Đề kiểm tra giữa kì 1 lịch sử 12 - Đề số 1 có lời giải chi tiếtĐề kiểm tra giữa kì 1 lịch sử 12 - Đề số 1 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Quảng cáo
Đề bài Câu 1. Một trong những nội dung quan trọng của Hội nghị Ianta là: A. Đàm phán, kí kết các hiệp ước với các nước phát xít bại trận. B. Các nước thắng trận thỏa thuận việc phân chia Đức thành hai nước Đông Đức và Tây Đức. C. Ba nước phe Đồng minh bàn bạc, thỏa thuận khu vực đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít; phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á. D. Các nước phát xít Đức, Italia kí văn kiện đầu hàng phe Đồng minh vô điều kiện. Câu 2. Hiến chương Liên hợp quốc được thông qua tại Hội nghị nào? A. Hội nghị Ianta. B. Hội nghị Xan Phran-xi-xcô. C. Hội nghị Pôt-xđam. D. Hội nghị Pari. Câu 3. Sự tham gia của Liên Xô trong ban thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có ý nghĩa như thế nào? A. Thể hiện đây là một tổ chức quốc tế có vai trò quan trọng trong việc duy trì trật tự, hoà bình, an ninh thế giới sau chiến tranh. B. Góp phần làm hạn chế sự thao túng của chủ nghĩa tư bản đối với tổ chức Liên hợp quốc. C. Khẳng định vai trò tối cao của 5 nước lớn trong tổ chức Liên hợp quốc. D. Khẳng định đây là một tổ chức quốc tế quan trọng nhất trong đời sống chính trị quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ II. Câu 4. Sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh, 3 nước ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập là: A. Việt Nam, Philippin, Lào. B. Philippin, Lào, Việt Nam. C. Indonesia, Việt Nam, Lào. D. Miến Điện, Lào, Việt Nam. Câu 5. Nước nào dưới đây trong Chiến tranh thế giới thứ II không bị phát xít Nhật chiếm đóng? A. Việt Nam B. Indonesia. C. Thái Lan D. Campuchia Câu 6. Từ 1945 đến 1950, Mĩ là: A. Trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới. B. Nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo bay vào quỹ đạo trái đất. C. Một trong 3 trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới. D. Trung tâm kinh tế - tài chính của châu Mĩ. Câu 7. Dấu hiệu nào chứng tỏ sau Chiến tranh thế giới thứ II, Mĩ là một trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới? A. Sản lượng công nghiệp Mĩ nửa sau những năm 40 chiếm gần 40% tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới. B. Kinh tế Mĩ chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới. C. Sản lượng công nghiệp Mĩ nửa sau những năm 40 chiếm hơn 60% tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới. D. Kinh tế Mĩ chiếm hơn 50% tổng sản phẩm kinh tế thế giới. Câu 8. Yếu tố nào không phải là nguyên nhân sự phát triển của kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ II? A. Các tập đoàn tư bản lũng đoạn Mĩ có sức sản xuất, cạnh tranh lớn, có hiệu quả cả trong và ngoài nước B. Vai trò của Nhà nước trong việc hoạch định chính sách và điều tiết nền kinh tế. C. Chính sách Kinh tế mới của Tổng thống Mĩ Rugiơven đã phát huy tác dụng trên thực tế. D. Mĩ đã có sự điều chỉnh về cơ cấu sản xuất, đổi mới kĩ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động. Câu 9. Một thành tựu lớn của kinh tế Mĩ trong những năm 1945 – 1973 là một trong những dấu hiệu chứng tỏ Mĩ đã rất thành công khi tiến hành cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp? A. Sản lượng công nghiệp Mĩ chiếm 40% sản lượng công nghiệp toàn thế giới. B. Công nghiệp tăng 27% so với trước chiến tranh. C. Kinh tế Mĩ chiếm 25% tổng sản phẩm kinh tế thế giới. D. Sản lượng nông nghiệp Mĩ năm 1949 bằng 2 lần tổng sản lượng nông nghiệp các nước Anh, Pháp, Nhật Bản, Cộng hòa liên bang Đức và Nhật Bản. Câu 10. Ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối nội và đối ngoại của các nước Tây Âu trong 5 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai là? A. Củng cố, phát triển mối quan hệ hợp tác khu vực. B. Đấu tranh chống lại sự thao túng, ảnh hưởng của Mĩ ở châu Âu. C. Chạy đua vũ trang, tham gia cuộc Chiến tranh lạnh chống Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa. D. Củng cố chính quyền của giai cấp tư sản, ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội. Câu 11. Tình hình Tây Âu trong những năm 1945 - 1950 là: A. Là thời kì Tây Âu đạt được sự ổn định chính trị, kinh tế tăng trưởng khá. B. Là thời kì Tây Âu tập trung ổn định chính trị, phục hồi kinh tế. C. Là thời kì đầy khó khăn của chủ nghĩa tư bản Tây Âu trước những biến động to lớn về kinh tế - tài chính do cuộc khủng hoảng năng lượng gây ra. D. Trên cơ sở nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, các nước Tây Âu tập trung củng cố nền chính trị, đấu tranh nhằm hạn chế sự bành trướng thế lực của Mĩ ở châu Âu. Câu 12. Sau Chiến tranh thế giới thứ II, thái độ của các nước tư bản Tây Âu về vấn đề độc lập dân tộc ở các thuộc địa như thế nào? A. Đa số ủng hộ việc công nhận nền độc lập của các nước thuộc địa. B. Tim cách thiết lập chế độ thuộc địa kiểu mới đối với các nước thế giới thứ 3. C. Tìm cách thiết lập trở lại chủ quyền trên các thuộc địa của mình trước đây. D. Ủng hộ việc công nhận quyền tự trị của các thuộc địa. Câu 13. Mục đích của Mĩ trong "Kế hoạch Mác - san" là: A. Giúp đỡ các nước tư bản trên thế giới Phục hồi lại nền kinh tế sau chiến tranh. B. Củng cố sức mạnh của hệ thống Tư bản chủ nghĩa trên thế giới. C. Phục hồi sức mạnh quân sự Đức, biến Đức trở thành một tiền đồn chống lại ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản từ Đông sang Tây. D. Thông qua viện trợ kinh tế để xác lập ảnh hưởng, sự khống chế của Mĩ đối với các nước tư bản đồng minh. Câu 14. Trong thời gian chiếm đóng tại Nhật Bản, Bộ Chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh đã làm gì? A. Thực hiện nhiều cải cách dân chủ. B. Thủ tiêu chủ nghĩa quân phiệt và một phần bộ máy chiến tranh của Nhật Bản. C. Bồi thường chiến phí cho các nước đã từng bị phát xít Nhật chiếm đóng. D. Thực hiện dân chủ hoá nước Nhật, tuy vậy họ vẫn dung túng cho các thế lực quân phiệt Nhật Bản hoạt động. Câu 15. Hiến pháp năm 1947 của Nhật Bản quy định vai trò của Thiên Hoàng là: A. Người nắm quyền lực lớn, quyết định mọi hoạt động của nhà nước. B. Người đứng đầu thượng viện, nắm quyền lập pháp. C. Người đứng đầu chính phủ, nắm quyền hành pháp. D. Người không còn quyền lực đối với nhà nước. Câu 16. Nguyên nhân của mâu thuẫn Đông – Tây là? A. Do Mĩ phát động "Chiến tranh lạnh" chống Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa. B. Do các nước phương Tây suy yếu sau chiến tranh, Liên xô muốn mở rộng ảnh hưởng ở khu vực này. C. Do Mĩ độc quyền vũ khí nguyên tử. D. Do sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa 2 cường quốc là Liên Xô và Mĩ. Câu 17. Tổ chức Hiệp ước Vácsava là A. Một liên minh kinh tế - chính trị giữa các nước Xã hội chủ nghĩa. B. Một liên minh chính trị - quân sự của các nước Đông Âu . C. Một liên minh kinh tế - quân sự của các nước Xã hội chủ nghĩa. D. Một liên minh chính trị - quân sự mang tính chất phòng thủ của các nước XHCN châu Âu. Câu 18. Điều đã không xảy ra trong quá trình diễn biến của "Chiến tranh lạnh" là: A. Có những mâu thuẫn, bất đồng trên lĩnh vực chính trị giữa Liên Xô và Tây Âu. B. Những mâu