30 bài tập dòng điện không đổi - nguồn điện mức độ thông hiểu

Làm bài

Quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Một dòng điện không đổi, sau 2 phút có một điện lượng 24C chuyển qua một tiết diện thẳng. Cường độ dòng điện đó là

  • A 12A     
  • B 0,083A   
  • C 0,2A    
  • D 48A.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

  • A Dòng điện có tác dụng từ. Ví dụ: nam châm điện.
  • B Dòng điện có tác dụng nhiệt. Ví dụ:  bàn là điện.
  • C Dòng điện có tác dụng hoá học. Ví dụ: acquy nóng lên khi nạp điện.
  • D Dòng điện có tác dụng sinh lý. Ví dụ: hiện tượng điện giật.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Acquy nóng lên khi nạp điện đó là tác dụng nhiệt của dòng điện chứ không phải là tác dụng hoá học.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A Nguồn điện là thiết bị để tạo ra và duy trì hiệu điện thế nhằm duy trì dòng điện trong mạch. Trong nguồn điện dưới tác dụng của lực lạ các điện tích dương dịch chuyển từ cực dương sang cực âm.
  • B Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của nguồn điện và được đo bằng thương số giữa công của lực lạ thực hiện khi làm dịch chuyển một điện tích dương q bên trong nguồn điện từ cực âm đến cực dương và độ lớn của điện tích q đó.
  • C  Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của nguồn điện và được đo bằng thương số giữa công của lực lạ thực hiện khi làm dịch chuyển một điện tích âm q bên trong nguồn điện từ cực âm đến cực dương và độ lớn của điện tích q đó.
  • D Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của nguồn điện và được đo bằng thương số giữa công của lực lạ thực hiện khi làm dịch chuyển một điện tích dương q bên trong nguồn điện từ cực dương đến cực âm và độ lớn của điện tích q đó.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Theo định nghĩa về suất điện động của nguồn điện: Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của nguồn điện và được đo bằng thương số giữa công của lực lạ thực hiện khi làm dịch chuyển một điện tích dương q bên trong nguồn điện từ cực âm đến cực dương và độ lớn của điện tích q đó.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Trong nguồn điện lực lạ có tác dụng

  • A  làm dịch chuyển các điện tích dương từ cực dương của nguồn điện sang cực âm của nguồn điện.
  • B  làm dịch chuyển các điện tích dương từ cực âm của nguồn điện sang cực dương của nguồn điện.
  • C  làm dịch chuyển các điện tích dương theo chiều điện trường trong nguồn điện.
  • D làm dịch chuyển các điện tích âm ngược chiều điện trường trong nguồn điện.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Trong nguồn điện lực lạ có tác dụng làm dịch chuyển các điện tích dương từ cực âm của nguồn điện sang cực dương của nguồn điện.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Quy ước chiều dòng điện là:

  

  • A Chiều dịch chuyển của các electron. 
  • B chiều dịch chuyển của các điện tích dương.
  • C chiều dịch chuyển của các ion.  
  • D chiều dịch chuyển của các ion âm.  

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

Quy ước chiều dòng điện là chiều dịch chuyển của các điện tích dương

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong khoảng thời gian t là q thì cường độ của dòng điện trung bình qua mạch được xác định bằng công thức

  • A I = q²/t   
  • B I = q.t  
  • C I = q.t²
  • D I = q/t

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Suất điện động của một pin là 1,5 V. Công của lực lạ khi dịch chuyển điện tích +2 C từ cực âm tới cực dương bên trong nguồn điện là

  • A  3 J. 
  • B 4,5 J. 
  • C 4,3 J. 
  • D  0,75 J.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức tính công của điện tích điểm A=qU

Lời giải chi tiết:

A=qU=3J

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Trên dây dẫn kim loại có một dòng điện không đổi chạy qua có cường độ là 1,6 mA, biết điện tích của electron có độ lớn 1,6.10-19 C. Trong 1 phút số lượng electron chuyển qua một tiết diện thẳng là 

  • A 6.1020 electron. 
  • B 6.1019 electron. 
  • C 6.1018 electron. 
  • D  6.1017 electron. 

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức tính dòng điện không đổi 

Lời giải chi tiết:

\(I = {q \over t} = {{{n_e}e} \over t} \Rightarrow {n_e} = {{It} \over e} = {6.10^{17}}\)

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Một viên Pin khi mua từ cửa hàng có ghi các thông số như hình vẽ. Thông số 1,5 V cho ta biết điều gì 

  • A công suất tiêu thụ của viên pin.
  • B điện trở trong của viên pin.
  • C suất điện động của viên pin.
  • D dòng điện mà viên pin có thể tạo ra.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

 Sử dụng lí thuyết về đơn vị đo.

