Đề kiểm tra 15 phút Hóa 8 chương 3: Mol và tính toán hóa học - Đề số 2Đề bài
Câu 1 :
Một mol nguyên tử Nhôm có chứa bao nhiêu nguyên tử nhôm?
Câu 2 :
Số Avogadro có giá trị bằng:
Câu 3 :
Cho biết công thức tính số mol, khi đề bài cho biết khối lượng ( m):
Câu 4 :
Cho hình vẽ về cách thu khí dời nước như sau: Hình vẽ bên có thể áp dụng để thu được khí nào trong các khí sau đây?
Câu 5 :
1 mol nước (H2O) chứa số phân tử là:
Câu 6 :
Cho 5,6 gam Fe phản ứng với 0,15 mol HCl theo phương trình: Fe + 2HCl \( \to\) FeCl2 + H2. Kết luận nào sau đây là chính xác:
Câu 7 :
Cho hình vẽ thu khí như sau: Những khí nào trong số các khí H2, N2, NH3 ,O2, Cl2, CO2,HCl, SO2, H2S có thể thu được theo cách trên?
Câu 8 :
Trong các hợp chất sau, hợp chất nào có hàm lượng sắt cao nhất? a. FeO b. Fe2O3 c. Fe3O4 d. FeSO4 e. FeS2.
Câu 9 :
Thể tích của 280 gam khí nitơ ở đktc là: +) Khí nitơ có công thức hóa học là N2 +) Tính khối lượng mol N2 +) \({n_{{N_2}}} = \frac{m}{M}\) +) \({V_{{N_2}}} = n*22,4\)
Câu 10 :
Tỉ khối của hỗn hợp X chứa 3,36 lít khí H2 và 6,72 lít khí N2 (đều đo ở đktc) so với khí heli là:
Câu 11 :
Hỗn hợp khí SO2 và O2 có tỉ khối so với CH4 là 3. Thể tích khí O2 cần thêm vào 4,48 lít hỗn hợp trên (đktc) để có tỉ khối so với CH4 giảm còn 2,8 là:
Câu 12 :
Sắt tác dụng với dung dịch CuSO4 theo phương trình: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Nếu cho 11,2 gam sắt vào 40 gam CuSO4 thì sau phản ứng thu được khối lượng Cu là bao nhiêu?
Lời giải và đáp án
Câu 1 :
Một mol nguyên tử Nhôm có chứa bao nhiêu nguyên tử nhôm?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Một mol nguyên tử Nhôm có chứa 6.1023 nguyên tử nhôm
Câu 2 :
Số Avogadro có giá trị bằng:
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Số Avogadro có giá trị bằng: 6.1023
Câu 3 :
Cho biết công thức tính số mol, khi đề bài cho biết khối lượng ( m):
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Cho biết công thức tính số mol, khi đề bài cho biết khối lượng ( m): n = m/M
Câu 4 :
Cho hình vẽ về cách thu khí dời nước như sau: Hình vẽ bên có thể áp dụng để thu được khí nào trong các khí sau đây?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Khí thu bằng phương pháp đẩy nước phải chọn những khí ít hoặc không tan trong nước → chọn B có CO2 ít tan trong nước và H2 không tan trong nước
Câu 5 :
1 mol nước (H2O) chứa số phân tử là:
Đáp án : A Phương pháp giải :
Dựa vào khái niệm mol để tính 1 mol nước chứa bao nhiêu phân tử: Mol là lượng chất chứa 6,02 . 1023 nguyên tử (phân tử) Lời giải chi tiết :
Vì 1 mol chứa 6,02 . 1023 nguyên tử (phân tử) => 1 mol H2O chứa: 1 x 6,02 . 1023= 6,02 . 1023 phân tử
Câu 6 :
Cho 5,6 gam Fe phản ứng với 0,15 mol HCl theo phương trình: Fe + 2HCl \( \to\) FeCl2 + H2. Kết luận nào sau đây là chính xác:
Đáp án : B Phương pháp giải :
Tính số mol Fe : nFe = mFe : MFe = ? (mol) Dựa vào phương trình so sánh xem Fe và HCl chất nào phản ứng hết. Lời giải chi tiết :
nFe = 5,6 : 56 = 0,1 (mol) Fe + 2HCl \( \to\) FeCl2 + H2 Theo phương trình 1 2 (mol) Theo đề bài: 0,1 0,15 (mol) Ta thấy : \(\dfrac{{0,1}}{1} > \dfrac{{0,15}}{2}\). Do vậy HCl là chất phản ứng hết, Fe là chất còn dư.
