Đề kiểm tra học kì 1 Lịch sử 7- Đề số 2 có lời giải chi tiếtĐề kiểm tra học kì 1 sử 7 - Đề số 2 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Quảng cáo
Đề bài I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm) Khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1. Nhà y, dược học lỗi lạc thời Trần đã nghiên cứu thành công nhiều loại cây cỏ trong nước để chữa bệnh cho nhân dân. Ông là: A. Lê Hữu Trác (Hải Thượng Lãn Ông). B. Nguyễn Bá Tĩnh (Tuệ Tĩnh). C. Phan Phu Tiên. D. Phạm Sư Mạnh. Câu 2. Bộ “Đại Việt sử kí” do ai viết? Vào thời gian nào? A. Lê Văn Hưu. Năm 1272. B. Lê Hữu Trác. Năm 1272. C. Trần Quang Khải. Năm 1281. D. Trương Hán Siêu. Năm 1271. Câu 3. Cuối thế kỉ XIV, người có công chế tạo ra súng thần cơ và đóng các loại thuyền lớn là: A. Trần Hưng Đạo. B. Hồ Nguyên Trừng. C. Trần Quang Khải. D. Trần Nguyên Đán. Câu 4. Những công trình kiến trúc nổi tiếng đã được xây dựng vào thời nhà Trần: A. Tháp Phổ Minh, chùa Một cột. B. Tháp Phổ Minh, thành Tây Đô. C. Tháp Phổ Minh, chùa Thiên Mụ. D. Tháp Phổ Minh, chùa Tây phương. Câu 5. Bốn câu thơ dưới đây của ai? "Chương Dương cướp giáo giặc Hàm tử bắt quân thù Thái bình nên gang sức Non nước ấy nghìn thu." A. Trần Quang Khải. B. Trần Hưng Đạo. C. Trần Quốc Tuấn. D. Trần Nguyên Đán. Câu 6. Tác phẩm "Binh thư yếu lược " do ai viết? A. Trần Quang Khải. B. Trần Hưng Đạo. C. Trần Quốc Tuấn. D. Trần Nguyên Đán. Câu 7. Nhà Trần đặt lệ lẩy “Tam khôi” (ba người đỗ đầu), quy định rõ nội dung học tập, mở rộng Quốc tử giám cho con em quý tộc và quan chức đến học vào năm: A. 1258. B. 1285. C. 1247. D. 1274. Câu 8. Dưới thời Trần, ai là thầy giáo, nhà nho được triều đình trọng dụng nhất? A. Trương Hán Siêu. B. Chu Văn An. C. Nguyễn Trãi. D. Phạm Sư Mạnh. Câu 9. Tác phẩm “Bạch Đằng giang phú” là của: A. Trần Quốc Tuấn. B. Nguyễn Trãi. C. Trương Hán Siêu. D. Lý Thường Kiệt. Câu 10. Đời nhà Trần có một danh sĩ được gọi là “Lưỡng quốc Trạng nguyên ” (trạng nguyên hai nước). Ông là: A. Lê Quý Đôn. B. Chu Văn An. C. Phạm Sư Mạnh. D. Mạc Đĩnh Chi. Câu 11. Điền vào chỗ trống đoạn viết sau đây: "...... về cuối đời đã tu ở núi Yên Tử (Quảng Ninh) và trở thành vị tổ thứ nhất của phái Trúc Lâm ở Đại Việt”. A. Trần Nhân Tông. B. Trần Thánh Tông. C. Trần Thái Tông. D. Trần Dụ Tông. Câu 12. Trần Thái Tông viết hai câu thơ: “Người lính già đầu bạc Kể mãi chuyện Nguyên Phong ” . để nói về chiến công oanh liệt chống quân xâm lược nào? A. Quân nhà Tống (1075 - 1077). B. Quân nhà Thanh (1789). C. Quân Mông Cổ (1258). D. Quân nhà Minh (1427). Câu 13. Khi lên ngôi nhà Hồ đã đặt quốc hiệu của nước ta là: A. Đại Việt. B. Đại Cồ Việt. C. Đại Ngu. D. Việt Nam. Câu 14. Hồ Quý Ly cho ban hành tiền giấy vào năm: A. Năm 1399. B. Năm 1367. C. Năm 1340. D. Năm 1396. Câu 15. Những cải cách của Hồ Quý Ly đã góp phần làm suy yếu thế lực nào của nhà Trần? A. Quý tộc tôn thất nhà Trần. B. Địa chủ nhà Trần. C. Quý tộc quan lại nhà Trần. D. Tất cả các thế lực trên. Câu 16. Đối với gia nô, nô tì, Hồ Quý Ly đã có cải cách: A. Đã giải phóng thân phận nô lệ. B. Hạn chế nô tì. C. Chuyển gia nô và nô tì trở thành nông dân tự do. D. Gia nô, nô tì không còn lệ thuộc quan lại. Câu 17. Cải cách nào dưới đây của Hồ Quý Ly là cải cách về chính trị? A. Đổi một số đơn vị hành chính cấp trấn, quy định cách làm việc của hộ máy chính quyền các cấp. B. Ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đinh và thuế điền. C. Ban hành chính sách hạn chế số nô tì được nuôi của vương hầu, quý tộc. D. Cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm. Sửa đổi chế độ thi cử học hành. Câu 18. Nội dung nào dưới đây là cải cách về kinh tế tài chính của Hồ Quý Ly? A. Sản xuất vũ khí, chế tạo súng mới, làm thuyền chiến. B. Ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đinh và thuế điền. C. Ban hành chính sách hạn chế số nô tì được nuôi của vương hầu, quý tộc. D. Cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm. Sửa đổi chế độ thi cử học hành. Câu 19. Mội trong những nội dung quan trọng về cải cách quân sự của Hồ Quý Ly là: A. Thay thế võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm. B. Sử dụng người không phải họ Trần có tài năng và thân cận với mình. C. Làm lại sổ đinh để tăng quân số. Bố trí phòng thủ những nơi hiểm yếu. D. Thực hiện chính sách ‘'Ngụ binh ư nông”. Câu 20. Cái cải cách nào dưới đâv của Hồ Quý Ly là cải cách về xã hội? A. Bắt những nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục. B. Ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đinh và thuế điền. C. Ban hành chính sách hạn chế số nô tì được nuôi của vương hầu. quỷ tộc, quan lại. D. Cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm; sửa đổi chế độ thi cử học hành. II. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm). Ở châu Âu, nền kinh tế trong các thành thị trung đại có gì khác so với nền kinh tế lãnh địa? Câu 2 (3,0 điểm). Tại sao văn học thời Trần phát triển mạnh và mang đậm lòng yêu nước, niềm tự hào dàn tộc? Lời giải chi tiết I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1. Ở châu Âu, nền kinh tế trong các thành thị trung đại có gì khác so với nền kinh tế lãnh địa? Sự khác nhau:
Câu 2. Tại sao văn học thời Trần phát triển mạnh và mang đậm lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc? - Văn học thời Trần phát triển mạnh và mang đậm lòng yêu nước: Có những bước tiến mới, có tác phẩm ra đời trong khói lửa chiến tranh như "Hịch tướng sĩ" để động viên tinh thần binh lính, đề cao niềm tự hào dân tộc, ca ngợi chiến công hiển hách như "Phú sông Bạch Đằng", bài thơ "Phò giá về kinh" thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc. Có được bước phát triển còn do sự phát triển của giáo dục thời Trần, đào tạo được nhiều nho sĩ trí thức tài giỏi. - Các tác phẩm văn học mang đậm niềm tự hào dân tộc: phản ánh tinh thần đoàn kết một lòng từ vua tôi, quân thần đều quyết tâm đánh giặc. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên thắng lợi. Kết thúc bằng chiến thắng Bạch Đằng, giữ gìn độc lập chủ quyền dân tộc, đánh bại kẻ thù hung bạo nhất thế giới đó là biểu hiện của lòng yêu nước là niềm tự hào dân tộc. Loigiaihay.com
Quảng cáo
|