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

Đơn vị đo của các đại lượng trong điện học:

- Công suất: W (oát)

- Điện trở: W (ôm)

- Suất điện động: V (vôn)

- Cường độ dòng điện: A (ampe)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Lực lạ thực hiện một công 840mJ khi dịch chuyển một điện tích 7.10-2C giữa hai cực bên trong một nguồn điện. Suất điện động của nguồn điện này là:

  • A 9V
  • B 10V
  • C 12V
  • D 15V

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Suất điện động của nguồn điện E = A/q

Lời giải chi tiết:

Ta có: E = A/q = (840.10-3)/(7.10-2) = 12V

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Dòng điện không đổi chạy qua tiết diện của dây dẫn có cường  độ 1,5 A. Trong khoảng thời gian 3 s, điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây là

  • A 4,5C 
  • B 0,5C 
  • C 2C 
  • D 4C

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

+ Điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây q = It = 1,5.3 = 4,5 C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Một bộ nguồn gồm hai nguồn điện mắc nối tiếp . Hai nguồn có suất điện động lần lượt là 5 V và 7V. Suất điện động của bộ nguồn là

  • A 6V
  • B 2V
  • C 12V
  • D 7V

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Áp dụng mạch điện mắc nối tiếp có \(\xi  = {\xi _1} + {\xi _2}\)

Lời giải chi tiết:

Vì mạch điện mắc nối tiếp nên ta có suất điện động của bộ nguồn bằng

\(\xi  = {\xi _1} + {\xi _2} = 5 + 7 = 12V\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Trên một cục Pin do công ty cổ phần Pin Hà Nội sản xuất có ghi các thông số: PIN R20C – D SIZE – UM1 – 1,5V như hình vẽ. Thông số 1,5(V) cho ta biết

  • A hiệu điện thế giữa hai cực của pin.      
  • B điện trở trong của pin.
  • C suất điện động của pin
  • D dòng điện mà pin có thể tạo ra.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

+. Thông số 1,5 V trên pin cho ta biết suất điện động \(\xi \) của pin.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

 Dòng electron đập lên màn đèn hình thông thường có độ lớn bằng 200 μA. Có bao nhiêu electron đập vào màn hình trong mỗi giây?

  • A 8,5.1014 electron/s
  • B 12,5 .1014 electron/s
  • C 1,25.1014 electron/s
  • D 2,5.1014 electron/s

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức định nghĩa cường độ dòng điện

Lời giải chi tiết:

Cường độ dòng điện được xác định bằng điện lượng dịch chuyển qua tiết diện dây dẫn trong 1 đơn vị thời gian

\(I = \frac{{\Delta q}}{{\Delta t}} = \frac{{n.|e|}}{{\Delta t}} = > n = \frac{{I.\Delta t}}{{|e|}} = \frac{{{{200.10}^{ - 6}}.1}}{{1,{{6.10}^{ - 19}}}} = 12,{5.10^{ 14}}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Trong một mạch điện kín, nguồn điện có suất điện động là E có điện trở trong là r, mạch ngoài có điện trở là R, dòng điện chạy trong mạch có cường độ là I, và điện áp mạch ngoài là U. Khi đó không thể tính công Ang của nguồn điện sản ra trong thời gian t theo công thức nào?

  • A Ang = EIt
  • B Ang = I2(R + r)t
  • C Ang = UIt + I2rt           
  • D
    \[{A_{ng}} = \frac{1}{2}.I{t^2}\]

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức tính công của nguồn điện

Lời giải chi tiết:

Không thể tính công của nguồn điện bằng công thức:

\[{A_{ng}} = \frac{1}{2}.I{t^2}\]

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Hai cực của pin điện hóa được ngâm chất điện phân là dung dịch nào sau đây?

