tuyensinh247

20 bài tập vận dụng về tính pH có lời giải (phần 1)

Làm bài

Quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Trộn 50ml dung dịch NaOH 0,1M với 50ml dung dịch HCl 0,1M. pH của dung dịch thu được sau phản ứng là:

 

  • A  0.    
  • B 1.       
  • C 7.    
  • D 13.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

So sánh số mol NaOH và HCl từ đó xác định pH của dung dịch thu được sau phản ứng.

Lời giải chi tiết:

Ta thấy: nNaOH = nHCl = 0,005 mol

=> NaOH phản ứng vừa đủ với HCl

=> Sau phản ứng thì dung dịch chỉ có NaCl => pH = 7

 Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Trộn 100ml dung dịch HCl 0,1M với V ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M, sau phản ứng thu được dung dịch có pH = 12,7. Giá trị của V là:

  

  • A 50 ml.   
  • B  100 ml.         
  • C 150 ml.      
  • D  200 ml.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

pHsau = 12,7 > 7 => OH- dư

Tính toán theo phương trình ion: H+   +  OH- → H2O

Lời giải chi tiết:

nH+ = nHCl = 0,01 mol; nOH- = 2nBa(OH)2 = 0,2V mol

pHsau = 12,7 > 7 => OH- dư => pOH = 14 - 12,7 = 1,3 => [OH-] = 10-1,3

        H+   +  OH- → H2O

Bđ: 0,01     0,2V

Pư: 0,01 → 0,01 

Sau: 0      0,2V - 0,01

\(\left[ {O{H^ - }} \right] = \frac{{{n_{O{H^ - }}}}}{V} \to {10^{ - 1,3}} = \frac{{0,2V - 0,01}}{{0,1 + V}}\) => V = 0,1 lít

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Cho dung dịch A chứa H2SO4 0,1M; HNO3 0,2M và HCl 0,3M. Trộn 300 ml dung dịch A với V lít dung dịch B gồm NaOH 0,2M và KOH 0,29M thu được dung dịch C có pH = 2. Giá trị của V là

  • A 0,134.     
  • B 0,424.        
  • C 0,441. 
  • D 0,414.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Trong A : nH+ = 2nH2SO4 + nHNO3 + nHCl = 2.0,1.0,3 + 0,2.0,3 + 0,3.0,3 = 0,21 mol

Trong B : nOH- = nNaOH + nKOH = 0,2V + 0,29V = 0,49V mol

Dung dịch sau khi trộn có pH = 2 => MT axit => H+ dư, OH- hết

              H+        +          OH-   →   H2O

Bđ:      0,21                 0,49V

Pư:     0,49V ←          0,49V

Sau: 0,21 - 0,49V          0

pH = 2 => [H+] = 10-2 => \(\frac{{0,21 - 0,49V}}{{0,3 + V}} = {10^{ - 2}}\) => V = 0,414 lít = 414 ml

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Hòa tan m gam Na vào nước được 100 ml dung dịch có pH = 13. Giá trị của m bằng

  • A 0,23 gam  
  • B 2,3 gam 
  • C 3,45 gam  
  • D 0,46 gam

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

pH = 13 => pOH = 1 => [OH-] = 0,1 M => nNaOH = 0,01 mol = nNa ( BT nguyên tố )

=> m = 0,23g

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Dung dịch  X chứa hỗn hợp NaOH 0,25M và Ba(OH)2 0,15M dung dịch Y chứa hỗn hợp H2SO4 0,5M và HNO3 0,2M.Trộn V lít dung dịch X  với V’ lit dung dịch Y thu được dung dịch Z có pH =3. Tỉ lệ V/V’ là

  • A 2,17      
  • B 1,25     
  • C 0,46        
  • D 0,08

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Cho m gam hỗn hợp Mg, Al vào 250 ml dung dịch X chứa hỗn hợp axit HCl 1 M và axit H2SO4 0,5 M thu được 5,32 lít H2 (ở đktc) và dung dịch Y (coi thể tích dung dịch không đổi). Dung dịch Y có pH là:

