Đề kiểm tra giữa học kì 1 - Đề số 1

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 6 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Đề bài

Câu 1 :

Cho biểu đồ dưới đây:

Lĩnh vực nào tiêu thụ nhiều oxygen nhất?

  • A

    Luyện thép

  • B

    Thuốc nổ, nhiên liệu tên lửa

  • C

    Công nghiệp hóa chất

  • D

    Y khoa

Câu 2 :

Kí hiệu dưới đây thể hiện

  • A

    Nguy hiểm về điện

  • B

    Chất dễ cháy

  • C

    Hóa chất nguy hiểm

  • D

    Không được uống

Câu 3 :

Quá trình nào sau đây không có sự biến đổi chất?

  • A

    Rán trứng.

  • B

    Nướng bột làm bánh mì.

  • C

    Làm nước đá.

  • D

    Đốt que diêm.

Câu 4 :

Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là:

  • A

    tuần

  • B

    ngày

  • C

    giây

  • D

    giờ

Câu 5 :

Loại lương thực có trạng thái là củ, tính chất bùi và được ứng dụng làm thức ăn nuôi gia cầm, làm bột, chế biến các món ăn hàng ngày (bánh, sữa…) là ?

  • A

    Ngô

  • B

    Khoai lang

  • C

    Lúa mì

  • D

    Gạo

Câu 6 :

Để sử dụng nhiên liệu tiết kiệm và hiệu quả cần phải cung cấp một lượng không khí hoặc oxygen:

  • A

    vừa đủ.

  • B

    thiếu.

  • C

    dư.

  • D

    tuỳ ý.

Câu 7 :

 Khoa học tự nhiên là:

  • A

    Nghiên cứu các sự vật hiện tượng của thế giới tự nhiên và ảnh hưởng của thế giới tự nhiên đến cuộc sống con người

  • B

    Sản xuất những công cụ giúp nâng cao đời sống con người

  • C

    Sản xuất những công cụ phục vụ học tập và sản xuất 

  • D

    Sản xuất những thiết bị ứng dụng trong các lĩnh vực đời sống

Câu 8 :

Tại sao robot không phải là vật sống

  • A

    Không thể trao đổi chất

  • B

    Không thể sinh sản

  • C

    Không thể sinh trưởng và phát triển

  • D

    Cả ba đáp án trên

Câu 9 :

Bộ phận nào của kính lúp được sử dụng để bảo vệ kính

  • A

    Mặt kính

  • B

    Tay cầm

  • C

    Khung kính

  • D

    Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 10 :

Lĩnh vực nào sau đây không phải đối tượng nghiên cứu của khoa học tự nhiên :

  • A

    Các sự vật, hiện tượng, quy luật tự nhiên.

  • B
    Sinh học
  • C
    Địa chât
  • D
    Lịch sử
Câu 11 :

Nhận định nào đúng về tác hại của ứng dụng khoa học tự nhiên:

  • A
    Phát minh ra nhiều điều mới lạ, vật dụng mới lạ giúp con người cải thiện cuộc sống.
  • B
    Ứng dụng vào sản xuất giúp tăng năng suất cây trồng và vật nuôi.
  • C
    Tìm ra cách điều chế thuôc sử dụng để chữa bệnh
  • D
    Vô tình đã làm cho môi trường ngày càng ô nhiễm trầm trọng hơn do con người sử dụng chưa đúng phương pháp, đúng mục đích...
Câu 12 :

Vật nào dưới đây, chỉ có thể quan sát được bằng kính hiển vi

  • A

    Nấm tai mèo

  • B

    Virus

  • C

    Rêu

  • D

    Con muỗi

Câu 13 :

Nhựa được dùng làm vật liệu chế tạo nhiều vật dụng khác nhau. Hình dưới đây là một số vật dụng được làm từ chất liệu nhựa và thời gian phân hủy của nó.

Thời gian phân huỷ của vật liệu nhựa như thế nào?

  • A

    Rất lâu, có thể hàng trăm năm.

  • B

    Không mất thời gian.

  • C

    Hàng chục năm.

  • D

    Vài năm.

Câu 14 :

Đổi khối lượng sau ra kilôgam (kg):

650 g = …kg

2,4 tạ = …kg

  • A

    0,65 kg và 24 kg

  • B

    0,65 kg và 240 kg

  • C

    6,5 kg và 2400 kg

  • D
    0,065 kg và 240 kg
Câu 15 :

Nguyên liệu chính để sản xuất ra xăng là:

  • A

    quặng

  • B

    dầu mỏ

  • C

    dầu hỏa

  • D

    đá vôi

Câu 16 :

Người ta thu khí oxygen bằng cách đẩy không khí là dựa vào tính chất nào?

