Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 1 - Đề số 4 - Đại số 10Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 1 - Đề số 4 - Đại số 10 Quảng cáo
Đề bài Câu I (3 điểm). Xét tính đúng, sai và lập mệnh đề phủ định của mỗi mệnh đề sau. a) \(\forall n \in \mathbb{N}\) : 4n2 chia hết cho n. b) \(\forall x \in \mathbb{R}:{x^2} - 6x + 10 > 0\) c) \(\exists x \in \mathbb{Q}\,:\,{x^2} - 7 \ne 7x\) d) Tổng ba góc của một tam giác bằng \({180^0}\) e) \(\sqrt 9 \) là số vô tỉ f) Paris là thủ đô của nước Pháp Câu II (3 điểm). Cho các tập hợp \(\begin{array}{l}A = \left\{ { - 3;5;6} \right\}\\B = \left\{ {x \in \mathbb{R}:{x^2} - 4{\rm{x}} - 5 = 0} \right\}\\C = \left\{ {x \in \mathbb{N}:(x - 2)({x^2} + 5x - 6) = 0} \right\}\end{array}\) 1) Viết tập hợp B và C dưới dạng liệt kê các phần tử. Tìm \(A \cap B;\,\;A \cup C\) 2) Tìm \((A \cup B)\backslash C;\;(A\backslash B) \cap C\) Câu III (3 điểm). Biểu diễn các tập sau trên trục số và tìm \(A \cap B;\;A \cup B\). a) \(A = \left[ { - 3;5} \right)\) và \(B = \left[ {1; + \infty } \right)\) b) \(A = \left\{ {x \in \mathbb{R}\,:\,x \le 3} \right\}\) và \(B = \left\{ {x \in \mathbb{R}\,:\,\,\left| x \right| > 2} \right\}\) Câu IV (1 điểm). Cho hai tập hợp \(A = \left[ {a;a + 1} \right];\;B = \left[ {b;b + 2} \right]\). Các số a và b thỏa mãn điều kiện gì để \(A \cap B \ne \emptyset \)? Lời giải chi tiết Câu I (3 điểm). Xét tính đúng, sai và lập mệnh đề phủ định của mỗi mệnh đề sau. a) \(\forall n \in \mathbb{N}\) : 4n2 chia hết cho n. Mệnh đề sai vì với \(n = 0\) thì không có số nào chia hết cho \(0\). MĐ phủ định: \(\exists n \in \mathbb{N}:\) \(4{n^2}\) không chia hết cho \(n\). b) \(\forall x \in \mathbb{R}:{x^2} - 6x + 10 > 0\) Mệnh đề đúng vì: \(\begin{array}{l}{x^2} - 6x + 10\\ = {x^2} - 6x + 9 + 1\\ = {\left( {x - 3} \right)^2} + 1 > 0,\forall x \in \mathbb{R}\end{array}\) MĐ phủ định: \(\exists x \in \mathbb{R}:{x^2} - 6x + 10 \le 0\) c) \(\exists x \in \mathbb{Q}\,:\,{x^2} - 7 \ne 7x\) Mệnh đề đúng, chẳng hạn \(x = 0 \in \mathbb{Q}\) mà \({0^2} - 7 = - 7 \ne 7.0 = 0\). MĐ phủ định: \(\forall x \in \mathbb{Q}:{x^2} - 7 = 7x\). d) Tổng ba góc của một tam giác bằng \({180^0}\) MĐ đúng theo định lý tổng ba góc của một tam giác. MĐ phủ định: Tổng ba góc của một tam giác không bằng \({180^0}\). e) \(\sqrt 9 \) là số vô tỉ MĐ sai vì \(\sqrt 9 = 3\) là số hữu tỉ. MĐ phủ định: \(\sqrt 9 \) không là số vô tỉ. f) Paris là thủ đô của nước Pháp. MĐ đúng. MĐ phủ định: Paris không là thủ đô của nước Pháp. Câu II (3 điểm). Cho các tập hợp \(\begin{array}{l}A = \left\{ { - 3;5;6} \right\}\\B = \left\{ {x \in \mathbb{R}:{x^2} - 4x - 5 = 0} \right\}\\C = \left\{ {x \in \mathbb{N}:(x - 2)({x^2} + 5x - 6) = 0} \right\}\end{array}\) 1) Viết tập hợp B và C dưới dạng liệt kê các phần tử. Tìm \(A \cap B;\,\;A \cup C\) Ta có: \(\begin{array}{l}{x^2} - 4x - 5 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = - 1\\x = 5\end{array} \right.