Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 13 - Học kì 1 - Sinh học 9Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 13 - Học kì 1 - Sinh học 9 Quảng cáo
Đề bài I. Trắc nghiệm: (5 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất: Câu 1 . Ở đậu hà lan (2n = 14). Hãy cho biết số NST ở kì sau của nguyên phân là bao nhiêu? A. 7 B. 14 C. 28 D. 56 Câu 2 . Sự biểu hiện tính trạng của con giống với bổ mẹ là do A. Kiểu gen của con khác với kiểu gen của bố mẹ B. ADN của con khác với ADN của bố mẹ C. mARN của con khác với mARN của bố mẹ D. Protein của con giống với protein của bố mẹ Câu 3 . Để xác định sự di truyền độc lập của các tính trạng thì F2 nhất thiết phải có A. Tỉ lệ phân li kiểu hình bằng tích tỉ lệ phân li của các cặp tính trạng hợp thành nó B. Tỉ lệ phân li của mỗi cặp tính trạng là 3 : 1 C. Tỉ lệ phân li của mỗi cặp tính trạng là 1 : 1 D. Xuất hiện 4 kiểu hình khác nhau ở đời con. Câu 4. Vật chất di truyền của cơ thể là: A. ADN và NST B. Protein C. mARN, tARN, rARN D. Ribôxôm Câu 5. Menđen cho rằng các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt (trong thí nghiêm lai đậu hà lan), di truyền độc lập là vì: A. tỉ lệ mỗi kiểu hình ở F2 bằng tích các tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó B. F2 phân li kiểu hình theo tỉ lệ: 9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 xanh, trơn : 1 xanh,nhăn C. Tất cả F1 có kiểu hình vàng, trơn D. Câu A và B đúng. Câu 6. Mức độ duỗi xoắn của NST ờ kì nào là ít nhất ? A. Kì trung gian B. Kì đầu C. Kì giữa D. Kì sau Câu 7. Ở lúa: Gen A : hạt gạo đục, a : hạt gạo trong; Gen B : hạt chín sớm, b : hạt chín muộn Hai cặp tính trạng nói trên di truyền không phụ thuộc vào nhau. Cho giao phấn giữa 2 cây lúa, thu được ở F1 có kết quả sau đây: 480 cây lúa có hạt gạo đục, chín sớm 485 cây lúa có hạt gạo đục, chín muộn 475 cây lúa có hạt gạo trong, chín sớm 482 cây lúa cồ hạt gạo trong, chín muộn Kiểu gen của P phải như thế nào? A. AaBb × AABB B. Aabb × aabb C. Aabb × aabb D. Aabb × aabb Câu 8. Một gen có 3000 nuclêôtit và có hiệu số giữa A và G bằng 15% số nuclêôtit của gen. Số lượngtừng loại nuclcôtit của gen là bao nhiêu? A. A = T = 1670 nu và G = X = 1130 nu B. A = T = 970 nu và G = X = 530 nu C. A = T= 415 nu và G = X = 285 nu D. A = T = 980 nu và G = X = 420 nu II. Tự luận: (5 điểm) Câu 1 . Vì sao nói protein có vai trò rất quan trọng đối với tế bào và cơ thể? Câu 2 . Khái niệm về NST giới tính ? Nêu những điểm khác nhau giừa NST thường và NST giới tính. Câu 3. Nêu nội dung và ý nghĩa của quy luật phân li. Lời giải chi tiết I. trắc nghiệm: (5 điểm)
II. Tự luận: (5 điểm) Câu 1. Vì sao nói protein có vai trò rất quan trọng đổi với té bào và cơ thể? - Vì protein có nhiều chức năng quan trọng. - Là thành phần cấu trúc của tế bào, xúc tác và điều hoà các quá trình trao đổi chất (enzim và hoocmôn), bảo vệ cơ thể (kháng thể), vận chuyển, cung cấp năng lượng... liên quan đến toàn bộ hoạt động sống của tế bào, biểu hiện thành các tính trạng của cơ thể. Câu 2 . Khái niệm về NST giới tính ? Nêu những điểm khác nhau giữa NST thường và NST giới tính. * Khái niệm về NST giới tính: Là cặp NST đặc biệt mang gen qui định tính đực, cái và các tính trạng liên quan với giới tính và các tính trạng thường kèm theo. Ví dụ: Ở ngưới có 23 cặp NST. Trong đó có 22 cặp NST thường và 1 cặp NST giới tính là: XX : nữ, XY : nam. * Những điếm khác nhau giữa NST thường và NSTgiới tính.
Câu 3 . Nêu nội dung và ý nghĩa của quy luật phân li. * Nội dung: trong quá trình phát sinh giao tử mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuân chủng của P. * Ý nghĩa: - Xác định được các tính trạng trội và tập trung nhiều gen trội qúy vào một cơ thể để tạo giống có ý nghĩa kinh tế cao. - Trong sản xuất, đổ tránh sự phân li tính trạng diễn ra, trong đó xuât rẳiệr tính trạng xấu, ảnh hưởng tới phẩm chất và năng suất của vật nuôi, cây trồng, người ta cần phải kiểm tra độ thuần chủng của giống.
Loigiaihay.com
Quảng cáo
|