30 bài tập dòng điện không đổi - nguồn điện mức độ vận dụng

Làm bài

Quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

  • A  Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
  • B  Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho tác dụng mạnh, yếu của dòng điện và được đo bằng điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong một đơn vị thời gian.
  • C Chiều của dòng điện được quy ước là chiều chuyển dịch của các điện tích dương.
  • D Chiều của dòng điện được quy ước là chiều chuyển dịch của các điện tích âm.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Chiều của dòng điện được quy ước là chiều chuyển dịch của các điện tích dương.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Một nguồn điện có suất điện động 8V. Khi mắc nguồn điện này với một bóng đèn tạo thành mạch điện kín thì nó cung cấp một dòng điện có cường độ I, biết công suất của nguồn điện trong thời gian 10 phút là 10W. Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch kín?

  • A 0,8A      
  • B 80A
  • C 1A      
  • D 1,25A

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Điện tích của êlectron là - 1,6.10-19 (C), điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong 30 (s) là 15 (C). Số êlectron chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong thời gian một giây là

  • A 3,125.1018.    
  • B 9,375.1019.    
  • C 7,895.1019.   
  • D 2,632.1018.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Đoạn mạch gồm điện trở R1 = 100 (Ω) mắc song song với điện trở R2 = 300 (Ω), điện trở toàn mạch là:

  • A RTM = 75 (Ω).
  • B RTM = 100 (Ω).
  • C RTM = 150 (Ω)
  • D RTM = 400 (Ω).

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Điện trở đoạn mạch mắc song song được tính theo công thức: R-1 = R1-1 + R2-1 suy ra R = 75 (Ω).

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Cường độ dòng điện không đổi chạy qua dây tóc của một bóng đèn là I= 1,6mA. Tính điện lượng và số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc bóng đèn trong thời gian 5 phút, biết điện tích của một electron là e = -1,6.10-19C.

  • A 0,48C; 3.1017 hạt
  • B 0,48C; 3.1018 hạt        
  • C 0,28C; 4.1017 hạt
  • D 0,47C; 4.1017 hạt

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Cường độ dòng điện chạy qua tiết diện dây dẫn: \(I=\frac{q}{t}\)

Dây dẫn kim loại thì hạt mang điện chuyển động tạo thành dòng điện là electron có điện tích qe = -1,6.10-19C

Lời giải chi tiết:

Điện lượng chạy qua tiết diện thẳng của dây dẫn: q = It = 1,6.10-3.5.60 = 0,48C

Số electron di chuyển qua tiết diện dây: \({{n}_{e}}=\frac{q}{|{{q}_{e}}|}=\frac{0,48}{{{1,6.10}^{-19}}}={{3.10}^{18}}\) hạt

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Xét một dòng điện không đổi có cường độ I chạy qua một dây dẫn kim loại. Biết rằng lượng điện tích dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn sau mỗi phút là 150 Cu-lông. Cường độ của dòng điện không đổi này là

  • A 0,8A
  • B 2,5A
  • C 0,4A
  • D 1,25A

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Cường độ dòng điện \(I=\frac{\Delta q}{\Delta t}\)

Lời giải chi tiết:

Cường độ dòng điện \(I=\frac{\Delta q}{\Delta t}=\frac{150}{60}=2,5A\)

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Một dòng điện không đổi có cường độ 3 A thì sau một khoảng thời gian có một điện lượng 4 C chuyển qua một tiết diện thẳng. Cùng thời gian đó, với dòng điện 4,5 A thì có một điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng là

  • A 4C
  • B 8C
  • C 4,5C
  • D 6C

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Cường độ dòng điện được xác định bằng thương số của điện lượng ∆q dịch chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong khoảng thời gian ∆t và khoảng thời gian đó: \(I = \frac{{\Delta q}}{{\Delta t}}\)

Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian. Cường độ của dòng điện không đổi được tính theo công thức: \(I = \frac{q}{t}\)

Lời giải chi tiết:

Theo bài ra ta có:  \(\left\{ \begin{array}{l}{I_1} = \frac{{{q_1}}}{t}\\{I_2} = \frac{{{q_2}}}{t}\end{array} \right. \Rightarrow \frac{{{I_1}}}{{{I_2}}} = \frac{{{q_1}}}{{{q_2}}} \Rightarrow {q_2} = \frac{{{I_2}}}{{{I_1}}}{q_1} = \frac{{4,5}}{3}.4 = 6C\)

