Đề số 6 - Đề kiểm tra học kì 2 - Sinh 10

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 6 - Đề kiểm tra học kì 2 ( Đề thi học kì 2 )- Sinh học 10

Quảng cáo

Đề bài

Câu 1. Trong quá trình nguyên phân, các NST co xoắn cực đại ở kỳ nào?

A. Kỳ đầu                               B. Kỳ giữa

C. Kỳ sau                                D. Kỳ cuối.

Câu 2. Số NST trong một tế bào ở kỳ cuối của quá trình nguyên phân là:

A. n NST đơn                    B. 2n NST đơn

C. n NST kép                    D. 2n NST kép

Câu 3. Có 3 tế bào sinh dưỡng cùng loài nguyên phân liên tiếp 3 đợt. Số tế bào con tạo thành là:

A. 8                                        B. 12

C. 24                                      D. 48

Câu 4. Kết quả của quá trình giảm phân là từ 1 tế bào tạo ra:

A. 2 tế bào con, mỗi tế bào có 2n NST

B. 2 tế bào con, mỗi tế bào có n NST.

C. 4 tế bào con, mỗi tế bào có 2n NST.

D. 4 tế bào con, mỗi tế bào có n NST.

Câu 5. Vi sinh vật quang dị dưỡng sử dụng nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu từ

A. ánh sáng và CO2

B. ánh sáng và chất hữu cơ.

C. chất vô cơ và CO2

D. chất hữu cơ.

Câu 6. Việc muối chua rau quả là lợi dụng hoạt động của

A. nấm men rượu

B. vi khuẩn mì chính

C. nấm cúc đen

D. vi khuẩn lactic.

Câu 7 (ID:312892). Nhiệt độ ảnh hưởng đến

A. tính thấm qua màng tế bào vi khuẩn.

B. hoạt tính Enzim trong tế bào vi khuẩn.

C. sự hình thành ATP trong tế bào vi khuẩn.

D.  tốc độ các phản ứng sinh hoá trong tế bào vi sinh vật.

Câu 8. Vi khuẩn E.Coli ký sinh trong hệ tiêu hoá của người, chúng thuộc nhóm vi sinh vật

A. ưa ấm.                            B. ưa nhiệt

C. ưa lạnh                            D. ưa kiềm.

Câu 9. Yếu tố vật lý ức chế sinh trưởng của vi sinh vật có hại trong quá trình muối chua rau quả là:

A. Nhiệt độ                            B. Ánh sáng

C. Độ ẩm                               D. Độ pH.

Câu 10. Cấu tạo của virut bao gồm

A. vỏ prôtêin, axit nuclêic và có thể có vỏ ngoài.

B. vỏ prôtêin và ADN.

C. vỏ prôtêin và ARN

D. vỏ prôtêin, ARN và có thể có vỏ ngoài.

Câu 11. Mỗi loại virut chỉ nhân lên trong các tế bào nhất định vì

A. tế bào có tính đặc hiệu

B. virut có tính đặc hiệu

C. virut không có cấu tạo tế bào

D. virut và tế bào có cấu tạo khác nhau.

Câu 12. Không thể tiến hành nuôi virut trong môi trường nhân tạo giống như vi khuẩn được vì

A. kích thước của virut vô cùng nhỏ bé

B. hệ gen của virut chỉ chứa một loại axit nuclêic.

C. virut không có hình thái đặc thù.

D. virut kí sinh nội bào bắt buộc.

Câu 13. Ở người (2n = 46), số NST trong 1 tế bào ở kì cuối của quá trình nguyên phân là

A. 23                                      B. 46

C. 69                                       D. 92

Câu 14. Quá trình giảm phân xảy ra ở

A. tế bào sinh dục.

B. tế bào sinh dưỡng

C. hợp tử 

D. giao tử.

Câu 15. Một tế bào có bộ NST 2n = 14 đang thực hiện quá trình giảm phân, ở kì cuối I số NST trong mỗi tế bào con là

A. 7 NST kép                     B. 7 NST đơn

C. 14 NST kép                   D. 14 NST đơn

Câu 16. Hoạt động quan trọng nhất của NST trong nguyên phân là

A. Sự tự nhân đôi và sự đóng xoắn. 

B. Sự phân li đồng đều về 2 cực của tế bào.

C. Sự tự nhân đôi và sự phân li.

D. Sự đóng xoắn và tháo xoắn.

Câu 17. Clo được sử dụng để kiểm soát sinh trưởng của vi sinh vật trong lĩnh vực

A. khử trùng các dụng cụ nhựa, kim loại

B. tẩy trùng trong bệnh viện.

C. khử trùng phòng thí nghiệm

D. thanh trùng nước máy.

Câu 18. Phagơ là virut gây bệnh cho

A. người                                 B. động vật

C. thực vật.                             D. vi khuẩn.

Câu 19. Chu trình nhân lên của virut gồm 5 giai đoạn theo trình tự:

A. Hấp phụ - xâm nhập - lắp ráp - sinh tổng hợp - phóng thích.

B. Hấp phụ - xâm nhập - sinh tổng hợp - phóng thích - lắp ráp

C. Hấp phụ - lắp ráp - xâm nhập - sinh tổng hợp - phóng thích.

D. Hấp phụ - xâm nhập - sinh tổng hợp - lắp ráp - phóng thích.

Câu 20. Thực phẩm có thể giữ được khá lâu trong tủ lạnh vì:

A. Nhiệt độ thấp có thể diệt khuẩn.

B. Nhiệt độ thấp làm cho thức ăn đông lại, vi khuẩn không thể phân huỷ được.

C. Trong tủ lạnh vi khuẩn bị mất nước nên không hoạt động được.

D. Nhiệt độ thấp trong tủ lạnh ức chế hoạt động của các vi sinh vật.

Câu 21.

a. Trình bày diễn biến các kì của quá trình nguyên phân.

b. Nêu ý nghĩa của nguyên phân.

