Đề kiểm tra giữa kì 1 Địa lí 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 5Đề bài
Câu 1 :
Những làng xóm xuất hiện ở Việt Nam?
Câu 2 :
Lược đồ trí nhớ là một phương tiện đặc biệt để
Câu 3 :
Câu nói: “Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.” Là câu nói của ai?
Câu 4 :
Quá trình tan rã của xã hội nguyên thủy của Việt Nam trải qua các nền khảo cổ nào?
Câu 5 :
Đâu không phải dụng cụ đo thời gian của người xưa?
Câu 6 :
Bằng chứng khoa học nào chứng tỏ Đông Nam Á là nơi con người xuất hiện sớm?
Câu 7 :
Tại sao cần phải nắm chắc các khái niệm cơ bản trong môn Địa lí?
Câu 8 :
Con người đã phát hiện và dùng kim loại để chế tạo công cụ vào khoảng thời gian nào?
Câu 9 :
Nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời vào ngày
Câu 10 :
Để học Địa lí tốt cần những công cụ hỗ trợ nào?
Câu 11 :
Lịch sử là… xảy ra trong quá khứ bao gồm hoạt động của … từ khi xuất hiện đến nay.
Câu 12 :
Cho biết hệ toạ độ địa lí của Việt Nam là: vĩ độ: 23°23′B – 8°34′ B và kinh độ: 102°109′Đ – 109°24′Đ. Vị trí địa lí nước ta:
Câu 13 :
Điền từ vào chỗ trống: “… là những dấu tích vật chất người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt đất, các công trình kiến trúc,...”
Câu 14 :
Lịch sử là gì?
Câu 15 :
So với mặt phẳng quỹ đạo, trục Trái Đất nghiêng một góc:
Câu 16 :
Cư dân ở Bắc Bộ Việt Nam biết tới đồ đồng từ khi nào?
Câu 17 :
Điền từ vào chỗ trống: “Từ …, con người bắt đầu phát hiện và chế tác công cụ lao động bằng đồng đỏ, tiếp đó là đồng thau. Đến khoảng cuối thiên niên kỉ II- đầu thiên niên kỉ I, con người đã biết chế tác công cụ lao động bằng sắt.”
Câu 18 :
Tại sao gọi là lược đồ trí nhớ?
Câu 19 :
Muốn học Địa lí đạt hiệu quả cao các em cần phải làm gì?
Câu 20 :
Chùa Một Cột được coi là tư liệu gì?
Câu 21 :
Dấu ấn đầu tiên tạo nên sự chuyển biến quan trọng trong xã hội nguyên thủy ở Việt Nam?
Câu 22 :
Vai trò của hệ thống kinh, vĩ tuyến trên quả Địa Cầu là
Câu 23 :
Nhà chính trị nào đã nói: “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”?
Câu 24 :
Bảo tàng gì ở Pháp trưng bày các tác phẩm nghệ thuật của người nguyên thủy?
Câu 25 :
Một thiên niên kỉ bằng bao nhiêu năm?
Câu 26 :
Người xưa không sử dụng cách tính thời gian nào?
Câu 27 :
Sự kiện lịch sử nào diễn ra trước chiến thắng lịch sử năm 938 của Ngô Quyền 690 năm?
Câu 28 :
Câu chuyện của cô bé Tiu-li Xmít có ý nghĩa gì?
Câu 29 :
Ở Tiểu học, em đã bước đầu được làm quen với một số kiến thức địa lí. Em hãy cho biết kiến thức địa lí không được học ở lớp 5?
Câu 30 :
Ở Tiểu học, em đã bước đầu được làm quen với một số kiến thức địa lí. Em hãy cho biết đâu không nằm trong kiến thức em đã học ở lớp 4?
Câu 31 :
Trên quả Địa cầu, nếu cứ cách nhau 100, ta vẽ một kinh tuyến, thì có tất cả
Câu 32 :
Trên quả Địa cầu, nếu cứ cách nhau 100, ta vẽ một vĩ tuyến thì có tất cả
Câu 33 :
Cho bản đồ sau: Để biểu hiện địa hình trong bản đồ trên, người ta chủ yếu sử dụng phương pháp
Câu 34 :
Cho hình vẽ sau Đặc điểm nào sau đây thể hiện đúng nhất hình dạng của địa hình núi ở hình vẽ trên
Câu 35 :
Tại sao người ta phải xây dựng các đài quan sát ven biển?
