Đề kiểm tra 15 phút chương 5 - phần 2 - Đề số 6

Đề kiểm tra 15 phút chương 5 phần 2 lịch sử 12 - Đề số 6 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 12 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Quảng cáo

Đề bài

Câu 1. Thực tiễn lịch sử nào là yếu tố quyết định Việt Nam phải tiến hành sự nghiệp đổi mới đất nước (từ năm 1986)?

A. Các nước công nghiệp mới đạt nhiều thành tựu sau cải cách.

B. Xu thế toàn cầu hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ trên thế giới.

C. Cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội ở Việt Nam diễn ra trầm trọng.

D. Liên Xô và các nước Đông Âu tiến hành công cuộc cải tổ.

Câu 2. Nội dung nào không đúng về chủ trương của Đảng trong đường lối đổi mới kinh tế năm 1986?

A. Xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều ngành nghề

B. Xoá bỏ cơ chế quản lí tập trung quan liêu

C. Hình thành kinh tế thị trường

D. Hạn chế mở rộng quan hệ kinh tế với các nước trên thế giới

Câu 3. Nguyên nhân quyết định để Đảng đề ra đường lối đổi mới năm 1986 là gì?

A. Cuộc khủng hoảng ở Liên Xô ngày càng trầm trọng

B. Việt Nam lâm vào khủng hoảng toàn diện về kinh tế - văn hóa

C. Tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần hai và xu thế toàn cầu hoá

D. Thành công của cuộc cải cách ở Trung Quốc

Câu 4. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được thể hiện trong lĩnh vực nào của đường lối của Đảng năm 1986

A. Kinh tế                   B. Xã hội

C. Văn hoá                  D. Chính trị

Câu 5. Nội dung nào không phải là nguyên tắc của Đảng Cộng sản Việt Nam khi thực hiện đổi mới (12/1986)

A. Đổi mới chính trị là trọng tâm

B. Đổi mới phải toàn diện, đồng bộ về kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa

C. Đổi mới kinh tế làm trọng tâm

D. Đổi mới kinh tế gắn liền với đổi mới chính trị

Câu 6. Ba chương trình kinh tế lớn được đề ra trong kế hoạch 5 năm (1986-1990) ở Việt Nam là gì?

A. Lương thực, thực phẩm - hàng tiêu dùng - hàng xuất khẩu

B. Lương thực - thực phẩm - hàng may mặc

C. Lương thực - thực phẩm - hàng tiêu dùng

D. Lương thực, thực phẩm - hàng may mặc - hàng tiêu dùng - hàng xuất khẩu

Câu 7. Trọng tâm của đường lối đối ngoại được đề ra trong Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986) là

A. Mở rộng quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa

B. Hoà bình, hữu nghị, hợp tác

C. Đẩy mạnh quan hệ với các nước ASEAN

D. Mở rộng quan hệ với Mĩ

Câu 8. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986) được gọi là gì?

A. Đại hội thống nhất

B. Đại hội kháng chiến thắng lợi

C. Đại hội xây dựng Việt Nam xã hội

D. Đại hội Đổi mới

Câu 9. Nguyên tắc đổi mới của Đảng đề ra trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986) là

A. Đổi mới mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

B. Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

C. Bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa tiến thắng lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

D. Không thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, mà làm cho mục tiêu ấy thực hiện hiệu quả hơn.

Câu 10. Cho dữ liệu sau: Đổi mới đất nước đi lên Chủ nghĩa xã hội không phải là thay đổi,... mà làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp. Đổi mới phải .... từ kinh tế và chính trị đến tổ chức, tư tưởng, văn hóa. Đổi mới kinh tế phải gắn liền với đổi mới chính trị, nhưng trọng tâm là dổi mới về kinh tế.

Chọn các dữ liệu cho sẵn để điền vào chỗ trống:

A. Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội … toàn diện và đồng bộ.

B. Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội … đồng bộ về kinh tế.

C. Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội … toàn diện về kinh tế.

D. Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội … toàn diện về chinh trị. 

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1. C

2. D

3. B

4. D

5. A

6. A

7. B

8. D

9. D

10. A

Câu 1.

Phương pháp: phân tích

Cách giải:

Yếu tố quyết định Việt Nam phải tiến hành sự nghiệp đổi mới đất nước (từ năm 1986) là: Cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội ở Việt Nam diễn ra trầm trọng.