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Qua một nguồn điện có suất điện động không đổi, để chuyển một điện lượng 10 C thì lực là phải sinh một công là 20 mJ. Để chuyển một điện lượng 15 C qua nguồn thì lực là phải sinh một công là

  • A 10 mJ
  • B 15 mJ
  • C 20 mJ
  • D 30 mJ

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Suất điện động của nguồn điện đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện và được đo bằng công của lực lạ khi dịch chuyển một đơn vị điện tích dương ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện:

\(E = \frac{A}{q}\)

Lời giải chi tiết:

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}E = \frac{{{A_1}}}{{{q_1}}}\\E = \frac{{{A_2}}}{{{q_2}}}\end{array} \right. \Rightarrow \frac{{{A_1}}}{{{q_1}}} = \frac{{{A_2}}}{{{q_2}}} \Rightarrow {A_2} = \frac{{{A_1}}}{{{q_1}}}.{q_2} = \frac{{20}}{{10}}.15 = 30mJ\)

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Một nguồn điện có suất điện động 12 V. Khi mắc nguồn điện này với một bóng đền để mắc thành mạch điện kín thì nó cung cấp một dòng điện có cường độ 1A. Tính công suất của nguồn điện trong thời gian 10 phút.

  • A 12 W  
  • B 10W  
  • C 120 W       
  • D 7200 W

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Trong mỗi giây có 109 hạt electron đi qua tiết diện thẳng của một ống phóng điện. Biết điện tích mỗi hạt có độ lớn bằng 1,6.10-19 C. Tính cường độ dòng điện qua ống.

  • A 1,6 A
  • B 1,6.10-6 A
  • C 1,6.10-10 A
  • D 1,6 mA

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Cường độ dòng điện được xác định bằng thương số của điện lượng ∆q dịch chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong khoảng thời gian ∆t và khoảng thời gian đó: \(I = \frac{{\Delta q}}{{\Delta t}}\)

Lời giải chi tiết:

Điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của ống dây:

\(\Delta q = n.\left| e \right| = {10^9}{.1,6.10^{ - 19}}\; = {1,6.10^{ - 10}}\;C\)

Dòng điện chạy qua ống dây:

\(I = \frac{{\Delta q}}{{\Delta t}} = \frac{{1,{{6.10}^{ - 10}}}}{1} = 1,{6.10^{ - 10}}\,\,\left( A \right)\)

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Công của lực lạ làm dịch chuyển điện tích 4C từ cực âm đến cực dương bên trong nguồn điện là 24J. Suất điện động của nguồn là

  • A 96V.    
  • B 6V. 
  • C 0,6V.          
  • D 0,166V.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức: A = q.E

Lời giải chi tiết:

Ta có : 

\(A = q.E \Rightarrow E = \frac{A}{q} = \frac{{24}}{4} = 6{\rm{ }}V\)

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Số electron chạy qua tiết diện thẳng của một đoạn dây dẫn bằng kim loại trong 20s dưới tác dụng của lực điện trường là 5.1019. Cường độ dòng điện chạy trong đoạn dây đó bằng :

  • A 0,4A
  • B 4A
  • C 5A
  • D 0,5A

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Ta có : \(\Delta q = I.\Delta t \Rightarrow I = \frac{{\Delta q}}{{\Delta t}} = \frac{{{N_e}.e}}{{\Delta t}} = \frac{{{{5.10}^{19}}.1,{{6.10}^{ - 19}}}}{{20}} = 0,4A\)

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Trong dây dẫn kim loại có một dòng điện không đổi chạy qua có cường độ là 1,6 mA chạy qua. Trong một phút số lượng electron chuyển qua một tiết diện thẳng là

  • A 6.1020 electron
  • B 6.1019 electron
  • C 6.1018 electron
  • D 6.1017 electron

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian. Cường độ của dòng điện không đổi được tính theo công thức: \(I = \frac{q}{t}\)

Lời giải chi tiết:

Ta có: \(I = \frac{q}{t} = \frac{{n.e}}{t} \Rightarrow n = \frac{{I.t}}{e} = \frac{{{{1,6.10}^{ - 3}}.60}}{{{{1,6.10}^{ - 19}}}} = {6.10^{17}}\left( {electron} \right)\)

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Một dòng điện không đổi có I = 4,8A chạy qua một dây kim loại tiết diện thẳng S = 1 cm2. Tính số êlectrôn qua tiết diện thẳng của dây trong 1s.