  • A Chỉ là dung dịch muối
  • B Chỉ là dung dịch Axit
  • C Chỉ là dung dịch Bazo
  • D Một trong các dung dịch kể trên

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Cấu tạo chung của các pin điện hoá là gồm hai cực có bản chất hoá học khác nhau, được ngâm trong chất điện phân (dung dịch axit, bazo hoặc muối…). Do tác dụng hoá học, các cực của pin điện hoá được tích điện khác nhau và giữa chúng có một hiệu điện thế giá trị của suất điện động của pin. Khi đó năng lượng hoá học chuyển thành điện năng dự trữ trong nguồn điện

Lời giải chi tiết:

Cấu tạo chung của các pin điện hoá là gồm hai cực có bản chất hoá học khác nhau, được ngâm trong chất điện phân (dung dịch axit, bazo hoặc muối…). Do tác dụng hoá học, các cực của pin điện hoá được tích điện khác nhau và giữa chúng có một hiệu điện thế giá trị của suất điện động của pin. Khi đó năng lượng hoá học chuyển thành điện năng dự trữ trong nguồn điện

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Trong thí nghiệm xác định suất điện động và điện trở trong của pin điện hoá. Đồng hồ đo điện đa năng hiện số ở chế độ DCV để đo

  

  • A hiệu điện thế xoay chiều.                      
  • B hiệu điện thế một chiều.

      

  • C dòng điện xoay chiều.                           
  • D dòng điện không đổi.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Đồng hồ đo điện đa năng hiện số ở chế độ DCV để đo hiệu điện thế một chiều.

Lời giải chi tiết:

Đồng hồ đo điện đa năng hiện số ở chế độ DCV để đo hiệu điện thế một chiều.

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Một ắc quy có suất điện động 24V và điện trở trong là 2Ω, mạch ngoài có điện trở R = 6Ω. Khi mạch hở thì hiệu điện thế giữa hai cực nguồn là

  • A U = 24V .                   
  • B U = 62V.                     
  • C U = 18V.                    
  • D U = 12V.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Khi mạch hở thì hiệu điện thế hai cực nguồn là suất điện động của nguồn

Lời giải chi tiết:

Khi mạch hở thì hiệu điện thế hai cực nguồn là suất điện động của nguồn

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Công của lực lạ khi làm dịch chuyển điện lượng \(q = 1,5C\) trong nguồn điện từ cực âm đến cực dương của nó là 18J. Suất điện động của nguồn điện đó là

  • A 1,2 V
  • B 12 V
  • C  2,7 V
  • D 27 V

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Sử dụng biểu thức xác định công của nguồn điện: \(A = q\xi \)

Lời giải chi tiết:

Ta có: \(A = q\xi \)

\( \Rightarrow \xi  = \dfrac{A}{q} = \dfrac{{18}}{{1,5}} = 12V\)

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

  • A Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
  • B Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho tác dụng mạnh, yếu của dòng điện và được đo bằng điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong một đơn vị thời gian.
  • C Chiều của dòng điện được quy ước là chiều chuyển dịch của các điện tích dương.
  • D Chiều của dòng điện được quy ước là chiều chuyển dịch của các điện tích âm.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Chiều của dòng điện được quy ước là chiều chuyển dịch của các điện tích dương.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A Nguồn điện hoá học có cấu tạo gồm hai điện cực nhúng vào dung dịch điện phân, trong đó một điên cực là vật dẫn điện, điện cực còn lại là vật cách điện.
  • B Nguồn điện hoá học có cấu tạo gồm hai điện cực nhúng vào dung dịch điện phân, trong đó hai điện cực đều là vật cách điện.
  • C Nguồn điện hoá học có cấu tạo gồm hai điện cực nhúng vào dung dịch điện phân, trong đó hai điện cực đều là hai vật dẫn điện cùng chất.
  • D Nguồn điện hoá học có cấu tạo gồm hai điện cực nhúng vào dung dịch điện phân, trong đó hai điện cực đều là hai vật dẫn điện khác chất.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Nguồn điện hoá học có cấu tạo gồm hai điện cực nhúng vào dung dịch điện phân, trong đó hai điện cực đều là hai vật dẫn điện khác chất.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng

  • A sinh công của mạch điện. 
  • B tác dụng lực của nguồn điện.
  • C  thực hiện công của nguồn điện.
  • D dự trữ điện tích của nguồn điện.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Trong các pin điện hóa có sự dịch chuyển từ năng lượng nào sau đây thành điện năng?

