Đề kiểm tra 45 phút phần 1 sử 12 - Đề số 4 có lời giải chi tiếtĐề kiểm tra 45 phút phần 1 lịch sử 12 - Đề số 4 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Quảng cáo
Đề bài Câu 1. Từ năm 1945 đến năm 1973, Mỹ giữ vị trí như thế nào trong nền kinh tế thế giới? A. Đứng đầu thế giới về công nghiệp vũ trụ, điện hạt nhân. B. Là trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới. C. Có sản lượng dầu, mỏ, than, thép cao nhất thế giới. D. Chiếm 25% giá trị tổng sản phẩm của toàn thế giới. Câu 2. Từ giữa thập niên 1990 đến năm 2000, đặc điểm của nền kinh tế các nước Tây Âu là A. phục hồi và phát triển trở lại. B. khủng hoảng và suy thoái kéo dài. C. phát triển nhanh thần kì. D. phát triển xen kẽ những cuộc khủng hoảng. Câu 3. Từ năm 1950, các nước Tây Âu đã biết áp dụng những thành tựu của cách mạng Khoa học – kĩ thuật hiện đại để A. tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. B. thay đổi hợp lí cơ cấu sản xuất trong nền kinh tế. C. tăng năng suất lao động của ngành công nghiệp. D. điều tiết và thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Câu 4. Thành tựu nổi bật về Khoa học – kĩ thuật của Mĩ trong năm 1969 là A. chế tạo thành công bom nguyên tử B. giải mã được bản đồ gen người C. tạo ra cừu Đôli D. đưa người lên mặt trăng Câu 5. Tình hình Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai có điểm gì nổi bật? A. Nhật Bản phải chịu những hậu quả hết sức nặng nề. B. Kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh chóng. C. Nhân dân Nhật Bản nổi dậy nhiều nơi. D. Các đảng phái tranh giành quyền lực lẫn nhau. Câu 6. Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc (1989) và trật tự thế giới hai cực Ianta sụp đổ (1991) chính sách đối ngoại của Mĩ là A. Thiết lập trật tự thế giới “đơn cực“ do Mĩ là siêu cường duy nhất lãnh đạo B. Từ bỏ tham vọng làm bá chủ thế giới, chuyển sang chiến lược chống khủng bố C. Tiếp tục thực hiện chính sách ngăn chặn, xoá bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới D. Ủng hộ trật tự đa cực, nhiều trung tâm đang hình thành trên thế giới. Câu 7. Sự kiện nào diễn ra ngày 11/09/2001 khiến Mĩ phải thay đổi chính sách đối nội và đối ngoại khi bước vào thế kỉ XXI? A. sự xuất hiện và hoạt động của chủ nghĩa khủng bố B. chiến tranh và xung đột diễn ra ở nhiều khu vực trên thế giới C. nguy cơ cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên D. tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng Câu 8. Mĩ đã có biện pháp gì để thực hiện “Chiến lược toàn cầu” trong những năm 1945 - 1973? A. Tạo áp lực quân sự, buộc các nước tư bản sau chiến tranh phải phục tùng Mĩ. B. Cùng với Anh, Pháp chiến đấu bảo vệ hệ thống thuộc địa cũ trên thế giới. C. Kêu gọi các nước tư bản Đồng minh thiết lập nền thống trị của chủ nghĩa thực dân mới ở các nước thế giới thứ ba. D. Phát động các nước Tư bản chủ nghĩa tiến hành cuộc “Chiến tranh lạnh”, gây ra các cuộc chiến tranh cục bộ, can thiệp vào nội bộ nhiều nước Câu 9. Biểu hiện nào sau đây không phản ánh tình hình kinh tế của Nhật Bản từ năm 1950 – 1973? A. Phát triển nhanh chóng với tộc độ “thần kì”, tăng trưởng cao. B. Trở thành cường quốc tư bản đứng thứ hai sau Mỹ. C. Trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới. D. Phát triển xen lẫn với những cuộc suy thoái ngắn. Câu 10. Nội dung nào sau đây không thuộc biện pháp hiện thực hóa chính sách đối ngoại của Mĩ thời kì sau “Chiến tranh lạnh”? A. Thực hiện chiến lược “Cam kết và mở rộng”. B. Thực hiện chiến lược “Đánh đòn phủ đầu”. C. Thực hiện chiến lược “Vượt trên ngăn chặn”. D. Giương cao ngọn cờ dân chủ, can thiệp vào công việc nội bộ của các nước. Câu 11. Bối cảnh lịch sử quy định chính sách đối ngoại của Mĩ trong thời kì Chiến tranh lạnh (1945 – 1991) không bao gồm nội dung nào dưới đây? A. Trật tự hai cực Ianta đang hình thành. B. Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới. C. Trật tự hai cực Ianta tan rã, trật tự thế giới mới chưa định hình. D. Mĩ trở thành nước giàu mạnh nhất trong thế giới tư bản. Câu 12. Đâu không phải là nguyên nhân đưa Tây Âu trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới? A. Áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật B. Vai trò quản lý, điều tiết của nhà nước C. Hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ Cộng đồng châu Âu (EC) D. Khai thác, bóc lột thuộc địa Câu 13. Ý nào sau đây là thách thức nội tại của Nhật Bản đối với sự phát triển công nghiệp trong giai đoạn 1952-1973? A. Phụ thuộc vào nguồn nguyên, nhiên liệu nhập khẩu B. Sự tàn phá của thiên tai C. Sự cạnh tranh của Mĩ, Tây Âu D. Thiếu thị trường Câu 14. Điểm chung trong phát triển kinh tế của các nước Tây Âu, Mĩ và Nhật Bản trong giai đoạn 1991 – 2000 là A. Phát triển thần kì và đạt được nhiều bước tiến vượt bậc. B. Có trữ lượng vàng gấp 5 lần các nước tư bản khác. C. Là một trong ba trung tâm kinh tế lớn của thế giới. D. Mở rộng giao thương với nhiều nước Đông Nam Á và ASEAN. Câu 15. Nguyên nhân chung quyết định đến sự phát triển của các nước tư bản sau chiến tranh thế giới thứ hai là A. Vai trò điều tiết quản lý của nhà nước B. Đội ngũ lao động có trình độ kĩ thuật cao C. Trình độ tập trung sản xuất và tư bản cao D. Áp dụng thành tựu khoa học- kĩ thuật vào sản xuất Câu 16. Tại sao Mĩ và các nước phương Tây lại dồn sức viện trợ cho Tây Đức nhanh chóng phục hồi và phát triển kinh tế sau chiến tranh? A. Để thúc đẩy quá trình hòa bình hoá nước Đức, hình thành cục diện ổn định cho toàn châu Âu. B. Để Tây Đức có ưu thế so với Đông Đức về địa chính trị và tiềm lực phát triển kinh tế. C. Để biến Tây Đức thành một "Lực lượng xung kích" của NATO, chống Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa. D. Để củng cố ảnh hưởng của Mĩ ở khu vực và thiết lập chế độ thực dân kiểu mới ở đây. Câu 17. Các học thuyết, chiến lược cụ thể của các đời tổng thống Mĩ đều nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược gì? A. Trở thành bá chủ thế giới B. Xóa bỏ hoàn toàn chủ nghĩa xã hội trên thế giới C. Đàn áp phong trào cách mạng thế giới D. Khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh Câu 18. Nguyên nhân dẫn đến chính sách đối ngoại của Mĩ bị thất bại ở nhiều nơi sau chiến tranh thế giới thứ hai là A. một mình Mĩ không thể thực hiện chiến lược toàn cầu B. các đồng minh của Mĩ là Nhật, Tây Âu không thống nhất mục tiêu trong chính sách đối ngoại C. xu thế tất yếu của thời đại, phong trào giải phóng dân tộc sau thế chiến thứ 2 dâng cao D. sự lớn mạnh của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, sự sai lầm trong chính sách đối ngoại, sự giúp đỡ các nước XHCN và các lực lượng tiến bộ Câu 19. Bài học quan trọng từ sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai mà Việt Nam có thể vận dụng vào công