30 bài tập cơ bản Ôn tập chương 2: Hàm số bậc nhấtLàm bàiQuảng cáo
Câu hỏi 1 : Cho hàm số y = 2x + m – 1 Tìm m để đồ thị của hàm số đi qua điểm A(2; 2).Vẽ đồ thị của hàm số với giá trị của m vừa tìm được. Tìm m để đồ thị của hàm số y = 2x + m – 1 cắt đồ thị của hàm số y = x + 1 tại điểm nằm trên trục hoành.Phương pháp giải: Phương pháp: Câu a: Thay tọa độ của điểm A vào hàm số đã cho để tìm giá trị của m. Vẽ đồ thị hàm số: Tìm ít nhất hai điểm thuộc đồ thị hàm số sau đó vẽ đường thẳng đi qua hai điểm đó. Câu b: Đường thẳng \({{d}_{1}}\) căt \({{d}_{2}}\) tai 1 điểm trên trục hoành thì ta có giao điểm là \(M\left( {{x}_{0}};0 \right).\) Thay điểm M vào phương trình đường thẳng \({{d}_{2}}\) ta được tọa độ điểm M. Sau đó ta thay tọa độ điểm M vào phương trình đường thẳng \({{d}_{1}}\) ta tìm được M. Lời giải chi tiết: Giải: a) Đồ thị hàm số y = 2x +m - 1 đi qua điểm A(2;2) khi và chỉ khi 2 = 2.2 + m – 1 \(\Leftrightarrow \)m = -1. Khi m = -1 hàm số trở thành y = 2x – 2 Cho x = 0 \(\Rightarrow \) y= 2.0 – 2 = -2 Điểm B(0; -2) thuộc đồ thị của hàm số y = 2x - 2 Đồ thị của hàm số y = 2x – 2 là đường thẳng đi qua hai điểm A(2;2) và B(0;-2) Vẽ đồ thị của hàm số b) Gọi M là giao điểm của đường thẳng \(y=2x+m-1\) và \(y=x+1.\) Theo đề bài ta có M thuộc trục hoành \(\Rightarrow M\left( {{x}_{0}};0 \right).\) M thuộc đường thẳng \(y=x+1\Rightarrow 0={{x}_{0}}+1\Leftrightarrow {{x}_{0}}=-1\Rightarrow M\left( -1;0 \right).\) M thuộc đường thẳng \(y=2x+m-1\Rightarrow 0=2.\left( -1 \right)+m-1\Leftrightarrow m=3.\) Vậy với m = 3 thì đồ thị của hàm số y = 2x + m – 1 cắt đồ thị của hàm số y = x +1 tại điểm nằm trên trục hoành. Câu hỏi 2 : Cho 3 đường thẳng \(\left( d \right):{\rm{ }}y = \left( {m + 2} \right)x - 3m;\left( {d'} \right):{\rm{ }}y = 2x + 4\;;\left( {d''} \right):{\rm{ }}y = - 3x - 1.\) Giá trị của m để 3 đường thẳng trên đồng quy là :
Đáp án: A Phương pháp giải: - Sử dụng kiến thức được học: Tìm tọa độ giao điểm 2 đường thẳng cho trước - Điều kiện để 3 đường thẳng đồng quy. Lời giải chi tiết: d, d’, d” cắt nhau: \( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}d \cap d'\\d' \cap d''\\d \cap d''\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m + 2 \ne 2\\2 \ne - 3\\m + 2 \ne - 3\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m \ne 0\\m \ne - 5\end{array} \right.\) Xét phương trình hoành độ giao điểm của (d’) và(d”) : \(\matrix{ {2x + 4 = - 3x - 1} \hfill \cr { \Leftrightarrow 5x = - 5} \hfill \cr { \Leftrightarrow x = - 1} \hfill \cr { \Rightarrow y = 2\left( { - 1} \right) + 4 = 2} \hfill \cr { \Rightarrow A\left( { - 1;2} \right)} \hfill \cr } \) Để (d) ; (d’); (d”) đồng quy thì: \(\matrix{{ \Leftrightarrow 2 = \left( {m + 2} \right).\left( { - 1} \right) - 3m} \hfill \cr { \Leftrightarrow 2 = - 2 - 4m} \hfill \cr { \Leftrightarrow 4m = - 4} \hfill \cr { \Leftrightarrow m = - 1} \hfill \cr } \) Vậy khi m = - 1 thì (d) ; (d’); (d”) đồng quy tại A(1; -2). Chọn A. Câu hỏi 3 : Cho 3 điểm \(A(0;3),B(2;2);C(m + 3;m)\) . Giá trị của m để 3 điểm A, B, C thẳng hàng là:
Đáp án: A Phương pháp giải: Sử dụng kiến thức: - Viết phương trình đường thẳng đi qua 2 điểm cho trước. - Giải hệ phương trình tìm nghiệm - Điều kiện để 3 điểm thẳng hàng. Lời giải chi tiết: Gọi \(d:y = {\rm{ax}} + b\) là đường thẳng đi qua A và B. \(\eqalign{& A(0;3) \in d \Leftrightarrow a.0 + b = 3 \Leftrightarrow b = 3 \cr & B(2;2) \in d \Leftrightarrow a.2 + b = 2 \cr & \Rightarrow \left\{ \matrix{b = 3 \hfill \cr 2a + b = 2 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{b = 3 \hfill \cr a = - {1 \over 2} \hfill \cr} \right. \Rightarrow d:y = - {1 \over 2}x + 3 \cr} \) Để 3 điểm A, B, C thẳng hàng thì\(C(m + 3;m) \in d:y = - {1 \over 2}x + 3\) \( \Leftrightarrow m = - {1 \over 2}\left( {m + 3} \right) + 3 \Leftrightarrow {3 \over 2}m = {3 \over 2} \Leftrightarrow m = 1\) Vậy m = 1. Chọn A. Câu hỏi 4 : Tìm m để đường thẳng \(\left( d \right):{\rm{ }}y = x + 3;\left( {d'} \right):{\rm{ }}y = - x + 1;\left( {d''} \right):{\rm{ }}y = \sqrt 3 x - m – 2\) đồng quy.