  • A Nhiệt năng
  • B Thế năng đàn hồi
  • C Hóa năng
  • D Cơ năng

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Cấu tạo chung của các pin điện hoá là gồm hai cực có bản chất hoá học khác nhau, được ngâm trong chất điện phân (dung dịch axit, bazo hoặc muối…). Do tác dụng hoá học, các cực của pin điện hoá được tích điện khác nhau và giữa chúng có một hiệu điện thế giá trị của suất điện động của pin. Khi đó năng lượng hoá học chuyển thành điện năng dự trữ trong nguồn điện

Lời giải chi tiết:

Trong các pin điện hóa có sự dịch chuyển từ hoá năng thành điện năng

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Chọn câu đúng. Pin điện hóa có

  • A hai cực là hai vật dẫn cùng chất.
  • B hai cực là hai vật dẫn khác chất.
  • C một cực là vật dẫn và cực kia là vật cách điện.
  • D hai cực đều là cách điện.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Cấu tạo chung của các pin điện hoá là gồm hai cực có bản chất hoá học khác nhau, được ngâm trong chất điện phân (dung dịch axit, bazo hoặc muối…). Do tác dụng hoá học, các cực của pin điện hoá được tích điện khác nhau và giữa chúng có một hiệu điện thế giá trị của suất điện động của pin. Khi đó năng lượng hoá học chuyển thành điện năng dự trữ trong nguồn điện

Lời giải chi tiết:

Pin điện hóa có hai cực là hai vật dẫn khác chất.

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Gọi q là điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong khoảng thời gian t thì cường độ của dòng điện không đổi được tính theo công thức?

  • A  \(I = q{t^2}\) 
  • B  \(I = \frac{{{q^2}}}{t}\)   
  • C  \(I = q.t\) 
  • D \(I = \frac{q}{t}\)

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

 Chọn D   + Công thức tính cường độ dòng điện \(I = \frac{q}{t}.\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Một nguồn điện có suất điện động ξ. Khi cường độ dòng điện do nguồn điện tạo ra là I thì công suất của nguồn điện bằng

  • A P  = ξ.I                 
  • B \(P = \frac{\xi }{I}\)
  • C \(P = \frac{I}{\xi }\)
  • D \(P = \xi .{I^2}\)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Công suất của nguồn điện bằng P = ξ.I.                

Lời giải chi tiết:

Công suất của nguồn điện bằng P = ξ.I.         

Chọn A

 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Trong nguồn điện lực lạ có tác dụng

  • A làm dịch chuyển các điện tích dương từ cực dương của nguồn điện sang cực âm của nguồn điện.
  • B làm dịch chuyển các điện tích dương từ cực âm của nguồn điện sang cực dương của nguồn điện.
  • C làm dịch chuyển các điện tích dương theo chiều điện trường trong nguồn điện.
  • D làm dịch chuyển các điện tích âm ngược chiều điện trường trong nguồn điện.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Lực lạ làm dịch chuyển điện tích dương từ cực âm sang cực dương của nguồn điện.

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Một điện lượng bằng 0,5C chạy trong một dây dẫn trong thời gian 0,5s. Cường độ dòng điện trong mạch bằng:

 

  • A 0,25A
  • B 0,1A
  • C 1A
  • D 0,02A

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Phương pháp:Cường độ dòng điện I = ∆q/∆t

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

Cách giải:Cường độ dòng điện chạy trong mạch: \(I = \frac{{\Delta q}}{{\Delta t}} = \frac{{0,5}}{{0,5}} = 1A\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Một nguồn điện có suất điện động E, dòng điện qua nguồn có cường độ I, thời gian dòng điện qua mạch là t. Công suất của nguồn điện được xác định theo công thức

  • A P = UI    
  • B P = EI     
  • C P = UIt               
  • D P = EIt

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Sử dụng lí thuyết về công suất của nguồn điện

Lời giải chi tiết:

Công suất của nguồn điện: \(P = EI\)

Chọn B.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây trong khoảng thời gian 2s là 6,25.1018hạt. Cho  \({q_e} = - 1,{6.10^{ - 19}}C\) , dòng điện qua dây dẫn có cường độ là

  • A 2(A).                           
  • B 1(A).                           
  • C 0,5(A).                        
  • D 0,512(A).

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức:  \(I = \frac{{\Delta q}}{{\Delta t}} = \frac{{n.\left| {{q_e}} \right|}}{{\Delta t}}\)

Lời giải chi tiết:

Cường độ dòng điện: \(I = \frac{{\Delta q}}{{\Delta t}} = \frac{{n.\left| {{q_e}} \right|}}{{\Delta t}} = \frac{{6,{{25.10}^{18}}.1,{{6.10}^{ - 19}}}}{2} = 0,5A\)

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

Quảng cáo
close