  • A 1
  • B 2
  • C 6
  • D 7

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Trộn 100ml dung dịch (gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M với 400 ml dung dịch (gồm H2SO4 0,0375 M và HCl 0,0125 M) thu đ­ược dung dịch X, giá trị pH của dung dịch X là:

  • A 1
  • B 2
  • C 6
  • D 7

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

\(\begin{gathered}
\left. \begin{gathered}
{n_{Ba{{(OH)}_2}}} = 0,01mol \hfill \\
{n_{NaOH}}\,\,\,\,\,\,\, = 0,01mol \hfill \\
\end{gathered} \right\}\,\, \Rightarrow \,{n_{O{H^ - }}} = 2.{n_{Ba{{(OH)}_2}}} + {n_{NaOH}} = 0,03(mol) \hfill \\
\left. \begin{gathered}
{n_{HCl}}\,\,\,\,\,\, = 0,005mol \hfill \\
{n_{{H_2}S{O_4}}} = 0,015mol \hfill \\
\end{gathered} \right\}\,\, \Rightarrow \,{n_{{H^ + }}} = {n_{HCl}} + 2.{n_{{H_2}S{O_4}}} = 0,035(mol) \hfill \\
\end{gathered} \)

Khi trộn xảy ra phản ứng trung hoà dạng ion là:  

H+    +   OH-à H2O

0,035      0,03

nH+ (d­ư) = 0,035 - 0,03 = 0,005 (mol) => [H+] = 0,005/(0,1+0,4) = 0,01

[H+] = 0,01 = 10-2 (mol/lít)  Þ pH = 2

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Trộn 200 ml dd hỗn hợp gồm HNO3 0,3M và HClO4 0,5M với 200 ml dd Ba(OH)2 a mol/lit thu được dd có pH = 3. Vậy a có giá trị là:

  • A 0,39  
  • B 0,798
  • C 0,399    
  • D 0,398

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Ta có: ∑nH+ = 0,2(0,3+ 0,5) = 0,16 mol;  nOH= 0,4.a

Sau khi phản ứng xảy ra dung dịch thu được có  pH= 3 chứng tỏ axit dư.

                        [H+] sau phản ứng = (0,16-0,4a)/ 0,4 = 10-3

 Vậy a = 0,399

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Thể tích của n­ước cần thêm vào 15 ml dung dịch axit HCl có pH=1 để đ­ược dung dịch axit có pH=3 là:

  • A 1,68 lít      
  • B 2,24 lít       
  • C 1,12 lít              
  • D 1,485 lít

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Gọi thể tích nước cần thêm là Vml. Số mol H+   không đổi trước và sau pha loãng nên:

                  15.10-1    =  (15+ V).10-3

                        V= 1485ml = 1,485 lít

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Thêm 90 ml n­ước vào 10 ml dung dịch NaOH có pH=12 thì thu đ­ược dung dịch có pH là:

  • A 3
  • B 1
  • C 11
  • D 13

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Tính pH của dung dịch dd HCl 2.10-7M

  • A pH = 6,700    
  • B pH = 6,617  
  • C pH = 2    
  • D pH = 11          

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Ta thấy: Ca = 2.10-7  ≈ \(\sqrt {{K_{{H_2}O}}}  = {10^{ - 7}}\)nên không thể bỏ qua sự phân li của H2O.