thuẫn sâu sắc trên lĩnh vực kinh tế giữa Liên Xô và Tây Âu. C. Những đối lập, mâu thuẫn giữa các nước thuộc phe Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa trên lĩnh vực văn hoá. D. Những cuộc xung đột trực tiếp bằng quân sự giữa Liên Xô và Mĩ. Câu 19. Sự hình thành các liên minh NATO ở châu Âu, CENTO ở Trung Cận Đông, tổ chức Hiệp ước Vácsava ở Đông Âu... trong những thập niên sau Chiến tranh thế giới thứ II phản ánh điều gì? A. Liên kết khu vực đang là một xu thế của thế giới. B. Nỗ lực của các quốc gia để ngăn chặn một cuộc chiến tranh thế giới mới. C. Sự đối đầu quyết liệt giữa hai cực trong trật tự Ianta. D. Chiến lược toàn cầu, xác lập vai trò lãnh đạo thế giới của Mĩ đã thất bại. Câu 20. Điểm giống nhau giữa chiến tranh chống thực dân Pháp ở Việt Nam (1946 - 1954) và chiến tranh Triều Tiên (1950- 1953)? A. Là những cuộc chiến tranh dài ngày, khốc liệt. B. Là những cuộc chiến tranh chống lại chủ nghĩa thực dân cũ. C.Là những cuộc chiến tranh mà mỗi bên tham chiến đều chịu tác động mạnh mẽ của hai phe : Tư bản chủ nghĩa hoặc Xã hội chủ nghĩa. D. Là những cuộc chiến tranh của 2 dân tộc chống lại chủ nghĩa thực dân mới, vì mục tiêu độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Câu 21. Cách mạng khoa học - công nghệ bắt đầu từ khi nào? A. Những năm 40 của thế kỉ XX. B. Những năm 50 của thế kỉ XX. C. Những năm 60 của thế kỉ XX. D. Những năm 70 của thế kỉ XX. Câu 22. Sự khác nhau cơ bản giữa hai giai đoạn của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật là gì? A. Từ giai đoạn 2, khoa học đã đi trước, mở đường cho kĩ thuật phát triển. B. Trong giai đoạn 1, mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ những cải tiến kĩ thuật. C. Trong giai đoạn 1, tập trung phát triển về các khoa học cơ bản. D. Giai đoạn 2, cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật diễn ra theo chiều sâu, tập trung trên lĩnh vực công nghệ. Câu 23. Thành tựu lớn của Sinh học ở thập niên 90 của thế kỉ XX gây ra nhiều tranh cãi nhất? A. Tìm ra cấu trúc xoắn đôi của ADN. B. Giải mã bản đồ gen. C. Sinh sản vô tính. D. Tạo ra giống mới. Câu 24. Nguồn năng lượng nào được coi là "năng lượng sạch, "chất đốt cao thượng"? A. Năng lượng nhiệt hạch. B. Năng lượng mặt trời. C. Năng lượng thuỷ triều. D. Năng lượng nguyên tử. Câu 25. Ai là người đầu tiên bay vào vũ trụ? A. Đennít Títô. B. Amstrong. C. Bê cơn. D. I. Gagarin. Câu 26. Đánh giá như thế nào về hệ thống Xã hội chủ nghĩa ở thế kỉ XX là A. Chủ nghĩa xã hội là một lực lượng hùng hậu về kinh tế - quân sự, chính trị. B. Là lực lượng hùng hậu về kinh tế - quân sự, chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao của khoa học - kĩ thuật. C. Trong nhiều thập niên hệ thống Xã hội chủ nghĩa đã trở thành một lực lượng hùng hậu về chính trị - quân sự, kinh tế. D. Trong thập niên 70, chủ nghĩa xã hội đã trở thành một lực lượng kinh tế - chính trị hùng hậu, có ảnh hưởng tích cực đến đời sống chính trị quốc tế. Câu 27. Đặc điểm của Nhật Bản trong nửa sau thế kỷ XX là? A. Đế quốc phong kiến quân phiệt. B. Đế quốc kinh tế. C. Cường quốc hạt nhân. D. Đế quốc quân phiệt hiếu chiến. Câu 29. Phong trào cách mạng châu Phi từ sau Chiến tranh thế giới thứ II được bắt đầu từ khu vực nào? A. Khu vực Nam Phi. B. Khu vực Tây Phi. C. Khu vực Đông Phi. D. Khu vực Bắc Phi. Câu 30. Sự kiện được xem là mốc mở đầu của phong trào đấu tranh giành độc lập ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ II? A. Cách mạng Libya bùng nổ (1952). B. Thắng lợi của phong trào cách mạng Angiêri (1962). C. Cuộc binh biến của sĩ quan, binh