Đề kiểm tra giữa học kì 2 Vật lí 12 - Đề số 03 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra giữa kì 2 vật lí 12 - Đề số 03 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 12 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Quảng cáo

Đề bài

Câu 1: Mạch dao động điện từ tự do có tần số f. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Năng lượng điện trường biến thiên với tần số 2f.

B. Năng lượng điện trường cực đại bằng với năng lượng từ trường cực đại.

C. Năng lượng điện từ biến thiên với tần số 2f.

D. Năng lượng từ trường biến thiên với tần số 2f.

Câu 2:Mạch dao động của một máy thu vô tuyến điện có độ tự cảm \(L = 10\mu H\) và điện dung C biến thiên từ \(10pF\)  đến \(250pF\). Máy có thể bắt được sóng điện từ có bước sóng trong khoảng

A. 10m đến 95m.

B. 20m đến 100m.

C. 18,8m đến 94,2m

D. 18,8m đến 90m.

Câu 3: Một mạch dao động gồm một cuộn cảm có độ tự cảm L và một tụ điện có điện dung C thực hiện dao động điện từ tự do không tắt. Giá trị cực đại của hiệu điện thế giữa hai bản tụ bằng \({U_0}\). Giá trị cực đại của cường độ dòng điện trong mạch là

A. \({I_0} = {U_0}\sqrt {LC} \)

B. \({I_0} = \frac{{{U_0}}}{{\sqrt {LC} }}\)

C. \({I_0} = {U_0}\sqrt {\frac{L}{C}} \)

D. \({I_0} = {U_0}\sqrt {\frac{C}{L}} \)

Câu 4: Một mạch dao động gồm 1 cuộn cảm \(L = \frac{2}{\pi }mH\) và tụ \(C = \frac{{0,8}}{\pi }\mu F\). Tần số riêng của dao động trong mạch là:

A. \(12,5{\rm{ }}kHz\)

B. \(25{\rm{ }}kHz\)

C. \(7,5{\rm{ }}kHz\)

D. \(15{\rm{ }}kHz\)

Câu 5: Cường độ dòng điện tức thời trong mạch dao động LC có dạng \(i = 0,02c{\rm{os}}{2.10^3}t\left( A \right)\). Tụ điện trong mạch có điện dung \(C = 5\;\mu F\). Độ tự cảm của cuộn cảm là

A.  \(L = {5.10^{ - 6}}H\) 

B. \(L = {5.10^{ - 8}}H\)

C.\(L = 50H\) 

D. \(L = 50mH\)

Câu 6:Khi phân tích thí nghiệm về hiện tượng cảm ứng điện từ, ta phát hiện ra:

A. điện trường.

B. từ trường.

C. điện trường xoáy.

D. điện từ trường.

Câu 7: Trong mạch dao động có sự biến thiên tương hỗ giữa:

A. Điện trường và từ trường.

B. điện áp và cường độ dòng điện.

C. điện tích và dòng điện.   

D. năng lượng điện trường và năng lượng từ trường

Câu 8:Nhận xét nào sau đây là đúng ?

A. Sóng điện từ là sóng cơ học.

B. Sóng điện từ cũng là sóng âm, là sóng dọc nhưng có thể truyền được trong chân không.

C. Sóng điện từ là sóng ngang có thể truyền trong mọi môi trường kể cả chân không.

D. Sóng điên từ chỉ lan truyền trong chất khí và bị phản xạ từ các mặt phẳng kim loại.

Câu 9: Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe Iâng là 2mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 2m. Bước sóng đơn sắc dùng trong thí nghiệm là \(\lambda  = 0,5\mu m\). Khoảng cách từ vân sáng bậc 1 đến vân tối thứ 10 là

A. 4,75mm                             B.4,25mm

C. 4,5mm.                              D. 5,0mm

Câu 10: Một mạch dao động bắt tín hiệu của một  máy thu vô tuyến điện gồm một tụ điện \(C = 85pF\) và một cuộn cảm \(L = 3\mu H\). Tìm bước sóng \(\lambda \) của sóng vô tuyến điện mà mạch này có thể thu được.