cuộc đổi mới đất nước hiện nay là A. Tranh thủ các nguồn viện trợ từ bên ngoài B. Hạn chế ngân sách quốc phòng để tập trung phát triển kinh tế C. Đầu tư phát triển giáo dục con người D. Tăng cường vai trò quản lý điều tiết của nhà nước Câu 20. Chủ nghĩa tư bản hiện đại không mang đặc điểm chính nào sau đây? A. Xu hướng “nhất thể hóa quốc tế” diễn ra ở nhiều khu vực. B. Cách mạng khoa học – kĩ thuật làm cho đời sống được nâng cao. C. Tồn tại những mâu thuẫn và tệ nạn xã hội chưa thể khắc phục. D. Quá trình tập trung vốn ngày càng lớn, các công ty độc quyền ra đời. Câu 21. Tháng 6-1979, ở Tây Âu đã diễn ra sự kiện A. Chính thức sử dụng đồng Euro B. Cuộc bầu cử nghị viện châu Âu đầu tiên C. Sự thành lập Công đồng châu Âu D. Sự thành lập Liên minh châu Âu Câu 22. Giai đoạn nào kinh tế Nhật Bản có sự phát triển “thần kì”? A. 1950 – 1973 B. 1960 – 1973 C. 1952 – 1973 D. 1945 – 1973 Câu 23. Từ đầu những năm 90, Nhật Bản nỗ lực ra sao để tương ứng với vị trí siêu cường kinh tế? A. Nỗ lực trở thành một cường quốc chính trị B. Vươn lên trở thành một cường quốc quân sự C. Vận động trở thành Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo An Liên hợp quốc D. Đẩy mạnh chính sách ngoại giao và viện trợ cho các nước Câu 24. Những cải cách dân chủ được thực hiện ở Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai có ý nghĩa A. Nhật Bản ngày càng lệ thuộc vào Mỹ B. Giúp Nhật Bản thực hiện mục tiêu bá chủ châu Á C. Giúp kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh chóng D. Đặt nền móng cho sự phát triển mạnh mẽ của Nhật Bản sau này Câu 25. Ở thập kỉ 90 của thế kỉ XX, Mĩ đã chiến khai chiến lược gì trong chính sách đối ngoại của mình? A. Ngăn đe thực tế B. Cam kết và mở rộng C. Phản ứng linh hoạt D. Trả đũa ồ ạt Câu 26. Năm 1947, Mĩ đề ra và thực hiện “kế hoạch Mácsan” nhằm mục đích chính trị gì? A. Tạo ra căn cứ tiền phương chống Liên Xô B. Tạo ra sự đối trọng với khối Đông Âu xã hội chủ nghĩa C. Tìm kiếm đồng minh chống lại Liên Xô và Đông Âu D. Củng cố ảnh hưởng của Mĩ ở châu Âu Câu 27. Đâu không phải nội dung phản ánh sự phát triển vượt bậc về kinh tế - khoa học kỹ thuật của Mỹ trong những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai. A. Sở hữu ¾ dự trữ vàng của thế giới B. Viện trợ cho các nước Tây Âu 17 tỉ USD qua kế hoạch “phục hưng châu Âu”. C. Trở thành nước khởi đầu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại D. Sản lượng công nghiệp chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp thế giới Câu 28. Ý nào sau đây không phải là nhân tố dẫn đến sự phát triển nhanh chóng về kinh tế - khoa học kĩ thuật của Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai. A. Lợi dụng chiến tranh để làm giàu B. Áp dụng thành công cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại C. Vai trò quản lí, điều tiết của bộ máy nhà nước D. Nước Mỹ không bị thực dân phương Tây xâm lược, cai trị Câu 29. Ý nào dưới đây không phải là nội dung chính quyền Mĩ triển khai Chiến lược toàn cầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai A. Khởi xướng cuộc Chiến tranh lạnh và lôi kéo nhiều nước đồng minh ủng hộ mình B. Tuyên truyền về tiềm lực kinh tế, sức mạnh quân sự và vai trò của Mĩ trên thế giới C. Trực tiếp gây nên nhiều cuộc chiến tranh xâm lược ở nhiều nơi trên thế giới D. Can thiệp vào công việc nội bộ của các nước, thiết lập chính quyền