lính yêu nước ở Ai Cập (1952). D. Thắng lợi của phong trào cách mạng ở Tuynidi (1956). Lời giải chi tiết ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1. Phương pháp: sgk trang 5 Cách giải: Một trong những nội dung quan trọng của Hội nghị Ianta là việc thỏa thuận nơi đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi anh hưởng của Châu Âu và Châu Á. Chọn: C Câu 2. Phương pháp: sgk trang 6 Cách giải: Hiến chương Liên hợp quốc được thông qua tại Hội nghị Xan Phranxixco (Mĩ) với sự tham gia của 50 nước để thông qua Hiến chương và tuyên bố thành lập Liên hợp quốc. Chọn: B Câu 3. Phương pháp: suy luận. Cách giải: Sự tham gia của Liên Xô trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có ý nghĩa quan trọng trong việc cân bằng hai hệ tư tưởng tư sản và vô sản, nhằm hạn chế sự thao túng của chủ nghĩa tư bản trên toàn thế giới. Chọn: B Câu 4. Phương pháp: sgk trang 25 Cách giải: Tận dụng cơ hội Nhật Bản đầu hàng đồng minh không điều kiện, một số nước ở khu vực Đông Nam Á đã nhanh chóng chớp thời cơ đứng lên đấu tranh giành chính quyền bao gồm: In đô nê xi a (17-08), Việt Nam (02-09), Lào (12-10). Chọn: : C Câu 5. Phương pháp: ghi nhớ Cách giải: Với chinh sách ngoại giao mềm mỏng và khôn khéo, Thái Lan là nước duy nhất ở Châu Á không bị biến thành thuộc địa và cũng không bị phát xít Nhật chiếm đóng sau chiến tranh thế giới thứ hai. Chọn: C Câu 6. Phương pháp: sgk trang 42 Cách giải: Từ năm 1945-1950, kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ, tận dụng được nguồn lợi buôn bán vũ khí trong chiến tranh và không nằm trong khu vực thiệt hại của chiến tranh nên Mĩ vươn mình trở thành trung tâm kinh tế – tài chính của thế giới. Chọn: A Câu 7. Phương pháp: sgk trang 42 Cách giải: Mĩ chiếm 40 % tổng sản phẩm kinh tế thế giới, nắm giữ ¾ dự trữ vàng của thế giới, Mĩ đã trở thành trung kinh tế- tài chính. Chọn: B Câu 8. Phương pháp: suy luận Cách giải: Chính sách Kinh tế mới của Tổng thống Ru-dơ-ven được thực hiện trong giai đoạn 1923-1933 khi gặp phải những khó khăn trong cuộc khủng hoảng. Chọn: C Câu 9. Phương pháp: sgk trang 42 Cách giải: Năm 1949, sản lượng nông nghiệp Mĩ bằng hai lần sản lượng của các nước Anh, Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Italia và Nhật Bản cộng lại. Chọn: D Câu 10. Phương pháp: sgk trang 47. Cách giải: Ưu tiên hàng đầu của các nước Tây Âu những năm sau chiến tranh là củng cố chính quyền của giai cấp tư sản, ổn định tình hình kinh tế-chính trị, hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi nền kinh tế, liên minh chặt chẽ với Mĩ, đồng thời tìm cách trở lại các thuộc địa cũ của mình. Chọn: D Câu 11. Phương pháp: sgk trang 47. Cách giải: Tình hình Tây Âu từ 1945-1950 là thời kì tập trung ổn định đất nước và phát triển kinh tế. Chọn: B Câu 12. Phương pháp: sgk trang 47. Cách giải: Ưu tiên hàng đầu của các nước Tây Âu những năm sau chiến tranh là củng cố chính quyền của giai cấp tư sản, ổn định tình hình kinh tế-chính trị, hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi nền kinh tế, liên minh chặt chẽ với Mĩ, đồng thời tìm cách trở lại các thuộc địa cũ của mình. Chọn: C Câu 13. Phương pháp: suy luận. Cách giải: Việc Mĩ thực hiện kế hoạch Macsan nhằm thông qua đó tập hợp các nước Tây Âu vào liên minh chống Liên Xô và Đông Âu, tăng cương sự khống chế của Mĩ với các nước ở Châu Âu. Chọn: D Câu 14. Phương pháp: sgk trang 53. Cách giải: Trong thời gian chiếm đóng tại Nhật Bản, Bộ chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh đã thực hiện nhiều cải cách dân chủ, loại bỏ chế độ quân phiệt và bộ máy chiến