Đáp án: B Phương pháp giải: Sử dụng kiến thức: - Hai đường thẳng cắt nhau - Tìm tọa độ giao điểm hai đường thẳng cho trước - Điều kiện để 1 điểm thuộc đồ thị hàm số. Lời giải chi tiết: \(\left( d \right):{\rm{ }}y = x + 3;\left( {d'} \right):{\rm{ }}y = - x + 1;\left( {d''} \right):{\rm{ }}y = \sqrt 3 x - m – 2\) Ba đường thẳng đồng quy \( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}d \cap d'\\d' \cap d''\\d \cap d''\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}1 \ne - 1\\- 1 \ne \sqrt 3 \\1 \ne \sqrt 3 \end{array} \right. \Rightarrow m \in R\) Xét phương trình hoành độ giao điểm của d và d' : \(x + 3 = - x + 1 \Leftrightarrow 2x = - 2 \Leftrightarrow x = - 1 \Rightarrow y = 2\) Do đó d và d' cắt nhau tại điểm (- 1;2) Điểm \(A( - 1;2) \in d'':y = \sqrt 3 x - m - 2 \Leftrightarrow 2 = \sqrt 3 .\left( { - 1} \right) - m - 2 \Leftrightarrow m = - 4 - \sqrt 3 \) Vậy \(m = - 4 - \sqrt 3 \) Câu hỏi 5 : Tìm điểm cố định mà đường thẳng \(d:2(m - 1)x + (m - 2)y = 2\) luôn đi qua.
Đáp án: A Phương pháp giải: Sử dụng kiến thức được học: - \(M\left( {{x_0};{y_0}} \right)\) là điểm cố định mà d luôn đi qua \( \Leftrightarrow M\left( {{x_0};{y_0}} \right) \in d,\forall m \Leftrightarrow m.A + B = 0,\forall m \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}-A = 0\\- B = 0- \end{array} \right.\) - Giải hệ phương trình. Lời giải chi tiết: Gọi \(M\left( {{x_0};{y_0}} \right)\)là điểm cố định mà d luôn đi qua. \(\begin{array}{l} \Leftrightarrow M\left( {{x_0};{y_0}} \right) \in d\begin{array}{*{20}{c}}{}&{}\end{array}\forall m\\ \Leftrightarrow 2(m - 1){x_0} + (m - 2){y_0} = 2\begin{array}{*{20}{c}}{}&{}\end{array}\forall m\\ \Leftrightarrow 2m{x_0} - 2{x_0} + m{y_0} - 2{y_0} - 2 = 0\begin{array}{*{20}{c}}{}&{}\end{array}\forall m\\ \Leftrightarrow m(2{x_0} + {y_0}) - 2{x_0} - 2{y_0} - 2 = 0\begin{array}{*{20}{c}}{}&{}\end{array}\forall m\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}2{x_0} + {y_0} = 0\\ - 2{x_0} - 2{y_0} - 2 = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}2{x_0} + {y_0} = 0\\{x_0} + {y_0} = - 1\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x_0} = 1\\{y_0} = - 2\end{array} \right.\end{array}\) \( \Rightarrow M\left( {1; - 2} \right)\) là điểm cố định mà d luôn đi qua. Chọn A. Câu hỏi 6 : Cho đường thẳng \(d:y = (2m + 1)x - 1\). Tìm \(m\) để \(d\) cắt 2 trục tọa độ tạo thành tam giác có diện tích bằng \(\frac{1}{2}\)
Đáp án: D Phương pháp giải: Sử dụng kiến thức: - Tìm tọa độ giao điểm của đường thẳng và các trục tọa độ - Giải phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối Lời giải chi tiết: \(\begin{array}{l}d \cap Oy = \left\{ B \right\}\\x = 0 \Rightarrow y = - 1\\ \Rightarrow B(0; - 1) \Rightarrow OB = | - 1| = 1\\d \cap {\rm{Ox}} = \left\{ A \right\}\\y = 0 \Leftrightarrow (2m + 1)x - 1 = 0 \Leftrightarrow x = \frac{1}{{2m + 1}}(m \ne \frac{{ - 1}}{2})\\ \Rightarrow A\left( {\frac{1}{{2m + 1}};0} \right) \Rightarrow OA = \left| {\frac{1}{{2m + 1}}} \right|\end{array}\) \(\begin{array}{l}{S_{\Delta AOB}} = \frac{1}{2}OA.OB = \frac{1}{2} \Leftrightarrow \frac{1}{2}.1.\left| {\frac{1}{{2m + 1}}} \right| = \frac{1}{2}\\ \Leftrightarrow |2m + 1| = 1 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m = 0\\m = - 1\end{array} \right.(tmdk)\end{array}\) Chọn D. Câu hỏi 7 : Thầy Tưởng đang có ý định lặp đặt internet dùng cho gia đình. Qua việc tìm hiểu, thầy thấy có hai công ty đang trong quá trình khuyến mãi. Công ty FPT và công ty Viettel. Công ty FPT tính phí như sau: Phí lắp đặt ban đầu là \(400 000\) đồng và hàng tháng giá cước phải đóng là \(50 000\) đồng. Công ty Viettel không tính phí lắp đặt ban đầu nhưng giá cước phải đóng hàng tháng là \(90 000\) đồng. a) Em hãy viết hàm số biểu diễn số tiền y (nghìn đồng) mà thầy Tưởng phải trả sau x tháng sử dụng dịch vụ internet của công ty FPT và Viettel? b) Em hãy cho biết vào tháng thứ mấy thì số tiền mà thầy Tưởng phải đóng cho hai công ty là như nhau? Khi đó, số tiền mà thầy phải trả cho mỗi công ty là bao nhiêu?
Đáp án: D Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Bài giải chi tiết: a) Hàm số biểu diễn số tiền y (nghìn đồng) mà thầy Tưởng phải trả sau x tháng sử dụng dịch vụ internet của công ty FPT là: \(y = 400 + 50x\) (nghìn đồng) Hàm số biểu diễn số tiền y (nghìn đồng) mà thầy Tưởng phải trả sau x tháng sử dụng dịch vụ internet của công ty Viettel là: \(y = 90x\) (nghìn đồng) b) Phương trình hoành độ giao điểm của đồ thị hai hàm số là: \(400 + 50x = 90x \Leftrightarrow 400 = 90x - 50x \Leftrightarrow 40x = 400 \Leftrightarrow x = 10\) Vậy: Vào tháng thứ 10 thì số tiền mà thầy Tưởng phải đóng cho hai công ty là như nhau. Khi đó, số tiền mà thầy Tưởng phải trả cho mỗi công ty là: \(y =10.90 = 900\) (nghìn đồng) ( hoặc \(y = 400 + 50.10 = 900\) (nghìn đồng)) Câu hỏi 8 : Cho 2 đường thẳng: \(d:y = - 4x + m + 1;d':y = {4 \over 3}x + 15 - 3m\) Tìm giá trị của m để d cắt d’ tại điểm nằm trên trục tung.