A. 41m                                   B. 30m

C. 75m                                   D. 19m

Câu 11:Để thực hiện thông tin trong vũ trụ, người ta sử dụng:

A. sóng cực ngắn vì nó không bị tầng điện li phản xạ hay hấp thụ và có khả năng truyền đi xa theo đường thẳng.

B. sóng ngắn vì sóng ngắn bị tầng điện li và mặt đất phản xạ nhiều lần nên có khả năng truyền đi xa.

C. sóng dài vì sóng dài có bước sóng lớn nhất.

D. sóng trung vì sóng trung cũng có khả năng truyền đi xa.

Câu 12: Tia X

A. Là một loại sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn cả bước sóng của tia tử ngoại.

B. Là một loại sóng điện từ phát ra từ những vật bị nung nóng đến nhiệt độ \({500^0}C\)

C. Không có khả năng đâm xuyên.

D. Được phát ra từ đèn điện.

Câu 13: Thí nghiệm của Niu tơn về ánh sáng đơn sắc nhằm chứng minh:

A. Sự tồn tại của ánh sáng đơn sắc.

B. Lăng kính đã làm biến đổi màu của ánh sáng qua nó.

C. Ánh sáng Mặt Trời là ánh sáng đơn sắc.

D. Ánh sáng trắng không phải là tập hợp của ánh sáng đơn sắc.

Câu 14: Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng, biết \(D = 2m;a = 1mm;\lambda  = 0,6\mu m\). Bề rộng trường giao thoa đo được \(5,4mm\). Tổng số vân sáng và tối trên màn là

A. 8                                        B. 9

C. 15                                      D. 17  

Câu 15:Khi chiếu ánh sáng đơn sắc truyền từ môi trường có chiết suất \({n_1} = 1,6\) sang môi trường có chiết suất \({n_2} = \frac{4}{3}\) thì:

A. Tần số giảm, bước sóng giảm.

B. Tần số giảm, bước sóng tăng.

C. Tần số không đổi, bước sóng giảm.

D. Tần số không đổi, bước sóng tăng.

Câu 16: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng dùng hai khe Iâng, biết \(D = 1m;a = 1mm\). Khoảng cách từ vân sáng thứ 4 đến vân sáng thứ 10 ở cùng bên với vân trung tâm là \(3,6mm\). Bước sóng ánh sáng là

A. \(0,44\mu m\)                     B. \(0,52\mu m\)

C. \(0,6\mu m\)                       D. \(0,58\mu m\)

Câu 17:Mạch dao động của máy thu vô tuyến điện có cuộn cảm \(L = 25\mu H\). Để thu được sóng vô tuyến có bước sóng \(100m\) thì điện dung của tụ điện phải có giá trị

A. \(112,6pF\)

B. \(1,126nF\)

C. \(1,{126.10^{ - 10}}F\) 

D. \(1,126pF\)

Câu 18:Tia X được tạo ra bằng cách nào sau đây?

A. Cho một chùm êlectron tốc độ nhanh bắn vào một kim loại khó nóng chảy có nguyên tử lượng lớn hơn.

B. Cho một chùm

Lời giải chi tiết

Câu 1:

Phương pháp:

Mạch dao động điện từ tự do biến thiên điều hòa với \(\omega ;T;f\) thì:

+ Năng lượng từ trường biến thiên tuần hoàn với \(2\omega ;\frac{T}{2};2f\)

+ Năng lượng điện trường biến thiên tuần hoàn với \(2\omega ;\frac{T}{2};2f\)

+ Năng lượng điện từ là đại lượng bảo toàn.

Cách giải:

Năng lượng điện từ của mạch dao động điện từ tự do là đại lượng bảo toàn

\( \Rightarrow \) Phát biểu sai là: Năng lượng điện từ biến thiên với tần số 2f.

Chọn C.

