Đề kiểm tra 15 phút chương 4 - phần 2 - Đề số 6

Đề kiểm tra 15 phút chương 4 phần 2 lịch sử 12 - Đề số 6 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 12 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Quảng cáo

Đề bài

Câu 1. Cuộc tiến công nào của quân dân miền Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược?

A. Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu thân 1968

B. Cuộc phản công Lam Sơn 719 năm 1971

C. Tiến công chiến lược năm 1972

D. Điện Biên Phủ trên không năm 1972

Câu 2. Đâu không phải là ý nghĩa quốc tế của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam (1954 - 1975)?

A. Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ

B. Đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu mới

C. Là nguồn cổ vũ đối với phong trào cách mạng thế giới

D. Góp phần làm xói mòn và sụp đổ của trật tự hai cực Ianta

Câu 3. Đâu không phải là điểm mới của chiến lược “chiến tranh cục bộ” so với chiến lược “chiến tranh đặc biệt” Mĩ thực hiện ở Việt Nam?

A. Lực lượng quan đội tham chiến

B. Quy mô chiến tranh

C. Tính chất chiến tranh

D. Thủ đoạn chiến tranh

Câu 4. Chân lý đấu tranh của quân dân miền Bắc trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965-1968) là

A. Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô  lệ

B. Không gì quý hơn độc lập tự do

C. Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh

D. Tất cả vì miền Nam ruột thịt

Câu 5. Sự khác biệt cơ bản giữa các kế hoạch quân sự của thực dân Pháp (1946-1954) với chiến lược “chiến tranh đặc biệt của Mĩ” (1961-1965) thực hiện ở Việt Nam là

A. Đối tượng tiêu diệt           

B. Lực lượng quân đội nòng cốt

C. Phương pháp chiến tranh

D. Kết quả

Câu 6. Trong thời kỳ 1954 - 1975, đâu là nguyên nhân trực tiếp làm cho Việt Nam trở thành nơi diễn ra “sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”?

A. Phe xã hội chủ nghĩa ủng hộ Việt Nam chống Mỹ

B. Ý chí thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam

C. Hiệp định Giơnevơ chia Việt Nam thành hai miền

D. Sự chi phối của cục diện thế giới hai cực, hai phe

Câu 7. Chiến thắng nào được coi là “Ấp Bắc” đối với quân viễn chinh Mĩ, mở đầu cho cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng nguỵ mà diệt” trên khắp miền Nam

A. Núi Thành (Quảng Nam)

B. Trà Bồng (Quảng Ngãi)

C. Vạn Tường (Quảng Ngãi)

D. Tây Ninh

Câu 8. “Việt Nam hoá chiến tranh” được tiến hành bằng lực lượng chủ yếu nào

A. Quân đội Sài Gòn

B. Quân đội Mĩ

C. Quân đội đồng minh

D. Quân đội Mĩ và quân đội đồng minh

Câu 9. Trong cuộc Tiến công chiến lược năm 1972, quân ta đã chọc thủng 3 phòng tuyến mạnh nhất của địch là 

A. Đà Nẵng, tây Nguyên và Sài Gòn.

B. Quảng Trị, Đà Nẵng và Tây Nguyên.

C. Huế, Đà Nẵng và Sài Gòn.

D. Quảng Trị, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

Câu 10. Lí do trực tiếp nhất buộc Mĩ kí kết Hiệp định Pari (27-1-1973) về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam là

A. Thất bại sau đòn bất ngờ của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 và thất bại trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất.

B. Quân dân ta đã đập tan cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B52 của Mĩ, làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không”

C. Thất bại nặng nề của Mĩ trong thực hiện chiến lược "Chiến tranh cục bộ" và chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh"

D. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 đã chọc thủng ba phòng tuyến quan trọng của địch, buộc Mĩ phải tuyên bố "Mĩ hóa trở lại".

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1. C

2. B

3. C

4. B

5. B

6. B

7. C

8. A

9. D

10. B

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 183.

Cách giải:

Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 đã giáng đòn nặng nề vào chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược- tức thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”

Chọn C

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 197, suy luận.

Cách giải:

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam đã có tác động mạnh đến nội tình nước Mĩ, làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ; mở ra thời kì sụp đổ của hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu mới; góp phần làm xói mòn và sụp đổ của trật tự hai cực Ianta; đồng thời là nguồn cổ vũ to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới.

