Đề kiểm tra 15 phút phần 1 lịch sử 7 - Đề số 16 có lời giải chi tiếtĐề kiểm tra 15 phút phần 1 lịch sử 7 - Đề số 16 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Quảng cáo
Đề bài Câu 1. Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á được hình thành trong khoảng thời gian nào? A. 10 thế kỉ đầu sau Công nguyên. B. 10 thế kỉ đầu trước Công nguyên. C. Từ thế IX đến thế kỉ X. D. Từ thế kỉ IV đến thế kỉ XV. Câu 2. Đến những thế kỉ đầu Công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã biết sử dụng kim loại gì? A. Vàng. B. Nhôm. C. Sắt. D. Đồng thau. Câu 3. Hai mùa tương đối rõ rệt của Đông Nam Á là A. Mùa mưa và mùa nắng. B. Mùa mát và mùa nóng. C. Mùa đông và mùa hè. D. Mùa khô và mùa mưa. Câu 4. In-đô-nê-xi-a được thống nhất dưới vương triều nào? A. Vương triều Xu-ma-tơ-ra. B. Vương triều Mô-giô-pa-hit. C. Vương triều Lan Xang. D. Vương triều Gia-va. Câu 5. Vương quốc Pa-gan là tiền thân của quốc gia nào hiện nay? A. Mi-an-ma. B. Ma-lay-xi-a. C. Thái Lan. D. Cam-pu-chia. Câu 6. Khoảng thời gian nào là thời kì phát triển thịnh vượng của các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á? A. Từ khoảng sau thế kỉ I đến đầu thế kỉ XV. B. Từ khoảng thế kỉ X đến đầu thế kỉ XV. C. Từ khoảng nửa sau thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIII D. Từ khoảng thế kỉ IX đến đầu thế kỉ XVIII. Câu 7. Nhờ ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên nào, cư dân Đông Nam Á xa xưa đã biết trồng lúa và các loại cây rau, củ, quả? A. Khí hậu ôn hòa. B. Gió mùa kèm theo mưa. C. Mùa mưa ẩm và lạnh. D. Nhiệt đới ôn hòa. Câu 8. Từ thế kỉ XIII, người Thái di cư từ phía bắc xuống phía nam đã tác động như thế nào đến sự hình thành các quốc gia Đông Nam Á? A. Hình thành nên hai vương quốc mới là Pa-gan và Chăm-pa. B. Hình thành nên hai vương quốc mới là Su-khô-thay và Lan Xang. C. Hình thành nên hai vương quốc mới là Đại Việt và Chăm-pa. D. Hình thành nên hai vương quốc mới là Mô-giô-pa-hít và Gia-va. Câu 9. Nét đặc sắc trong kiến trúc của các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á là gì? A. Ảnh hưởng kiến trúc Ấn Độ. B. Có nhiều đền, tháp nổi tiếng. C. Có nhiều đền, chùa đẹp. D. Các đền, chùa với kiến trúc độc đáo. Câu 10. Bên cạnh những thuận lợi, gió mùa tạo nên khó khăn gì cho khu vực Đông Nam Á? A. Sự xâm lược của phương Tây. C. Nhiều thiên tai: bão lụt, hạn hán. B. Dịch bệnh hại cây trồng. D. Sự phát triển nông nghiệp không đồng đều. Lời giải chi tiết ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1. Phương pháp: sgk trang 18 Cách giải: Trong khoảng 10 thế kỉ đầu sau Công nguyên, hàng loạt quốc gia nhỏ đã được hình thành và phát triển ở khu vực phía nam của Đông Nam Á. Chọn đáp án: A Câu 2. Phương pháp: sgk trang 18 Cách giải: Đến những năm đầu thế kỉ Công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã biết sử dụng rộng rãi đồ sắt. Chọn đáp án: C Câu 3. Phương pháp: sgk trang 11 Cách giải: Do đều chịu ảnh hưởng của tự nhiên, nên ở Đông Nam Á có hai mùa tương đối