Câu 7 :
Cho hình vẽ thu khí như sau: Những khí nào trong số các khí H2, N2, NH3 ,O2, Cl2, CO2,HCl, SO2, H2S có thể thu được theo cách trên?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Để thu khí bằng úp ngược bình thì khí đấy phải nhẹ hơn không khí → chọn khí H2, N2, NH3
Câu 8 :
Trong các hợp chất sau, hợp chất nào có hàm lượng sắt cao nhất? a. FeO b. Fe2O3 c. Fe3O4 d. FeSO4 e. FeS2.
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Câu 9 :
Thể tích của 280 gam khí nitơ ở đktc là: +) Khí nitơ có công thức hóa học là N2 +) Tính khối lượng mol N2 +) \({n_{{N_2}}} = \frac{m}{M}\) +) \({V_{{N_2}}} = n*22,4\)
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Khối lượng mol của khí N2 là: M = 2.14 = 28 g/mol => số mol khí N2 là: $n = \frac{m}{M}\, = \frac{{280}}{{28}} = 10\,(mol)$ => thể tích cảu 280 gam khí nitơ là: V = n.22,4 = 10.22,4 = 224 lít
Câu 10 :
Tỉ khối của hỗn hợp X chứa 3,36 lít khí H2 và 6,72 lít khí N2 (đều đo ở đktc) so với khí heli là:
Đáp án : A Phương pháp giải :
+) Tính số mol khí H2 và N2 theo công thức: $n = \dfrac{V}{{22,4}}$ +) ${\bar M_X} = \dfrac{{{a_{{H_2}}}.{M_{{H_2}}} + {a_{{N_2}}}.{M_{{N_2}}}}}{{{a_{{H_2}}} + {a_{{N_2}}}}}$ +) tỉ khối của X so với He: ${d_{X/He}} = \dfrac{{{M_X}}}{{{M_{He}}}}$ Lời giải chi tiết :
Số mol khí H2 là: ${n_{{H_2}}} = \frac{V}{{22,4}} = \frac{{3,36}}{{22,4}} = 0,15\,mol$ Số mol khí N2 là: ${n_{{N_2}}} = \frac{V}{{22,4}} = \frac{{6,72}}{{22,4}} = 0,3\,mol$ => khối lượng trung bình của hỗn hợp X là: ${\bar M_X} = \frac{{2.0,15 + 28.0,3}}{{0,15 + 0,3}} = 19,33$ Khí He có M = 4 => tỉ khối của X so với He là: ${d_{X/He}} = \frac{{{M_X}}}{{{M_{He}}}} = \frac{{19,33}}{4} = 4,83$
Câu 11 :
Hỗn hợp khí SO2 và O2 có tỉ khối so với CH4 là 3. Thể tích khí O2 cần thêm vào 4,48 lít hỗn hợp trên (đktc) để có tỉ khối so với CH4 giảm còn 2,8 là:
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Gọi số mol của SO2 và O2 lần lượt là a, b (mol)
Câu 12 :
Sắt tác dụng với dung dịch CuSO4 theo phương trình: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Nếu cho 11,2 gam sắt vào 40 gam CuSO4 thì sau phản ứng thu được khối lượng Cu là bao nhiêu?
Đáp án : B Phương pháp giải :
+) Tính số mol Fe và số mol CuSO4 +) Viết PTHH +) So sánh tỉ lệ: $\dfrac{{{n_{F{\text{e}}}}}}{1}$ và $\dfrac{{{n_{CuS{O_4}}}}}{1}$ => chất hết, chất dư => tính khối lượng Cu theo chất hết Lời giải chi tiết :
Số mol Fe là: ${n_{F{\text{e}}}} = \dfrac{{11,2}}{{56}} = 0,2\,mol$ Số mol CuSO4 là: ${n_{CuS{O_4}}} = \dfrac{m}{M} = \dfrac{{40}}{{64 + 32 + 16.4}} = 0,25\,mol$ PTHH: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu Xét tỉ lệ: $\dfrac{{{n_{F{\text{e}}}}}}{1} = \dfrac{{0,2}}{1} = 0,2$ và $\dfrac{{{n_{CuS{O_4}}}}}{1} = \dfrac{{0,25}}{1} = 0,25$ Vì 0,2 < 0,25 => Fe phản ứng hết, CuSO4 dư => tính khối lượng Cu theo Fe PTHH: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu 1mol 1mol 0,2 mol → 0,2 mol => khối lượng Cu thu được sau phản ứng là: mCu = 0,2.64 = 12,8 gam |