Đề số 22 - Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Địa lí
Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 22 - Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Địa lí - Đề trắc nghiệm
Đề bài
Câu 1: Quy mô dân số đông của nước ta có thuận lợi lớn nhất là:
A. khai thác tài nguyên hiệu quả hơn.
B. cải thiện chất lượng cuộc sống.
C. giải quyết được nhiều việc làm.
D. tạo ra thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết ở Tây Nguyên cây cà phê được trồng nhiều nhất ở tỉnh nào sau đây?
A. Đăk Nông. B. Gia Lai.
C. Đăk Lăk D. Kon Tum
Câu 3: Đặc trưng cơ bản của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là
A. chỉ tác động đến lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ.
B. sự phát triển nhanh chóng các ngành công nghiệp.
C. sự xuất hiện ngày một nhiều các ngành dịch vụ mới.
D. sự phát triển nhanh chóng các ngành công nghệ cao.
Câu 4: Bộ phận nào sau đây là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển của nước ta?
A. Thềm lục địa.
B. Tiếp giáp lãnh hải.
C. Lãnh hải.
D. Đặc quyền kinh tế.
Câu 5: Đặc điểm nào sau đây của Biển Đông làm tăng độ ẩm các khối khí di chuyển qua biển gây mưa nhiều cho nước ta?
A. Biển rộng, nhiệt độ cao và thay đổi theo mùa
B. Biển nhỏ, nhiệt độ cao và thay đổi theo mùa
C. Biển nhỏ, nhiệt độ thấp và không ổn định.
D. Biển rộng, nhiệt độ thấp và không ổn định.
Câu 6: Cho bảng số liệu:
Diện tích các loại cây trồng phân theo nhóm cây của nước ta, giai đoạn 2010 – 2015
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam 2016)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về diện tích cây trồng của nước ta, giai đoạn 2010 – 2015?
A. Diện tích cây lâu năm tăng nhanh hơn cây hàng năm.
B. Diện tích cây hằng năm tăng nhanh hơn cây lâu năm.
C. Diện tích cây hằng năm giảm liên tục, cây lâu năm tăng.
D. Diện tích cây hằng năm và cây lâu năm tăng liên tục
Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết tỉnh nào sau đây không giáp Lào?
A. Lai Châu. B. Nghệ An.
C. Kom Tum D. Điện Biên.
Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết khu kinh tế ven biển Vân Đồn thuộc tỉnh nào sau đây?
A. Quảng Ninh. B. Hải Dương.
C. Bắc Ninh. D. Thái Bình.
Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết dãy núi nào sau đây có hướng chính là tây bắc – đông nam?
A. Ngân Sơn. B. Con Voi.
C. Bạch Mã D. Đông Triều.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng về điều kiên tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực Đông Nam Á?
A. Sinh vật biển đa dạng
B. Kiểu khí hậu ôn đới.
C. Thực vật phong phú.
D. Khoáng sản giàu có.
Câu 11: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết vườn quốc gia Ba Bể thuộc tỉnh nào sau đây?
A. Tuyên Quang. B. Cao Bằng
C. Bắc Kạn. D. Hà Giang.
Câu 12: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông nào sau đây không thuộc hệ thống sông Cửu Long?
A. sông Cái Bè. B. sông Bé.
C. sông Tiền. D. sông Hậu.
Câu 13: Gió Tín phong Bắc bán cầu hoạt động ở nước ta gây ra mùa khô kéo dài cho khu vực nào sau đây?
A. Tây Bắc B. Tây Nguyên
C. Đông Triều. D. Trung Bộ.
Câu 14: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết tỉnh nào sau đây đã xây dựng khu kinh tế trên biển trên đảo?
A. Cà Mau. B. Quảng Ninh.
C. Hà Tĩnh. D. Kiên Giang.
Câu 15: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết nhà máy nhiệt điện nào sau đây có công suất trên 1000 MV?
A. Phả Lại, Phú Mỹ, Thủ Đức
B. Phả Lại, Phú Mỹ, Cà Mau
C. Phả Lại, Phú Mỹ, Na Dương
D. Phả Lại, Phú Mỹ, Bà Rịa
Câu 16: Phát biểu nào sau đây không đúng về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta?
A. Tỉ trọng chăn nuôi lấy sữa tăng so với chăn nuôi lấy thịt.
B. Tỉ trọng của cây công nghiệp tăng so với cây lương thực
C. Tỉ trọng của ngành trồng trọt tăng so với chăn nuôi.
D. Tỉ trọng của ngành trồng trọt giảm so với chăn nuôi.
Câu 17: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với phân bố nông sản của nước ta?