Đáp án: D Phương pháp giải: - Tìm tọa độ giao điểm hai đường thẳng cho trước - Một điểm nằm trên trục tung khi và chỉ khi hoành độ bằng 0 . Lời giải chi tiết: Xét phương trình hoành độ giao điểm của d và d’ : \( - 4x + m + 1 = {4 \over 3}x + 15 - 3m \Leftrightarrow {{ - 16} \over 3}x = 14 - 4m \Leftrightarrow x = {{3(4m - 14)} \over {16}}\) d cắt d’ tại điểm nằm trên trục tung \( \Leftrightarrow x = {{3(4m - 14)} \over {16}} = 0 \Leftrightarrow 4m - 14 = 0 \Leftrightarrow m = {7 \over 2}.\) Chọn D. Câu hỏi 9 : Cho 2 đường thẳng \(d:y = 2x - 1;d':y = (m - 3)x + 2\). Tìm m để d cắt d’ mà hoành độ và tung độ giao điểm cùng dấu.
Đáp án: B Phương pháp giải: - Tìm tọa độ giao điểm 2 đường thẳng cho trước - Hoành độ và tung độ giao điểm cùng dấu \( \Leftrightarrow xy > 0\) Lời giải chi tiết: Ta có \(d \cap d' \Leftrightarrow m - 3 \ne 2 \Leftrightarrow m \ne 5\) Xét phương trình hoành độ của d' và d" : \(\eqalign{& 2x - 1 = (m - 3)x + 2 \Leftrightarrow (m - 5)x = - 3 \Leftrightarrow x = {{ - 3} \over {m - 5}} \cr & \Rightarrow y = {{ - 6} \over {m - 5}} - 1 = {{ - m - 1} \over {m - 5}} \cr} \) Theo đề bài:\(x.y > 0 \Leftrightarrow {{ - 3} \over {m - 5}}.{{ - m - 1} \over {m - 5}} > 0 \Leftrightarrow {{3(m + 1)} \over {{{(m - 5)}^2}}} > 0\) Mà \({(m - 5)^2} > 0,\forall m \ne 5\) Suy ra m > - 1 Kết hợp điều kiện ta có: \(\left\{ \matrix{m > - 1 \hfill \cr m \ne 5 \hfill \cr} \right.\) Chọn B. Câu hỏi 10 : Tìm m để đường thẳng \(\left( d \right):{\rm{ 2}}y + x - 7 = 0;\left( {d'} \right):{\rm{ }}y = 3;\left( {d''} \right):{\rm{ }}y = mx – 1\) đồng quy.
Đáp án: C Phương pháp giải: Sử dụng kiến thức: - Điều kiện để các đường thẳng cắt nhau. - Tìm tọa độ giao điểm 2 đường thẳng. - Điều kiện để các đường thẳng đồng quy. Lời giải chi tiết: \(\left( d \right):{\rm{ 2}}y + x - 7 = 0 \Leftrightarrow y = - {1 \over 2}x + {7 \over 2}\) d, d’, d” cắt nhau: \( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}d \cap d'\\d' \cap d''\\d \cap d''\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\frac{{ - 1}}{2} \ne 0\\0 \ne m\\\frac{{ - 1}}{2} \ne m\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m \ne 0\\m \ne \frac{{ - 1}}{2}\end{array} \right.\) Xét phương trình hoành độ giao điểm của (d’) và (d”) : \( - {1 \over 2}x + {7 \over 2} = 3 \Leftrightarrow - {1 \over 2}x = - {1 \over 2} \Leftrightarrow x = 1.\) Để (d); (d’); (d”) đồng quy thì \(\left( {1;3} \right) \in \left( {d''} \right) \Leftrightarrow 3 = 1.m - 1 \Leftrightarrow m = 4\) Kết hợp điều kiện ta có m = 4 thì (d); (d’); (d”) đồng quy. Chọn C. Câu hỏi 11 : Tìm m để 2 đường thẳng \(d:y = 2x + m + 3;d':y = - 4x - m – 2\) cắt nhau tại 1 điểm thuộc trục hoành.
Đáp án: A Phương pháp giải: Sử dụng kiến thức: - Tìm tọa độ giao điểm 2 đường thẳng - Điểm thuộc trục hoành khi và chỉ khi tung độ bằng 0. Lời giải chi tiết: Xét phương trình hoành độ giao điểm của d và d’: \(\eqalign{ & 2x + m + 3 = - 4x - m - 2 \Leftrightarrow 6x = - 2m - 5 \Leftrightarrow x = {{ - 2m - 5} \over 6} \cr & \Rightarrow y = 2.{{ - 2m - 5} \over 6} + m + 3 = {{m + 4} \over 3} \cr} \) Ta có d cắt d’ tại điểm thuộc trục hoành nên:\(y = {{m + 4} \over 3} = 0 \Leftrightarrow m = - 4.\) Vậy m = - 4 Chọn A. Câu hỏi 12 : Tìm m để \(A\left( {1;2} \right);B\left( { - 2;1} \right);D\left( {m;3m - 1} \right)\) thẳng hàng.
Đáp án: C Phương pháp giải: Sử dụng kiến thức - Viết phương trình đường thẳng đi qua 2 điểm cho trước. - Giải hệ phương trình - Điều kiện để 3 điểm thẳng hàng. Lời giải chi tiết: Gọi \(d:y = {\rm{ax}} + b\) là đường thẳng đi qua A và B. \(\eqalign{& A(1;2) \in d \Leftrightarrow a.1 + b = 2 \cr & B( - 2;1) \in d \Leftrightarrow a.( - 2) + b = 1 \cr} \) \( \Rightarrow \left\{ \matrix{ a + b = 2 \hfill \cr - 2a + b = 1 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{ a = {1 \over 3} \hfill \cr b = {5 \over 3} \hfill \cr} \right. \Rightarrow d:y = {1 \over 3}x + {5 \over 3}\) Để 3 điểm A, B, C thẳng hàng thì \(D(m;3m - 1) \in d \Leftrightarrow 3m - 1 = {1 \over 3}.m + {5 \over 3} \Leftrightarrow {8 \over 3}m = {8 \over 3} \Leftrightarrow m = 1\) Vậy m = 1. Câu hỏi 13 : Tìm m để phương trình \(|x - 2| - |x - 3| = - m\) có nghiệm duy nhất.