Chọn: C

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 209

Cách giải:

Nội dung đường lối đổi mới về kinh tế của đảng (12-1986) bao gồm:

- Xóa bỏ cơ chế tâp trung quan liêu bao cấp, hình thành cơ chế thi trường.

- Xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều ngành nghề, quy mô, trình độ công nghệ.

- Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Mở rộng qua hệ kinh tế, đối ngoại.

Chọn: D

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 208

Cách giải:

- Trải qua 10 năm thực hiện hai kế hoạch 5 năm (1976 - 1980 và 1981 - 1985), Việt Nam đạt được những kết quả nhất, song cũng gặp nhiều khó khăn. Để khắc phục sai lầm, khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng và vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội, phải tiến hành công cuộc đổi mới.

- Những thay đổi của tình hình thế giới và quan hệ giữa các nước do tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật trở thành xu thế thế giới, đặt ra yêu cầu phải đổi mới.

- Cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa cũng đòi hỏi Đảng và Nhà Việt Nam phải tiến hành đổi mới.

=> Như vậy, đổi mới là yêu cầu cấp bách, có ý nghĩa sống còn đối với chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, đồng thời là vấn đề phù hợp với xu thế chung của thời đại. Sự khủng hoảng toàn diên về kinh tế - xã hội trong nước là nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy cần phải đổi mới.

Chọn: B

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 209

Cách giải:

Những nội dung về đổi mới chính trị bao gồm:

- Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhà nước của dân, do dân và vì dân; lấy liên minh công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

- Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân, coi dân chủ vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc đổi mới.

- Thực hiện quyền dân chủ của nhân dân, chuyên chính với mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân.

- Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, tập hợp mọi lực lượng dân tộc, phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

- Thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá, vì hoà bình, hữu nghị và hợp tác. Chủ động hội nhập quốc tế. Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước trên thế giới.

Chọn: D

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 209

Cách giải:

Về quan điểm đổi mới của Đảng:

- Không phải là thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, mà làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả với hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp.

- Đổi mới toàn diện và đồng bộ, từ kinh tế và chính trị đến tổ chức, tư tưởng, văn hoá.

- Đổi mới kinh tế đi đôi với đổi mới về chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trung tâm.

Chọn: A

Câu 6.

Phương pháp: sgk trang 210

Cách giải:

Trong Đại hội VI, đảng ta đã nhận thức được thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là cả một thời kì lâu dài, khó khăn và trải qua nhiều chặng, hiện chúng ta đang ở chặng đường đầu tiên. Trước mắt, trong 5 năm (1986 – 1990) cần tập trung sức người, sức của thực hiện bằng được nhiệm vụ, mục tiêu của ba chương trình kinh tế lớn: lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.

Chn: A

Câu 7.

Phương pháp: sgk trang 209

Cách giải:

Thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá, vì hoà bình, hữu nghị và hợp tác. Chủ động hội nhập quốc tế. Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước trên thế giới.

Chọn: B

Câu 8.

Phương pháp: suy luận

Cách giải:

Bắt đầu từ đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12/1986), đường lối đổi mới toàn điện được đưa ra và bắt đầu thực hiện. Dựa theo những nội dung đổi mới toàn diện của đảng cả về chính trị, kinh tế đã thể hiện được sư thay đổi trong tư duy về sự phát triển chủ nghĩa xã hội. Vì thế, có thể coi đây là Đại hội đổi mới.

Chọn: D

Câu 9.

Phương pháp: sgk trang 209

Cách giải:

Nguyên tắc đổi mới của Đảng đề ra trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986) là không phải thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, mà làm cho mục tiêu ấy thực hiện hiệu quả hơn.

Chọn: D

Câu 10.

Phương pháp: sgk trang 209

Cách giải:

Đổi mới đất nước đi lên Chủ nghĩa xã hội không phải là thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội mà làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp. Đổi mới phải toàn diện và đồng bộ từ kinh tế và chính trị đến tổ chức, tư tưởng, văn hóa. Đổi mới kinh tế phải gắn liền với đổi mới chính trị, nhưng trọng tâm là đổi mới về kinh tế.

Chọn: A

Loigiaihay.com

Quảng cáo
close