  • A

    Oxygen tan trong nước.

  • B

    Oxygen nặng hơn không khí.

  • C

    Oxygen không mùi, màu, vị.

  • D

    Khí oxygen dễ trộn lẫn trong không khí.

Câu 17 :

Các biển báo màu vàng viền đen biểu thị:

  • A

    Cấm thực hiện

  • B

    Bắt buộc thực hiện

  • C

    Cảnh báo nguy hiểm.

  • D

    Cảnh báo cực kì nguy hiểm

Câu 18 : Con hãy bấm vào từ/cụm từ sau đó kéo thả để hoàn thành câu/đoạn văn

Cho các từ dưới đây, em hãy bấm chọn từ/ cụm từ thích hợp và kéo thả vào chỗ trống trong các câu sau:

sự sống
thể/ trạng thái
không có
rắn, lỏng, khí
- Các chất có thề tổn tại ở ba ..... cơ bản khác nhau, đó là .....
- Vật sống là vật có các dấu hiệu của ..... mà vật không sống .....
Câu 19 :

Đây là dụng cụ đo nào:

  • A

    Cốc đong

  • B

    Ống đong

  • C

    Ống pipet

  • D

    Ống hút nhỏ giọt

Câu 20 :

Thành phần nào của không khí là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kính?

  • A

    Oxygen.        

  • B

    Hydrogen.     

  • C

    Carbon dioxide.

  • D

    Nitrogen.

Câu 21 :

Để sử dụng lương thực, thực phẩm an toàn cần chú ý:

  • A

    Chọn mua ở những nơi cung cấp lương thực - thực phẩm uy tín, có xuất xứ và nguồn gốc rõ ràng

  • B

    Kiểm tra hạn sử dụng trước khi dùng

  • C

    Bảo quản ở những nơi thoáng mát sạch sẽ, nhiệt độ phù hợp

  • D

    Cả A,B,C

Câu 22 :

Quá trình nào sau đây xuất hiện tính chất hóa học?

  • A

    Cô cạn nước thành đường.

  • B

    Đun nóng đường ở thể rắn chuyển sang đường ở thể lỏng.

  • C

    Đun nóng đường tới lúc xuất hiện chất màu đen.

  • D

    Hòa tan đường vào nước.

Câu 23 :

Hãy cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước kẻ trong hình sau:

  • A

    Giới hạn đo là 30 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm

  • B

    Giới hạn đo là 30 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 cm

  • C

    Giới hạn đo là 30 mm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm

  • D

    Giới hạn đo là 3 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm

Câu 24 :

Để đo khoảng cách giữa Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, người ta dùng đơn vị đo nào?

  • A

    m

  • B

    km

  • C

    mm

  • D

    in

Câu 25 :

Dãy nào sau đây gồm các nguyên nhân gây ô không khí mà em biết?

  • A

    Khói bụi, trồng cây xanh, rác thải.

  • B

    Khói bụi, cháy rừng, rác thải.

  • C

    Cháy rừng, phun nước rửa đường, thu gom rác.

  • D

    Không sử dụng bếp than tổ ong, thu gom rác, khói bụi.

Câu 26 :

Chất nào sau đây ở thể rắn:

  • A

    Sắt.

  • B

    Nước.

  • C

    Khí oxygen.

  • D

    Thủy ngân.

Câu 27 :

Nguyên tắc nào dưới đây được sử dụng để chế tạo nhiệt kế?

  • A

    Dãn nở vì nhiệt của chất lỏng

  • B

    Dãn nở vì nhiệt của chất khí

  • C

    Thay đổi màu sắc của một vật theo nhiệt độ

  • D

    Hiện tượng nóng chảy của các chất

Câu 28 :

Sự nóng chảy là:

  • A

    Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí.

  • B

    Sự chuyển từ thể khí sang thể lỏng.

  • C

    Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.

  • D

    Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.

Câu 29 :

Để củi dễ cháy khi đun nấu, người ta không dùng biện pháp nào sau đây?

  • A

    Phơi củi cho thật khô.

  • B

    Cung cấp đầy đủ oxygen cho quá trình cháy.

  • C

    Xếp củi chồng lên nhau, càng sít nhau càng tốt.

  • D

    Chẻ nhỏ củi.

Câu 30 :

Trước một chiếc cầu có một biển báo giao thông ghi 10T (hình vẽ), con số 10T này có ý nghĩa gì?