Câu 36 :
Trên Trái Đất, giờ khu vực phía Đông bao giờ cũng đến sớm hơn giờ khu vực phía Tây là do
Câu 37 :
Ở bán cầu Nam, chịu tác động của lực Côriolit, gió Nam sẽ bị lệch hướng trở thành:
Câu 38 :
Cho bản đồ sau: Cho các vùng trồng lúa mì của Trung Quốc được thể hiện bằng dạng kí hiệu nào và chúng phân bố chủ yếu ở khu vực nào trên lãnh thổ?
Câu 39 :
Trong các hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục, có ý nghĩa nhất đối với sự sống là hệ quả
Câu 40 :
Trái Đất có sự sống vì
Lời giải và đáp án
Câu 1 :
Những làng xóm xuất hiện ở Việt Nam?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Những làng xóm đầu tiên xuất hiện khi con người bắt đầu định cư lâu dài
Câu 2 :
Lược đồ trí nhớ là một phương tiện đặc biệt để
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Lược đồ trí nhớ là một phương tiện đặc biệt để mô tả hiểu biết của cá nhân về một địa phương.
Câu 3 :
Câu nói: “Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.” Là câu nói của ai?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Câu nói: “Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.” Là câu nói của Hồ Chí Minh.
Câu 4 :
Quá trình tan rã của xã hội nguyên thủy của Việt Nam trải qua các nền khảo cổ nào?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Quá trình tan rã của xã hội nguyên thủy của Việt Nam trải qua các nền khảo cổ Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun.
Câu 5 :
Đâu không phải dụng cụ đo thời gian của người xưa?
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Đồng hồ quả lắc không phải là dụng cụ đo thời gian của người xưa. Một số cách đo của người xưa:
Câu 6 :
Bằng chứng khoa học nào chứng tỏ Đông Nam Á là nơi con người xuất hiện sớm?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Bằng chứng để các nhà khoa học có thể khẳng định Đông Nam Á là nơi xuất hiện sớm của Người tối cổ qua các hóa thạch tìm thấy trên đảo Gia-va, các công cụ lao động được ghè đẽo thô sơ ở Việt Nam, Thái Lan và những chiếc răng của Người tối cổ cách ngày nay 800 000 năm.
Câu 7 :
Tại sao cần phải nắm chắc các khái niệm cơ bản trong môn Địa lí?
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Để học tốt môn Địa lí, các em cần nắm chắc các khái niệm cơ bản và kĩ năng chủ yếu trong môn học. Việc nắm vững các khái niệm cơ bản sẽ giúp các em có khả năng giải thích và ứng xử khi gặp các hiện tượng thiên nhiên diễn ra hàng ngày trong cuộc sống.
Câu 8 :
Con người đã phát hiện và dùng kim loại để chế tạo công cụ vào khoảng thời gian nào?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Vào khoảng thiên niên kỉ VI TCN, con người đã phát hiện và dùng kim loại để chế tác công cụ thay cho đá.
Câu 9 :
Nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời vào ngày
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Vào ngày 22/6 (hạ chí), nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, đây là thời kì mùa hạ ở bán cầu Bắc.
Câu 10 :
Để học Địa lí tốt cần những công cụ hỗ trợ nào?
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Để học Địa lí tốt cần phải có các công cụ hỗ trợ đó là Sử dụng bản đồ, sử dụng các thiết bị xác định phương hướng, vị trí, các số liệu thống kê để giúp đỡ khi các em học tập môn Địa lí.
Câu 11 :
Lịch sử là… xảy ra trong quá khứ bao gồm hoạt động của … từ khi xuất hiện đến nay.
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Lịch sử là là những gì xảy ra trong quá khứ bao gồm hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay.