  • A 3.1019 electron
  • B 3.1015 electron
  • C 6.1019 electron
  • D 6.1015 electron

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Cường độ dòng điện: \(I = {q \over t} = {{n\left| e \right|} \over t}\)

Lời giải chi tiết:

Số êlectrôn qua tiết diện thẳng của dây trong 1s

Ta có: \(I = \frac{q}{t} = \frac{{n\left| e \right|}}{t} \Rightarrow n = \frac{{It}}{{\left| e \right|}} = \frac{{4,8.1}}{{{{1,6.10}^{ - 19}}}} = {3.10^{19}}\,\left( {electron} \right)\)

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Một dòng điện không đổi có I = 4,8A chạy qua một dây kim loại tiết diện thẳng S = 1 cm2. Tính vận tốc trung bình của chuyển động định hướng của êlectrôn. Biết mật độ êlectrôn tự do n = 3.1028 m–3.

  • A 10 mm/s
  • B 0,01 mm/s
  • C 0,01 m/s
  • D 10 m/s

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Công thức liên hệ giữa I và v: I = n.v.q.S

Lời giải chi tiết:

Gọi v là vận tốc trung bình của chuyển động định hướng của êlectrôn

Ta có: \(I = n.v.q.S \Rightarrow v = \frac{I}{{nqS}} = \frac{{4,8}}{{{{3.10}^{28}}{{.1,6.10}^{ - 19}}{{.1.10}^{ - 4}}}} = {10^{ - 5}}m/s = 0,01mm/s\)

Vậy vận tốc trung bình của chuyển động định hướng của êlectrôn là v = 0,01 mm/s.

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Pin Lơclăngsê sản ra một công là 270 J khi dịch chuyển lượng điện tích là 180C giữa hai cực bên trong pin. Tính công mà pin sản ra khi dịch chuyển một lượng điện tích 40 (C) giữa hai cực bên trong pin.

  • A 1215J
  • B 1215mJ
  • C 60mJ
  • D 60J

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Suất điện động của nguồn điện đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện và được đo bằng công của lực lạ khi dịch chuyển một đơn vị điện tích dương ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện:

\(E = \frac{A}{q}\)

Lời giải chi tiết:

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}E = \frac{{{A_1}}}{{{q_1}}}\\E = \frac{{{A_2}}}{{{q_2}}}\end{array} \right. \Rightarrow \frac{{{A_1}}}{{{q_1}}} = \frac{{{A_2}}}{{{q_2}}} \Rightarrow {A_2} = \frac{{{A_1}}}{{{q_1}}}.{q_2} = \frac{{270}}{{180}}.40 = 60J\)

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Số electron đi qua tiết diện thẳng của một dây dẫn kim loại trong 1 giây là 1,25.1019. Tính điện lượng tải qua tiết diện đó trong 15 giây.

  • A 10C          
  • B 20C
  • C 30C
  • D 40C

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Cường độ dòng điện được xác định bằng thương số của điện lượng ∆q dịch chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong khoảng thời gian ∆t và khoảng thời gian đó: \(I = \frac{{\Delta q}}{{\Delta t}}\)

Lời giải chi tiết:

Ta có: \(I = \frac{{\Delta q}}{{\Delta t}} = \frac{{n.\left| e \right|}}{{\Delta t}} = \frac{{{{1,25.10}^{19}}{{.1,6.10}^{ - 19}}}}{1} = 2A\)

Điện lượng tải qua tiết diện đó trong 15 giây là: \(\Delta q = I.\Delta t = 2.15 = 30C\)

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Tính số electron đi qua tiết diện thẳng của một dây dẫn kim loại trong 1 giây nếu có điện lượng dịch chuyển qua tiết diện đó trong 30 giây là 15C?