  • A

    Xe có trên 10 người ngồi thì không được đi qua cầu

  • B

    Khối lượng toàn bộ (của cả xe và hàng) trên 10 tấn thì không được đi qua cầu

  • C

    Khối lượng của xe trên 100 tấn thì không được đi qua cầu

  • D

    Xe có khối lượng trên 10 tạ thì không được đi qua cầu

Câu 31 :

Chọn đáp án sai?

48 phút 36 giây bằng:

  • A

    48,6 phút

  • B

    2916 giây

  • C

    0,8 giờ

  • D

    0,81 giờ

Câu 32 :

Hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của nhiệt kế sau:

  • A

    GHĐ: 500C; ĐCNN: 20C

  • B

    GHĐ: 500C; ĐCNN: 10C

  • C

    GHĐ: 550C; ĐCNN: 10C

  • D

    GHĐ: 550C; ĐCNN: 20C

Câu 33 : Con hãy bấm vào từ/cụm từ sau đó kéo thả để hoàn thành câu/đoạn văn

Hãy điền vào chỗ trống các từ/cụm từ thích hợp: chất khí lan truyền trong không gian theo mọi hướng; chất khí có thể nén được.

chất khí lan truyền trong không gian theo mọi hướng
chất khí có thể nén được
a) Không khí chiếm đầy khoảng không gian xung quanh ta vì .....
b) Ta có thể bơm không khí vào lốp xe cho tới khi lốp xe căng lên vì .....
Câu 34 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất để điền vào chỗ trống

Hãy cho biết các hình ảnh dưới đây tương ứng với các quá trình chuyển thể nào của chất:




Câu 35 :

Cho khoảng 0,5 g vụn đồng (copper) vào ống Silicon chịu nhiệt, nối hai đầu ống vào 2 xi-lanh như hình dưới đây. Điều chỉnh để tổng thể tích ban đầu của 2 xi-lanh là 100 ml. Đốt nóng copper để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Biết rằng copper đã phản ứng hết với oxygen trong không khí. Hãy dự đoán tổng thể tích của khí còn lại trong 2 xi-lanh khi ống Silicon đã nguội.

  • A

    79 ml

  • B

    21 ml 

  • C

    50 ml

  • D

    75 ml

Câu 36 :

Úp một cốc thủy tinh lên cây nến đang cháy. Vì sao cây nến cháy yếu dần rồi tắt hẳn?

  • A

    Khi úp cốc lên, vì không có gió nên cây nến tắt.

  • B

    Khi úp cốc lên, không khí trong cốc bị cháy hết nên nến tắt.

  • C

    Khi úp cốc lên, oxygen trong cốc bị mất dần nên nến cháy yếu dần rồi tắt hẳn.

  • D

    Khi úp cốc lên, khí oxygen và khí carbon dioxide bị cháy hết nên nến tắt.

Câu 37 : Con hãy ghép đáp án ở cột A với đáp án tương ứng ở cột B

Em hãy hoàn thành bảng sau bằng cách nối các ý ở cột A với các ý ở cột B:

Kim loại

Cao su

Thủy tinh

Nhựa

Gỗ

Dẻo, nhẹ, không dẫn nhiệt, dẫn điện kém

Bền, chịu lực tốt, dễ tạo hình, dễ cháy

Có ánh kim, dẫn điện/ nhiệt tốt, có thể bị gỉ

Đàn hồi, không dẫn điện/ nhiệt, dễ cháy

Trong suốt, dẫn nhiệt kém, dễ vỡ

Câu 38 : Con hãy ghép đáp án ở cột A với đáp án tương ứng ở cột B

Em hãy ghép tên loại nhiên liệu với hình ảnh tương ứng trong 2 cột dưới đây:

Nhiên liệu không tái tạo

Nhiên liệu tái tạo

Nhiên liệu xanh

Câu 39 : Con hãy bấm vào từ/cụm từ sau đó kéo thả để hoàn thành câu/đoạn văn

Cho các từ sau: tự nhiên, khoáng vật, chất rắn, quặng. Em hãy bấm chọn từ thích hợp và kéo thả vào chỗ trống trong đoạn văn dưới đây:

tự nhiên
khoáng vật
chất rắn
quặng
Khoáng vật bao gồm các loại đá, ..... là các ..... được hình thành trong ..... có cấu trúc tinh thể. Một loại ..... có một số tính chất nhất định như: độ cứng, màu sắc, độ bóng, vệt, hình dạng tinh thể,…
Câu 40 :

Tại sao nói vật lí học, hóa học là ngành khoa học vật chất

  • A

    Đối tượng chủ yếu là vật chất

  • B

    Đối tượng chủ yếu là vật sống

  • C

    Đối tượng chủ yếu là con người 

  • D

    Đối tượng chủ yếu là sinh vật

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Cho biểu đồ dưới đây:

Lĩnh vực nào tiêu thụ nhiều oxygen nhất?

