Đề kiểm tra học kì 2 lịch sử 7- Đề số 5 có lời giải chi tiếtĐáp án và lời giải chi tiết Đề số 5 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Lịch sử 7 Quảng cáo
Đề bài PHẦN I: TRẮC NGHIỆM Câu 1. Bộ máy chính quyền thời Lê sơ được tổ chức theo hệ thống nào? A. Đạo - phủ - huyện - châu - xã. B. Đạo - phủ - huyện hoặc châu - xã. C. Đạo - phủ - châu - xã. D. Phủ - huyện - châu. Câu 2. Đâu là danh giới chia cắt đất nước ta thành Đàng Ngoài và Đàng Trong ở thế kỉ XVII? A. Sông Gianh (Quảng Bình). B. Sông La (Hà Tĩnh) C. Sông Bến Hải (Quảng Trị). D. Không phải các vùng trên. Câu 3. Những năm 1831 - 1832, nhà Nguyễn chia đất nước ta thành A. 10 tỉnh và 1 phủ trực thuộc. B. 20 tỉnh và 1 phủ trực thuộc. C. 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc. D. 40 tỉnh và 1 phủ trực thuộc. Câu 4. “… là một tài năng hiếm có, một nhà thơ Nôm châm biếm nổi tiếng. Thơ của bà đả kích sâu cay vua quan phong kiến, bênh vực quyền sống của người phụ nữ”. Bà là ai? A. Lê Ngọc Hân. B. Bà Huyện Thanh Quan. C. Đoàn Thị Điểm. D. Hồ Xuân Hương. Câu 5. Nối thời gian ở cột A với sự kiện ở cột B sao cho thích hợp
PHẦN II: TỰ LUẬN Câu 1. Hãy nêu những việc làm chứng tỏ nhà Lê sơ rất quan tâm đến giáo dục, đào tạo nhân tài? Câu 2. Lập niên biểu hoạt động của phong trào Tây Sơn từ năm 1771 đến năm 1789. Câu 3. So sánh để tìm ra điểm khác nhau trong chính sách ngoại giáo, ngoại thương của thời Nguyễn với thời Quang Trung? Lời giải chi tiết ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT PHẦN I: TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Phương pháp: sgk trang 94. Cách giải: Dưới thời Lê, bộ máy chính quyền chia thành các đạo, dưới đạo là phủ, huyện (miền núi gọi là châu) và xã. Chọn: B Câu 2. Phương pháp: sgk trang 109. Cách giải: Sông Gianh (Quảng Bình) là danh giới, chia cắt đất nước, gọi là Đàng Ngoài (từ sông Gianh trở ra) và Đàng Trong (từ sông Gianh trở vào). Chọn: A Câu 3. Phương pháp: sgk trang 134. Cách giải: Các năm 1831 - 1832, nhà Nguyễn chia cả nước làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên). Chọn: C Câu 4. Phương pháp: sgk trang 143. Cách giải: Hồ Xuân Hương là một tài năng hiếm có, một nhà thơ Nôm châm biếm nổi tiếng. Thơ của bà đả kích sâu cay vua quan phong kiến, bênh vực quyền sống của người phụ nữ. Chọn: D Câu 5. Phương pháp: nối cột. Cách giải: 1 - C; 2 - D; 3 - A; 4 - B; 5 - E. PHẦN II: TỰ LUẬN Câu 1. Phương pháp: sgk trang 99, 100, suy luận. Cách giải: Nhà Lê rất quan tâm đến giáo dục, đến việc đào tạo nhân tài. Biểu hiện là: - Dựng lại Quốc tử giám ở kinh thành Thăng Long, mở trường ở các lộ. - Đa số dân đều có thể đi học, đi thi trừ những kẻ phạm tội và làm nghề ca hát. - Tuyển chọn người có tàu, có đức để làm thầy giáo. - Mở khoa thi để chọn người tài ra làm quan. - Những người thi đỗ tiến sĩ trở lên được vua ban mũ áo, phẩm tước, được vinh quy bái tổ, được khắc tên vào bia đá đặt ở Văn Miếu (bia tiến sĩ). - Trong thi cử, cách lấy đỗ rộng rãi, cách chọn người công bằng. Câu 2. Phương pháp: Phân tích, lập bảng. Cách giải:
Câu 3. Phương pháp: So sánh, nhận xét. Cách giải: - Về ngoại giao: + Thời Quang Trung: Đối với nhà Thanh: mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ từng tấc đất của tổ quốc. + Thời Nguyễn: Thần phục nhà Thanh. Nhiều chính sách của nhà Thanh được vua Nguyễn lấy làm mẫu mực trị nước. Đối với các nước phương Tây khước từ mọi tiếp xúc. - Về ngoại thương: + Thời Quang Trung: Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều thứ thuế, “mở cửa ải, thông chợ búa”. + Thời Nguyễn: Buôn bán với các nước như Trung Quốc, Xingapo, Xiêm, Mã Lai. Không cho người phương Tây mở cửa hàng. Họ chỉ được ra vào một số càng đã quy định. Nguồn: Sưu tầm Loigiaihay.com
Quảng cáo
|