A. Lạc trồng nhiều ở vùng Đông Nam Bộ.
B. Cao su trồng nhiều ở vùng Đông Nam Bộ.
C. Trâu, bò nuôi nhiều nhất ở Tây Nguyên.
D. Lúa trồng nhiều ở Đồng bằng sông Hồng.
Câu 18: Cho bảng số liệu:
Tống sản phẩm trong nước bình quân đầu người theo giá hiện hành của một số quốc gia
(Đơn vị: USD)
(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam 2016)
A. Lào tăng chậm hơn Mi-an-ma.
B. Bru-nây tăng nhanh hơn Lào.
C. Cam-pu-chia tăng chậm hơn Lào.
D. Cam-pu-chia tăng chậm hơn Mi-an-ma
Câu 19: Tiềm năng du lịch vượt trội của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung so với các vùng kinh tế trọng điểm khác là có
A. nhiều đảo gần bờ nhất.
B. nhiều bãi biển đẹp
C. số giờ nắng cao nhất.
D. vùng biển rộng nhất.
Câu 20: Nhân tố nào sau đây không phải là ưu thế để phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng?
A. Tài nguyên thiên nhiên giàu có nhất nước
B. Nguồn lao động đông và có trình độ.
C. Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.
D. Nguồn lao động đông, nhiều kinh nghiệm.
Câu 21: Ý nghĩa kinh tế của việc đẩy mạnh đánh bắt hải sản xa bờ của nước ta là
A. bảo vệ vùng trời, vùng biển, thềm lục địa
B. bảo vệ môi trường vùng ven biển.
C. bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ.
D. khai thác tốt các nguồn lợi hải sản.
Câu 22: Nền nông nghiệp của khu vực Đông Nam Á có đặc điểm cơ bản nào sau đây?
A. Lúa nước là cây lương thực chủ yếu.
B. Chăn nuôi chiếm tỉ trọng cao nhất.
C. Bông là cây công nghiệp chủ yếu.
D. Tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp cao nhất.
Câu 23: Cho biểu đồ về dân số Nhật Bản qua 2 năm (Đơn vị: %).
(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2015)
Biểu đồ trên thể hiện đầy đủ nội dung nào sau đây?
A. Tỉ trọng dân số phân theo nhóm tuổi của Nhật Bản năm 1950 và 2014.
B. Cơ cấu dân số phân nhóm tuổi của Nhật Bản giai đoạn từ 1950 – 2014.
C.Quy mô dân số phân theo nhóm tuổi của Nhật Bản năm 1950 và 2014.
D. Quy mô và cơ cấu dân số phân theo nhóm tuổi của Nhật Bản năm 1950 và 2014.
Câu 24: Phần lãnh thổ phía Bắc của các nước nào sau đây ở Đông Nam Á có mùa đông lạnh?
A. In-đô-nê-xi-a, Đông Ti-mo.
B. Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a
C. Bru-nây, Phi-lip-pin.
D. Việt Nam, Mi-an-ma
Câu 25: Phát biểu nào sau đây không đúng về điều kiện tự nhiên của Nhật Bản?
A. Chịu nhiều thiên tai như động đất, núi lửa
B. Hôn-su là một đảo lớn nhất ở Nhật Bản.
C. Khí hậu mang tính gió mùa, mưa nhiều.
D. Phần đất liền Nhật Bản giáp Trung Quốc
Câu 26: Cho biểu đồ sau:
BIỂU ĐỒ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC CỦA VIỆT NAM VÀ THÁI LAN
GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 (%)
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam năm 2016)
Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm của các quốc gia, giai đoạn 2010 – 2015?
A. Thái Lan có tốc độ tăng trưởng cao hơn Việt Nam.
B. Tốc độ tăn trưởng của Thái Lan tăng liên tục
C. Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao hơn Thái Lan.
D. Tốc độ tăng trưởng của Thái Lan giảm liên tục
Câu 27: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết phát biểu nào sau đây đúng về ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng?
A. Gỗ, giấy, xenlulô có phát triển ở Huế
B. Đà Nẵng có ngành sản xuất dệt, may.
C. Dệt, may có phát triển ở Thanh Hóa
D. Qui Nhơn có ngành sản xuất da, giày.
Câu 28: Nền kinh tế Trung Quốc không có đặc điểm nào sau đây?
A. Nhiều trung tâm công nghiệp lớn tập trung ở miền Tây.
B. Đứng đầu trên thế giới về sản lượng lương thực, bông, lợn.
C. Nông nghiệp nhiệt đới phân bố chủ yếu ở miền Nam đất nước
D. Nông thôn có phát triển ngành dệt may, vật liệu xây dựng.
Câu 29: Việc hình thành một số vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Bắc Trung Bộ chủ yếu dựa vào
A. Tài nguyên khí hậu.
B. thị trường tiêu thụ.
C. công nghiệp chế biến.
D. tài nguyên đất
Câu 30: Hoạt động nuôi trồng thủy sản nước ta thuận lợi hơn và mang lại hiệu quả kinh tế cao là nhờ
A. lao động có kinh nghiệm.
B. dịch vụ thủy sản phát triển.
C. diện tích mặt nước lớn.
D. khí hậu nóng quanh năm.
Câu 31: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho một số mặt hàng xuất khẩu của nước ta có sức cạnh tranh còn thấp?
