Đề số 23 - Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Địa lí
Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 23 - Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Địa lí - Đề trắc nghiệm
Đề bài
Câu 41: Để bảo vệ và sử dụng hợp lí tài nguyên đất của Đồng bằng sông Hồng nói chung và tỉnh Nam Định nói riêng, giải pháp nào dưới đây không hợp lí?
A. Canh tác hợp lý, chống bạc màu, nhiễm phèn, mặn.
B. Áp dụng các biện pháp thủy lợi, đào hố vẩy cá
B. Bón phân cải tạo đất thích hợp, chống ô nhiễm đất.
C. Thâm canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Câu 42: Cây trồng chính chiếm một nửa đất canh tác của Nhật Bản là:
A. dâu tằm. B. lúa gạo
C. thuốc lá D. chè
Câu 43: Vào thời kì thu đông (tháng 10 – tháng 12), vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có mưa lớn chủ yếu là do ảnh hưởng của
A. gió mùa Tây Nam nóng ẩm gặp bức chắn địa hình.
B. gió tín phong Đông Bắc qua biển gặp bức chắn địa hình.
C. gió mùa Đông Nam ẩm gặp bức chắn địa hình.
D. gió mùa Đông Bắc hoạt động xuống phía Nam.
Câu 44: Khó khăn lớn về tự nhiên miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là
A. rét đậm, rét hại, sương muối, băng giá xảy ra nhiều.
B. bão lụt với tần suất lớn, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất.
C. thiếu nước vào mùa khô, hiện tượng triều cường và xâm nhập mặn.
D. Chế độ nhiệt không ổn định, dòng chảy sông ngòi thất thường.
Câu 45: Cho biểu đồ:
Tốc độ tăng trưởng sản lượng than, dầu, điện của nước ta, giai đoạn 2005 -2014
Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng với tốc độ tăng trưởng sản lượng than, dầu mỏ và điện của nước ta, giai đoạn 2005 -2014?
A. Than không ổn định và luôn thấp nhất.
B. Điện, than và dầu mỏ đều tăng rất nhanh.
C. Than và dầu mỏ tăng chậm, điện tăng nhanh.
D. Dầu mỏ và than tăng giảm không ổn định.
Câu 46: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết ý nào sau đây, thể hiện đặc điểm cán cân xuất nhập khẩu của nước ta?
A. Hàng xuất khẩu chủ yếu là nông sản, khoáng sản mới qua sơ chế, hàng nhập khẩu chủ yếu là các sản phẩm kĩ thuật và nguyên vật liệu.
B. Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của nước ta tăng liên tục qua các năm và có sự khác nhau giữa các vùng.
C. Giá trị xuất khẩu luôn thấp hơn giá trị nhập khẩu nên nước ta là nước nhập siêu, giá trị nhập siêu ngày càng tăng.
D. Các bạn hàng xuất, nhập khẩu của nước ta chủ yếu là Hoa Kì, Trung Quốc, Nhật Bản, các nước Đông Nam Á và Tây Âu.
Câu 47:Các ngành công nghiệp, vật liệu xây dựng, đồ gốm sứ, dệt may, hàng tiêu dùng phát triển ở nông thôn Trung Quốc là dựa vào điều kiện
A. nhu cầu tiêu thụ tăng, thị trường ngày càng rộng.
B. cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện.
C. lực lượng lao động dồi dào, nguyên vật liệu sẵn có.
D. vốn đầu tư, chính sách ưu tiên của nhà nướ
Câu 48: Theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, các mỏ khí đốt đang được khai thác ở nước ta (năm 2007) là
A. Lan Đỏ, Lan Tây, Tiền Hải.
B. Tiền Hải, Lan Tây, Bạch Hổ.
C. Lan Tây, Lan Đỏ, Hồng Ngọc
D. Tiền Hải, Lan Đỏ, Cái Nước
Câu 49: Biện pháp quan trọng hàng đầu nhằm nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng lúa gạo xuất khẩu nước ta là
A. Sản xuất nhiều giống lúa đặc sản, phù hợp nhu cầu thị trường.
B. nắm bắt được những biến đổi của yêu cầu thị trường.
C. giảm chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm.
D. nâng cao chất lượng sản phẩm trong sản xuất và áp dụng công nghệ tiên tiến trong chế biến,
Câu 50: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết thành phố Nam Định thuộc phân cấp đô thị loại nào?