tay sai ở nhiều nơi Câu 30. Trong các nội dung sau, nội dung không nằm trong chiến lược “cam kết và mở rộng” của Mĩ là A. bảo đảm an ninh với một lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu cao B. tăng cường khôi phục, phát triển tính năng động và sức mạnh kinh tế của Mĩ C. sử dụng khẩu hiệu “thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào nội bộ của nước khác D. tăng cường phát triển khoa học, kĩ thuật, quân sự bảo đảm tính hiện đại về vũ trang Lời giải chi tiết ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1. Phương pháp: sgk trang 42. Cách giải: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai do hội tụ của nhiều nhân tố thuận lợi, lại không chịu thiệt hại từ chiến tranh nên nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ. Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới. Chọn đáp án: B Câu 2. Phương pháp: sgk trang 49. Cách giải: Từ năm 1991, các nước Tây Âu trải qua những đợt suy thoái ngăn, từ năm 199 trở đi, kinh tế Tây Âu đã có sự phục hồi và phát triển trở lại. Tây Âu vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhấ thế giới. Chọn đáp án: A Câu 3. Phương pháp: sgk trang 47. Cách giải: Từ năm 1950, các nước Tây Âu đã áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng Khoa học – kĩ thuật hiện đại để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Chọn đáp án: A Câu 4. Phương pháp: sgk trang 43. Cách giải: Năm 1969, Mĩ đã phóng thành công tàu vũ trụ Apolo 11 đưa nhà phi hành gia Neil Amstrong và Buzz Aldrin lên mặt trăng. Chọn đáp án: D Câu 5. Phương pháp: Sgk trang 52. Cách giải: Chiến tranh thế giới thứ hai đã để lại cho Nhật Bản hậu quả hết sức nặng nề: khoảng 3 triệu người chết và mất tích; 40% đô thị; 80% tàu bè; 34% máy móc bị phá hủy; 13 triệu người chết và thất nghiệp; thảm họa đói rét đe dọa toàn nước Nhật. Chọn đáp án: A Câu 6. Phương pháp: Sgk trang 45, 46. Cách giải: Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc (1989) và trật tự thế giới hai cực Ianta sụp đổ (1991) Mĩ tìm cách vươn lên chi phối và lãnh đạo toàn thế giới. Với sức mạnh kinh tế và khoa học – kĩ thuật vượt trội, trong bối cảnh Liên Xô tan rã, Mĩ muốn thiết lập trật tự thế giới đơn cực, trong đó Mĩ là siêu cường duy nhất sắp đặt và chi phối. Chọn đáp án: A Câu 7. Phương pháp: Sgk trang 46. Cách giải: Vu khủng bố ngày 11-9-2001 cho thấy nước Mĩ cũng rất dễ bị tổn thương và chủ nghĩa khủng bố sẽ là một trong những yếu tố dẫn đến sự thay đổi quan trọng trong chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ khi bước vào thế kỉ XXI. Chọn đáp án: A Câu 8. Phương pháp: Sgk trang 44. Cách giải: Để thực hiện chiến lược toàn cầu, Mĩ đã khởi xướng cuộc Chiến tranh lạnh, đồng thời trực tiếp gây ra hoặc ủng hộ hàng chục cuộc chiến tranh xâm lược và bạo loạn, lật đổ chính quyền ở nhiều nơi trên thế giới, tiêu biểu là việc thực hiện chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954 – 1975), dính líu vào cuộc chiến tranh Trung Đông,... Chọn đáp án: D Câu 9. Phương pháp: sgk trang 54, suy luận. Cách giải: Tình hình kinh tế Nhật Bản từ năm 1950 – 1973 có những nội dung nổi bật sau: - Phát triển nhanh chóng với tốc độ “thần kì”, tăng trưởng cao. - Là cường quốc kinh tế tư bản đứng thứ hai sau Mỹ. - Trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới. Đáp án D: là đặc điểm tình hình kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1973 – 1991. Chọn đáp án: D Câu 10. Phương pháp: sgk trang 45, 46, suy luận. Cách giải: Sau Chiến tranh lạnh, Mĩ đã thực hiện các biện pháp sau để hiện thực hóa chính sách đối ngoại của mình như sau: - Mĩ thực hiện triển khai chiến lược toàn cầu được cụ thể hóa qua các chiến lược: + Học thuyết B. Clintơn với chiến lược “Cam kết và mở rộng”. + Học thuyết G.V. Buh và chiến lược “Đánh đòn phủ đầu”. - Mĩ giương cao ngọn cờ “dân chủ” nhằm tập hợp lực lượng trong giai đoạn mới để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước. Đáp án C: là chiến lược Mĩ thực hiện trong thời kì trong Chiến tranh lạnh. Chọn đáp án: C Câu 11. Phương pháp: sgk trang 44, 45, suy luận. Cách giải: Bối cảnh lịch sư quy định Chính sách đối ngoại của Mĩ trong thời kì Chiến tranh lạnh (1945 – 1991) bao gồm những nội dung sau: - Trật tự thế giới hai cực Ianta đang hình thành. - CNXH trở thành hệ thống thế giới, phong trào cách mạng phát triển mạnh. - Mĩ trở thành nước giàu mạnh, các nước TBCN Tây Âu suy yếu => Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới. Đáp án C: là bối cảnh lịch sử quy định chính sách đối ngoại của Mĩ giai đoạn trong “Chiến tranh lạnh”. Chọn đáp án: C Câu 12. Phương pháp: sgk trang 47, 48, suy luận. Cách giải: Từ năm 1950-1973 là thời kì “phi thực dân hóa” trên phạm vi toàn thế giới nên sự khai thác bóc lột thuộc địa không thể là nguyên nhân phát triển của Tây Âu trong giai đoạn này. Chọn đáp án: D Câu 13. Phương pháp: sgk trang 55, suy luận. Cách giải: Nhật Bản là quốc gia rất nghèo tài nguyên khoáng sản, nền công nghiệp của đất nước hầu như phụ thuộc vào các nguồn nguyên, nhiên liệu nhập khẩu từ bên ngoài. Đây chính là thách thức nội tại trong quá trình phát triển công nghiệp của Nhật Bản. Chọn đáp án: A Câu 14. Phương pháp: so sánh, nhận xét. Cách giải: - (sgk trang 45): trong suốt thập kì 90, tuy có trải qua những đợt sut thoái ngắn những Mỹ vẫn là nước đứng đầu thế giới và là một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới. - (sgk trang 49, 50); Từ giữa thập niên 1990, kinh tế các nước Tây Âu bắt đầu phục hồi và phát triển trở lại. Tây Ây là một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới. - (sgk trang 56): từ đầu thập kỉ 90, kinh tế Nhật Bản lâm vào tình trạng suy thoái nhưng Nhật Bản vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới. => Điểm chung của các nước Tây Âu, Nhật Bản và Mỹ trong giai đoạn 1991 – 2000 là vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới. Chọn đáp án: C Câu 15. Phương pháp: so sánh, đánh giá. Cách giải: Việc áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại vào sản xuất đã giúp các nước tư bản khắc phục những vấn đề về nguồn tài nguyên, nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh cơ cấu hợp lý. Đây là nguyên nhân quyết định đến sự phát triển của các nước tư bản sau chiến tranh thế giới thứ hai. Chọn đáp án: D Câu 16. Phương pháp: đánh giá, nhận xét. Cách giải: Mĩ và các nước phương Tây không muốn một giải pháp thống nhất ở Đức mà ở đó có sự cân bằng quyền lực giữa Xô - Mĩ theo quy định của hội nghị Ianta và Pốtxđam. Sự ra đời của nước Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức) tháng 9- 1949 đã phản ánh tham vọng đó. Để biến Tây Đức thành một "Lực lượng xung kích" của khối NATO, chống Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa Mĩ và các nước phương Tây lại dồn sức viện trợ cho Tây Đức nhanh chóng phục hồi và phát triển kinh tế sau chiến tranh. Chọn đáp án: C Câu 17. Phương pháp: đánh giá, nhận xét. Cách giải: Các học thuyết của các đời tổng thống Mĩ đều nằm trong chiến lược toàn cầu nhằm thực hiện các mục tiêu chủ yếu và hướng đến mục tiêu chiến lược là trở thành bá chủ thế giới. Xét về mặt bản chất, mục tiêu của chiến lược “Cam kết và mở rộng” trong thập kỉ 90 giống với mục tiêu của “Chiến lược toàn cầu” ở chỗ, đều thể hiện và thực hiện cho tham vọng vươn lên chi phối, lãnh đạo toàn thế giới của Mĩ. Nói một cách khác, chiến lược “Cam kết và mở rộng” vẫn là sự tiếp tục triển khai “Chiến lược toàn cầu” trong bối cành lịch sử mới. Chọn đáp án: A Câu 18. Phương pháp: phân tích, đánh giá. Cách giải: Chính sách đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là thực hiện chiến lược toàn cầu. Khi thực hiện chiến lược này, Mĩ đã thành công khi làm cho hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ. Thất bại lớn nhất của Mĩ là không đàn áp được các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Thực tế, sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh phát triển mạnh mẽ, hầu hết các quốc gia đã giành được độc lập, một phần cũng là nhờ sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa và các lực lượng tiến bộ trên thế giới. Chọn đáp án: D Câu 19. Phương pháp: liên hệ. Cách giải: Nhân tố hàng đầu quyết định sự phát triển thần kì của Nhật Bản sau chiến tranh là nhân tố con người. Do đó Việt Nam có thể vận dụng bài học này, tập trung đầu tư phát triển giáo dục con người để tạo ra nguồn lực vững chắc cho công cuộc đổi mới hiện nay. Chọn đáp án: C Câu 20. Phương pháp: liên hệ. Cách giải: Những đặc điểm chính của chủ nghĩa tư bản hiện đại: - Chuyển sang tư bản chủ nghĩa lũng đoạn Nhà nước (tức là sự dung hợp giữa các tập đoàn tư bản lũng đoạn với Nhà nước thành một thế lực thống nhất, có quyền lực vô hạn, phục vụ tối đa lợi ích của tập đoàn tư bản lũng đoạn). Những thập niên gần đây còn phát triển thành tư bản chủ nghĩa độc quyền siêu quốc gia. - Xu hướng liên hiệp quốc tế của chủ nghĩa tư bản lũng đoạn Nhà nước còn gọi là: “Nhất thể hóa quốc tế” tiêu biểu như khối EEC. - Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật ở các nước tư bản phát triển làm cho đời sống vật chất và tinh thần của con người không ngừng được nâng cao. Ở các nước đó đều có sự phát triển đáng kể về các mặt văn hóa, giáo dục và văn học nghệ thuật. - Vẫn tồn tại những mâu thuẫn và những tệ nạn xã hội chưa thể khắc phục được. (Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản và công nhân; giữa các nước tư bản với nhau; sự phân hóa ngày càng cao giữa giàu nghèo... và tệ nạn xã hội). Đáp án D: là đặc điểm của chủ nghĩa chủ nghĩa đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. Chọn đáp án: D Câu 21. Phương pháp: sgk trang 52. Cách giải: Tháng 6-1979, diễn ra cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu đầu tiên. Chọn: B Câu 22. Phương pháp: sgk trang 54. Cách giải: Sau khi kinh tế được phục hồi và phát triển nhanh, từ năm 1960 đến năm 1973 được gọi là giai đoạn phát triển “thần kì”. Chọn: B Câu 23. Phương pháp: sgk trang 57. Cách giải: Từ đầu những năm 90, Nhật Bản cố gắng vươn lên thành một cường quốc chính trị để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế. Chọn: A Câu 24. Phương pháp: sgk trang 53. Cách giải: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản chịu thiệt hại nặng nề, chịu sự chiếm đóng của quân đồng minh. Tuy nhiên, SCAP đã thực hiện ba cuộc cải cách lớn: - Thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế trước hết là giải tán các Daibátxư. - Cải cách ruộng đất, quy định địa chủ chỉ được sở hữu không quá 3 hécta ruộng, số còn lại Chính phủ đem bán cho nông dân. - Dân chủ hóa lao động. => Những cải cách dân chủ này đã giúp Nhật Bản khôi phục được nền kinh tế sau chiến tranh và phát triển nhanh chóng. Đặc biệt là trong giai đoạn 1952 đến 1973. Chọn: C Câu 25. Phương pháp: sgk trang 45. Cách giải: Ở thập kỉ 90, Mĩ đã triển khai chiến lược “Cam kết và mở rộng” với 3 trụ cột chính (ba mục tiêu cơ bản) là: 1- Bảo đảm an ninh với một lực lượng quân sự mạnh và sẵn sàng chiến đấu cao. 2- Tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế Mĩ 3- Sử dụng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” như một công cụ can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác Chọn: B Câu 26. Phương pháp: sgk trang 47. Cách giải: Tháng 6/1947, Mĩ đề ra và thực hiện kế hoạch Mácsan với khoản viện trợ khoảng 17 tỉ USD để giúp các nước Tây Âu phục hồi nền kinh tế bị tàn phá sau chiến tranh. Mặt khác, qua kế hoạch này, Mĩ còn nhằm tập hợp các nước Tây Âu vào Liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Đông Âu. Chọn: C Câu 27. Phương pháp: sgk trang 42, suy luận. Cách giải: - Các đáp án A, C, D: đều là biểu hiện cho sự phát triển vượt bậc về kinh tế của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. - Đáp án B: thể hiện chính sách đối ngoại của Mĩ, thực hiện “kế hoạch Mácsan” để lôi kéo các nước Tây Âu vào liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa. Chọn: B Câu 28. Phương pháp: sgk trang 42, suy luận. Cách giải: Có 5 nhân tố dẫn đến sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai: - Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú, nhân lực dồi dào, trình độ kỹ thuật cao, năng động, sáng tạo. - Lợi dụng chiến tranh để làm giàu từ bán vũ khí. - Áp dụng thành công những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh hợp lý cơ cấu sản xuất… - Trình độ tập trung tư bản và sản xuất cao, cạnh tranh có hiệu quả ở trong và ngoài nước. - Các chính sách và hoạt động điều tiết của nhà nước có hiệu quả. Chọn: D Câu 29. Phương pháp: sgk trang 44, suy luận. Cách giải: Mĩ đã triển khai chiến tranh lạnh như sau: - Khởi xướng cuộc chiến tranh lạnh. - Trực tiếp gây ra hoặc ủng hộ hàng chục cuộc chiến tranh xâm lược và bạo loạn, lật đổ chính quyền ở nhiều nơi trên thế giới, tiêu biểu là cuôc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954 – 1975), dính líu vào cuộc chiến tranh Trung Đông,... - Thiết lập chín quyền tay sai ở nhiều nước, can thiệp vào công việc nội bộ của các nước (tiêu biểu là ở khu vực Mĩ Latinh). Chọn: B Câu 30. Phương pháp: sgk trang 45, suy luận. Cách giải: Trong giai đoạn 1991 đến năm 2000, Mĩ thực hiện chiến lược “Cam kết và mở rộng” với ba mục tiêu cơ bản: - Bảo đảm an ninh của Mĩ với lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu. - Tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế Mĩ. - Sửu dụng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộc của các nước khác. => Loại trừ đáp án: D Chọn: D Loigiaihay.com
Quảng cáo
|