Đề kiểm tra 15 phút phần 1 lịch sử 7 - Đề số 8 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra 15 phút phần 1 lịch sử 7 - Đề số 8 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Quảng cáo

Đề bài

IPHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)

Câu 1. Tại sao phong trào Cải cách tôn giáo lại đòi thay đổi và tổ chức lại Giáo hội?

A. Giai cấp phong kiến dựa vào Giáo hội để loại bỏ lợi ích của giai cấp tư sản.

B. Giáo hội không đáp ứng những nguyện vọng của giai cấp tư sản.

C. Giai cấp phong kiến và giáo hội phản bội lại quyền lợi của giai cấp tư sản.

D. Giáo hội thống trị nhân dân về mặt tinh thần và cản trở sự phát triển của tư sản.

Câu 2. Điểm hạn chế lớn nhất của phong trào Cải cách tôn giáo là gì?

A. Phong trào không thể xoá bỏ tôn giáo, chỉ thay đổi cho phù hợp với sự thống trị của tư sản.

B. Thế lực của Giáo hội vẫn còn mạnh nên đàn áp lại thế lực của giai cấp tư sản.

C. Một số phe phái trong phong trào tranh giành ảnh hưởng dẫn đến mâu thuẫn.

D. Phong trào không đem lại lòng tin mới cho quần chúng nhân dân trước sự áp bức của phong kiến.

Câu 3. Biểu hiện nào dưới đây không phải là tác động phong trào Cải cách tôn giáo đối với xã hội châu Âu?

A. Đạo Ki-tô đã bị phân thành hai giáo phái: Cựu giáo và Tân giáo.

B. Phong trào đã xóa bỏ sự thống trị của Giáo hội Ki-tô.

C. Phong trào đã thúc đẩy, châm ngòi cho cuộc “chiến tranh nông dân Đức”.

D. Hai giáo phái của Đạo Ki-tô luôn mâu thuẫn, xung đột với nhau.

Câu 4: Thực chất của các phong trào Văn hoá Phục hưng và Cải cách tôn giáo là gì?

A. Là cuộc đấu tranh giữa các thế lực của giai cấp tư sản để chiếm vị trí lãnh đạo phong trào.

B. Là cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân với giai cấp tư sản.

C. Là cuộc đấu tranh tranh giành quyền lực giữa hệ tư tưởng phong kiến và giáo lí của Giáo hội.

D. Là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên của giai cấp tư sản với giai cấp phong kiến đã suy tàn.

Câu 5: Quan điểm: “Mặt trời mà mỗi ngày người ta nhìn thấy mọc lên buổi sáng, lặn xuống buổi chiều là một thiên thể cố định. Còn Trái Đất mà người ta cảm thấy như cố định lại là một thiên thể chuyển động xung quanh Mặt Trời.”

 

Nhân vật nào dưới đây đã chứng minh điều đó?

A. Ph. Ra-bơ-le.

B. R. Đê-các-tơ.

C. N. Cô-péc-ních.

D. Lê-ô-na đơ Vanh-xi.

II. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm)

Câu 6. Vì sao trong thời kì trung đại ở châu Âu, giai cấp tư sản đứng lên đấu tranh chống lại quý tộc phong kiến?

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM 

1.D

2.A

3.B

4.D

5.C

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 9, suy luận, loại trừ.

Cách giải:            

Xuất phát từ nguyên nhân của phong trào Cải cách tôn giáo:

- Trong suốt hơn một nghìn năm, giai cấp phong kiến châu Âu đã lấy Kinh thánh của đạo Ki-tô làm cơ sở tư tưởng chính thống của mình và dựa vào Giáo hội để thống trị nhân dân về mặt tinh thần.

- Giáo hội còn là thế lực cản trở sự phát triển đang lên của giai cấp tư sản.

=> Vì thế, giai cấp tư sản đang lên coi Giáo hội là một thế lực cản trở bước tiến của họ. Họ đòi thay đổi và "cải cách" tổ chức Giáo hội đó.

Chọn đáp án: D

Câu 2.

Phương pháp: Đánh giá, phân tích

Cách giải:

- Phong trào cải cách tôn giáo mang tính chất tư sản rõ nét, hạn chế của phong trào này được phản ánh qua nội dung của các cuộc đấu tranh: Không nhằm đến việc xoá bỏ tôn giáo mà lên án việc chế độ phong kiến sử dụng tôn giáo như một công cụ để áp bức và khống chế quần chúng, nô dịch tri thức và khoa học.

- Từ đó, giai cấp tư sản đề ra một tôn giáo rẻ tiền, ít tốn kém, phù hợp với lợi ích và ý chí của giai cấp tư sản.

=> Điểm hạn chế lớn nhất của phong trào Cải cách tôn giáo là: giai cấp tư sản vẫn không thể xoá bỏ tôn giáo mà chỉ thay đổi cho phù hợp với sự thống trị của mình.

Chọn đáp án: A

Câu 3.

Phương pháp: Phân tích, nhận xét.

Cách giải:

Tác động của phong trào Cải cách tôn giáo đối với xã hội châu Âu:

- Phong trào đã thúc đẩy, châm ngòi cho các cuộc khởi nghĩa nông dân, đặc biệt là ở Đức, thường gọi là cuộc “chiến tranh nông dân Đức”. Đây có thể được coi là cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của nông dân dưới ngọn cờ của tư sản chống phong kiến ở châu Âu.

- Đạo Ki-tô đã bị phân thành hai giáo phái:

+ Cựu giáo là Ki-tô giáo cũ.

+ Tân giáo là tôn giáo cải cách.

Chọn đáp án: B

Câu 4.

Phương pháp: Đánh giá, phân tích.

Cách giải:

- Phong trào Văn hoá Phục hưng và Cải cách tôn giáo là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên của giai cấp tư sản với giai cấp phong kiến đã suy tàn.

- Các tư tưởng cải cách tôn giáo không tách rời tư tưỏng cải cách xã hội và tư tưởng nhân văn (đề cao giá trị con người).

- Phong trào Văn hoá Phục hưng và Cải cách tôn giáo tấn công trực tiếp vào Giáo hội Thiên Chúa và chế độ phong kiến, làm bùng nổ các cuộc đấu tranh.

Chọn đáp án: D

Câu 5.

Phương pháp: Liên hệ.

Cách giải:

- N. Cô-péc-ních (1473 - 1543) là một trong những đại biểu xuất sắc của phong trào Văn hóa phục hưng, đã làm rung chuyển lâu đài giáo huấn của giáo hội và đặt những nền tảng cho ngành thiên văn học hiện đại.

- Nhà bác học này đã chứng minh một điều không thể tin được vào bậc nhất thời đại ông: “Mặt trời mà mỗi ngày người ta nhìn thấy mọc lên buổi sáng, lặn xuống buổi chiều là một thiên thể cố định (một cách tương đối). Còn Trái Đất mà người ta cảm thấy như cố định lại là một thiên thể chuyển động xung quanh Mặt Trời.”

=> Nhà thiên văn học N. Cô-péc-ních.

Chọn đáp án: C

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 6.

- Giai cấp tư sản mới hình thành, có thế lực về kinh tế nhưng lại không có thế lực về chính trị.

- Giai cấp tư sản đại diện cho nền sản xuất tiến bộ, nền sản xuất tư bản chủ nghĩa

- Vì thế, để giải quyết mâu thuẫn với địa vị xã hội của chính giai cấp mình, giai cấp tư sản đã đứng lên đấu tranh chống chế độ phong kiến để giành địa vị xã hội cho tương xứng.

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close