A. Đô thị loại 2. B. Đô thị loại 4.
C. Đô thị loại 3. D. Đô thị loại 1.
Câu 51: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết những vùng khí hậu nào dưới đây ở nước ta chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc?
A. Đông Bắc Bộ, Nam Trung Bộ.
B. Trung và Nam Bắc Bộ, Nam Trung Bộ.
C. Đông Bắc Bộ, Trung và Nam Bắc Bộ.
D. Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
Câu 52: Cơ cấu mùa vụ ở nước ta có sự khác nhau giữa miền Bắc và miền Nam là do
A. sự phân hóa đất và địa hình giữa miền Bắc và miên Nam.
B. khí hậu có sự phân hóa theo mùa và theo chiều Bắc – Nam.
C. sự khác biệt về kinh nghiệm và truyền thống sản xuất của 2 miền.
D, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hóa theo độ cao.
Câu 53: Cho biểu đồ:
Biểu đồ thể hiện hiển nội dung nào sau đây?
A. Tổng GDP của một số quốc gia qua các năm.
B. Cơ cấu GDP/người của một số quốc gia qua các năm.
C. Tốc độ tăng trưởng GDP/người của một số quốc gia qua các năm.
D. Bình quân GDP/người của một số quốc gia qua các năm.
Câu 54: Sự hiện diện của dãy Trường Sơn Bắc đã làm cho thiên nhiên vùng Bắc Trung Bộ
A. có đồng bằng bị thu hẹp và đất đai màu mỡ.
B. có mùa mưa chậm dần sang thu đông và gió tây khô nóng.
C. không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc
D. chịu ảnh hưởng của bão nhiều hơn các vùng khác
Câu 55: Thách thức nào sau đây không phải của ASEAN hiện nay?
A Tình trạng đói nghèo và đô thị hóa tự phát.
B. Vấn đề nhập cư.
C. Các vấn đề tôn giáo và hòa hợp dân tộc
D. Trình độ phát triển còn chênh lệch.
Câu 56: Cho bảng số liệu
Tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô của nước ta, giai đoạn 2009 – 2015
(Đơn vị: %0)
Dựa vào bảng số liệu, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về gia tăng dân số của nước ta, giai đoạn 2009 – 2015?
A. Tỉ suất gia tăng tự nhiên có xu hướng tăng.
B. Tỉ suất gia tăng tự nhiên có xu hướng giảm.
C. Tỉ suất sinh thô tăng, tỉ suất tử thô giảm.
D. Tỉ suất sinh thô giảm, tỉ suất tử thô tăng.
Câu 57: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về ngành du lịch nước ta?
A. Số lượt khách du lịch từ năm 1995 đến 2007 tăng liên tục
B. Doanh thu ngành du lịch tăng nhanh và liên tục
C. Số lượt khách du lịch nội địa có tốc độ tăng chậm hơn số lượt khách quốc tế.
D. Doanh thu ngành du lịch tăng nhanh hơn số lượt khách du lịch.
Câu 58: Đảo có diện tích nhỏ nhất của Nhật Bản là:
A. Hôcaiđô B. Xicôcư
C. Hônsu D. Kiuxiu
Câu 59: Dựa vào bảng số liệu:
Cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng của Việt Nam, giai đoạn 1992 – 2015.
(Đơn vị:%)
A. Tỉ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản tăng nhanh hơn số giảm của hàng nông-lâm-thủy sản.
B. Tỉ trọng hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, hàng công nghiệp nặng và khoáng sản đều tăng.
C. Ti trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản tăng nhanh hơn hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp.
D. Tỉ trọng hàng nông-lâm-thủy sản giảm; hàng công nghiệp nặng và khoáng sản tăng.
Câu 60: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết ý nào dưới đây đúng về giá trị của ngành lâm nghiệp nước ta giai đoạn 2000 – 2007?
A. Giá trị sản xuất tăng thêm khoảng 4512,2 tỉ đồng.
B. Giá trị sản xuất giảm 0,9%.
C. Giá trị sản xuất tăng 185,8%.
D. Giá trị sản xuất tăng 2 lần.
Câu 61: Cho bảng số liệu:
Khách du lịch và chi tiêu của khách du lịch ở một số khu vực của châu Á năm 2014.