Đáp án: C Phương pháp giải: - Lập bảng xét dấu giá trị tuyệt đối - Vẽ đồ thị hàm số với các miền tương ứng - Biện luận phương trình dựa vào đồ thị hàm số. Lời giải chi tiết: Gọi \(y = |x - 2| - |x - 3|\)
- \(y = \left\{ \begin{array}{l} - (x - 2) - ( - x + 3) = - 1\begin{array}{*{20}{c}}{\begin{array}{*{20}{c}}{}&{}\end{array}khi}&{x < 2}\end{array}\\(x - 2) - ( - x + 3) = 2x - 5\begin{array}{*{20}{c}}{\begin{array}{*{20}{c}}{\begin{array}{*{20}{c}}{}&{khi}\end{array}}&{}\end{array}}&{2 \le x \le 3}\end{array}\\(x - 2) - (x - 3) = 1\begin{array}{*{20}{c}}{\begin{array}{*{20}{c}}{}&{\begin{array}{*{20}{c}}{}&{}\end{array}}\end{array}}&{khi}\end{array}\begin{array}{*{20}{c}}{}&{x > 3}\end{array}\end{array} \right.\) Phương trình \(|x - 1| - |x + 3| = - m\) có nghiệm duy nhất \( \Leftrightarrow \)đường thẳng \(y = - m\)cắt đồ thị hàm số \(y = |x - 1| - |x + 3|\) tại 1 điểm duy nhất\( \Leftrightarrow - 1 < - m < 1 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m < 1\\m > - 1\end{array} \right. \Leftrightarrow - 1 < m < 1\). Chọn C. Câu hỏi 14 : Tìm giá trị của \({x_0} + {y_0}\) . Biết \(M({x_0};{y_0})\) là điểm cố định mà đường thẳng \(d:y = (m + 2)x + m - 3\) luôn đi qua.
Đáp án: A Phương pháp giải: - \(M\left( {{x_0};{y_0}} \right)\) là điểm cố định mà d luôn đi qua\( \Leftrightarrow M\left( {{x_0};{y_0}} \right) \in d,\forall m \Leftrightarrow m.A + B = 0,\forall m \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}- A = 0\\-B = 0-\end{array} \right.\) - Giải hệ phương trình tìm nghiệm. Lời giải chi tiết: Gọi \(M\left( {{x_0};{y_0}} \right)\) là điểm cố định mà d luôn đi qua. \(\begin{array}{l} \Leftrightarrow M\left( {{x_0};{y_0}} \right) \in d\begin{array}{*{20}{c}}{}&{}\end{array}\forall m\\ \Leftrightarrow (m + 2){x_0} + m - 3 = {y_0}\begin{array}{*{20}{c}}{}&{}\end{array}\forall m\\ \Leftrightarrow m{x_0} + 2{x_0} + m - {y_0} - 3 = 0\begin{array}{*{20}{c}}{}&{}\end{array}\forall m\\ \Leftrightarrow m({x_0} + 1) + 2{x_0} - {y_0} - 3 = 0,\forall m\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x_0} + 1 = 0\\2{x_0} - {y_0} - 3 = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x_0} = - 1\\2.( - 1) - {y_0} = 3\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x_0} = - 1\\{y_0} = - 5\end{array} \right. \Rightarrow M( - 1; - 5)\\ \Rightarrow {x_0} + {y_0} = - 1 + ( - 5) = - 6.\end{array}\) Chọn A. Câu hỏi 15 : Tìm \(m\) để phương trình \(|2x + 1| = m\) vô nghiệm.
Đáp án: C Phương pháp giải: Sử dụng kiến thức: - Vẽ đồ thị hàm số với các miền tương ứng - Biện luận phương trình dựa vào đồ thị hàm số. Lời giải chi tiết: Đặt \(y = |2x + 1|\) Ta có: \(y = |2x + 1| = \left\{ \begin{array}{l}2x + 1\begin{array}{*{20}{c}}{}&{\begin{array}{*{20}{c}}{khi}&{x \ge \frac{{ - 1}}{2}}\end{array}}\end{array}\\ - 2x - 1\begin{array}{*{20}{c}}{}&{khi\begin{array}{*{20}{c}}{}&{x < \frac{{ - 1}}{2}}\end{array}}\end{array}\end{array} \right.\)
Phương trình \(|2x + 1| = m\) vô nghiệm \( \Leftrightarrow \)đường thẳng y = m không cắt đồ thị hàm số \(y = |2x + 1| \Leftrightarrow m < 0.\) Chọn C. Câu hỏi 16 : Gọi \(M\left( {{x_0};{y_0}} \right)\) là điểm cố định mà đường thẳng \(d:y = 3(m + 1)x - 3m - 2\) luôn đi qua. Khi đó \({x_0}.{y_0}\) có giá trị bằng :
Đáp án: A Phương pháp giải: Sử dụng kiến thức: - \(M\left( {{x_0};{y_0}} \right)\) là điểm cố định mà d luôn đi qua\( \Leftrightarrow M\left( {{x_0};{y_0}} \right) \in d,\forall m\Leftrightarrow m.A + B = 0,\forall m \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}- A = 0\\- B = 0-\end{array} \right.\) - Giải hệ phương trình tìm nghiệm. Lời giải chi tiết: \(M\left( {{x_0};{y_0}} \right)\) là điểm cố định mà d luôn đi qua. \(\begin{array}{l} \Leftrightarrow M\left( {{x_0};{y_0}} \right) \in d\begin{array}{*{20}{c}}{}&{}\end{array}\forall m\\ \Leftrightarrow {y_0} = 3(m + 1){x_0} - 3m - 2\begin{array}{*{20}{c}}{}&{}\end{array}\forall m\\ \Leftrightarrow 3m{x_0} + 3{x_0} - 3m - {y_0} - 2 = 0\begin{array}{*{20}{c}}{}&{}\end{array}\forall m\\ \Leftrightarrow 3m({x_0} - 1) + 3{x_0} - {y_0} - 2 = 0\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x_0} - 1 = 0\\3{x_0} - {y_0} - 2 = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x_0} = 1\\3.1 - {y_0} = 2\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x_0} = 1\\{y_0} = 1\end{array} \right. \Rightarrow M(1;1)\\ \Rightarrow {x_0}.{y_0} = 1.1 = 1.\end{array}\) Chọn A. Câu hỏi 17 : Cho đường thẳng \(d:y = (k - 2)x - 1\). Tìm \(k\) để \(d\) cắt 2 trục tọa độ tạo thành tam giác có diện tích bằng \(1\).