  • A

    Luyện thép

  • B

    Thuốc nổ, nhiên liệu tên lửa

  • C

    Công nghiệp hóa chất

  • D

    Y khoa

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Quan sát kĩ biểu đồ.

Lời giải chi tiết :

Luyện thép là lĩnh vực tiêu thụ nhiều oxygen nhất.

Câu 2 :

Kí hiệu dưới đây thể hiện

  • A

    Nguy hiểm về điện

  • B

    Chất dễ cháy

  • C

    Hóa chất nguy hiểm

  • D

    Không được uống

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lý thuyết các kí hiệu cảnh báo

Lời giải chi tiết :

Biển báo trên cảnh báo có ý nghĩa là hóa chất độc hại

Câu 3 :

Quá trình nào sau đây không có sự biến đổi chất?

  • A

    Rán trứng.

  • B

    Nướng bột làm bánh mì.

  • C

    Làm nước đá.

  • D

    Đốt que diêm.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Quá trình không có sự biến đổi chất là làm nước đá: chất chỉ chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.

Câu 4 :

Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là:

  • A

    tuần

  • B

    ngày

  • C

    giây

  • D

    giờ

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta hiện nay là giây (second), kí hiệu là s.

Câu 5 :

Loại lương thực có trạng thái là củ, tính chất bùi và được ứng dụng làm thức ăn nuôi gia cầm, làm bột, chế biến các món ăn hàng ngày (bánh, sữa…) là ?

  • A

    Ngô

  • B

    Khoai lang

  • C

    Lúa mì

  • D

    Gạo

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Khoai lang có trạng thái là củ, tính chất bùi và được ứng dụng làm thức ăn nuôi gia cầm, làm bột, chế biến các món ăn hàng ngày (bánh, sữa…)

Câu 6 :

Để sử dụng nhiên liệu tiết kiệm và hiệu quả cần phải cung cấp một lượng không khí hoặc oxygen:

  • A

    vừa đủ.

  • B

    thiếu.

  • C

    dư.

  • D

    tuỳ ý.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Duy trì các điều kiện thuận lợi cho sự cháy, cung cấp đủ không khí, tăng diện tích tiếp xúc giữa nhiên liệu và không khí.

Câu 7 :

 Khoa học tự nhiên là:

  • A

    Nghiên cứu các sự vật hiện tượng của thế giới tự nhiên và ảnh hưởng của thế giới tự nhiên đến cuộc sống con người

  • B

    Sản xuất những công cụ giúp nâng cao đời sống con người

  • C

    Sản xuất những công cụ phục vụ học tập và sản xuất 

  • D

    Sản xuất những thiết bị ứng dụng trong các lĩnh vực đời sống

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Đáp án B,C,D là các ứng dụng của nghiên cứu khoa học tự nhiên

Câu 8 :

Tại sao robot không phải là vật sống

  • A

    Không thể trao đổi chất

  • B

    Không thể sinh sản

  • C

    Không thể sinh trưởng và phát triển

  • D

    Cả ba đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại lý thuyết vật sống và vật không sống

Lời giải chi tiết :

Robot không phải là vật sống vì không thể trao đổi chất, sinh sản, sinh trưởng và phát triển

Câu 9 :

Bộ phận nào của kính lúp được sử dụng để bảo vệ kính

  • A

    Mặt kính

  • B

    Tay cầm

  • C

    Khung kính

  • D

    Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lí thuyết kính lúp

Lời giải chi tiết :

Bộ phận nào của kính lúp được sử dụng để bảo vệ kính là khung kính

Câu 10 :

Lĩnh vực nào sau đây không phải đối tượng nghiên cứu của khoa học tự nhiên :

  • A

    Các sự vật, hiện tượng, quy luật tự nhiên.

  • B
    Sinh học
  • C
    Địa chât
  • D
    Lịch sử

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Đáp án A,B, C là đối tượng nghiên cứu của khoa học tự nhiên

Đáp  án D là đối tượng nghiên cứu của khoa học xã hội.