Câu 2:

Phương pháp:

Bước sóng: \(\lambda  = cT = c.2\pi \sqrt {LC} \)

Cách giải:

Máy có thể bắt được sóng điện từ có bước sóng trong khoảng:

\(\left\{ \begin{array}{l}{\lambda _1} = 2\pi {.3.10^8}.\sqrt {{{10.10}^{ - 6}}{{.10.10}^{ - 12}}}\\  = 18,8m\\{\lambda _2} = 2\pi {.3.10^8}.\sqrt {{{10.10}^{ - 6}}{{.250.10}^{ - 12}}}  \\= 94,2m\end{array} \right.\)

Chọn C.

Câu 3:

Phương pháp:

Năng lượng điện từ: \({W_{LC}} = {W_L} + {W_C} = {W_{L\max }} = {W_{C\max }}\\ = \frac{1}{2}LI_0^2 = \frac{1}{2}CU_0^2\)

Cách giải:

Ta có: \({W_{L\max }} = {W_{C\max }} = \frac{1}{2}LI_0^2 = \frac{1}{2}CU_0^2 \\\Rightarrow {I_0} = {U_0}\sqrt {\frac{C}{L}} \)

Chọn D.

Câu 4:

Phương pháp:

Tần số dao động riêng của mạch LC: \(f = \frac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }}\)

Cách giải:

Tần số riêng của dao động trong mạch là:

\(f = \frac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }} = \frac{1}{{2\pi \sqrt {\frac{2}{\pi }{{.10}^{ - 3}}.\frac{{0,8}}{\pi }{{.10}^{ - 6}}} }} \\= 12500Hz = 12,5kHz\)

Chọn A.

Câu 5:

Phương pháp:

Tần số góc: \(\omega  = \frac{1}{{\sqrt {LC} }} \Rightarrow L = \frac{1}{{{\omega ^2}C}}\)

Cách giải:

Ta có: \(i = 0,02c{\rm{os}}\left( {{{2.10}^3}t} \right)\left( A \right) \Rightarrow \omega  = {2.10^3}rad/s\)

Lại có: \(\omega  = \frac{1}{{\sqrt {LC} }} \Rightarrow L = \frac{1}{{{\omega ^2}C}} = \frac{1}{{{{\left( {{{2.10}^3}} \right)}^2}{{.5.10}^{ - 6}}}} \\= 0,05H = 50mH\)

Chọn D.

Câu 6:

Phương pháp:

Điện trường biến thiên theo thời gian sinh ra từ trường xoáy, từ trường biến thiên theo thời gian sinh ra điện trường xoáy.

Điện trường biến thiên và từ trường biến thiên cùng tồn tại trong không gian. Chúng có thể chuyển hóa lẫn nhau trong một trường thống nhất được gọi là điện từ trường.

Cách giải:

Khi phân tích thí nghiệm về hiện tượng cảm ứng điện từ, ta phát hiện ra điện trường xoáy.

Chọn C.

Câu 7:

Phương pháp:

Năng lượng điện từ trong mạch dao động: \(W = {W_C} + {W_L} = const\)

Trong quá trình dao động của mạch, năng lượng từ trường và năng lượng điện trường luôn chuyển hóa cho nhau, nhưng tổng năng lượng điện từ là không đổi.

Cách giải:

Trong mạch dao động có sự biến thiên tương hỗ giữa năng lượng điện trường và năng lượng từ trường.

Chọn D.

Câu 8:

Nhận xét đúng là: Sóng điện từ là sóng ngang có thể truyền trong mọi môi trường kể cả chân không.

Chọn C.

Câu 9:

Phương pháp:

Vị trí vân sáng: \({x_s} = k\frac{{\lambda D}}{a} = k.i;k \in Z\)

Vị trí vân tối: \({x_t} = \left( {k + \frac{1}{2}} \right)\frac{{\lambda D}}{a} = \left( {k + \frac{1}{2}} \right).i;k \in Z\)

Cách giải:

Khoảng vân: \(i = \frac{{\lambda D}}{a} = \frac{{0,5.2}}{2} = 0,5mm\)

Vị trí vân sáng bậc 1: \({x_{s1}} = ki = i = 0,5mm\)

Vị trí vân tối thứ 10: \({x_{t10}} = \left( {9 + \frac{1}{2}} \right)i = 9,5.0,5 = 4,75mm\)

Khoảng cách giữa chúng là: \(\Delta x = {x_{t10}} - {x_{s1}} = 4,75 - 0,5 = 4,25mm\)

Chọn B.