Đáp án: D Phương pháp giải: Sử dụng kiến thức - Tìm tọa độ giao điểm của đường thẳng và các trục tọa độ - Giải phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối Lời giải chi tiết: \(\begin{array}{l}d \cap Oy = \left\{ B \right\}\\x = 0 \Rightarrow y = - 1\\ \Rightarrow B(0; - 1) \Rightarrow OB = | - 1| = 1\\d \cap {\rm{Ox}} = \left\{ A \right\}\\y = 0 \Leftrightarrow (k - 2)x - 1 = 0 \Leftrightarrow x = \frac{1}{{k - 2}}(k \ne 2)\\ \Rightarrow A\left( {\frac{1}{{k - 2}};0} \right) \Rightarrow OA = \left| {\frac{1}{{k - 2}}} \right|\end{array}\) \(\begin{array}{l}{S_{\Delta AOB}} = \frac{1}{2}OA.OB = 1 \Leftrightarrow \frac{1}{2}.1.\left| {\frac{1}{{k - 2}}} \right| = 1\\\Leftrightarrow |k - 2| = \frac{1}{2} \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}k = \frac{5}{2}\\k = \frac{3}{2}\end{array} \right.(tmdk)\end{array}\) Chọn D. Câu hỏi 18 : Biết rằng nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn được tính bằng công thức (theo định luật Jun-lenxo): \(Q = 0,24{I^2}Rt\) , trong đó: Q là nhiệt lượng tính bằng đơn vị calo hoặc Jun (J), R là điện trở tính bằng Ohm (Ω), I là cường độ dòng điện tính bằng đơn vị Ampe (A) , t là thời gian tính bằng giây (s). Dòng điện chạy qua một dây dẫn có điện trở R = 10Ω, trong thời gian 5 giây. a) Hãy điền số thích hợp vào bảng sau: b) Hỏi cường độ dòng điện là bao nhiêu thì nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn là 800J? Biết 1J = 0,24 calo.
Đáp án: D Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: a) Điền số thích hợp vào bảng sau. Thay R = 10Ω, t = 5s vào trong phương trình ta được: Q = 0,24. I2. 10.5 = 12. I2 (*) Lầnlượt thay các giá trị của I vào (*) ta được bảng kết quả sau:b) Hỏi cường độ dòng điện là bao nhiêu thì nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn là 800J? Biết 1J = 0,24 calo. Đổi: 800J = 192 calo. Thay: Q = 192 calo vào (*) ta được:\(192 = 12.{I^2} \Leftrightarrow {I^2} = 16 \Leftrightarrow I = 4(A)\left( {Do{\rm{ }}I > 0} \right)\) Câu hỏi 19 : Cho hai đường thẳng \(\left( {{d_1}} \right)\)\(:\,\,y = 2x + 3\) và \(\left( {{d_2}} \right)\)\(:\,\,y = \left( {{m^2} + 1} \right)x + m + 2\) (với m là tham số). Với giá trị nào của tham số m thì đường thẳng \(\left( {{d_1}} \right)\) song song với đường thẳng \(\left( {{d_2}} \right)\)?
Đáp án: D Phương pháp giải: Hai đường thẳng \({d_1}:\;\;y = {a_1}x + {b_1},\;\;{d_2}:\;\;y = {a_2}x + {b_2}\) song song với nhau \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{a_1} = {a_2}\\{b_1} \ne {b_2}\end{array} \right..\) Lời giải chi tiết: Hai đường thẳng \({d_1}//{d_2} \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{m^2} + 1 = 2\\m + 2 \ne 3\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{m^2} = 1\\m \ne 1\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\left[ \begin{array}{l}m = 1\\m = - 1\end{array} \right.\\m \ne 1\end{array} \right. \Leftrightarrow m = - 1.\) Chọn D. Câu hỏi 20 : Cho hàm số: \(y=\left( 2m-1 \right)x+2-m\) có đồ thị là đường thẳng (d). a) Tìm m để hàm số đồng biến? hàm số nghịch biến? b) Tìm m để (d) cắt Ox tại điểm có hoành độ bằng 3. c) Tìm m để (d) song song với đường thẳng \(y=x+3\). Với giá trị của m vừa tìm được hãy vẽ đường thẳng (d) ; gọi giao điểm của (d) với Ox và Oy lần lượt là M, N. Tính diện tích tam giác OMN. d) Cho các đường thẳng \({{d}_{1}}:\,\,2x-y+7=0;\,\,\,\,{{d}_{2}}:\,\,x+y-1=0\). Tìm m để 3 đường thẳng \(d;\,\,{{d}_{1}};\,\,{{d}_{2}}\) đồng quy. Phương pháp giải: Phương pháp: Câu a: Hàm số \(y=ax+b\) đồng biến khi \(a>0\) và nghịch biến khi \(a<0.\) Câu b: Chú ý: đường thẳng cắt đồ thị hàm số tại điểm M thuộc trục Ox thì \(M\left( {{x}_{0}};0 \right).\) Khi đó ta thay tọa độ điểm M vào phương trình đường thẳng d để tìm m. Câu c: Cho đường thẳng \({{d}_{1}}:\,\,y={{a}_{1}}x+{{b}_{1}};\,\,\,{{d}_{2}}:\,\,y={{a}_{2}}x+{{b}_{2}}.\) Khi đó \({{d}_{1}}//{{d}_{2}}\Leftrightarrow \left\{ \begin{align} & {{a}_{1}}={{a}_{2}} \\ & {{b}_{1}}\ne {{b}_{2}} \\ \end{align} \right..\) Tính diện tích tam giác OMN, ta vẽ đồ thị hàm số và các điểm. Khi đó: \({{S}_{MON}}=\frac{1}{2}OM.ON.