 
Câu 11 :

Nhận định nào đúng về tác hại của ứng dụng khoa học tự nhiên:

  • A
    Phát minh ra nhiều điều mới lạ, vật dụng mới lạ giúp con người cải thiện cuộc sống.
  • B
    Ứng dụng vào sản xuất giúp tăng năng suất cây trồng và vật nuôi.
  • C
    Tìm ra cách điều chế thuôc sử dụng để chữa bệnh
  • D
    Vô tình đã làm cho môi trường ngày càng ô nhiễm trầm trọng hơn do con người sử dụng chưa đúng phương pháp, đúng mục đích...

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Đáp án A,B.C là những lợi ích của khoa học tự nhiên

Đáp án D là tác hại của khoa học tự nhiên gây ra cho môi trường.

 
Câu 12 :

Vật nào dưới đây, chỉ có thể quan sát được bằng kính hiển vi

  • A

    Nấm tai mèo

  • B

    Virus

  • C

    Rêu

  • D

    Con muỗi

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lý thuyết phần kính hiển vi

Lời giải chi tiết :

Virus chỉ có thể quan sát được bằng kính hiển vi do chúng có kích thước vô cùng nhỏ bé

Những sinh vật khác có thể quan sát bằng mắt thường hoặc kính lúp

Câu 13 :

Nhựa được dùng làm vật liệu chế tạo nhiều vật dụng khác nhau. Hình dưới đây là một số vật dụng được làm từ chất liệu nhựa và thời gian phân hủy của nó.

Thời gian phân huỷ của vật liệu nhựa như thế nào?

  • A

    Rất lâu, có thể hàng trăm năm.

  • B

    Không mất thời gian.

  • C

    Hàng chục năm.

  • D

    Vài năm.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Quan sát hình.

Lời giải chi tiết :

Thời gian để nhựa bị phân hủy rất lâu, có thể hàng trăm năm.

Câu 14 :

Đổi khối lượng sau ra kilôgam (kg):

650 g = …kg

2,4 tạ = …kg

  • A

    0,65 kg và 24 kg

  • B

    0,65 kg và 240 kg

  • C

    6,5 kg và 2400 kg

  • D
    0,065 kg và 240 kg

Đáp án : B

Phương pháp giải :

1 kg = 1000 g

1 tạ = 100 kg

Lời giải chi tiết :

\(650g = \dfrac{{650}}{{1000}} = 0,65kg\)

2,4 tạ = \(2,4.100 = 240kg\)

Câu 15 :

Nguyên liệu chính để sản xuất ra xăng là:

  • A

    quặng

  • B

    dầu mỏ

  • C

    dầu hỏa

  • D

    đá vôi

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào sự hiểu biết của bản thân, tìm hiểu trên sách báo, mạng internet.

Lời giải chi tiết :

Dầu mỏ làm nguyên liệu sản xuất xăng.

Câu 16 :

Người ta thu khí oxygen bằng cách đẩy không khí là dựa vào tính chất nào?

  • A

    Oxygen tan trong nước.

  • B

    Oxygen nặng hơn không khí.

  • C

    Oxygen không mùi, màu, vị.

  • D

    Khí oxygen dễ trộn lẫn trong không khí.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Người ta thu khí oxygen bằng cách đẩy không khí là dựa vào tính chất: Oxygen nặng hơn không khí.

Câu 17 :

Các biển báo màu vàng viền đen biểu thị:

  • A

    Cấm thực hiện

  • B

    Bắt buộc thực hiện

  • C

    Cảnh báo nguy hiểm.

  • D

    Cảnh báo cực kì nguy hiểm

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Các biển báo màu vàng viền đen biểu thị cảnh báo nguy hiểm.

Câu 18 : Con hãy bấm vào từ/cụm từ sau đó kéo thả để hoàn thành câu/đoạn văn

Cho các từ dưới đây, em hãy bấm chọn từ/ cụm từ thích hợp và kéo thả vào chỗ trống trong các câu sau:

sự sống
thể/ trạng thái
không có
rắn, lỏng, khí
- Các chất có thề tổn tại ở ba ..... cơ bản khác nhau, đó là .....
- Vật sống là vật có các dấu hiệu của ..... mà vật không sống .....
Đáp án
sự sống
thể/ trạng thái
không có
rắn, lỏng, khí
- Các chất có thề tổn tại ở ba
thể/ trạng thái
cơ bản khác nhau, đó là
rắn, lỏng, khí

- Vật sống là vật có các dấu hiệu của
sự sống
mà vật không sống
không có
Lời giải chi tiết :

- Các chất có thề tổn tại ở ba thể/ trạng thái cơ bản khác nhau, đó là rắn, lỏng, khí.

- Vật sống là vật có các dấu hiệu của sự sống mà vật không sống không có.