Câu 10:

Phương pháp:

Công thức tính bước sóng: \(\lambda  = cT = 2\pi c.\sqrt {LC} \)

Cách giải:

Bước sóng của sóng vô tuyến điện mà mạch này có thể thu được:

\(\lambda  = 2\pi c.\sqrt {LC}  \\= 2\pi {.3.10^8}.\sqrt {{{3.10}^{ - 6}}{{.85.10}^{ - 12}}}  = 30m\)

Chọn B.

Câu 11:

Phương pháp:

1. Sóng dài:

+ Có năng lượng thấp.

+ Bị các vật trên mặt đất hấp thụ mạnh nhưng nước lại hấp thụ ít.

2. Sóng trung:

+ Ban ngày bị tầng điện li hấp thụ mạnh nên không truyền đi xa được.

+ Ban đêm bị tầng điện li phản xạ nên truyền đi xa được.

3. Sóng ngắn:

+ Có năng lượng lớn.

+ Bị phản xạ nhiêu lần giữa tầng điện li và mặt đất.

4. Sóng cực ngắn:

+ Có năng lượng rất lớn.

+ Không bị tâng điện li hấp thụ hay phản xạ.

+ Xuyên qua tầng điện li vào vũ trụ.

Cách giải:

Để thực hiện thông tin trong vũ trụ, người ta sử dụng sóng cực ngắn vì nó không bị tầng điện li phản xạ hay hấp thụ và có khả năng truyền đi xa theo đường thẳng.

Chọn A.

Câu 12:

Phương pháp:

Lí thuyết về tia X:

+ Định nghĩa: Là sóng điện từ có bước sóng ngắn \(\left( {{{10}^{ - 8}}\; - {\rm{ }}{{10}^{ - 11}}m} \right)\)

+ Nguồn phát: Ống Cu-lít-giơ (hay  ống tia X): Chùm electron có năng luợng lớn đập vào kim loại nguyên tử lượng lớn → làm phát ra tia X

+ Tính chất:

- Tính chất nổi bật và quan trọng nhất là khả năng đâm xuyên. Tia X có bước sóng càng ngắn thì khả năng đâm xuyên càng lớn (càng cứng).

- Làm đen kính ảnh.

- Làm phát quang một số chất.

- Làm ion hoá không khí.

- Có tác dụng sinh lí.

+ Ứng dụng

- Trong y học: Chẩn đoán bệnh, chữa bệnh ung thư.

- CN cơ khí : kiểm tra khuyết tật trong sản phẩm đúc.

Cách giải:

Tia X là một loại sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn cả bước sóng của tia tử ngoại.

Chọn A.

Câu 13:

Phương pháp:

Sử dụng lí thuyết “Bài 24: Tán sắc ánh sáng – Trang 122 – SGK Vật Lí 12”.

Cách giải:

Thí nghiệm của Niu tơn về ánh sáng đơn sắc nhằm chứng minh sự tồn tại của ánh sáng đơn sắc.

Chọn A.

Câu 14:

Phương pháp:

Công thức tính số vân sáng và vân tối trên bề rộng miền giao thoa: \(\left\{ \begin{array}{l}{N_s} = 2\left[ {\frac{L}{{2i}}} \right] + 1\\{N_t} = 2\left[ {\frac{L}{{2i}} + \frac{1}{2}} \right]\end{array} \right.\)

Cách giải:

Khoảng vân: \(i = \frac{{\lambda D}}{a} = \frac{{0,6.2}}{1} = 1,2mm\)

Số vân sáng và vân tối quan sát được trên bề rộng miền giao thoa:

 \(\left\{ \begin{array}{l}{N_s} = 2\left[ {\frac{L}{{2i}}} \right] + 1 = 2.\left[ {\frac{{5,4}}{{2.1,2}}} \right] + 1 = 5\\{N_t} = 2\left[ {\frac{L}{{2i}} + \frac{1}{2}} \right] = 2.\left[ {\frac{{5,4}}{{2.1,2}} + \frac{1}{2}} \right] = 4\end{array} \right.\)

Tổng số vân sáng và vân tối: \(N = 5 + 4 = 9\)

Chọn B.