\) Câu d: Ta tìm giao điểm I của đường thẳng \({{d}_{1}};\,\,{{d}_{2}}\) sau đó thay tọa độ điểm I vào phương trình đườn thẳng d để tìm m. Lời giải chi tiết: Giải : a) Hàm số đồng biến khi \(2m-1>0\Leftrightarrow m>\frac{1}{2}\) Hàm số nghịch biến khi \(2m-1<0\Leftrightarrow m<\frac{1}{2}\) b)d đi qua điểm (3; 0) \(\Leftrightarrow 0=3\left( 2m-1 \right)+2-m\Leftrightarrow m=\frac{1}{5}\). c) \(d\,\,//\,\,y = x + 3 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}2m - 1 = 1\\2 - m \ne 3\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m = 1\\m \ne - 1\end{array} \right. \Leftrightarrow m = 1.\) \(\Rightarrow d:\,\,\,y = x + 1.\) Ta có đồ thị hàm số: Ta có: \(OM=1;\,\,\,ON=\left| -1 \right|=1\Rightarrow {{S}_{OMN}}=\frac{1}{2}OM.ON=\frac{1}{2}.\) Vậy \({{S}_{OMN}}=\frac{1}{2}\). d) Gọi I là giao điểm của . Khi đó tọa độ điểm I là nghiệm của hệ phương trình: \(\begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}2x - y + 7 = 0\\x + y - 1 = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}2x - y = - 7\\x + y = 1\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = - 2\\y = 3\end{array} \right. \Rightarrow I\left( { - 2;3} \right).\\I \in d \Rightarrow 3 = - 2\left( {2m - 1} \right) + 2 - m\\ \Leftrightarrow 3 = - 4m + 2 + 2 - m\\ \Leftrightarrow 5m = 1 \Leftrightarrow m = \frac{1}{5}.\end{array}\) Vậy \(m=\frac{1}{5}.\) Câu hỏi 21 : Cho hàm số bậc nhất \(y = (m-1)x + m + 1\) (1) 1) Vẽ đồ thị hàm số (1) với \(m= 2\). 2) Tìm m đề đồ thị hàm số trên song song với đường thẳng \(y = 2x + 1\) 3) Tìm khoảng cách từ gốc tọa độ đến đường thẳng \(y = 2x + 4\)
Phương pháp giải: Phương pháp: Câu 1: +) Thay giá trị của m đã cho vào hàm số. +) Tìm ít nhất hai điểm thuộc đồ thị hàm số, sau đó vẽ đường thẳng đi qua hai điểm vừa tìm ta được đồ thị hàm số. Câu 2: +) Cho hai đồ thị hàm số: \({{d}_{1}}:\,\,\,y={{a}_{1}}x+{{b}_{1}};\,\,\,{{d}_{2}}:\,\,\,y={{a}_{2}}x+{{b}_{2}}\). Ta có:\({{d}_{1}}//{{d}_{2}}\Leftrightarrow \left\{ \begin{align} & {{a}_{1}}={{a}_{2}} \\ & {{b}_{1}}\ne {{b}_{2}} \\ \end{align} \right..\) Câu 3: +) Khoảng cách từ O đến đường thẳng AB là đường cao OH của tam giác OAB vuông tại O. Sử dụng công thức hệ thức lượng trong tam giác vuông để tính chiều cao của tam giác vuông. Lời giải chi tiết: Giải: 1) Vẽ đồ thị hàm số với \(m=2.\) Khi \(m=2\) ta có hàm số: \(y=x+3.\) Ta có bảng giá trị: Đồ thị hàm số: 2) Ta có đường thẳng (1) song song với đường thẳng \(y = 2x + 1 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m - 1 = 2\\m + 1 \ne 1\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m = 3\\m \ne 0\end{array} \right. \Leftrightarrow m = 3.\) Vậy với \(m=3\) thì đồ thị hàm số (1) song song với đường thẳng \(y=2x+1.\) 3) Ta có khoảng cách từ O đến đường thẳng \(d:\,\,\,y=2x+4\Leftrightarrow 2x-y+4=0\) là \(OH\). Áp dụng công thức hệ thức lượng trong tam giác vuông OAB có đường cao OH ta có: \(\begin{align}&\frac{1}{O{{H}^{2}}}=\frac{1}{O{{A}^{2}}}+\frac{1}{O{{B}^{2}}}=\frac{1}{{{4}^{2}}}+\frac{1}{{{\left( -2 \right)}^{2}}}=\frac{5}{16}\Rightarrow O{{H}^{2}}=\frac{16}{5} \\ & \Rightarrow OH=\frac{4}{\sqrt{5}}=\frac{4\sqrt{5}}{5}. \\ \end{align}\) Vậy khoảng cách từ O đến đường thẳng \(y=2x+4\) là \(d=\frac{4\sqrt{5}}{5}\) (đvđd).
Câu hỏi 22 : Xác định giá trị của m để 2 đường thẳng \(d:x + y = m;d':mx + y = 1\) cắt nhau tại điểm nằm trên \((P):y = {x^2}\)
Đáp án: D Phương pháp giải: - Điều kiện để 2 đường thẳng cắt nhau - Tìm tọa độ giao điểm 2 đường thẳng cho trước - Giải phương trình. Lời giải chi tiết: \(\eqalign{& d:x + y = m \Leftrightarrow y = - x + m; \cr & d':mx + y = 1 \Leftrightarrow y = - mx + 1 \cr & d \cap d' \Leftrightarrow - m \ne - 1 \Leftrightarrow m \ne 1 \cr} \) Xét phương trình hoành độ giao điểm của d và d’: \(\eqalign{& - x + m = - mx + 1 \Leftrightarrow (m - 1)x = 1 - m \cr & \Rightarrow x = {{1 - m} \over {m - 1}} = - 1 \Rightarrow y = 1 + m \cr} \) Do đó d và d’ cắt nhau tại điểm (- 1; m + 1). Điểm \(( - 1;m + 1) \in (P):y = {x^2} \Leftrightarrow m + 1 = {( - 1)^2} \Leftrightarrow m = 0\) (t/m). Vậy m = 0. Chọn D. Câu hỏi 23 : Cho 3 đường thẳng phân biệt \(d:y = - x + 1;d':y = x - 1;d'':y = - {\rm{ax}} + {a^3} - {a^2} + 1\). Tìm a để d cắt d’ tại 1 điểm thuộc d” .