Câu 19 :

Đây là dụng cụ đo nào:

  • A

    Cốc đong

  • B

    Ống đong

  • C

    Ống pipet

  • D

    Ống hút nhỏ giọt

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Dụng cụ trên là ống đong

Câu 20 :

Thành phần nào của không khí là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kính?

  • A

    Oxygen.        

  • B

    Hydrogen.     

  • C

    Carbon dioxide.

  • D

    Nitrogen.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Thành phần của không khí là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kính ;à carbon dioxide.

Câu 21 :

Để sử dụng lương thực, thực phẩm an toàn cần chú ý:

  • A

    Chọn mua ở những nơi cung cấp lương thực - thực phẩm uy tín, có xuất xứ và nguồn gốc rõ ràng

  • B

    Kiểm tra hạn sử dụng trước khi dùng

  • C

    Bảo quản ở những nơi thoáng mát sạch sẽ, nhiệt độ phù hợp

  • D

    Cả A,B,C

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Để sử dụng lương thực, thực phẩm an toàn cần chú ý:

  • Chọn mua ở những nơi cung cấp lương thực - thực phẩm uy tín, có xuất xứ và nguồn gốc rõ ràng 
  • Kiểm tra hạn sử dụng trước khi dùng
  • Bảo quản ở những nơi thoáng mát sạch sẽ, nhiệt độ phù hợp
  • Phân chia lương thực - thực phẩm theo từng loại gọn gàng
  • Tránh để lương thực - thực phẩm mới với những lương thực - thực phẩm đã bị hỏng
Câu 22 :

Quá trình nào sau đây xuất hiện tính chất hóa học?

  • A

    Cô cạn nước thành đường.

  • B

    Đun nóng đường ở thể rắn chuyển sang đường ở thể lỏng.

  • C

    Đun nóng đường tới lúc xuất hiện chất màu đen.

  • D

    Hòa tan đường vào nước.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đun nóng nước đường tới lức xuất hiện chất màu đen thể hiện tính chất hóa học của đường: đun nóng đường xuất hiện chất mới màu đen.

Câu 23 :

Hãy cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước kẻ trong hình sau:

  • A

    Giới hạn đo là 30 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm

  • B

    Giới hạn đo là 30 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 cm

  • C

    Giới hạn đo là 30 mm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm

  • D

    Giới hạn đo là 3 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Giới hạn đo của thước là chiều dài lớn nhất ghi trên thước.

- Độ chia nhỏ nhất của thước là chiều dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

Lời giải chi tiết :

Giới hạn đo là 30 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm.

Câu 24 :

Để đo khoảng cách giữa Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, người ta dùng đơn vị đo nào?

  • A

    m

  • B

    km

  • C

    mm

  • D

    in

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Do khoảng cách giữa Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh rất lớn nên để đo khoảng cách giữa Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, người ta dùng đơn vị đo là ki-lô-mét (km).

Câu 25 :

Dãy nào sau đây gồm các nguyên nhân gây ô không khí mà em biết?

  • A

    Khói bụi, trồng cây xanh, rác thải.

  • B

    Khói bụi, cháy rừng, rác thải.

  • C

    Cháy rừng, phun nước rửa đường, thu gom rác.

  • D

    Không sử dụng bếp than tổ ong, thu gom rác, khói bụi.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí là cháy rừng, rác thải, khí thải từ phương tiện giao thông, khí thải từ các nhà máy, xí nghiệp,…

Câu 26 :

Chất nào sau đây ở thể rắn:

  • A

    Sắt.

  • B

    Nước.

  • C

    Khí oxygen.

  • D

    Thủy ngân.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Chất ở thể rắn Sắt.

Nước và Thủy ngân ở thể lỏng.

Khí oxygen ở thể khí. 

Câu 27 :

Nguyên tắc nào dưới đây được sử dụng để chế tạo nhiệt kế?

  • A

    Dãn nở vì nhiệt của chất lỏng

  • B

    Dãn nở vì nhiệt của chất khí

  • C

    Thay đổi màu sắc của một vật theo nhiệt độ

  • D

    Hiện tượng nóng chảy của các chất

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của chất lỏng

Câu 28 :

Sự nóng chảy là:

  • A

    Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí.

  • B

    Sự chuyển từ thể khí sang thể lỏng.

  • C

    Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.

  • D

    Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Sự nóng chảy là quá trình chất chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.

Câu 29 :

Để củi dễ cháy khi đun nấu, người ta không dùng biện pháp nào sau đây?

  • A

    Phơi củi cho thật khô.