  • A 0,5.107          
  • B 0,31.1019
  • C 0,31.1018          
  • D 0,23.1019

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Cường độ dòng điện được xác định bằng thương số của điện lượng ∆q dịch chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong khoảng thời gian ∆t và khoảng thời gian đó: \(I = \frac{{\Delta q}}{{\Delta t}}\)

Lời giải chi tiết:

Ta có: \(I = \frac{{\Delta q}}{{\Delta t}} = \frac{{15}}{{30}} = 0,5A\)

Do đó trong 1 s điện lượng chuyển qua tiết diện là 0,5 C

→ Số electron qua tiết diện thẳng của một dây dẫn kim loại trong 1 giây là:

\(n = \frac{q}{{\left| e \right|}} = \frac{{0,5}}{{{{1,6.10}^{ - 19}}}} = {3,125.10^{18}} \approx {0,31.10^{19}}\left( {electron} \right)\)

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Một dây dẫn hình trụ tiết diện ngang S = 10 mm2 có dòng điện I = 2A chạy qua. Hạt mang điện tự do trong dây dẫn là electron có độ lớn điện tích e = 1,6.10-19C. Biết vận tốc trung bình của hạt electron trong chuyển động có hướng là 0,1 mm/s. Tính mật độ hạt electron trong dây dẫn.

  • A 1,25.1020 (hạt/mm3)        
  • B 1,25.1020 (hạt/m3)           
  • C 1,25.1028 (hạt/mm3)        
  • D 1,25.1028 (hạt/m3)

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Công thức liên hệ giữa mật độ hạt n và I là:  I = n.v.S.q

Lời giải chi tiết:

Ta có:

 \(I = nqvS \Rightarrow n = \frac{I}{{qvS}} = \frac{2}{{{{1,6.10}^{ - 19}}{{.0,1.10}^{ - 3}}{{.10.10}^{ - 6}}}} = {1,25.10^{28}}\) (hạt/m3)

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Người ta mắc hai cực của nguồn điện với một biến trở có thể thay đổi từ 0 đến vô cực. Khi giá trị của biến trở rất lớn thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 4,5 V. Giảm giá trị của biến trở đến khi cường độ dòng điện trong mạch là 2A thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 4V. Suất điện động và điện trở trong của nguồn điện là

  • A \(E = 4,5V;r = 0,25\Omega \)
  • B  \(E = 9V;r = 4,5\Omega \)
  • C \(E = 4,5V;r = 4,5\Omega \)
  • D \(E = 4,5V;r = 2,5\Omega \)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Phương pháp :

Áp dụng định luật Ohm cho toàn mạch \(I = \frac{\xi }{{r + R}}\)

Lời giải chi tiết:

Cách giải :

Khi điện trở rất lớn thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn là 4,5V ta có \(\xi  = 4,5V\)

Khi điện trở giảm để I = 2A và hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 4V ta có :

\(\xi  = I.r + U \Rightarrow 4,5 = 2.r + 4 \Rightarrow r = 0,25\Omega \)

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Dùng một nguồn điện không đổi để thắp sáng lần lượt hai bóng đèn có điện trở R = 2Ω và R2 = 8Ω, khi đó công suất tiêu thụ của hai bóng đèn là như nhau. Điện trở trong của nguồn điện có giá trị là :

  • A r = 4Ω
  • B r = 3Ω
  • C r = 6Ω
  • D r = 2Ω

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Phương pháp :

- Hệ thức của định luật Ôm : \(I = \frac{E}{{{R_N} + r}}\)

(E, r lần lượt là suất điện động và điện trở trong của nguồn điện)

- Công thức tính công suất : P = I2.R

Lời giải chi tiết:

Cách giải :

Công suất tiêu thụ của hai bóng đèn :

\(\begin{array}{l}P = {\left( {\frac{E}{{{R_N} + r}}} \right)^2}.R \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{P_1} = {\left( {\frac{E}{{{R_1} + r}}} \right)^2}.{R_1} = {\left( {\frac{E}{{2 + r}}} \right)^2}.2\\{P_2} = {\left( {\frac{E}{{{R_2} + r}}} \right)^2}.{R_2} = {\left( {\frac{E}{{8 + r}}} \right)^2}.8\end{array} \right.\\{P_1} = {P_2} \Leftrightarrow {\left( {\frac{E}{{2 + r}}} \right)^2}.2 = {\left( {\frac{E}{{8 + r}}} \right)^2}.8 \Rightarrow 2.{\left( {8 + r} \right)^2} = 8.{\left( {2 + r} \right)^2} \Rightarrow r = 4\Omega \end{array}\)

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Một nguồn điện có suất điện động \(12V,\) khi mắc nguồn điện này với một bóng đèn để thành mạch điện kín thì nó cung cấp một dòng điện có cường độ \(0,8A.\) Công suất của nguồn điện là bao nhiêu ?