Chọn B

Chú ý:

Ngoài ra chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) còn có thể tìm ra hai điểm chung nữa, đó là:

- Đều được tập trung lực lượng đến mức cao nhất: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng” (Chiến dịch Điện Biên Phủ) và “Tập trung đến mức cao nhất mọi lực lượng và phương tiện vật chất kỹ thuật” (Chiến dịch Hồ Chí Minh).

- Đều do ta chủ động tiến công và mang tính chất của cuộc chiến tranh nhân dân, chiến tranh giải phóng dân tộc.

Câu 3.

Phương pháp: so sánh, nhận xét.

Cách giải:

Tính chất chiến tranh giữa chiến tranh đặc biệt (1961-1965) và chiến tranh cục bộ (1965-1968) không có sự thay đổi. Bản chất của nó vẫn là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ ở Việt Nam.

Chọn C

Câu 4.

Phương pháp: phân tích, nhận xét.

Cách giải:

Cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965-1968) của quân dân miền Bắc đã thể hiện sáng ngời chân lý “Không gì quý hơn độc lập, tự do” của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Chọn B

Câu 5.

Phương pháp: Liên hệ

Cách giải:

Sự khác biệt cơ bản giữa các kế hoạch quân sự của thực dân Pháp (1946-1954) với chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ (1961-1965) thực hiện ở Việt Nam là lực lượng quân đội nòng cốt. Ở các kế hoạch quân sự của thực dân Pháp, lực lượng quân viễn chính Pháp luôn giữ vai trò nòng cốt. Còn ở chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, quân đội Việt Nam Cộng hòa lại là lực lượng chính. Nguyên nhân của sự khác biệt này là do sự khác biệt về tính chất chiến tranh - một bên là chiến tranh xâm lược thực dân kiểu cũ, còn một bên là chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới.

Chọn B

Câu 6.

Phương pháp: Liên hệ.

Cách giải:

Trong bối cảnh cục diện hai cực, hai phe đang chi phối thế giới. Nhiều quốc gia bị chia cắt như Đức, Triều Tiên và Việt Nam. Tuy nhiên chỉ có Việt Nam có ý chí thống nhất đất nước cao nhất, bất chấp sự phản đối của các nước xã hội chủ nghĩa và sự đàn áp của Mĩ. Đây là nguyên nhân trực tiếp làm cho Việt Nam trở thành nơi diễn ra “sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”.

Chọn B

Câu 7.

Phương pháp: Sgk trang 175.

Cách giải:

Chiến thắng Vạn Tường được coi là Ấp Bắc đối với quân Mĩ, mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt”.

Chọn: C

Câu 8.

Phương pháp: sgk trang 180.

Cách giải:

 “Việt Nam hóa chiến tranh” cũng giống như “Chiến tranh đặc biệt đều tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp về hỏa lực, không quân, hậu cần Mĩ và vẫn do Mĩ chỉ huy bằng hệ thống cố vấn.

Chọn: A

Câu 9.

Phương pháp: sgk trang 183.

Cách giải:

Tháng 6 - 1972, quân ta đã chọc thủng ba phòng tuyến mạnh nhất của địch là Quảng Trị, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, loại khỏi vòng chiến đấu gần 20 vạn quân Sài Gòn, giải phóng những vùng đất đai rộng lớn và đông dân.

Chọn: D

Câu 10.

Phương pháp: sgk trang 185, suy luận.

Cách giải:

Với chiến thăng ở cuôc Tổng tiến công và nổi dây xuân Mậu thân 1968, Mĩ buộc phải ngồi vào bàm đàm phán ở Pari để bàn về việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Tuy nhiên, Hội nghị diễn ra gay go, quyết liệt và kéo dài do lập trường của hai bên khác nhau, mâu thuẫn nhau, nhiều lúc cuộc thương lượng bị gián đoạn.

Phải đến khi quân ta đập tan cuộc tập kích đường không bằng máy bay B52 của Mĩ, làm nên trận "Điện Biên Phủ trên không" thì Mĩ mới kí Hiệp định Pari.

=> Như vậy, chiến thắng quân sự “Điện Biên Phủ trên không" là trận thắng quyết định của ta, buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá miền Bắc, là lí do trực tiếp nhất khiến Mĩ mới kí Hiệp định Pari (1973).

Chọn: B

Loigiaihay.com

Quảng cáo
close