Đề số 43 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 43 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử đề trắc nghiệm

Quảng cáo

Đề bài

Câu 1. Sau năm 1945, phong trào giải phóng dân tộc nổ ra sớm nhất ở

A. khu vực Đông Nám Á.

C. khu vực Mĩ latinh.

B. khu vực Bắc Phi.

D. khu vực Đông Bắc Á.

Câu 2. Đặc điểm khác biệt của cách mạng khoa học - công nghệ sau Chiến tranh thế giới thứ hai với cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII là

A. kĩ thuật đi trước mở đường cho khoa học phát triển.

B. mọi phát minh khoa học đều bắt nguồn từ cải tiến kĩ thuật.

C. kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

D. mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.

Câu 3. Nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng Việt Nam được Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941) xác định là

A. giải phóng dân tộc.

C. giải phóng các dân tộc Đông Dương.

B. đánh đổ phong kiến và tay sai.

D. thực hiện người cày có ruộng.

Câu 4.  Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 6 – 1- 1930 là kết quả tất yếu của

A. phong trào công nhân trong những năm 1919 – 1925.

B. cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới.

C. phong trào công nhân trong những năm 1925 – 1927.

D. phong trào dân tộc dân chủ trong những năm 1919 – 1926.

Câu 5. Từ năm 1979 đến cuối những năm 80 của thế kỉ XX, quan hệ giữa Việt Nam với ASEAN là

A. hợp tác song phương.

C. đối thoại hòa bình.

B. đối đầu do bất đồng về kinh tế, chính trị.

D. đối đầu do vấn đề Campuchia.

Câu 6. Vì sao tầng lớp tiểu tư sản trở thành bộ phận quan trọng của cách mạng dân tộc dân chủ ở nước ta?

A. Vì bị thực dân Pháp chèn ép, bạc đãi, khinh rẻ.

B. Vì đời sống bấp bênh, dễ bị xô đẩy vào con đường phá sản thất nghiệp.

C. Vì chiếm số đông trong xã hội, có điều kiện kinh tế ổn định.

D. Có trình độ tri thức, có điều kiện tiếp thu những tư tưởng mới.

Câu 7. Chiến lược của cách mạng Việt Nam là tiến hành “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi lên xã hội cộng sản” là xác định trong

A. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (đầu năm 1930).

B. Báo Thanh niên (6 – 1925).

C.Tác phẩm “Đường kách mệnh”.

D. Luận cương chính trị (10 – 1930).

Câu 8. Phương pháp đấu tranh của cách mạng Đông Dương được xác định trong thời kì 1936 – 1939 là kết hợp

A. đấu tranh công khai và hợp pháp.

B. đấu tranh công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.

C. đấu tranh bí mật và bất hợp pháp.

D. đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.

Câu 9. Ngày 13- 8 – 1945, ngay khi nhận được những thông tin về việc Nhật Bản sắp đầu hàng Đồng minh, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh lập tức thành lập cơ quan nào?

A. Ủy ban lâm thời khu giải phóng.

C. Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam.

B. Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc.

D. Ủy ban Quân sự cách mạng Bắc Kì.

Câu 10. Tổ chức hạt nhân của Việt Nam Quốc dân đảng là

A. Tâm tâm xã.

C. Nam Đồng thư xã.

B. Cộng sản đoàn.

D. Cường học thư xã.

Câu 11.  Lực lượng chủ yếu tham gia phong trào đấu tranh chống thực dân Anh đòi độc lập dân tộc ở Ấn Độ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. công nhân, nông dân, binh lính, ngoại kiều.

B. công nhân, địa chủ, tư sản, tiểu tư sản.

C. công nhân, nông dân, binh lính, học sinh, sinh viên.

D. nông dân, địa chủ, tư sản, binh lính.

Câu 12.  Đặc trưng nổi bật của trật tự thế giới hai cực Ianta là

A. cuộc “chiến tranh lạnh” do Mĩ phát động.

C. sự đối đầu giữa Mĩ và Liên Xô.

B. thế giới bị chia thành hai phe: TBCN và XHCN.

D. diễn ra nhiều cuộc chiến tranh cục bộ.

Câu 13. Đặc điểm cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam là

A. đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào giao thông vận tải của Việt Nam.

B. đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô nhỏ vào tất cả các ngành kinh tế Việt Nam.

C. đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế ở Việt Nam.

D. đầu tư vào phát triển văn hóa và ổn định chính trị ở Việt Nam.

Câu 14. Khẩu hiệu đấu tranh nào đã được tạm gác lại từ tháng 11 năm 1939?

A. Khẩu hiệu đấu tranh giành độc lập dân tộc.

C. Khẩu hiệu thành lập chính phủ cộng hòa.

B. Khẩu hiệu cách mạng ruộng đất.

D. Khẩu hiệu đòi quyền dân sinh, dân chủ.

Câu 15. “Chiến dịch này là một chiến dịch lịch sử của quân đội ta, ta đánh thắng chiến dịch này có ý nghĩa quân sự và ý nghĩa chính trị quan trọng” là nhận định của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về chiến dịch nào trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam?