A. Khu vực Đông Nam Á có số lượt khách du lịch đến thấp hơn khu vực Đông Á và Tây Nam Á
B. Chi tiêu khách du lịch quốc tế đến Đông Nam Á thấp hơn so với Tây Nam Á
C. Chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến Đông Nam Á thấp hơn so với khu vực Đông Á.
D. Số lượt khách du lịch quốc tế đên khu vực Đông Nam Á cao hơn so với khu vực Tây Nam Á
Câu 62: Chăn nuôi bò sữa và gà công nghiệp được phát triển mạnh ở vùng ven các thành phố lớn chủ yếu là do
A. truyền thống chăn nuôi của vùng ngoại thành.
B. điều kiện chăm sóc thuận lợi.
C. nhu cầu của thị trường.
D. cơ sở kĩ thuật phục vụ chăn nuôi hiện đại.
Câu 63: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hãy cho biết loại đất nào chiếm diện tích lớn nhất ở đồng bằng sông Cửu Long?
A. Đất phèn.
B. Đất mặn.
C. Đất phù sa sông.
D. Đất cát biển.
Câu 64: Cây dược liệu là hướng chuyên môn hóa của vùng nông nghiệp.
A. Đông Nam Bộ.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Tây Nguyên.
D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 65: Mặt tiêu cực của chính sách dân số “một con“ ở Trung Quốc là
A. Cải thiện chất lượng cuộc sống.
B. giảm tỉ lệ thất nghiệp.
C. mất cân bằng giới tính.
D. giảm tỉ lệ tăng dân số.
Câu 66: Khó khăn lớn nhất của Trung du và miền núi Bắc Bộ trong phát triển chăn nuôi gia súc là
A. nhu cầu của thị trường hạn chế.
B. giao thông vận tải còn hạn chế.
C. địa hình hiểm trở và khí hậu lạnh giá
D. kinh nghiệm chăn nuôi còn thiếu.
Câu 67: Đặc điểm nào dưới đây không đúng với vùng Bắc Trung Bộ?
A. Giáp với vùng Đồng bằng sông Hồng, có nguồn lao động và thị trường lớn.
B. Là vùng có sơ sở vật chất kĩ thuật tốt, phục vụ cho công nghiệp.
C. Là cửa ngõ thông ra biển để mở rộng sự giao lưu với các nước.
D. Vùng có thế mạnh để hình thành cơ cấu kinh tế nông –lâm-ngư nghiệp.
Câu 68: Đai chiếm diện tích lớn nhất ở nước ta là
A. đai cận xích đạo gió mùa
B. đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi,
C. đai ôn đới gió mùa trên núi.
D. đai nhiệt đới gió mùa chân núi.
Câu 69: Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ có mức độ tập trung công nghiệp thấp là do
A. sự hạn chế về vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, lao động, thị trường, cơ sở vật chất.
B. có nhiều thế mạnh về vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, lao động nhưng thiếu vốn, kĩ thuật.
C. lao động có kinh nghiệm nhưng tài nguyên bị cạn kiệt, giao thông vận tải còn hạn chế.
D. tài nguyên phong phú nhưng tài nguyên bị cạn kiệt, giao thông vận tải còn hạn chế.
Câu 70: Ý nghĩa quan trọng nhất của đường Hồ Chí Minh đối với vùng Bắc Trung Bộ là
A. góp phần tạo ra kinh tế liên hoàn theo chiều Bắc –Nam của vùng.
B. thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế mở của vùng nhằm thu hút đầu tư.
C. thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của các huyện phía tây của vùng.
D. đảm bảo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng.
Câu 71: Để phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi nước ta thì cơ sở hạ tầng đầu tiên phải chú ý là:
A. phát triển ngành thông tin liên lạc.
B. xây dựng các nhà máy, xí nghiệp.
C. hình thành mạng lưới y tế, giáo dục
D. xây dựng các tuyến giao thông.
Câu 72: Một trong những đặc điểm của quá trình đô thị hóa ở nước ta là
A. tỉ lệ dân thành thị cao.
B. mạng lưới đô thị phân bố đều giữa các vùng.
C. quá trình đô thị hóa diễn ra chậm.
D. trình độ đô thị hóa cao.
Câu 73: Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm dân cư Hoa Kỳ?