Câu 15:

Phương pháp:

Bước sóng:\(\lambda  = \frac{v}{f}\) 

Vận tốc: \(v = \frac{c}{n}\)

Khi truyền từ môi trường này sang môi trường khác thì tần số không thay đổi và tốc độ truyền sóng thay đổi.

Cách giải:

Ta có: \(\frac{{{\lambda _1}}}{{{\lambda _2}}} = \frac{{{v_1}}}{{{v_2}}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}} = \frac{{\frac{4}{3}}}{{1,6}} = 0,83 < 1 \\\Rightarrow {\lambda _1} < {\lambda _2}\)

\( \Rightarrow \) Tần số không đổi, bước sóng tăng.

Chọn D.

Câu 16:

Phương pháp:

Vị trí vân sáng: \({x_s} = ki = k\frac{{\lambda D}}{a};k \in Z\)

Cách giải:

Khoảng cách từ vân sáng thứ 4 đến vân sáng thứ 10 cùng bên với vân trung tâm:

\(\begin{array}{l}\Delta x = {x_{s10}} - {x_{s4}} \Leftrightarrow \Delta x = 10\frac{{\lambda D}}{a} - 4\frac{{\lambda D}}{a}\\ \Leftrightarrow 6\frac{{\lambda D}}{a} = 3,6mm \Rightarrow \lambda  = \frac{{3,6.a}}{{6.D}} = \frac{{3,6.1}}{{6.1}} = 0,6\mu m\end{array}\)

Chọn C.

Câu 17:

Phương pháp:

Công thức tsinh bước sóng: \(\lambda  = cT = 2\pi c.\sqrt {LC}  \Rightarrow C\)

Cách giải:

Ta có: \(\begin{array}{l}\lambda  = 2\pi c.\sqrt {LC} \\ \Rightarrow C = \frac{{{\lambda ^2}}}{{4{\pi ^2}{c^2}.L}} = \frac{{{{100}^2}}}{{4{\pi ^2}.{{\left( {{{3.10}^8}} \right)}^2}{{.25.10}^{ - 6}}}}\\ = 1,{1256.10^{ - 10}}F = 112,56pF\end{array}\)

Chọn A.

Câu 18:

Phương pháp:

Lí thuyết về tia X:

+ Định nghĩa: Là sóng điện từ có bước sóng ngắn \(\left( {{{10}^{ - 8}}\; - {\rm{ }}{{10}^{ - 11}}m} \right)\)

+ Nguồn phát: Ống Cu-lít-giơ (hay  ống tia X): Chùm electron có năng luợng lớn đập vào kim loại nguyên tử lượng lớn → làm phát ra tia X

+ Tính chất:

- Tính chất nổi bật và quan trọng nhất là khả năng đâm xuyên. Tia X có bước sóng càng ngắn thì khả năng đâm xuyên càng lớn (càng cứng).

- Làm đen kính ảnh.

- Làm phát quang một số chất.

- Làm ion hoá không khí.

- Có tác dụng sinh lí.

+ Ứng dụng

- Trong y học: Chẩn đoán bệnh, chữa bệnh ung thư.

- CN cơ khí : kiểm tra khuyết tật trong sản phẩm đúc.

Cách giải:

Tia X được tạo ra bằng cách cho một chùm êlectron tốc độ nhanh bắn vào một kim loại khó nóng chảy có nguyên tử lượng lớn hơn.

Chọn A.