A. Việt Bắc thu-đông năm 1947.

C. Biên giới thu-đông năm 1950.

B. Trung Lào tháng 4 năm 1953.

D. Điện Biên Phủ tháng 5 năm 1954.

Câu 16. Kinh tế Việt Nam những năm 1919-1929 có đặc điểm nổi bật là

A. nghèo nàn, lạc hậu và phụ thuộc vào Pháp.

B. nông nghiệp được đầu tư mạnh để phát triển mạnh.

C. có những biểu hiện phát triển nhanh về kĩ thuật và phát triển theo con đường TBCN.

D. công nghiệp được Pháp khuyến khích phát triển.

Câu 17. “Hỡi đồng bào toàn quốc. Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa” là nội dung mở đầu của

A.  Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (12-1946).

B. Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam (2-1951).

C. Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ II của Đảng (2-1951).

D. Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2-9-1945).

Câu 18. Mâu thuẫn sâu sắc nhất trong xã hội Việt Nam những năm 1929-1933 là mâu thuẫn giữa

A. phong kiến Việt Nam với thực dân Pháp.

C. dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp.

B. địa chủ phong kiến với nông dân.

D. tư sản mại bản với giai cấp công nhân.

Câu 19. Phương hướng chiến lược của quân đội và nhân dân Việt Nam trong đông – xuân 1953 – 1954 là tập trung tiến công

A. tại Điện Biên Phủ - trung tâm của kế hoạch Nava.

B. trên toàn bộ chiến trường Đông Dương.

C. ở đồng bằng Bắc Bộ, nơi tập trung cơ động chiến lược của Pháp.

D. vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu.

Câu 20. Phong trào “vô sản hóa” từ cuối năm 1928 đã tạo ra được sự chuyển biến

A. phong trào công nhân phát triển mạnh và trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc trong cả nước.

B. liên kết được phong trào công nhân với nông dân.

C. phong trào đấu tranh của công nhân chuyển sang giai đoạn đấu tranh tự giác.

D. lôi kéo được trí thức tiểu tư sản tham gia.

Câu 21. Sự thành lập Liên minh châu Âu (EU), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN),…là biểu hiện của

A. xu hướng liên kết tài chính quốc tế.

B. xu thế phát triển của thế giới sau chiến tranh lạnh.

C. xu thế liên kết khu vực.

D. xu hướng liên kết kinh tế quốc tế.

Câu 22. Hạn chế lớn nhất của Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 là

A. đánh giá không đúng khả năng cách mạng của giai cấp nông dân.

B. xác định cách mạng Đông Dương lúc đầu là CMTSDQ, bỏ qua TBCN, tiến thẳng lên con đường XHCN.

C. không đưa ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, nặng về đấu tranh giai cấp.          

D. xác dịnh động lực cách mạng là giai cấp công nhân, nông dân, tiêu tư sản trí thức.

Câu 23. Việt Nam Quốc dân đảng phát động cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2-1930) trong bối cảnh nào?

A. Những người lãnh đạo đã có sự chuẩn bị chu đáo.

B. Lực lượng của cuộc khởi nghĩa chưa được chuẩn bị chu đáo.

C. Pháp tiến hành khủng bố dã man những người yêu nước.

D. Tầng lớp trung gian sẵn sàng tham gia khởi nghĩa.

Câu 24. Những địa phương nào giành được chính quyền sớm nhất trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945?

A. Hà Nội, Huế, Sài Gòn, Đà Nẵng.

C. Thái Nguyên, Bắc Giang, Hả Dương, Hà Nội.

B. Cao Bằng, Hà Giang, Bắc Giang, Hải Dương.

D. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.

Câu 25. Điểm mới trong chương trình khai thác thuôc địa lần thứ hai của Pháp là

A. đầu tư vào ngành giao thông vận tải và ngân hàng.

C. đầu tư hai ngành đồn điền cao su và khai mỏ.

B. vơ vét tài nguyên thiên nhiên các nước thuộc địa

D. tăng cường đầu tư thu lãi cao.

Câu 26. Trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925, một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam Kì thành lập tổ chức chính trị nào dưới đây?

A. Hội Phục Việt.

C. Đảng Lập Hiến.

B. Việt Nam nghĩa đoàn.

D. Đảng Thanh niên.

Câu 27. Thắng lợi nào của quân đội và nhân dân Việt Nam đã làm phá sản âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương (1945-1954)?

A. Chiến dịch Biên giới thu-đông năm 1950.

B. Cuôc chiến đấu trong các đô thị năm 1946.

C. Chiến dịch Việt Bắc thu-đông năm 1947.

D. Cuộc chiến dịch Điên Biên Phủ năm 1954.

Câu 28. Mặt trận được Đảng ta thành lập năm 1936 có tên là gì?

A. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.

B. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.

C. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

D. Mặt trậnViệt Nam Độc lập Đồng minh.

Câu 29. Ngày 2-12-1975, ở Lào diễn ra sự kiện gì?

A. Nhân dân thủ đô Viêng Chăn khởi nghĩa thắng lợi.

B. Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào chính thức thành lâp.

C. Việc giành chính quyền trong cả nước hoàn thành.

D. Mĩ kí Hiệp định Viêng Chăn công nhận nền độc lập ở Lào.

Câu 30. Để độc chiếm thị trường Đông Dương, Pháp đóng thuế rất nặng vào hàng hóa của các nước nào khi nhập khẩu vào thị trường Đông Dương?

A. Hàng hóa của Trung Quốc, Nhật Bản.

C. Hàng hóa của Thái Lan, Xin-ga-po.

B. Hàng hóa của Anh, Ấn Độ.

D. Hàng hóa của Anh, Mỹ.

Câu 31. Nhận xét nào dưới đây về giai cấp công nhân Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai có sự chuẩn biến như thế nào?

A. Tăng nhanh về số lượng.

C. Vươn lên lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc.

B. Tăng nhanh về số lượng và chất lượng.

D. Tăng nhanh về chất lượng.

Câu 32. Những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người là nguồn gốc của

A. xu thế của thế giới sau Chiến tranh lạnh.

B. cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII – XIX.

C. xu thế toàn cầu hóa.

D. cuộc cách mạng khoa học – công nghệ.

Câu 33. Ý nghĩa lịch sử lớn nhất của khởi nghĩa Yên Bái là

A. góp phần cổ vũ lòng yêu nước và chí căm thù của nhân dân ta đối với bè lũ cướp nước và tay sai.

B. chấm dứt vai trò lãnh đạo cách mạng của giai cấp tư sản dân tộc đối với cách mạng Việt Nam.

C. Việt Nam Quốc dân đảng đáp ứng một phần yêu cầu nhiệm vụ dân tộc của nhân dân ta.

D. đánh dấu sự khủng hoảng của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.

Câu 34. Chủ trương Tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành chính quyền trước khi Đồng minh vào Việt Nam được đề ra trong văn kiện nào?

A. Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng tháng 5/1941.

B. Nghị quyết Hội nghị toàn quốc của Đảng cộng sản Đông Dương (14 – 15/8/1945).

C. Nghị quyết của Đại hội Quốc dân Tân Trào (16 – 17/8/1945).

D. Chị thị: “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.

Câu 35. Sự kiện nào đánh dấu mốc sụp đổ về cơ bản của chủ nghĩa thực dân cũ châu Phi?

A. 11/11/1975 nước cộng hòa nhân dân Ănggôla ra đời.

B. Năm 1962 Angiêri giành được độc lập.

C. Năm 1960, 17 nước châu Phi giành được độc lập.

D. Năm 1994, Nen-xơn Manđêla trở thành tổng thống da đen đầu tiên ở Nam Phi.

Câu 36. Luận cương chính trị (10 – 1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là

A. đánh đổ đế quốc và phong kiến phản động.

C. lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp.

B. lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc.

D. đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc.

Câu 37. Vì sao Nghệ - Tĩnh là địa phương đấu tranh mạnh nhất trong phong trào 1930 – 1931?

A. Là nơi tập trung đông đảo giai cấp công nhân.

B. Là nơi tập trung đông đảo giai cấp nông dân.

C. Là nơi có đội ngũ cán bộ Đảng đông nhất trong cả nước.

D. Là nơi thành lập chính quyền Xô viết sớm nhất.

Câu 38. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào các ngành

A. nông nghiệp và thương nghiệp.

C. giao thông vận tải.

B. công nghiệp chế biến.

D. nông nghiệp và khai thác mỏ.

Câu 39. Điểm giống nhau cơ bản giữa “Cương lĩnh chính trị” đầu tiên với “Luận cương chính trị” là

A. xác định đúng đắn khả năng tham gia lãnh đạo của các giai cấp.

B. xác định đúng đắn giai cấp lãnh đạo.

C. xác định đúng đắn nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam.

D. xác định đúng đắn mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Đông Dương.

Câu 40. Đến giữa những năm 50 của thế kỉ XX tình hình nổi bật ở khu vực Đông Nam Á là gì?

A. Tham gia khối phòng thủ chung Đông Nam Á (SEATO).

B. Tất cả các quốc gia trong khu vực đều giành được độc lập.

C. Hầu hết các quốc gia trong khu vực đã giành được độc lập.

D. Các nước tiếp tục chịu sự thống trị của chủ nghĩa thực dân mới.

Lời giải chi tiết

1

2

3

4

5

A

D

A

B

D

6

7

8

9

10

D

A

B

B

C

11

12

13

14

15

C

B

C

B

D

16

17

18

19

20

A

A

C

D

A

21

22

23

24

25

C

C

C

D

D

26

27

28

29

30

C

C

B

B

A

31

32

33

34

35

B

D

B

B

A

36

37

38

39

40

D

C

D

B

C

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close