Câu 12 :
Cho biết hệ toạ độ địa lí của Việt Nam là: vĩ độ: 23°23′B – 8°34′ B và kinh độ: 102°109′Đ – 109°24′Đ. Vị trí địa lí nước ta:
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Từ hệ toạ độ đã cho ta có: - Vĩ độ: 23°23′B – 8°34′ B -> Nước ta thuộc bán cầu Bắc. - Kinh độ: 102°109′Đ – l09°24′Đ -> Nước ta thuộc bán cầu Đông hay Tây. => Như vậy, nước ta nằm hoàn toàn ở Bắc bán cầu và thuộc nửa cầu Đông.
Câu 13 :
Điền từ vào chỗ trống: “… là những dấu tích vật chất người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt đất, các công trình kiến trúc,...”
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Tư liệu hiện vật là những dấu tích vật chất người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt đất, các công trình kiến trúc,...
Câu 14 :
Lịch sử là gì?
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Lịch sử là là những gì xảy ra trong quá khứ bao gồm hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay.
Câu 15 :
So với mặt phẳng quỹ đạo, trục Trái Đất nghiêng một góc:
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tưởng nối liền hai cực và nghiêng 66033’ trên mặt phẳng quỹ đạo.
Câu 16 :
Cư dân ở Bắc Bộ Việt Nam biết tới đồ đồng từ khi nào?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Từ khoảng 4000 năm trước, cư dân Bắc Bộ đã biết đến đồ đồng.
Câu 17 :
Điền từ vào chỗ trống: “Từ …, con người bắt đầu phát hiện và chế tác công cụ lao động bằng đồng đỏ, tiếp đó là đồng thau. Đến khoảng cuối thiên niên kỉ II- đầu thiên niên kỉ I, con người đã biết chế tác công cụ lao động bằng sắt.”
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
“Từ khoảng thiên niên kỉ IV con người bắt đầu phát hiện và chế tác công cụ lao động bằng đồng đỏ, tiếp đó là đồng thau. Đến khoảng cuối thiên niên kỉ II- đầu thiên niên kỉ I, con người đã biết chế tác công cụ lao động bằng sắt.”.
Câu 18 :
Tại sao gọi là lược đồ trí nhớ?
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Chúng ta có thể diễn tả cảm nhận của mình về địa phương, về cộng đồng xung quang bằng cách miêu tả bằng lời, vẽ bức họa khung cảnh, vẽ một sơ đồ về các địa điểm mình yêu thích, về các nơi ở của họ hàng, bạn bè tại địa phương. Một phương tiện để miêu tả hiểu biết của cá nhân về một địa phương gọi là lược đồ trí nhớ.
Câu 19 :
Muốn học Địa lí đạt hiệu quả cao các em cần phải làm gì?
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Muốn học Địa lí đạt hiệu quả cao, các em cần phải có hứng thú trong học tập. Địa lí là một môn học tìm tòi và khám phá nên yêu cầu người học phải có đam mê và hứng thú.
Câu 20 :
Chùa Một Cột được coi là tư liệu gì?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Chùa Một Cột là tư liệu hiện vật được xây dựng vào thế kỉ XI, là một trong những biểu tượng của thủ đô Hà Nội.
Câu 21 :
Dấu ấn đầu tiên tạo nên sự chuyển biến quan trọng trong xã hội nguyên thủy ở Việt Nam?
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Dấu ấn đầu tiên tạo nên sự chuyển biến quan trọng trong xã hội nguyên thủy ở Việt Nam là phát minh ra thuật luyện kim và biết chế tác công cụ lao động.
Câu 22 :
Vai trò của hệ thống kinh, vĩ tuyến trên quả Địa Cầu là
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Các hệ thống kinh, vĩ tuyến gồm kinh tuyến đông, kinh tuyến tây và vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam.
Câu 23 :
Nhà chính trị nào đã nói: “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”?
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Nhà chính trị nổi tiếng Xi-xê-rông đã nói: ““Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”.
Câu 24 :
Bảo tàng gì ở Pháp trưng bày các tác phẩm nghệ thuật của người nguyên thủy?
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Bảo tàng Quai Bờ-ran-li ở Pa-ri (Pháp) là nơi trưng bày các tác phẩm nghệ thuật của nhiều khu vực trên thế giới.