Đáp án: B Phương pháp giải: Sử dụng kiến thức: - Điều kiện để 2 đường thẳng cắt nhau - Tìm tọa độ giao điểm hai đường thẳng cho trước - Điều kiện 3 đường thẳng đồng quy Lời giải chi tiết: Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}d \cap d'\\d' \cap d''\\d \cap d''\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}- 1 \ne 1\\1 \ne - a\\- 1 \ne - a\end{array} \right. \Leftrightarrow a \ne \pm 1\) Xét phương trình hoành độ của d’ và d”: \( - x + 1 = x - 1 \Leftrightarrow - 2x = - 2 \Leftrightarrow x = 1 \Rightarrow y = 0\) Để 3 đường thẳng trên đồng quy thì điểm \((1;0) \in d'' \Leftrightarrow 0 = - a.1 + {a^3} - {a^2} + 1 \Leftrightarrow {a^3} - {a^2} - a + 1 = 0\) \( \Leftrightarrow {a^2}\left( {a - 1} \right) - \left( {a - 1} \right) = 0 \Leftrightarrow \left( {a - 1} \right)\left( {{a^2} - 1} \right) = 0 \Leftrightarrow {\left( {a - 1} \right)^2}\left( {a + 1} \right) = 0 \Leftrightarrow a = \pm 1\) (loại do điều kiện) Vậy không có số a thỏa mãn. Chọn B. Câu hỏi 24 : Đường thẳng \(d:y = {\rm{ax}} + b\) đi qua điểm A(2; -1) và M . Biết M thuộc đường thẳng \(d':\,\,2x+y=3\) và điểm M có hoành độ bằng 0,5 . Khi đó a nhận giá trị là:
Đáp án: D Phương pháp giải: Sử dụng kiến thức: - Điểm thuộc đường thẳng - Giải phương trình Lời giải chi tiết: Điểm \(A\left( {2; - 1} \right) \in d:y = ax + b \Leftrightarrow 2a + b = - 1\) Điểm \(M \in d':2x + y = 3\) có \(x = 0,5 \Rightarrow 2.0,5 + y = 3 \Leftrightarrow y = 2 \Rightarrow M\left( {{1 \over 2};2} \right)\) \(M\left( {{1 \over 2};2} \right) \in d \Leftrightarrow {1 \over 2}a + b = 2\) Do đó \(\left\{ \matrix{ 2a + b = - 1 \hfill \cr {1 \over 2}a + b = 2 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{2a + b = - 1 \hfill \cr 2a + 4b = 8 \hfill \cr} \right. \Rightarrow 3b = 9 \Leftrightarrow b = 3 \Rightarrow a = - 2\) Vậy a = -2. Chọn D. Câu hỏi 25 : Tìm m để giao điểm của \(d:mx + 2y = 5;d':y = - 2x + 1\) nằm ở góc phần tư thứ nhất.
Đáp án: C Phương pháp giải: Sử dụng kiến thức: - Điều kiện để 2 đường thẳng cắt nhau - Tìm giao điểm 2 đường thẳng - Điểm thuộc góc phần tư thứ nhất khi và chỉ khi x > 0 và y > 0 Lời giải chi tiết: \(\eqalign{ & d:mx + 2y = 5 \Rightarrow y = {{ - m} \over 2}x + {5 \over 2} \cr & d \cap d' \Leftrightarrow - {m \over 2} \ne - 2 \Leftrightarrow m \ne 4. \cr} \) Xét phương trình hoành độ giao điểm của d và d’ : \({{ - m} \over 2}x + {5 \over 2} = - 2x + 1 \Leftrightarrow {{4 - m} \over 2}x = - {3 \over 2} \Leftrightarrow x = {3 \over {m - 4}} \Rightarrow y = {{m - 10} \over {m - 4}}\) Do d cắt d’ tại điểm nằm ở góc phần tư thứ nhất nên ta có: \(\left\{ \matrix{x > 0 \hfill \cr y > 0 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{{3 \over {m - 4}} > 0 \hfill \cr {{m - 10} \over {m - 4}} > 0 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{m > 4 \hfill \cr m > 10 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow m > 10\) Kết hợp điều kiện suy ra m > 10 thỏa mãn đề bài. Câu hỏi 26 : Tìm m để giao điểm của \(d:y = 12x + 5 - m;d':y = 3x + m + 3\) nằm bên trái trục tung.
Đáp án: A Phương pháp giải: Sử dụng kiến thức - Tìm tọa độ giao điểm 2 đường thẳng - Điểm nằm bên trái trục tung khi và chỉ khi x < 0 Lời giải chi tiết: Xét phương trình hoành độ giao điểm của d và d’ : \(12x + 5 - m = 3x + m + 3 \Leftrightarrow 9x = 2m - 2 \Leftrightarrow x = {{2m - 2} \over 9}\) Do d cắt d’ tại điểm nằm bên trái trục tung nên ta có: \(x < 0 \Leftrightarrow {{2m - 2} \over 9} < 0 \Leftrightarrow 2m - 2 < 0 \Leftrightarrow m < 1.\) Chọn A. Câu hỏi 27 : Trong những điểm sau, điểm nào là điểm cố định mà đường thẳng \((m + 2)x + (m - 3)y - m + 8 = 0\)luôn đi qua.