Câu 19:

Phương pháp:

Vị trí vân tối: \({x_t} = \left( {k + \frac{1}{2}} \right)i = \left( {k + \frac{1}{2}} \right).\frac{{\lambda D}}{a}\)

Cách giải:

Vân tối thứ hai ứng với \(k = 1 \Rightarrow {x_{t2}} = \left( {1 + \frac{1}{2}} \right).\frac{{\lambda D}}{a} = 1,5.\frac{{\lambda D}}{a}\)

Khoảng cách từ vân tối thứ 2 đến vân sáng trung tâm:

\(\begin{array}{l}\Delta x = {x_{t2}} - 0 \Leftrightarrow 1,5\frac{{\lambda D}}{a} = 4,05\\ \Rightarrow \lambda  = \frac{{4,05.a}}{{1,5.D}} = \frac{{4,05.0,2}}{{1,5.1}} = 0,54\mu m\end{array}\)

Chọn C.

Câu 20:

Phương pháp:

Định luật khúc xạ ánh sáng: \({n_1}\sin i = {n_2}\sin r\)

Chiết suất: \({n_d} < {n_t}\)

Cách giải:

Ánh sáng chiều từ không khí vào nước, áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng ta có:

\(\sin i = n.\sin \,r \Rightarrow \sin \,r = \frac{{\sin i}}{n}\,\,\left( 1 \right)\)

Lại có: \({n_d} < {n_l} < {n_t}\,\,\left( 2 \right)\)

Từ (1) và (2) suy ra:  

Chọn C.

Câu 21:

Phương pháp:

Quang phổ liên tục:

+ Quang phổ liên tục là một dải có màu từ đỏ đến tím nối liền nhau một cách liên tục.

+ Quang phổ liên tục do các chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí có áp suất lớn phát ra khi bị nung nóng.

+ Quang phổ liên tục của các chất khác nhau ở cùng một nhiệt độ thì giống nhau và chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của chúng.

+ Ứng dụng: Đo nhiệt độ của các vật nóng sáng ở nhệt độ cao như các ngôi sao qua quang phổ của nó.

Cách giải:

Quang phổ liên tục do các chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí có áp suất lớn phát ra khi bị nung nóng

\( \Rightarrow \) Phát biểu sai: Quang phổ liên tục do các chất khí hay hơi nóng sáng dưới áp suất thấp phát ra.

Chọn C.

Câu 22:

Phương pháp:

Vị trí vân sáng: \({x_s} = \frac{{k\lambda D}}{a};k \in Z\)

Cách giải:

Vị trí vân sáng: \({x_s} = \frac{{k\lambda D}}{a} = k\frac{{\lambda .1}}{{0,2}} = 5k.\lambda \)

Tại vị trí cách vân sáng chính giữa 2,7cm: \({x_s} = 2,7cm = 27mm \Leftrightarrow 5k.\lambda  = 27 \Rightarrow \lambda  = \frac{{5,4}}{k}\)

Mà \(\begin{array}{l}0,40\;\mu m \le \lambda  \le 0,75\mu m\\ \Leftrightarrow 0,4 \le \frac{{5,4}}{k} \le 0,75\\ \Leftrightarrow 7,2 \le k \le 13,5\\ \Rightarrow k = 8;9;10;11;12;13\end{array}\)

Chọn B.

Câu 23:

Phương pháp:

Lí thuyết về tia tử ngoại:

+ Khái niệm: Là bức xạ không nhìn thấy có bước sóng từ \(0,38\mu m\) đến cỡ \({10^{ - 9}}m\)

+ Nguồn phát: Những vật có nhiệt độ cao (từ \({2000^0}C\) trở lên)

VD: hồ quang điện, Mặt Trời, đèn hơi thủy ngân.

+ Tính chất:

- Tác dụng lên phim ảnh

- Kích thích sự phát quang của nhiều chất.

- Kích thích nhiều phản ứng hóa học

- Làm ion hóa không khí và nhiều chất khí khác

- Có tác dụng sinh học: hủy diệt tế bào, diệt khuẩn nấm mốc, là tiền tố tổng hợp vitamin D

- Có thể gây ra hiện tượng quang điện.