Câu 25 :
Một thiên niên kỉ bằng bao nhiêu năm?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Một thiên niên kỉ bằng 1000 năm.
Câu 26 :
Người xưa không sử dụng cách tính thời gian nào?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Đồng hồ đeo tay là phát minh thời hiện đại. Một số mốc thời gian đáng nhớ của lịch sử đồng hồ đeo tay phải kể đến như: Năm 1912, chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên thể hiện được ngày tháng ra đời. Năm 1915, chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên không ngấm nước ra đời. Đây đều là những cải tiến quan trọng để đáp ứng nhu cầu cho quân đội trong thế chiến thứ nhất.
Câu 27 :
Sự kiện lịch sử nào diễn ra trước chiến thắng lịch sử năm 938 của Ngô Quyền 690 năm?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Sự kiện lịch sử diễn ra trước năm 938 chiến thắng Bạch Đằng 690 năm là khởi nghĩa Bà Triệu. Ta lấy 938-690=248. Đây là năm diễn ra khởi nghĩa của Bà Triệu (hay có tên thật là Triệu Thị Trinh).
Câu 28 :
Câu chuyện của cô bé Tiu-li Xmít có ý nghĩa gì?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Năm 2004, một trận sóng thần khủng khiếp khiến hơn 100 000 người thiệt mạng ở các nước Nam Á. Khi đang dạo chơi trên bãi biển, Tiu-li phát hiện ra những thay đổi kì lạ trên bãi biển và bài học về thảm họa sóng thần trong giờ Địa lí đã lóe lên trong đầu cô bé. Câu chuyện này cho thấy được vai trò quan trọng của việc nắm chắc các kiến thức và kĩ năng địa lí để ứng dụng vào cuộc sống.
Câu 29 :
Ở Tiểu học, em đã bước đầu được làm quen với một số kiến thức địa lí. Em hãy cho biết kiến thức địa lí không được học ở lớp 5?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Ba kiến thức địa lí đã học ở lớp 5 + Tự nhiên Việt Nam. + Dân cư Việt Nam. + Kinh tế Việt Nam. - Kiến thức Nước trên Trái Đất sẽ được học vào chương trình môn Địa lí lớp 6.
Câu 30 :
Ở Tiểu học, em đã bước đầu được làm quen với một số kiến thức địa lí. Em hãy cho biết đâu không nằm trong kiến thức em đã học ở lớp 4?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
- Ba kiến thức đã học ở lớp 4 + Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền núi và trung du. + Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền đồng bằng. + Vùng biển Việt Nam; các đảo, quần đảo. - Còn nội dung bản đồ-phương tiện thể hiện bề mặt Trái Đất sẽ được học ở chương trình lớp 6.
Câu 31 :
Trên quả Địa cầu, nếu cứ cách nhau 100, ta vẽ một kinh tuyến, thì có tất cả
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Trên quả Địa cầu, nếu cứ cách 1° ta vẽ một kinh tuyến thì có tất cả 360 kinh tuyến. => Vậy cứ cách 10°, ta vẽ một kinh tuyến thì có tất cả: 360 : 10 = 36 kinh tuyến.
Câu 32 :
Trên quả Địa cầu, nếu cứ cách nhau 100, ta vẽ một vĩ tuyến thì có tất cả
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Với mỗi vĩ tuyến cách nhau 1° thì trên bề mặt quả Địa Cầu từ cực Bắc đến cực Nam có tất cả 181 vĩ tuyến. Trong đó, 1 vĩ tuyến là đường Xích đạo, 90 vĩ tuyến ở nửa cầu Bắc và 90 vĩ tuyến ở nửa cầu Nam. => Cứ cách 100 vẽ một vĩ tuyến thì ta có: 90 : 10 = 9 vĩ tuyến Bắc ở nửa cầu Bắc và 90 : 10 = 9 vĩ tuyến Nam ở nửa cầu Nam. Xích đạo 00 là 1 vĩ tuyến dài nhất ở giữa hai bán cầu => Vậy cứ cách 100 vẽ một vĩ tuyến thì ta có: 9 + 9 + 1 = 19 vĩ tuyến. => Chọn D
Câu 33 :
Cho bản đồ sau: Để biểu hiện địa hình trong bản đồ trên, người ta chủ yếu sử dụng phương pháp
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Quan sát bảng chú giải thể hiện trên bản đồ, để biểu hiện địa hình trong bản đồ trên người ta chủ yếu sử dụng phương pháp phân tầng màu.