\\ \Rightarrow B = \left\{ { - 1;5} \right\}\\\left( {x - 2} \right)\left( {{x^2} + 5x - 6} \right) = 0\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x - 2 = 0\\{x^2} + 5x - 6 = 0\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 2 \in \mathbb{N}\\x = 1 \in \mathbb{N}\\x = - 6 \notin \mathbb{N}\end{array} \right.\\ \Rightarrow C = \left\{ {1;2} \right\}\\A = \left\{ { - 3;5;6} \right\},B = \left\{ { - 1;5} \right\},\\C = \left\{ {1;2} \right\}\\ \Rightarrow A \cap B = \left\{ 5 \right\}\\A \cup C = \left\{ {1;2; - 3;5;6} \right\}\end{array}\) 2) Tìm \((A \cup B)\backslash C;\;(A\backslash B) \cap C\) \(\begin{array}{l}A \cup B = \left\{ { - 3; - 1;5;6} \right\}\\\left( {A \cup B} \right)\backslash C = \left\{ { - 3; - 1;5;6} \right\}\\A\backslash B = \left\{ { - 3;6} \right\}\\\left( {A\backslash B} \right) \cap C = \emptyset \end{array}\) Câu III (3 điểm). Biểu diễn các tập sau trên trục số và tìm \(A \cap B;\;A \cup B\). a) \(A = \left[ { - 3;5} \right)\) và \(B = \left[ {1; + \infty } \right)\) \(\begin{array}{l}A \cap B = \left[ {1;5} \right)\\A \cup B = \left[ { - 3; + \infty } \right)\end{array}\) b) \(A = \left\{ {x \in \mathbb{R}\,:\,x \le 3} \right\}\) và \(B = \left\{ {x \in \mathbb{R}\,:\,\,\left| x \right| > 2} \right\}\) \(\begin{array}{l}A = \left\{ {x \in \mathbb{R}:x \le 3} \right\} = \left( { - \infty ;3} \right]\\\left| x \right| > 2 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x > 2\\x < - 2\end{array} \right.\\ \Rightarrow B = \left( { - \infty ; - 2} \right) \cup \left( {2; + \infty } \right)\end{array}\) \(\begin{array}{l}A \cap B = \left( { - \infty ; - 2} \right) \cup \left( {2;3} \right]\\A \cup B = \mathbb{R}\end{array}\) Câu IV (1 điểm). Cho hai tập hợp \(A = \left[ {a;a + 1} \right];\;B = \left[ {b;b + 2} \right]\). Các số a và b thỏa mãn điều kiện gì để \(A \cap B \ne \emptyset \) Ta có: \(A \cap B = \emptyset \)\( \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{a + 1 < b}\\{a > b + 2}\end{array} \Leftrightarrow } \right.\left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{b > a + 1}\\{b < a - 2}\end{array}} \right.\) \( \Rightarrow A \cap B \ne \emptyset \) \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}b \le a + 1\\b \ge a - 2\end{array} \right.\) \( \Leftrightarrow a - 2 \le b \le a + 1\) Vậy để \(A \cap B \ne \emptyset \) thì \(a - 2 \le b \le a + 1\). Loigiaihay.com
Quảng cáo
|