Đề số 19 - Đề kiểm tra học kì 1 - Sinh học 9

Tải về

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 19 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Sinh học 9

Quảng cáo

Đề bài

I. Phần tự luận (5 điểm)

Câu 1 (2,5 điểm)

Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng sau vể các dạng đột biến :

Các loại đột biến

Khái niệm

Các dạng đột biến

Đột biến gen

 

 

Đột biến cấu trúc NST

 

 

Đột biến số lượng NST

 

 

Câu 2 (2,5 điểm)

Tại sao ADN được coi là vật chất di truyền ở cấp độ phân tử ?

II. Phần trắc nghiệm (5 điểm)

Câu 1 (3,5 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất:

1. Khi lai hai giống cây thuần chủng thân đỏ thẫm, lá nguyên và thân màu lục, lá chẻ được F1. Cho F1 giao phấn  với nhau được F2 có tỉ lệ :

 9 thân đỏ thẫm, lá chẻ : 3 thân đỏ thẫm, lá nguyên :

 3 thân màu lục, lá chẻ : 1 thân màu lục, lá nguyên.

Biện luận về kiểu hình ở F2 đó là :

A. Vì tỉ lệ phân li từng cặp tính trạng đều theo tỉ lệ 3 : 1

B. Vì có 4 kiểu hình khác nhau

C. Vì thân đỏ thẫm trội hoàn toàn so  với thân xanh lục, lá chẻ trội hoàn toàn so  với lá nguyên

D. Vì 2 cặp tính trạng di truyền độc lập  với nhau

2. Giả sử kiểu gen BB quy định quả dài, Bb : quả dẹt, bb : quả tròn. Cho cây có quả dài lai  với cây quả tròn thì ở thế hệ sau sẽ xuất hiện các tỉ lệ kiểu hình như thế nào ?

A. 100% quả dài.                                          B. 100% quả dẹt.

C. 50% quả dài : 50% quả dẹt.                    D. 50% quả tròn : 50% quả dẹt.

3. Trong nguyên phân, NST tập trung tại mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở

A. Kì đầu.            C. Kì sau.

B. Kì cuối.            D. Kì giữa.

4. Trong quá trình phân bào, sự đóng xoắn của NST có ý nghĩa

A. Giúp cho chiều dài của NST bị co lại.

B. Giúp cho sự phân li và tổ hợp của NST trong quá trình phân bào thuận lơĩ hơn.

C. Giúp NST dễ di chuyển trong quá trình phân bào

D. Cả B và C

4. Đặc Điểm của nguyên tắc bổ sung là gì?

A. Các nuclêôtit giữa 2 mạch của phân tử ADN liên kết  với nhau theo nguyên tắc : A liên kết G và T liên kết  với X

B. Các nuclêôtit giữa 2 mạch của phân tử ADN liên kết  với nhau theo nguyên tắc : A liên kết  với T và G liên kết  với X

C. Các nuclêôtit liên kết  với nhau theo chiều dọc bằng các liên kết hiđrô

D. Cả A và B

5. Phân lử ADN có tính đa dạng là do

A. Số lượng, thành phần nuclêôtit trong phân tử.

B. Có 4 loại bazơ nitơ trong phân tử.

C. Trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong phân tử.

D. Cả A và C.

6. Đột biến gen là gì ?

A. Là những biến đổi trong vật chất di truyền (ADN, NST).

B. Là những biến đổi về kiểu gen.

C. Là những biến đổi trong một hoặc một số cặp nuclêôtit.

D. Là những biến đổi về kiểu hình

Câu 2 (1,5 điểm)

Đột biến dị bội là biến đổi số lượng…(1)…..Nguyên nhân chủ yếu gây ra đột biến NST là do....(2)….đã phá vỡ cấu trúc NST. Trong sản xuất, người ta có thể gây….(3)…để chuyển gen mong muốn từ NST của loài này sang NST của loài khác

A. Đột biến NST                                          B. Các tác nhân lí hoá của môi trường ngoài

C. Một vài cặp NST                                      D. Cả bộ NST

Lời giải chi tiết

I. Phần tự luận (5 điểm)

Câu 1 (2,5 điểm) các dạng đột biến :

Các loại đột biến

Khái niệm

Các dạng đột biến

Đột biến gen

Những biến đổi trong cấu trúc của ADN thường xảy ra tại một điểm nào đó

Mất, thêm, thay thế một cặp nuclêôtit

Đột biến cấu trúc NST

Những biến đổi trong cấu trúc của NST

Mất, lặp, đảo đoạn

Đột biến số lượng NST

Những biến đổi về số lượng của NST

Dị bội và đa bội thể

Câu 2 (2,5 điểm)

ADN được coi là vật chất di truyền ở cấp độ phân tử vì:

ADN mang thông tin quy định cấu trúc của tất cả các loại prôtêin trong cơ thể sinh vật, từ đó quy định tất cả các đặc điểm của cơ thể và của loài.

ADN có tính đặc trưng : tính đặc trưng này quyết định đặc điểm riêng của từng cơ thể, từng loài.

ADN có khả năng tự nhân đôi, nhờ đó thông tin di truyền chứa đựng trong ADN có thể được truyền đạt qua các thế hệ.

ADN có thể bị đột biến : những biến đổi trong gen cấu trúc dẫn tới những biến đổi trong cấu trúc của ARN thông tin, từ đó làm thay đổi cấu trúc của prôtêin tương ứng và được thể hiện thành sự biến đổi đột ngột, gián đoạn của một số tính trạng ở một số cơ thể trong quần thể.

II. Phần trắc nghiệm (5 điểm)

Câu 1 (3,5 điểm)

1

2

3

4

5

6

7

D

A

D

B

B

D

C

Câu 2 ( 1,5 điểm)

1

2

3

C

B

A

 Loigiaihay.com

Tải về

Quảng cáo

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close