A. Chú trọng xuất khẩu nhiều khoáng sản thô.
B. Công nghiệp chế biến còn nhiều hạn chế.
C. Thị trường xuất khẩu là các nước Đông Nam Á
D. Nguồn hàng xuất khẩu ngày càng đa dạng.
Câu 32: Nhân tố nào sau đây tác động chủ yếu đến ngành chăn nuôi nước ta?
A. Thị trường ngày càng có nhu cầu rất cao.
B. Chất lượng con giống ngày càng cải thiện.
C. Cơ sở thức ăn ngày càng được đảm bảo
D. Công nghiệp chế biến thức ăn phát triển.
Câu 33: Để tăng cường giao lưu kinh tế, văn hóa và thu hút khách du lịch quốc tế thì Bắc Trung Bộ cần phải
A. nâng cấp các cảng biển hiện có.
B. xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu.
C. xây dựng các khu kinh tế ven biển.
D. nâng cấp các sân bay trong vùng.
Câu 34: Phát biểu nào sau đây không đúng về mục đích sử dụng tài nguyên thiên nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
A. Dùng apatit để sản xuất phân lân.
B. Khai thác đá vôi để làm xi măng..
C. Sử dụng nguồn nước để sản xuẩ điện.
D. Khai thác rừng để lấy đất xây đô thị.
Câu 35: Nhân tố chủ yếu nào sau đây có tác động mạnh mẽ và làm thay đổi cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế của nước ta?
A. Quá trình công nghiêp hóa đất nước
B. Tác động của xu hướng khu vực hóa
C. Thành tựu của công cuộc Đổi mới.
D. Tài nguyên thiên nhiên phong phú.
Câu 36: Điều kiện sinh thái nông nghiệp để Trung du và miền núi Bắc Bộ trở thành vùng trồng chè lớn nhất nước ta
A. hệ thống thủy lợi, tưới tiêu được tổ chức tốt.
B. đất đá vôi màu mỡ, khả năng thoát nước tốt.
C. khí hậu cận nhiệt đới, có mùa đông lạnh.
D. đất phù sa cổ màu mỡ, chiếm diện tích lớn nhất nước ta
Câu 37: Nhân tố nào sau đây là nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự đa dạng trong cơ cấu ngành công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Công nghiệp chế biến phát triển nhanh.
B. Nguồn khoáng sản phong phú nhất cả nước
C. Kinh nghiệm sản xuất rất phong phú.
D. Tiềm năng thủy điện lớn nhất nước ta
Câu 38: Việc hình thành khu kinh tế ven biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ có mục đích lớn nhất là
A. thu hút đầu tư nước ngoài.
B. tiêu thụ nguồn nguyên liệu.
C. tạo nhiều việc làm mới.
D. cải thiện đời sống nhân dân.
Câu 39: Mục đích chủ yếu của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng là
A. khai thác các thế mạnh của vùng.
B. tăng cường hiện đại cơ sở hạ tầng.
C. giải quyết nhiều việc làm cho vùng.
D. tăng thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 40: Cho bảng số liệu:
Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành của nước ta, giai đoạn 2008 – 2016
(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam 2016)
Để thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành của nước ta, giai đoạn 2008 – 2016 theo bảng số liệu trên, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Miền. B. Đường.
C. Cột. D. Kết hợp.
Lời giải chi tiết
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
D | C | D | C | A |
6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
A | A | A | B | B |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
C | B | B | D | B |
16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
C | C | A | B | A |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 |
D | A | D | D | D |
26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
C | B | A | D | B |
31 | 32 | 33 | 34 | 35 |
B | C | D | D | C |
36 | 37 | 38 | 39 | 40 |
C | B | A | A | A |
Loigiaihay.com
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 12 - Xem ngay
-
Đề số 23 - Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Địa lí
Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 23 - Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Địa lí - Đề trắc nghiệm
-
Đề số 24 - Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Địa lí
Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 24 - Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Địa lí - Đề trắc nghiệm
-
Đề số 25 - Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Địa lí
Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 25 - Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Địa lí - Đề trắc nghiệm
-
Đề số 26 - Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Địa lí
Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 26 - Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Địa lí - Đề trắc nghiệm
-
Đề số 21 - Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Địa lí
Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 21 - Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Địa lí - Đề trắc nghiệm