A. Dân nhập cư đa số là người châu Á và châu Đại Dương.
B. Quy mô dân số đông hàng đầu thế giới.
C. Dân số tăng nhanh, một phần quan trọng là do nhập cư.
D. Người dân Mĩ La tinh nhập cư nhiều vào Hoa Kì.
Câu 74: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết Việt Nam xuất khẩu sang các nước và vùng lãnh thổ nào dưới đây có giá trị trên 6 tỉ USD (năm 2007)?
A. Hoa Kì và Trung Quốc
B. Hoa Kì và Nhật Bản.
C. Nhật Bản và Đài Loan.
D. Nhật Bản và Xingapo.
Câu 75: Biển Đông là nhân tố quan trọng làm cho khí hậu nước ta mang tính hải dương nên điều hòa hơn, biểu hiện là
A. tạo cho nước ta có độ ẩm lớn, lượng mưa nhiều quanh năm.
B. sự hình thành nhiều dạng địa hình ven biển độc đáo.
C. giảm tính lạnh khô trong mùa đông, nóng bức trong mùa hạ
D. sự xuất hiện của nhiều thiên tai, nhất là bão.
Câu 76: Cho bảng số liệu:
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế của Việt Nam
giai đoạn 2000 – 2014
(Đơn vị: nghìn tỉ đồng)
Biểu đồ nào thích hợp nhất thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế, giai đoạn 2000 – 2014?
A. Biểu đồ đường.
B. Biểu đồ tròn.
C. Biểu đồ cột.
D. Biểu đồ miền.
Câu 77: Vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất nước ta là
A. Duyên hải Nam Trung Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Đông Nam Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 78: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết ý nào dưới đây đúng khi so sánh sự khác nhau về thủy điện giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên?
A. Trung du miền núi Bắc Bộ có số lượng nhà máy nhiều hơn nhưng công suất nhỏ hơn.
B. Trung du miền núi Bắc Bộ ít nhà máy hơn và được xây dựng thành các bậc thang thủy điện.
C. Trung du miền núi Bắc Bộ có công suất nhà máy thủy điện lớn hơn và số lượng nhà máy ít hơn.
D. Trung du miền núi Bắc Bộ có công suất nhà máy lớn hơn và được xây dựng thành các bậc thang thủy điện.
Câu 79: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về diện tích trồng cây công nghiệp nước ta giai đoạn 2000 – 2007?
A. Diện tích cây công nghiệp tăng liên tục.
B. Diện tích cây lâu năm tăng liên tục.
C. Diện tích cây hằng năm tăng liên tục.
D. Diện tích cây lâu năm lớn hơn cây hàng năm.
Câu 80: Đặc điểm nổi bật của đồng bằng duyên hải miền Trung nước ta là
A. có nhiều hệ thống sông lớn bậc nhất nước ta.
B. có nhiều khả năng mở rộng diện tích canh tác.
C. địa hình thấp và tương đối bằng phẳng.
D. phần nhiều hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.
Lời giải chi tiết
41 | 42 | 43 | 44 | 45 |
B | B | B | C | D |
46 | 47 | 48 | 49 | 50 |
C | C | A | D | A |
51 | 52 | 53 | 54 | 55 |
C | B | D | B | B |
56 | 57 | 58 | 59 | 60 |
B | C | B | A | A |
61 | 62 | 63 | 64 | 65 |
A | C | A | D | C |
66 | 67 | 68 | 69 | 70 |
B | B | D | A | C |
71 | 72 | 73 | 74 | 75 |
D | C | A | B | C |
76 | 77 | 78 | 79 | 80 |
D | C | C | C | D |
Loigiaihay.com
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 12 - Xem ngay
-
Đề số 24 - Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Địa lí
Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 24 - Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Địa lí - Đề trắc nghiệm
-
Đề số 25 - Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Địa lí
Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 25 - Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Địa lí - Đề trắc nghiệm
-
Đề số 26 - Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Địa lí
Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 26 - Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Địa lí - Đề trắc nghiệm
-
Đề số 22 - Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Địa lí
Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 22 - Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Địa lí - Đề trắc nghiệm
-
Đề số 21 - Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Địa lí
Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 21 - Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Địa lí - Đề trắc nghiệm