  • B

    Cung cấp đầy đủ oxygen cho quá trình cháy.

  • C

    Xếp củi chồng lên nhau, càng sít nhau càng tốt.

  • D

    Chẻ nhỏ củi.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Để củi dễ cháy, không nên xếp củi chồng lên nhau.

Câu 30 :

Trước một chiếc cầu có một biển báo giao thông ghi 10T (hình vẽ), con số 10T này có ý nghĩa gì?

  • A

    Xe có trên 10 người ngồi thì không được đi qua cầu

  • B

    Khối lượng toàn bộ (của cả xe và hàng) trên 10 tấn thì không được đi qua cầu

  • C

    Khối lượng của xe trên 100 tấn thì không được đi qua cầu

  • D

    Xe có khối lượng trên 10 tạ thì không được đi qua cầu

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Con số 10T ở biển báo này có ý nghĩa: Khối lượng toàn bộ (của cả xe và hàng) trên 10 tấn thì không được đi qua cầu.

Câu 31 :

Chọn đáp án sai?

48 phút 36 giây bằng:

  • A

    48,6 phút

  • B

    2916 giây

  • C

    0,8 giờ

  • D

    0,81 giờ

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ta có: 1 giờ = 60 phút  và 1 phút = 60 giây.

Suy ra:

48 phút 36 giây = 48 + 36/60 = 48,6 phút

48 phút 36 giây = 48.60 + 36 = 2916 giây

48 phút 36 giây = 48,6 phút = 48,6/60 = 0,81 giờ

Câu 32 :

Hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của nhiệt kế sau:

  • A

    GHĐ: 500C; ĐCNN: 20C

  • B

    GHĐ: 500C; ĐCNN: 10C

  • C

    GHĐ: 550C; ĐCNN: 10C

  • D

    GHĐ: 550C; ĐCNN: 20C

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng định nghĩa giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất.

Lời giải chi tiết :

Từ hình vẽ ta thấy: GHĐ của nhiệt kế là 500C.

Khoảng cách giữa 2 vạch chia liên tiếp là 10C => ĐCNN là 10C

Câu 33 : Con hãy bấm vào từ/cụm từ sau đó kéo thả để hoàn thành câu/đoạn văn

Hãy điền vào chỗ trống các từ/cụm từ thích hợp: chất khí lan truyền trong không gian theo mọi hướng; chất khí có thể nén được.

chất khí lan truyền trong không gian theo mọi hướng
chất khí có thể nén được
a) Không khí chiếm đầy khoảng không gian xung quanh ta vì .....
b) Ta có thể bơm không khí vào lốp xe cho tới khi lốp xe căng lên vì .....
Đáp án
chất khí lan truyền trong không gian theo mọi hướng
chất khí có thể nén được
a) Không khí chiếm đầy khoảng không gian xung quanh ta vì
chất khí lan truyền trong không gian theo mọi hướng

b) Ta có thể bơm không khí vào lốp xe cho tới khi lốp xe căng lên vì
chất khí có thể nén được
Lời giải chi tiết :

a) Không khí chiếm đầy khoảng không gian xung quanh ta vì chất khí lan truyền trong không gian theo mọi hướng.

b) Ta có thể bơm không khí vào lốp xe cho tới khi lốp xe căng lên vì chất khí có thể nén được.

Câu 34 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất để điền vào chỗ trống

Hãy cho biết các hình ảnh dưới đây tương ứng với các quá trình chuyển thể nào của chất:




Đáp án



Lời giải chi tiết :
  1. Sự nóng chảy
  2. Sự bay hơi            
  3. Sự ngưng tụ
  4. Sự đông đặc
Câu 35 :

Cho khoảng 0,5 g vụn đồng (copper) vào ống Silicon chịu nhiệt, nối hai đầu ống vào 2 xi-lanh như hình dưới đây. Điều chỉnh để tổng thể tích ban đầu của 2 xi-lanh là 100 ml. Đốt nóng copper để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Biết rằng copper đã phản ứng hết với oxygen trong không khí. Hãy dự đoán tổng thể tích của khí còn lại trong 2 xi-lanh khi ống Silicon đã nguội.

  • A

    79 ml

  • B

    21 ml 

  • C

    50 ml

  • D

    75 ml

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vì oxygen chiếm khoảng 21% thể tích không khí nên coi trong 100 ml ban đầu trong 2 xi – lanh có khoảng 21 ml oxygen. Từ đó, em hãy suy ra tổng thể tính của khí còn lại.

