Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 2 - Chương 5 - Sinh học 9Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 2 - Chương 5 - Sinh học 9 Quảng cáo
Đề bài II. Phần tự luận (5 điểm) Câu 1 (2,5 điểm) Khắc phục thoái hoá giống bằng cách nào? Câu 2 (2,5 điểm) Vai trò của dòng thuần trong nghiên cứu di truyền và trong chọn giống là gì? II. Phần trắc nghiệm (5 điểm) Câu 1 (3 điểm) Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất : 1. Trong chọn giống vật nuôi, phương pháp chọn lọc nào sau đây có hiệu quả hơn? A. Chọn lọc cá thể, kiểm tra đực giống qua đời con B. Chọn lọc hàng loạt một lần C. Chọn lọc hàng loạt nhiều lần D. Cả A và B 2. Người ta thường sử dụng hoá chất để gây đột biến bằng cách nào ? A. Ngâm hạt khô hay hạt nảy mầm ở thời điểm nhất định trong dung dịch hoá chất có nồng độ thích hợp B. Tiêm dung dịch hoá chất vào bầu nhuỵ hoặc quấn bông có tẩm dung dịch hoá chất vào đỉnh sinh trưởng của thân hoặc chồi C. Các hoá chất tác động lên tinh hoàn hoặc buồng trứng của vật D. Cả A, B và C 3. Ý nào không phải là đặc điểm của phương pháp chọn lọc cá thể ? A. Có thể áp dụng rộng rãi. B. Phối hợp được viêc chọn lọc dựa trên kiểu hình với việc kiểm tra kiểu gen C. Đạt kết quả nhanh. D. Đòi hỏi theo dõi công phu và chặt chẽ. 4. Có nhiều giống tốt qua một số vụ gieo trồng đã có biểu hiện thoái hoá rõ rệt do A. sự xuất hiện đột biến nhân tạo và lai giống nhân tạo, do lẫn cơ giởi trong gieo trồng, thu hoạch và bảo quản. B. sự xuất hiện đột biến và lai giống nhân tạo, do lẫn cơ giới trong gieo trồng, thu hoạch và bảo quản. C. sự xuất hiện đột biến và lai giống tự nhiên, do lẫn cơ giới trong gieo trồng, thu hoạch và bảo quản. D. sự xuất hiện đột biến nhân tạo và lai giống tự nhiên, do lẫn cơ giới trồng gieo trồng, thu hoạch và bảo quản. 5. Chọn lọc cá thể đối với vật nuôi, người ta thường kiểm tra A. đực giống ngoại. B. đực giống qua đời con. C. cái nội có phẩm chất tốt. D. cái nhập nội. 6. Việc phục hồi lại các giống đã thoái hoá, đánh giá chọn lọc đối với các dạng mới tạo ra để tạo ra giống mới hoặc cải tiến giống cũ. Đó là vai trò của chọn lọc trong A. chọn giống. B. tạo giống, C. nhân giống. D. giữ giống. Câu 2 (1 điểm) Chọn cụm từ phù hợp trong số những từ, cụm từ cho sẵn và điền vào chỗ trống trong câu sau : Dùng cônsixin tác động vào cây trồng, có thể gây ra loại biến dị…..(1)….Có thể dung hợp hai tế bào trần của hai loài khác nhau để tạo ra tế bào lai chứa cả hai….(2)….của hai loài. bộ NST đơn bội C. đột biến đa bội bộ NST lưỡng bội D. đột biến cấu trúc NST Câu 3 (1 điểm) Hãy sắp xếp thông tin ở cột A với cột B sao cho phù hợp và ghi kết quả vào cột c.
Lời giải chi tiết I. Phần tự luận (5 điểm) Câu 1 (2,5 điểm) Các biện pháp khắc phục hiện tượng thoái hoá giống : - Thường xuyên chọn lọc giống để loại bỏ các dạng bất lợi nhằm đảm bảo h đồng đều của giống. - Tạo các điều kiện khống chế sự biểu hiên kiểu hình của các gen đột biến. - Lai xa họ hàng nguồn gốc để đưa các gen lặn đột biến vào trạng thái dị hợp,hạn chế sự biểu hiện kiểu hình gây hại của chúng. Dùng đột biến nhân tạo để biến đổi các gen biểu hiện các tính trạng không mong muốn thành các gen biểu hiện tính trạng mong muốn. Câu 2 (2,5 điểm) Trong nghiên cứu di truyền : sử dụng dòng thuần chủng để phân tích kiểu gen, xác định dòng thuần chủng của các tính trạng trội. Trên cơ sở đó, xác định được quy luật phân bố kiểu gen là cơ sở cho khả năng biểu hiện kiểu hình theo một tỉ lệ phân li nhất định. Trong chọn giống : làm nguyên liệu cho tạo ưu thế lai và lai tạo giống mới, phát hiện dị tật của giống, so sánh, đánh giá hiệu quả của các giống, tìm ra giống tốt nhất. Dòng thuần đồng hợp tử lặn được sử dụng trong lai phân tích để xác định độ thuần chủng của giống trước khi đưa vào sản xuất. II. Phần trắc nghiệm (5 điểm) Câu 1 (3 điểm)
Câu 2 (1 điểm)
Câu 3 (1 điểm)
Loigiaihay.com
Quảng cáo
|