Câu 34 :
Cho hình vẽ sau Đặc điểm nào sau đây thể hiện đúng nhất hình dạng của địa hình núi ở hình vẽ trên
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Quan sát các đường đồng mức ở hình vẽ trên: - Sườn phía đông các đường đồng mức có khoảng cách cách xa nhau thể hiện địa hình có sườn thoải. => Như vậy, ngọn núi trên có đặc điểm sườn tây dốc, sườn đông thoải.
Câu 35 :
Tại sao người ta phải xây dựng các đài quan sát ven biển?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Dựa vào kiến thức thực tế của bản thân hoặc tìm thông tin trên internet. Lời giải chi tiết :
- Xây các đài quan sát ven biển với mục đích mở rộng tầm nhìn ngoài khơi xa. Ví dụ: Ba đài quan sát ven biển nước ta: Kê Gà (Bình Thuận), Đại Lãnh (Phú Yên), Hòn Dấu (Hải Phòng).
Câu 36 :
Trên Trái Đất, giờ khu vực phía Đông bao giờ cũng đến sớm hơn giờ khu vực phía Tây là do
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Do Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông nên các địa điểm ở phía Đông sẽ lần lượt được chiếu sáng sớm hơn các địa điểm ở phía Tây (có ngày đến sớm hơn), vì vậy giờ khu vực phía Đông bao giờ cũng đến sớm hơn giờ ở khu vực phía Tây. Ví dụ: Việt Nam (nằm ở bán cầu Đông) đang là giữa trưa thì ở Niu –Iooc (Mĩ - ở bán cầu Tây) đang là nửa đêm (chênh nhau 12 múi giờ).
Câu 37 :
Ở bán cầu Nam, chịu tác động của lực Côriolit, gió Nam sẽ bị lệch hướng trở thành:
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Ở bán cầu Nam, do chịu tác động của lực Côriôlit => các vật thể chuyển động sẽ bị lệch trái. Do vậy, gió Nam sẽ bị lệch hướng trở thành gió Đông Nam.
Câu 38 :
Cho bản đồ sau: Cho các vùng trồng lúa mì của Trung Quốc được thể hiện bằng dạng kí hiệu nào và chúng phân bố chủ yếu ở khu vực nào trên lãnh thổ?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
- Quan sát kí hiệu vùng trồng lúa mì ở bảng chú giải: kí hiệu màu cam. - Vùng trồng lúa mì được thể hiện bằng kí hiệu diện tích. - Dựa vào mạng lưới kinh – vĩ tuyến để xác định phương hướng trên bản đồ: màu cam thể hiện chủ yếu ở khu vực giữa hướng bắc và hướng đông => khu vực đông bắc => Vùng trồng lúa mì (kí hiệu màu cam) phân bố chủ yếu ở khu vực đông bắc lãnh thổ Trung Quốc.
Câu 39 :
Trong các hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục, có ý nghĩa nhất đối với sự sống là hệ quả
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Trong các hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục, có ý nghĩa nhất đối với sự sống là hệ quả sự luân phiên ngày đêm. Các địa điểm lần lượt được chiếu sáng và chìm vào bóng tối, chu kì này kéo dài 24 giờ và lặp đi lặp lại liên tục. => Sự phân chia thời gian chiếu sáng hợp lí làm cho nhiệt độ trong ngày tại các địa điểm không quá nóng hay quá lạnh, con người có thời gian làm việc, sinh hoạt và nghỉ ngơi rất nhịp nhàng, linh hoạt.
Câu 40 :
Trái Đất có sự sống vì
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Do khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời hợp lí, không quá gần hay quá xa nên Trái Đất luôn nhận được một lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp (không quá nóng, không quá lạnh) -> con người và sinh vật có thể phát triển, trên Trái Đất tồn tại sự sống. |