Lời giải chi tiết :

Do oxygen chiếm khoảng 21% thể tích không khí nên trong 100 ml ban đầu trong 2 xi-lanh có khoảng 21 ml oxygen. Sau khi phản ứng hoàn toàn, oxygen hết nên tổng thể tích khí còn lại trong 2 xi-lanh còn khoảng 79 ml.

Câu 36 :

Úp một cốc thủy tinh lên cây nến đang cháy. Vì sao cây nến cháy yếu dần rồi tắt hẳn?

  • A

    Khi úp cốc lên, vì không có gió nên cây nến tắt.

  • B

    Khi úp cốc lên, không khí trong cốc bị cháy hết nên nến tắt.

  • C

    Khi úp cốc lên, oxygen trong cốc bị mất dần nên nến cháy yếu dần rồi tắt hẳn.

  • D

    Khi úp cốc lên, khí oxygen và khí carbon dioxide bị cháy hết nên nến tắt.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Úp một cốc thủy tinh lên cây nến đang cháy. Khi úp cốc lên, oxygen trong cốc bị mất dần nên nến cháy yếu dần rồi tắt hẳn.

Câu 37 : Con hãy ghép đáp án ở cột A với đáp án tương ứng ở cột B

Em hãy hoàn thành bảng sau bằng cách nối các ý ở cột A với các ý ở cột B:

Kim loại

Cao su

Thủy tinh

Nhựa

Gỗ

Dẻo, nhẹ, không dẫn nhiệt, dẫn điện kém

Bền, chịu lực tốt, dễ tạo hình, dễ cháy

Có ánh kim, dẫn điện/ nhiệt tốt, có thể bị gỉ

Đàn hồi, không dẫn điện/ nhiệt, dễ cháy

Trong suốt, dẫn nhiệt kém, dễ vỡ

Đáp án

Kim loại

Có ánh kim, dẫn điện/ nhiệt tốt, có thể bị gỉ

Cao su

Đàn hồi, không dẫn điện/ nhiệt, dễ cháy

Thủy tinh

Trong suốt, dẫn nhiệt kém, dễ vỡ

Nhựa

Dẻo, nhẹ, không dẫn nhiệt, dẫn điện kém

Gỗ

Bền, chịu lực tốt, dễ tạo hình, dễ cháy

Lời giải chi tiết :
Câu 38 : Con hãy ghép đáp án ở cột A với đáp án tương ứng ở cột B

Em hãy ghép tên loại nhiên liệu với hình ảnh tương ứng trong 2 cột dưới đây:

Nhiên liệu không tái tạo

Nhiên liệu tái tạo

Nhiên liệu xanh

Đáp án

Nhiên liệu xanh

Nhiên liệu tái tạo

Nhiên liệu không tái tạo

Lời giải chi tiết :
Câu 39 : Con hãy bấm vào từ/cụm từ sau đó kéo thả để hoàn thành câu/đoạn văn

Cho các từ sau: tự nhiên, khoáng vật, chất rắn, quặng. Em hãy bấm chọn từ thích hợp và kéo thả vào chỗ trống trong đoạn văn dưới đây:

tự nhiên
khoáng vật
chất rắn
quặng
Khoáng vật bao gồm các loại đá, ..... là các ..... được hình thành trong ..... có cấu trúc tinh thể. Một loại ..... có một số tính chất nhất định như: độ cứng, màu sắc, độ bóng, vệt, hình dạng tinh thể,…
Đáp án
tự nhiên
khoáng vật
chất rắn
quặng
Khoáng vật bao gồm các loại đá,
quặng
là các
chất rắn
được hình thành trong
tự nhiên
có cấu trúc tinh thể. Một loại
khoáng vật
có một số tính chất nhất định như: độ cứng, màu sắc, độ bóng, vệt, hình dạng tinh thể,…
Lời giải chi tiết :

Khoáng vật bao gồm các loại đá, quặng là các chất rắn được hình thành trong tự nhiên có cấu trúc tinh thể. Một loại khoáng vật có một số tính chất nhất định như: độ cứng, màu sắc, độ bóng, vệt, hình dạng tinh thể,…

Câu 40 :

Tại sao nói vật lí học, hóa học là ngành khoa học vật chất

  • A

    Đối tượng chủ yếu là vật chất

  • B

    Đối tượng chủ yếu là vật sống

  • C

    Đối tượng chủ yếu là con người 

  • D

    Đối tượng chủ yếu là sinh vật

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Vật lí học, hóa học là ngành khoa học vật chất vì đối tượng chủ yếu là vật chất, năng lượng và sự chuyển động của chúng

close