           HCl   →  H+  + Cl-

           2.10-7→ 2.10-7

           H2O \(\underset{{}}{\overset{{}}{\longleftrightarrow}}\)       H+        +         OH-     KH2O = 10-14

Bđ:                             2.10-7

Pli:       x                        x                       x

Sau:                         x + 2.10-7               x

=> KH2O = [H+][OH-] = (x + 2.10-7).x = 10-14

=> x = 4,142.10-8

=> [H+] = x + 2.10-7 = 4,142.10-8 + 2.10-7 = 2,4142.10-7

=> pH = -log[H+] = 6,617

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Tính pH của dung dịch HNO2 0,2M biết Ka  = 4.10--4

  • A 2
  • B 1
  • C 0,6
  • D 2,05

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Các quá trình điện li của

HNO\(\overset {} \leftrightarrows \)  H+ + NO2-   Ka = 4.10-4

H2O\(\overset {} \leftrightarrows \)  H+ + OH-      Kw = 10-14

Để tính pH của dung dịch thì ta phải đi tìm nồng độ H+ có trong dung dịch. Mà nồng độ H+ này có thể do HNO2 và H2O phân li ra.

Để xét xem có bỏ qua sự điện li của H2O tạo ra H+ hay không ta so sánh tích số

Ka.Ca với Kw

Nếu Ka. Ca >> Kw thì bỏ qua sư điện li của H2O

Nếu Ka. Ca ≈ Kw thì tính đến sự điện li của H2O

Lời giải chi tiết:

Các quá trình điện li:

HNO2  \(\overset {} \leftrightarrows \) H+ + NO2-   Ka = 4.10-4

H2O \(\overset {} \leftrightarrows \)  H+ + OH-      Kw = 10-14

Ta thấy: Ka.Ca = 0,2.4.10-4 = 8.10-5 > > Kw = 10-14. Do vậy sự phân li của H2O tạo ra H+ là không đáng kể. Vì vậy bỏ qua sự điện li của H2O. Dung dịch chỉ có sự điện li của HNO2

                HNO2 \(\overset {} \leftrightarrows \)     H+ + NO2-   Ka = 4.10-4

ban đầu:     0,2

phân li:       x                   x         x

cân bằng: (0,2 - x)           x         x

Ta có:\(Ka = {{{\rm{[}}{H^ + }{\rm{]}}.{\rm{[}}N{O_2}^ - {\rm{]}}} \over {{\rm{[}}HN{O_2}]}} = {{{x^2}} \over {0,2 - x}} = {4.10^{ - 4}}(*)\)

Cách 1: Giải phương trình bậc 2

→ x2 + 4.10-4x - 0,2.4.10-4 = 0

→ x = 8,7465.10-3 (M)

→ [H+] = x = 8,7465.10-3 (M)

→ pH = -lg[H+] = -lg(8,7465.10-3) = 2,058 

Cách 2: Ta thấy \({{Ca} \over {Ka}} = {{0,2} \over {{{4.10}^{ - 4}}}} = 500\) (Chỉ cần Ca lớn gấp 100 lần Ka là coi như x rất nhỏ)

→ x << 0,2

→ coi 0,2 - x ≈ 0,2

Từ phương trình (*) →\({{{x^2}} \over {0,2}} = {4.10^{ - 4}} \Rightarrow x = \sqrt {0,{{2.4.10}^{ - 4}}}  = 8,{944.10^{ - 3}}(M)\)

→ [H+] = x = 8,944.10-3 (M)

→ pH = -lg[H+] = -lg(8,944.10-3) = 2,048 ≈ 2,05

 Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Tính pH của 400 ml dung dịch (gồm H2SO4 0,025 M và HCl 0,05 M) ?

  • A 1
  • B 2
  • C 6
  • D 7

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Tính pH của dung dịch CH3COOH 0,1M biết  Ka = 1,8.10-5 ?