  • A \(180W\)  
  • B \(12W\)   
  • C \(15W\)  
  • D \(9,6{\rm{W}}\)

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Áp dụng biểu thức tính công suất của nguồn: \(P = \xi I\)

Lời giải chi tiết:

Ta có, công suất của nguồn điện: \(P = \xi I = 12.0,8 = 9,6W\)

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Trị số của đại lượng nào cho biết mức độ tác dụng mạnh, yếu của dòng điện? Đại lương này được xác định bằng công thức nào và đo bằng dụng cụ gì?

Lời giải chi tiết:

- Cường độ dòng điện

- Công thức:I=\frac{q}{t}

- Dụng cụ đo: Ampe kế

Câu hỏi 24 :

Nguồn điện có suất điện động 12 V, khi mắc nguồn điện này với một bóng đèn để thành mạch kín thì nó cung cấp một dòng điện có cường độ 0,8 A. Công của nguồn điện này sản ra trong 15 phút là

  • A 8640 J.
  • B 144 J.      
  • C 9,6 J.   
  • D 180  J.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức tính công của nguồn \(A = \xi .I.t\)

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

Công của nguồn điện sản ra trong 15 phút là \(A = \xi .I.t = 12.0,8.15.60 = 8640J\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Một nguồn điện có suất điện động \(12V,\) khi mắc nguồn điện này với một bóng đèn để thành mạch điện kín thì nó cung cấp một dòng điện có cường độ \(0,8A.\) Công của nguồn điện này sinh ra trong \(15\) phút là bao nhiêu ?

  • A \(8640J\)           
  • B \(864J\)             
  • C \(180J\)                
  • D \(144J\)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Sử dụng biểu thức tính công của nguồn điện:  \(A = \zeta It\)

Lời giải chi tiết:

Công của nguồn điện: \(A = \xi It = 12.0,8.\left( {15.60} \right) = 8640J\)

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Cường độ dòng điện không đổi chạy qua dây tóc của một bóng đèn là 0,64 A.

    a) Tính điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc trong thời gian một phút.

   b) Tính số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc trong khoảng thời gian nói trên.

  • A a) q = 38,4C; b) 24.1019 electron
  • B a) q = 3,84C; b) 24.1018 electron
  • C a) q = 38,4C; b) 24.1020 electron
  • D a) q = 3,84C; b) 24.1019 electron

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Một bộ acquy có suất điện động 6 V, sản ra một công là 360 J khi acquy này phát điện.

    a) Tính lượng điện tích dịch chuyển trong acquy.

    b) Thời gian dịch chuyển lượng điện tích này là 5 phút. Tính cường độ dòng điện chạy qua acquy khi đó.

Lời giải chi tiết:

Câu hỏi 28 :

Một bộ acquy có thể cung cấp dòng điện 4 A liên tục trong 2 giờ thì phải nạp lại.

    a) Tính cường độ dòng điện mà acquy này có thể cung cấp liên tục trong 40 giờ thì phải nạp lại.

    b) Tính suất điện động của acquy này nếu trong thời gian hoạt động trên đây nó sản sinh ra một công là 172,8 kJ.

  • A a) I = 0,4A; b) E = 6V
  • B a) I = 2A; b) E = 6V
  • C a) I = 0,2A; b) E = 6V
  • D a) I = 0,4A; b) E = 0,6V

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Một bộ acquy có suất điện động 6 V, sản ra một công là 360 J khi acquy này phát điện.

    a) Tính lượng điện tích dịch chuyển trong acquy.

    b) Thời gian dịch chuyển lượng điện tích này là 5 phút. Tính cường độ dòng điện chạy qua acquy khi đó.

  • A a) q = 60C; b) I = 2A
  • B a) q = 6C; b) I = 0,02A
  • C a) q = 60C; b) I = 0,2A
  • D a) q = 0,6C; b) I = 0,2A

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Cường độ dòng điện không đổi chạy qua dây tóc của một bóng đèn là 0,64 A.

    a) Tính điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc trong thời gian một phút.

    b) Tính số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc trong khoảng thời gian nói trên.

Lời giải chi tiết:

Xem thêm

Quảng cáo
close