- Bị nước và thủy tinh hấp thụ rất mạnh nhưng lại có thể truyền qua được thạch anh. Ngoài ra tầng ozon hấp thụ hết các tia có bước sóng dưới 300nm và là tấm áo giáp bảo vệ sinh vật trên Trái Đất.

+ Công dụng:

- Y học: dùng để tiệt trùng dụng cụ phẫu thuật, chữa bệnh còi xương.

- Công nghiệp thực phẩm: tiệt trùng thực phẩm.

- Công nghiệp cơ khí: tìm về nứt (khuyết tật) trên bề mặt sản phẩm.

Cách giải:

Công dụng của tia tử ngoại trong y học là: dùng để tiệt trùng dụng cụ phẫu thuật, chữa bệnh còi xương.

\( \Rightarrow \) Phát biểu không đúng là: có thể dùng để chữa bệnh ung thư nông.

Chọn D.

Câu 24:

Phương pháp:

Khoảng vân:  \(i = \frac{{\lambda D}}{a}\)

Vân sáng bậc k và vân tối thứ k có vị trí: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{x_s} = ki;{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} k \in Z}\\{{x_t} = \left( {k - \frac{1}{2}} \right).i;{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} k \in Z}\end{array}} \right.\)

Xét tại M nếu:

+\(\frac{{{x_M}}}{i} = k\) thì tại M là vân sáng bậc k

+ \(\frac{{{x_M}}}{i} = k - \frac{1}{2}\) thì tại M là vân tối thứ k

Phương pháp:

Khoảng vân: \(i = \frac{{\lambda D}}{a} = \frac{{0,6.2}}{3} = 0,4mm\)

Xét tại N:  \(\frac{{{x_N}}}{i} = \frac{{1,2}}{{0,4}} = 3 \Rightarrow k = 3\)

Vậy tại M là vân sáng bậc 3.

Chọn B.

Câu 25:

Phương pháp:

Quang phổ vạch phát xạ:

+ Quang phổ vạch là một hệ thống các vạch sáng riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối.

+ Quang phổ vạch do các chất khí hay hơi ở áp suất thấp phát ra khi bị kích thích bằng điện hay bằng nhiệt.

+ Quang phổ vạch của các nguyên tố khác nhau thì rất khác nhau về số lượng các vạch, về vị trí và độ sáng tỉ đối giữa các vạch. Mỗi nguyên tố hóa học có một quang phổ vạch đặc trưng của nguyên tố đó.

+ Ứng dụng: Để phân tích cấu tạo chất.

Cách giải:

Quang phổ vạch là một hệ thống các vạch sáng riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối.

\( \Rightarrow \) Phát biểu sai là: Quang phổ vạch phát xạ bao gồm một hệ thống những dải màu biến thiên liên tục nằm trên một nền tối.

Chọn B.

Câu 26:

Phương pháp:

Khoảng vân:  \(i = \frac{{\lambda D}}{a}\)

Vân sáng bậc k và vân tối thứ k có vị trí: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{x_s} = ki;{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} k \in Z}\\{{x_t} = \left( {k - \frac{1}{2}} \right).i;{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} k \in Z}\end{array}} \right.\)

Xét tại M nếu:

+\(\frac{{{x_M}}}{i} = k\) thì tại M là vân sáng bậc k

+ \(\frac{{{x_M}}}{i} = k - \frac{1}{2}\) thì tại M là vân tối thứ k

Phương pháp:

Khoảng vân: \(i = \frac{{\lambda D}}{a} = \frac{{0,6.2}}{3} = 0,4mm\)

Xét tại N:  \(\frac{{{x_N}}}{i} = \frac{{1,8}}{{0,4}} = 4,5 = 5 - \frac{1}{2} \Rightarrow k = 5\)

Vậy tại M là vân tối thứ 5.

Chọn C.