Đáp án: D Phương pháp giải: Sử dụng kiến thức: - \(M\left( {{x_0};{y_0}} \right)\)là điểm cố định mà d luôn đi qua\( \Leftrightarrow M\left( {{x_0};{y_0}} \right) \in d,\forall m \Leftrightarrow m.A + B = 0,\forall m \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}- A = 0\\- B = 0-\end{array} \right.\) - Giải hệ phương trình tìm nghiệm. Lời giải chi tiết: Gọi \(M\left( {{x_0};{y_0}} \right)\)là điểm cố định mà d luôn đi qua. \(\begin{array}{l} \Leftrightarrow M\left( {{x_0};{y_0}} \right) \in d\begin{array}{*{20}{c}}{}&{}\end{array}\forall m\\ \Leftrightarrow (m + 2){x_0} + (m - 3){y_0} - m + 8 = 0\begin{array}{*{20}{c}}{}&{}\end{array}\forall m\\ \Leftrightarrow m{x_0} + 2{x_0} + m{y_0} - 3{y_0} - m + 8 = 0\begin{array}{*{20}{c}}{}&{}\end{array}\forall m\\ \Leftrightarrow m({x_0} + {y_0} - 1) + 2{x_0} - 3{y_0} + 8 = 0\begin{array}{*{20}{c}}{}&{}\end{array}\forall m\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x_0} + {y_0} - 1 = 0\\2{x_0} - 3{y_0} + 8 = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}2{x_0} + 2{y_0} = 2\\2{x_0} - 3{y_0} = - 8\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x_0} = - 1\\{y_0} = 2\end{array} \right. \Rightarrow M( - 1;2)\end{array}\) Vậy chọn D. Câu hỏi 28 : Cho hàm số y = (m + 4)x - m + 6 (d). \(M\left( {{x_0};{y_0}} \right)\) là điểm cố định mà \(d\) luôn đi qua. Khi đó, giá trị của \(x_0^2y_0^2\) là:
Đáp án: B Phương pháp giải: Sử dụng kiến thức: - \(M\left( {{x_0};{y_0}} \right)\)là điểm cố định mà d luôn đi qua\( \Leftrightarrow M\left( {{x_0};{y_0}} \right) \in d,\forall m \Leftrightarrow m.A + B = 0,\forall m \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}- A = 0\\- B = 0- \end{array} \right.\) Giải hệ phương trình tìm nghiệm Lời giải chi tiết: Gọi \(M\left( {{x_0};{y_0}} \right)\) là điểm cố định mà d luôn đi qua. \(\begin{array}{l} \Leftrightarrow M\left( {{x_0};{y_0}} \right) \in d\begin{array}{*{20}{c}}{}&{}\end{array}\forall m\\\Leftrightarrow (m + 4){x_0} - m + 6 = {y_0}\begin{array}{*{20}{c}}{}&{}\end{array}\forall m\\ \Leftrightarrow m{x_0} + 4{x_0} - m + 6 - {y_0} = 0\begin{array}{*{20}{c}}{}&{}\end{array}\forall m\\ \Leftrightarrow m({x_0} - 1) + 4{x_0} + 6 - {y_0} = 0\begin{array}{*{20}{c}}{}&{}\end{array}\forall m\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x_0} - 1 = 0\\4{x_0} - {y_0} + 6 = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x_0} = 1\\4.1 - {y_0} = - 6\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x_0} = 1\\{y_0} = 10\end{array} \right. \Rightarrow M(1;10)\\ \Rightarrow x_0^2y_0^2 = {1.10^2} = 100.\end{array}\) Chọn B. Câu hỏi 29 : a) Vẽ đồ thị hàm số \(y = 2x + 3.\) b) Xác định \(m\) để đồ thị của hàm số \(y = 2x + 3\) song song với đồ thị hàm số \(y = \left( {{m^2} - 2m + 2} \right)x + 2m - 1.\)
Đáp án: C Phương pháp giải: +) Lập bảng giá trị sau đó vẽ đồ thị hàm số. +) Đường thẳng \(y = {a_1}x + {b_1}\) và \(y = {a_2}x + {b_2}\) song song với nhau \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{a_1} = {a_2}\\{b_1} \ne {b_2}\end{array} \right..\) Lời giải chi tiết: a) Vẽ đồ thị hàm số \(y = 2x + 3.\) Ta có bảng giá trị: Vậy đồ thị hàm số \(y = 2x + 3\) là đường thẳng đi qua các điểm \(\left( {0;\;3} \right),\;\;\left( { - 1;\;1} \right).\) b) Xác định \(m\) để đồ thị của hàm số \(y = 2x + 3\) song song với đồ thị hàm số \(y = \left( {{m^2} - 2m + 2} \right)x + 2m - 1.\) Đường thẳng \(y = 2x + 3\) song song với đường thẳng \(y = \left( {{m^2} - 2m + 2} \right)x + 2m - 1 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{m^2} - 2m + 2 = 2\\2m - 1 \ne 3\end{array} \right.\) \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{m^2} - 2m = 0\\2m \ne 4\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\left[ \begin{array}{l}m = 0\\m = 2\end{array} \right.\\m \ne 2\end{array} \right. \Leftrightarrow m = 0.\) Vậy \(m = 0\) thỏa mãn yêu cầu bài toán. Chọn C. Câu hỏi 30 : Xác định hệ số \(a\) và \(b\) của hàm số \(y = ax + b\) biết đồ thị của nó là đường thẳng \(\left( d \right)\) song song với đường thẳng \(y = - 3x + 2019\) và đi qua điểm \(M\left( {2;\,\,1} \right).\)
Đáp án: A Phương pháp giải: Hai đường thẳng \(y = {a_1}x + {b_1}\) và \(y = {a_2}x + {b_2}\) song song với nhau \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{a_1} = {a_2}\\{b_1} \ne {b_2}\end{array} \right..\) Thay tọa độ của điểm \(M\) vào phương trình đường thẳng để tìm \(b.\) Lời giải chi tiết: Xác định hệ số \(a\) và \(b\) của hàm số \(y = ax + b\) biết đồ thị của nó là đường thẳng \(\left( d \right)\) song song với đường thẳng \(y = - 3x + 2019\) và đi qua điểm \(M\left( {2;\,\,1} \right).\) Ta có: đường thẳng \(\left( d \right):\,\,\,y = ax + b\) song song với đường thẳng \(y = - 3x + 2019\) \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = - 3\\b \ne 2019\end{array} \right. \Rightarrow \left( d \right):\,\,\,y = - 3x + b\,\,\,\left( {b \ne 2019} \right).\) Đường thẳng \(\left( d \right):\,\,\,y = - 3x + b\,\,\left( {b \ne 2019} \right)\) đi qua điểm \(M\left( {2;\,\,1} \right)\) nên thay tọa độ điểm \(M\) vào phương trình đường thẳng \(\left( d \right)\) ta được: \(1 = - 3.2 + b \Leftrightarrow 1 = b - 6 \Leftrightarrow b = 7\,\,\,\left( {tm} \right).\) Vậy \(a = - 3;\,\,b = 7.\) Chọn A. Quảng cáo
|