu hỏi 24 : Hãy chọn câu không chính xác
Đáp án: D Phương pháp giải: - Dựa vào lý thuyết các nguyên tố nhóm halogen Lời giải chi tiết: - Halogen có độ âm điện tương đối lớn nên có tính oxi hóa mạnh → A đúng - Khả năng oxi hóa của halogen giảm từ flo đến iot → B đúng - Do có cấu hình electron lớp ngoài cùng giống nhau nên các nguyên tố nhóm halogen có tính chất hóa học tương tự nhau → C đúng - Flo trong các hợp chất chỉ có số oxi hóa: -1 → D không đúng Đáp án D Câu hỏi 25 : Trong các halogen sau, halogen nào có tính khử yếu nhất?
Đáp án: D Phương pháp giải: - Nguyên tố có tính khử yếu thì có tính oxi hóa mạnh. Lời giải chi tiết: - Trong các nguyên tố halogen, F có tính oxi hóa mạnh nhất nên tính khử yếu nhất Đáp án D Câu hỏi 26 : Đặc điểm nào sau đây là đặc điểmchung của nhóm halogen?
Đáp án: C Phương pháp giải: Lí thuyết về halogen. Lời giải chi tiết: Phát biểu A sai vì F2 chỉ có tính oxi hóa, không có tính khử. Phát biểu B sai vì chỉ có F2, Cl2 là chất khí ở điều kiện thường, còn Br2 là chất lỏng, I2 là chất rắn ở điều kiện thường. Phát biểu C đúng vì các nguyên tố nhóm halogen có 7 electron ở lớp ngoài cùng, nên dễ nhận thêm 1e để đạt cấu hình e bền vững của khí hiếm, nên có tính oxi hóa mạnh. Phát biểu D sai vì chỉ có F2, Cl2, Br2 tác dụng được với nước, còn I2 không tác dụng với nước. Đáp án C Câu hỏi 27 : Các nguyên tố nhóm halogen có cấu hình electron lớp ngoài cùng là
Đáp án: A Phương pháp giải: Các nguyên tố nhóm halogen có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np5. Lời giải chi tiết: Các nguyên tố nhóm halogen có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np5. Đáp án A Câu hỏi 28 : Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của các nguyên tố nhóm halogen (F, Cl, Br, I)?
Đáp án: C Phương pháp giải: Dựa vào lý thuyết halogen. Lời giải chi tiết: Phát biểu A không đúng vì chỉ có F2, Cl2 là chất khí, Br2 là chất lỏng, I2 là chất rắn. Phát biểu B không đúng vì các nguyên tố nhóm halogen có 7 e ở lớp ngoài cùng. Phát biểu C đúng. Phát biểu D sai vì Flo chỉ có số oxi hóa -1 trong hợp chất. Đáp án C Câu hỏi 29 : Nhận xét nào đúng khi so sánh tính phi kim của các nguyên tố halogen
Đáp án: C Phương pháp giải: Trong nhóm VIIA đi từ trên xuống dưới tính phi kim giảm dần. Lời giải chi tiết: Tính phi kim: F>Cl>Br>I Đáp án C Câu hỏi 30 : Khi đổ dung dịch AgNO3 vào dung dịch nào sau đây sẽ cho kết tủa màu vàng đậm nhất?
Đáp án: D Phương pháp giải: Dựa vào tính chất vật lí (màu sắc) các muối halogenua của Ag+. Lời giải chi tiết: AgF: không kết tủa AgCl: trắng AgBr: vàng nhạt AgI: vàng đậm Đáp án D Quảng cáo
|