Câu 27:

Phương pháp:

Sử dụng thang sóng điện từ

Bức xạ tử ngoại có bước sóng \({\lambda _{tn}} < 380nm\)  và bức xạ hồng ngoại có bước sóng  \({\lambda _{hn}} > 760nm\)

Cách giải:

Bức xạ tử ngoại có bước sóng \({\lambda _{tn}} < 380nm\)  và bức xạ hồng ngoại có bước sóng  \({\lambda _{hn}} > 760nm\)

Trong chân không có một bức xạ tử ngoại bước sóng λ và một bức xạ hồng ngoại bước sóng 4λ.

Chỉ có các đáp án A, B, C là có thể là bức xạ tử ngoại.

Thử với đáp án A: \(\lambda  = 100nm \Rightarrow 4\lambda  = 400nm < 760nm\)

Thử với đáp án B: \(\lambda  = 300nm \Rightarrow 4\lambda  = 1200nm > 760nm{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {t/m} \right)\)

Thử với đáp án C: \(\lambda  = 150nm \Rightarrow 4\lambda  = 600nm < 760nm\)

Vậy bước sóng λ = 300nm thỏa mãn.

Chọn B.

Câu 28:

Phương pháp:

Sử dụng thang sóng điện từ

Bức xạ tử ngoại có bước sóng \({\lambda _{tn}} < 380nm\)  và bức xạ hồng ngoại có bước sóng  \({\lambda _{hn}} > 760nm\)

Cách giải:

Tia hồng ngoại và tia tử ngoài có cùng bản chất (đều là sóng điện từ).

Chọn B.

Câu 29:

Phương pháp:

Bước sóng của bức xạ khi truyền trong chân không: \(\lambda  = \frac{c}{f}\)

Bước sóng khi truyền trong không khí: \(\lambda ' = \frac{v}{f} = \frac{c}{{n.f}} = \frac{\lambda }{n}\)

Cách giải:

Bước sóng của bức xạ này khi truyền trong chân không: \(\lambda  = \frac{c}{f} = \frac{{{{3.10}^8}}}{{4,{{4.10}^{14}}}} = 6,{82.10^{ - 7}}m = 0,682\mu m\)

Khi truyền trong nước có bước sóng: \(\lambda ' = 0,5\mu m\)

Ta có: \(\lambda ' = \frac{\lambda }{n} \Rightarrow n = \frac{\lambda }{{\lambda '}} = \frac{{0,682}}{{0,5}} = 1,36\)

Chọn D.

Câu 30:

Phương pháp:

Lí thuyết về tia tử ngoại:

+ Khái niệm: Là bức xạ không nhìn thấy có bước sóng từ \(0,38\mu m\) đến cỡ \({10^{ - 9}}m\)

+ Nguồn phát: Những vật có nhiệt độ cao (từ \({2000^0}C\) trở lên)

VD: hồ quang điện, Mặt Trời, đèn hơi thủy ngân.

+ Tính chất:

- Tác dụng lên phim ảnh

- Kích thích sự phát quang của nhiều chất.

- Kích thích nhiều phản ứng hóa học

- Làm ion hóa không khí và nhiều chất khí khác

- Có tác dụng sinh học: hủy diệt tế bào, diệt khuẩn nấm mốc, là tiền tố tổng hợp vitamin D

- Có thể gây ra hiện tượng quang điện.

- Bị nước và thủy tinh hấp thụ rất mạnh nhưng lại có thể truyền qua được thạch anh. Ngoài ra tầng ozon hấp thụ hết các tia có bước sóng dưới 300nm và là tấm áo giáp bảo vệ sinh vật trên Trái Đất.

+ Công dụng:

- Y học: dùng để tiệt trùng dụng cụ phẫu thuật, chữa bệnh còi xương.

- Công nghiệp thực phẩm: tiệt trùng thực phẩm.

- Công nghiệp cơ khí: tìm về nứt (khuyết tật) trên bề mặt sản phẩm.

Cách giải:

Bức xạ (hay tia) tử ngoại là bức xạ có bước sóng từ 400nm đến vài nanomét.

Chọn C.

Loigiaihay.com

Quảng cáo
close