rõ rệt: - Mùa khô: lạnh và mát. - Mùa mưa: tương đối nóng. => Mùa khô và mùa mưa. Chọn đáp án: D Câu 4. Phương pháp: sgk trang 19 Cách giải: Dựa vào lịch sử hình thành của In-đô-nê-xi-a: Từ rất nhiều nước nhỏ trên hai đảo Xu-ma-tơ-ra và Gia-va, đến cuối thế kỉ XIII, dòng vua Gia-va mạnh lên, đã chinh phục được Xu-ma-tơ-ra, thống nhất In-đô-nê-xi-a dưới Vương triều Mô-giô-pa-hit (1213 – 1527). => Dưới thời vương triều Mô-giô-pa-hit, In-đô-nê-xi-a đã được thống nhất. Chọn đáp án: B Câu 5. Phương pháp: sgk trang 19. Cách giải: Dựa vào lịch sử hình thành Vương quốc Pa-gan: Từ giữa thế kỉ XI, trên lưu vực sông I-ra-oa-đi, quốc gia Pa-gan mạnh lên, chinh phục các tiểu quốc khác, thống nhất lãnh thổ, mở đầu cho quá trình hình thành và phát triển của vương quốc Pa-gan (Mi-an-ma) => Vương quốc Pa-gan là tiền thân của quốc gia Mi-an-ma hiện nay. Chọn đáp án: A Câu 6. Phương pháp: sgk trang 19. Cách giải: Từ khoảng nửa sau thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIII, là thời kì phát triển thịnh vượng của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á: + In-đô-nê-xi-a: Vương triều Mô-giô-pa-hit (1213 - 1527) + Trên bán đảo Đông Dương: Đại Việt, Cham-pa, Cam-pu-chia + Vương quốc Pa-gan (Mi-an-ma) + Vương quốc Su-khô-thay (Thái Lan) + Vương quốc Lạn-Xạng (Lào) Chọn đáp án: C Câu 7. Phương pháp: sgk trang 18, suy luận. Cách giải: Điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam Á có một số điểm nổi bật: - Các nước Đông Nam Á đều ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa, tạo nên hai mùa tương đối rõ rệt: mùa khô lạnh, mát; mùa mưa tương đối nóng. - Sự phát triển của cây lúa nước rất thích hợp với điều kiện gió mùa kèm theo mưa. => Chính vì vậy, nhờ ảnh hưởng của gió mùa kèm theo mưa, cư dân Đông Nam Á xa xưa đã biết trồng lúa và các loại cây rau, củ, quả. Chọn đáp án: B Câu 8. Cách giải: sgk trang 19, suy luận, loại trừ. Phương pháp: Thế kỉ XIII, do sự tấn công của người Mông Cổ: - Một bộ phận người Thái, vốn sinh sống ở thượng nguồn sông Mê Công, di cư ồ ạt xuống phía Nam, định cư ở lưu vực sông Mê Nam => lập nên Vương quốc Su-khô-thay. - Một nhóm người nói tiếng Thái khác di cư xuống vùng trung lưu sông Mê Công, lập vương quốc Lan Xang giữa thế kỉ XIV. => Hình thành nên hai vương quốc mới là Su-khô-thay và Lan Xang. Chọn đáp án: B Câu 9. Phương pháp: sgk trang 18,19, suy luận, loại trừ Cách giải: Quan sát hai hình 12 và hình 13, thấy được: Kiến trúc Đông Nam Á chủ yếu là các đền tháp, chùa hình vòm, kiểu bát úp, có tháp nhọn đồ sộ, khắc hoạ nhiều hình ảnh sinh động như: - Khu đền tháp Bô-ro-bu-đua (In-đô-nê-xi-a) - Chùa tháp Pa-gan (Mi-an-ma) - Tháp Chàm (Việt Nam) => Chịu ảnh hưởng của kiến trúc Ấn Độ. Chọn đáp án: A Câu 10. Phương pháp: sgk trang 18, suy luận Cách giải: Chính sự phức tạp của gió mùa đã gây ra nhiều thiên tai như: mưa nhiều gây ra bão lụt, mùa khô kéo dài dẫn đến hạn hán, một số vùng cao khí hậu lạnh gây ra sương muối và mưa đá,… Chọn đáp án: C Loigiaihay.com
Quảng cáo
|