tranh của Nhật Bản, ban hành Hiến pháp,… Chọn: A Câu 15. Phương pháp: sgk trang 53. Cách giải: Hiến pháp mới vẫn duy trì ngôi vị Thiên hoàng song chỉ mang tính chất tượng trưng, không còn quyền lực đối với Nhà nước. Chọn: D Câu 16. Phương pháp: sgk trang 58. Cách giải: Do hai quốc gia đứng đầu là Liên Xô và Mĩ đại diện cho hai hệ tư tưởng đối đầu nhau là chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản nên có sự đối lập giữa mục tiêu và chiến lược cả hai quốc gia này tạo nên mâu thuẫn Đông-Tây. Chọn: D Câu 17. Phương pháp: sgk trang 59. Cách giải: Tổ chức Hiệp ước Vacsava là một liên minh chính trị-quân sự mang tính chất phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. Chọn: D Câu 18. Phương pháp: suy luận. Cách giải: Mĩ và Liên Xô chỉ đứng đằng sau hay gián tiếp tác động vào những thế lực đối đầu nhau trên thế giới chứ không trực tiếp tham gia đối đầu nhau. Chọn: D Câu 19. Phương pháp: phân tích, so sánh. Cách giải: Việc thành lập các tổ chức liên minh chính trị quân sự đối đầu nhau cho thấy sự cạnh tranh khốc liệt giữa hai cực trong Ianta. Chọn: C Câu 20. Phương pháp: sgk trang 63. Cách giải: Điểm giống nhau giữa chiến tranh của Việt Nam và Triều Tiên là cuộc nội chiến trong nước mà mỗi bên đại diện cho hai phe: Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa. Chọn: C Câu 21. Phương pháp: sgk trang 67. Cách giải: Cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật phát triển trong hai giai đoạn. Giai đoạn đầu từ nhưng năm 40 đến những năm 70 là cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật,còn giai đoạn hai từ những năm 70 là cuộc cách mạng khoa học-công nghệ. Chọn: D Câu 22. Phương pháp: sgk trang 67. Cách giải: Sự khác nhau giữa giai đoạn một và giai đoạn hai là ở giai đoạn 2 với sự ra đời của máy tính điện tử mới, về vật liệu mới, những dạng nặng lượng mới và công nghệ sinh học, phát triển tin học. Chọn: D Câu 23. Phương pháp: sgk trang 67. Cách giải: Sự kiện gây chấn động thế giới năm 1997, các nhà khoa học đã tạo ra con cừu Đô li bằng phương pháp sinh sản vô tính lấy từ một tế bào từ tuyến vú của một con cừu đang có thai. Chọn: C Câu 24. Phương pháp: sgk trang 68. Cách giải: Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng có sẵn lại bảo vệ môi trường nên được coi là nguồn năng lượng sách và là chất đốt cao thượng. Chọn: B Câu 25. Phương pháp: dựa vào hiểu biết liên hệ thực tế. Cách giải: Gagarin là người đầu tiên bay vào vũ trụ. Chọn: D Câu 26. Phương pháp: suy luận. Cách giải: Trong nhiều thập niên hệ thống xã hội đã trở thành một hệ thống hùng mạnh trên thế giới, tạo thế cân bằng đối trọng với hệ thống tư bản chủ nghĩa. Chọn: C Câu 27. Phương pháp: sgk trang 55. Cách giải: Nhật Bản trở thành đế quốc kinh tế, là một trong ba trung tâm kinh tế-tài chính lớn nhất thế giới cùng với Mĩ và Tây Âu. Chọn: B Câu 28. Phương pháp: sgk trang 63. Cách giải: Tháng 12-1989, trong cuộc gặp chính thức tại Manta (Địa Trung Hải) nhà lãnh đạo Goocbachop và G. Buso (cha) đã chính thức tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh. Chọn: C Câu 29. Phương pháp: sgk trang 35. Cách giải: Phong trào chống chủ nghĩa thực dân của Châu Phi bắt đầu từ những năm 50 của thế kỉ XX, trước hết là ở khu vực Bắc Phi sau đó lan sang các khu vực khác. Chọn: D Câu 30. Phương pháp: sgk trang 35. Cách giải: Cuộc binh biến của binh lính Ai Cập (1952) lật đổ vương triều Pharuc, chỗ dựa của thực dân Anh, lập nên nước Cộng hòa Ai Cập 18-06-1953 được coi là mốc mở đầu cho phong trào đấu tranh chống thực dân ở Châu Phi Chọn: C Loigiaihay.com
Quảng cáo
|