Đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh 9 - Đề số 5 có lời giải chi tiếtTải vềĐề kiểm tra giữa kì 2 Sinh 9 - Đề số 5 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tải về
Đề bài Câu 1: Yếu tố ánh sáng thuộc nhóm nhân tố sinh thái A. vô sinh B. hữu sinh C. hữu cơ D. vô cơ. Câu 2: Loài chỉ có ở một quần xã hoặc có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác trong quần xã được gọi là A. loài đặc trưng B. loài phổ biến C. loài ưu thế D. loài quý hiếm. Câu 3: Ở thực vật muốn duy trì ưu thế lai, con người đã sử dụng biện pháp nào? A. Lai ngược giữa F1 với dạng làm bố mẹ B. Cho F1 lai phân tích C. Cho F1 sinh sản sinh dưỡng D. Cả A và C Câu 4: Khi có gió bão, thực vật sống thành nhóm có lợi gì so với sống riêng rẽ? A. Làm tăng thêm sức thổi của gió. B. Làm tăng thêm sự xói mòn của đất. C. Làm cho tốc độ gió thổi dừng lại, cây không bị đổ. D. Giảm bớt sức thổi của gió, hạn chế sự đổ của cây. Câu 5: Phát biểu đúng về quần thể người là A. quần thể người khác so với quần thể sinh vật khác về tỉ lệ giởi tính B. quần thể người khác so với quần thể sinh vật khác về đặc trưng kinh tế - xã hội. C. quần thể người không có các dạng tháp tuổi là dạng phát triển, dạng ổn định và dạng giảm sút. D. quần thể người chi có nhóm tuổi trưởc sinh sản và nhóm tuổi sinh sản. Câu 6: Cây tầm gửi sống kí sinh trên thân cây chủ, đồng thời có khả năng quang hợp tổng hợp dược chất hữu cơ. Quan hệ sinh thái trên đây được gọi là: A. Hợp tác. B. Kí sinh hoàn toàn C. Hội sinh D. Bán kí sinh. Câu 7: Cá rô phi Việt Nam chịu lạnh đến 5,6oC dưới nhiệt độ này cá chết, chịu nóng đến 42oC, trên nhiệt độ này cá chết, các chức năng sống được biểu hiện tốt nhất từ 20 – 35oC Khoảng nhiệt độ 20 – 35oC được gọi là A. Khoảng thuận lợi B. Khoảng gây chết trên C. Khoảng gây chết dưới D. Giới hạn chịu đựng Câu 8: Hiện tượng giao phối gần ở chim bồ câu không gây ra hiện tượng thoái hóa, vì: A. Tạo ra các cặp gen dị hợp B. Tạo ra các cặp gen lặn đồng hợp gây hại C. Chúng đang mang những cặp gen đồng hợp không gây hại D. Cả 3 ý trên Câu 9: Hiện tượng ăn thịt đồng loại là mối quan hệ gì? A. Cạnh tranh cùng loài B. Vật ăn thịt - con mồi C. ký sinh - vật chủ D. cạnh tranh khác loài Câu 10: Trong các nhóm thực vật sau, nhóm nào gồm toàn cây ưa ẩm ? A. Cây xương rồng, cây thông, cây xoài, cây cam. B. Cây cói, cây thài lài, cây rau muống. C. Cây phi lao, cây cói, cây xoài, cây thài lài. D. Cây bạch đàn, cây thài lài, cây cói, cây rau muống. Câu 11: Trong chuỗi thức ăn sau: Cây cỏ → Bọ rùa → Ếch → Rắn →Vi sinh vật Thì rắn là : A. Sinh vật sản xuất B. Sinh vật tiêu thụ cấp 1 C. Sinh vật tiêu thụ cấp 2 D. Sinh vật tiêu thụ cấp 3 Câu 12: Số lượng cá thể trong quần thể tăng cao khi: A. nguồn thức ăn dồi dào và nơi ở rộng rãi. B. dịch bệnh tràn lan. C. xuất hiện nhiều kẻ thù trong môi trường sống. D. xảy ra cạnh tranh gay gắt trong quần thể. Câu 13: Hiện tượng giao phối gần không dẫn đến kết quả nào dưới đây A. tạo ra dòng thuần B. tỉ lệ gen đồng hợp giảm ,dị hợp tăng C. Hiện tượng thoái hoá D. Các gen lặn đột biến có hại ở trạng thái đồng hợp Câu 14: Quan hệ hội sinh là trường hợp nào sau đây? A. Hai loài sống chung, đôi bên cùng có lợi, nhưng không nhất thiết phải xảy ra. B. Hai loài sống chung, đôi bên cùng có lợi và bắt buộc phải xảy ra C. Hai loài sống chung một bên có lợi, một bên có hại. D. Hai loài sống chung, trong đó chi có một loài có lợi, loài kia không có lợi cũng không có hại. Câu 15: Địa y sống bám trên cành cây. Giữa địa y và cây có mối quan hệ A. hội sinh. B. cộng sinh C. kí sinh D. nửa kí sinh. Câu 16: Nhóm cây nào sau đây đều thuộc nhóm cây ưa sáng? A. Bạch đàn, lúa, lá lốt B. Trầu không, ngô, lạc C. Ớt, phượng, hồ tiêu D. Tre, dừa, thông Câu 17: Với các cây xanh sống ở vùng nhiệt đới, chồi cây có các vảy mỏng bao bọc, thân và rễ cây có các lớp bần dày. Những đặc điểm này có tác dụng gì? A. Hạn chế sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí cao. B. Tạo ra lớp cách nhiệt bảo vệ cây. C. Hạn chế ảnh hưởng có hại của tia cực tím với các tế bào lá. D. Giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh. Câu 18: Chuỗi thức ăn hoàn chỉnh gồm: A. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ. B. Sinh vật sản xuất, sinh vật phân hủy. sinh vật tiêu thụ. C. Sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân hủy. D. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ. Câu 19: Khi nào số lượng cá thể trong quần thể tăng cao?
A. Dịch bệnh tràn lan B. Xuất hiện nhiều kẻ thù trong môi trường sống C. Nguồn thức ăn dồi dào và nơi ở rộng rãi D. Xảy ra cạnh tranh gay gắt trong quần thể Câu 20: Ưu thế lai cao nhất biểu hiện ở kiểu gen A. AaBbdd. B. aaBBDD C. AaBbDd. D. aabbdd. Đáp án HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1 (NB): Chọn A Câu 2 (NB): Chọn A Câu 3 (NB): Chọn C. Câu 4 (NB): Chọn D Câu 5 (TH): Chọn B Câu 6 (TH): Chọn D Câu 7 (NB): Chọn A Câu 8 (TH): + Tạo ra các cặp gen dị hợp + Tạo ra các cặp gen lặn đồng hợp gây hại + Chúng đang mang những cặp gen đồng hợp không gây hại Chọn D Câu 9 (NB): Chọn A Câu 10 (NB): Chọn B Câu 11 (TH):
Rắn là sinh vật tiêu thụ cấp 3 Chọn D Câu 12 (TH): Các trường hợp khác thì số lượng cá thể đều giảm. Chọn A Câu 13 (NB): Chọn B Câu 14 (NB): Chọn D Câu 15 (NB): Chọn A Câu 16 (TH): Chọn D Câu 17 (NB): Chọn B Câu 18 (TH): Chọn B Câu 19 (NB): Chọn C Câu 20 (NB): Chọn C
Quảng cáo
|