  • A 1,00       
  • B 2,87
  • C 6,05   
  • D 6,04

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Trộn V1 lít dung dịch HCl (pH = 5) với V2 lít dung dịch NaOH (pH = 9)thu được dung dịch có pH = 8. Tỉ lệ V1/ V2 là:

  • A 1/3     
  • B 3/1            
  • C 9/11      
  • D 11/9

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

pH của HCl = 5 => [HCl]= 10-5 => nHCl = CM. V1 = 10-5V1      

pH của NaOH = 9 => pOH = 14 – 9 = 5 => [NaOH]= 10-5 => nNaOH = CM.V2= 10-5.V2

Vì dd sau phản ứng thu được có pH = 8 > 7 => môi trường bazo => dư OH-

=> pOH = 14 – 8 = 6

=> [NaOH] dư = 10-6

                              H+     +    OH- → H2O

Ban đầu(mol)     10-5V1      10-5.V2

Phản ứng (mol) 10-5V1     10-5V1

Sau pư (mol)      0             10-6(V1+ V2)

Ta có: nOH- ban đầu = nOH- pư + nOH-

=> 10-5.V2 = 10-5V1 + 10-6(V1+ V2)

=> 10-5.V2 – 10-6V2 = 10-5V1 + 10-6V1

=> 9.10-6V2 = 1,1.10-5V1

 \( =  > \frac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = \frac{{{{9.10}^{ - 6}}}}{{1,{{1.10}^{ - 5}}}} = \frac{9}{{11}}\)

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Trộn lẫn 50 ml dung dịch HCl 0,12M với 50 ml dung dịch NaOH 0,1M. Vậy pH của dung dịch thu được bằng bao nhiêu?

  • A 2
  • B 4
  • C 3
  • D 1

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

nH+ = 6.10-3  mol ; nOH- = 5.10-3 mol

       H+  +   OH- → H2O

Bđ: 6.10-3   5.10-3       (mol)

Pư: 5.10-3 ← 5.10-3     (mol)

Sau: 10-3       0           (mol)

Mà V dd sau pư = 50 + 50 = 100 ml = 0,1 lít

=> [H+] = 10-3 : 0,1 = 10-2M

=> pH = 2

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Cho 40 ml dung dịch HCl 0,75M vào 160 ml dung dịch chứa đồng thời Ba(OH)2 0,08M và KOH 0,04M. pH của dung dịch thu được:

  • A 10
  • B 12
  • C 11
  • D 13

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Dung dịch axit fomic HCOOH 0,007 M có độ điện li  = 0,1. Tính pH của dung dịch  HCOOH:

  • A 3,15      
  • B 3,44   
  • C 3,55  
  • D 3,89

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Dung dịch NaOH 0,001M có giá trị pH là:

  • A 3.
  • B 2.
  • C 11.
  • D 12.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Tính pOH = -log[OH-] => pH = 14 - pOH

Lời giải chi tiết:

NaOH là chất điện li mạnh => [OH-] = CM NaOH = 0,001M

=> pOH = -log[OH-] = -log(0,001) = 3

=> pH = 14 - pOH = 14 - 3 = 11

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Cho 100 ml dung dịch X chứa: 0,07 mol Na+; 0,02 mol SO42- và x mol OH-. 100 ml dung dịch Y có chứa y mol H+, Cl-, NO3- và 0,01 mol Na(tổng số mol Cl- và NO3- là 0,042). Trộn 100 ml dung dịch X với  100 ml dung dịch Y thu được dung dịch Z. Dung dịch Z có pH là

  • A 13      
  • B  2      
  • C  12     
  • D  1

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Bảo toàn điện tích.

Lời giải chi tiết:

- Bảo toàn điện tích cho dung dịch X:

nOH- = nNa+ - 2nSO42- = 0,07 - 2.0,02 = 0,03 mol

- Bảo toàn điện tích cho dung dịch Y:

nH+ = (nCl- + nNO3-) - nNa+ = 0,042 - 0,01 = 0,032 mol

Khi trộn 100 ml X với 100 ml Y có phản ứng: H+ + OH- → H2O

=> nH+ dư = nH+ - nOH- = 0,032 - 0,03 = 0,002 mol

=> [H+] = \(\frac{{{n_{{H^ + }}}}}{{{V_{{\rm{dd}}\,sau\,pu}}}}\) = \(\frac{{0,002}}{{0,1 + 0,1}}\) = 0,01M

=> pH = -log[H+] = 2

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

Quảng cáo
close