Câu 22. Hãy giải thích

a, Vì sao thức ăn chứa nhiều nước dễ bị nhiễm vi khuẩn?

b, Vì sao dưa muối có mùi thơm và vị chua?

Câu 23. Quần thể của một loài vi khuẩn ban đầu có 20 cá thể. Sau 3 giờ nuôi cấy trong môi trường thích hợp, số cá thể trong quần thể đạt được là 320. Hãy tính

a, Số lần phân chia của quần thể?

b, Thời gian thế hệ của loài trên?

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1 2 3 4 5
B B C D B
6 7 8 9 10
D D A D A
11 12 13 14 15
B D B A A
16 17 18 19 20
C D D D D

Câu 1 

Các NST co xoắn cực đại ở kỳ giữa trong nguyên phân

Chọn B

Câu 2 

Ở kỳ cuối nguyên phân, trong mỗi tế bào con có 2n NST đơn giống với tế bào mẹ ban đầu

Chọn B

Câu 3 

3 tế bào sinh dưỡng cùng loài nguyên phân liên tiếp 3 đợt tạo ra số tế bào con là 3×23 = 24

Chọn C

Câu 4 

Kết quả của quá trình giảm phân là tạo ra 4 tế bào con có n NST đơn

Chọn D

Câu 5

Vi sinh vật quang dị dưỡng sử dụng nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu từ ánh sáng và chất hữu cơ.

Chọn B

Câu 6 

Muối rau chua là ứng dụng quá trình lên men lactic do hoạt động của vi khuẩn lactic

Chọn D

Câu 7 

Nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ các phản ứng sinh hoá trong tế bào vi sinh vật.

Chọn D

Câu 8

Vi khuẩn E.Coli ký sinh trong hệ tiêu hoá của người, chúng thuộc nhóm vi sinh vật ưa ấm, ưa pH trung tính

Chọn A

Câu 9 

Độ pH ức chế sinh trưởng của vi sinh vật có hại trong quá trình muối chua rau quả

Chọn D

Câu 10 

1 virus bao gồm vỏ prôtêin, axit nuclêic và có thể có vỏ ngoài.

Chọn A

Câu 11 

Mỗi loại virut chỉ nhân lên trong các tế bào nhất định vì virut có tính đặc hiệu

Chọn B

Câu 12 

Virus kí sinh nội bào bắt buộc, chúng không nhân lên khi ở ngoài tế bào vật chủ nên không thể nuôi cấy như vi khuẩn

Chọn D

Câu 13

Ở kỳ cuối nguyên phân, trong mỗi tế bào con có 2n = 46 NST đơn

Chọn B

Câu 14 

Quá trình giảm phân xảy ra đối với tế bào sinh dục chín

Chọn A

Câu 15.

Ở kỳ cuối GP I, trong mỗi tế bào con có n = 7 NST kép

Chọn A

Câu 16

Hoạt động quan trọng nhất của NST trong nguyên phân là Sự tự nhân đôi và sự phân li.

Chọn C

Câu 17 

Clo được sử dụng để thanh trùng nước máy

Chọn D

Câu 18.

Phage là virus gây bệnh trên vi khuẩn

Chọn D

Câu 19 

Trình tự đúng là : Hấp phụ - xâm nhập - sinh tổng hợp - lắp ráp - phóng thích.

Chọn D

Câu 20

Thực phẩm có thể giữ được khá lâu trong tủ lạnh vì nhiệt độ thấp trong tủ lạnh ức chế hoạt động của các vi sinh vật.

Chọn D

Câu 21

a. Trình bày diễn biến các kì của quá trình nguyên phân

- Kì đầu: Các NST kép co xoắn, màng nhân dần tiêu biến, thoi phân bào dần xuất hiện

- Kì giữa: Các NST kép co xoắn cực đại, tập trung thành 1 hàng trên MPXĐ

- Kì sau: Các nhiễm sắc tử tác nhau ra và di chuyển trên thoi phân bào về 2 cực

- Kì cuối: NST dãn xoắn dần, màng nhân dần hình thành

b. Ý nghĩa của nguyên phân:

Đối với sinh vật nhân thực đơn bào, nguyên phân là cơ chế sinh sản.

Đối với cơ thể sinh vật nhân thực đa bào, nguyên phân làm tăng số lượng tế bào giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển.

Ngoài ra nguyên phân giúp cơ thể tái sinh mô hoặc cơ quan bị tổn thương...

Câu 22 

a, Vì đa số vi sinh vật hoạt động thuận lợi trong môi trường có độ ẩm cao

b, Vì vi khuẩn lactic thực hiện quá trình lên men tạo axit lactic có vị chua và mùi thơm

Câu 23

Phương pháp:

1 tế bào nguyên phân n lần tạo 2n tế bào con

Thời gian thế hệ = tổng thời gian/ số lần nguyên phân

Các giải:

Gọi số lần nhân đôi là n ta có 20×2n = 320 → n = 4

Thời gian thế hệ là : \(\frac{{3 \times 60}}{4} = 45\) phút

Nguồn: sưu tầm.

Loigiaihay.com

Quảng cáo

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

close