Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 5 - Bài 2 - Chương 2 - Đại số 8Giải Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 5 - Bài 2 - Chương 2 - Đại số 8 Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đề bài Giả sử tất cả các phân thức trong đề bài đều có nghĩa. Bài 1. Tìm m, biết : \({{\left( {{x^3} + 8} \right):m} \over {\left( {{x^2} - 4} \right):m}} = {{{x^2} - 2x + 4} \over {x - 2}}.\) Bài 2. Tìm P, biết : \({{{x^2} + 2x + 1} \over {2{x^2} - 2}} = {{x + 1} \over P}.\) Bài 3. Đưa các phân thức sau về cùng tử thức : \({{{x^3} - 1} \over {{x^2} + 1}}\) và \({{x - 1} \over {x + 1}}.\) Bài 4. Đưa các phân thức sau về cùng mẫu thức : \({1 \over {{a^2} - 4}};{1 \over {{a^3} - 8}};{1 \over {a + 2}}.\) LG bài 1 Phương pháp giải: Rút gọn vế trái rồi suy ra m Lời giải chi tiết: Ta có : \({{\left( {{x^3} + 8} \right):m} \over {\left( {{x^2} - 4} \right):m}} = {{\left[ {\left( {x + 2} \right)\left( {{x^2} - 2x + 4} \right)} \right]:m} \over {\left( {x + 2} \right)\left( {x - 2} \right):m}} \)\(\;= {{{x^2} - 2x + 4} \over {x - 2}}\) Suy ra VT=VP với mọi m khác 0 Vậy m khác 0 LG bài 2 Phương pháp giải: Rút gọn vế trái rồi suy ra P Lời giải chi tiết: Ta có : \({{{x^2} + 2x + 1} \over {2{x^2} - 2}} = {{{{\left( {x + 1} \right)}^2}} \over {2\left( {x - 1} \right)\left( {x + 1} \right)}} = {{x + 1} \over {2\left( {x - 1} \right)}}.\) Vậy \(P = 2\left( {x - 1} \right) = 2x - 2.\) LG bài 3 Phương pháp giải: Quy đồng tử thức hai phân thức Lời giải chi tiết: Ta có : \({{x - 1} \over {x + 1}} = {{\left( {x - 1} \right)\left( {{x^2} + x + 1} \right)} \over {\left( {x + 1} \right)\left( {{x^2} + x + 1} \right)}} = {{{x^3} - 1} \over {\left( {x + 1} \right)\left( {{x^2} + x + 1} \right)}}.\) Vậy \({{{x^3} - 1} \over {{x^2} + 1}}\) và \({{{x^3} - 1} \over {\left( {x + 1} \right)\left( {{x^2} + x + 1} \right)}}\) là hai phân thức có cùng tử thức. LG bài 4 Phương pháp giải: Phân tích các mẫu thành nhân tử rồi quy đồng mẫu thức 3 phân thức Lời giải chi tiết: Ta có : \({1 \over {{a^2} - 4}} = {1 \over {\left( {a - 2} \right)\left( {a + 2} \right)}} = {{{a^2} + 2a + 4} \over {\left( {a - 2} \right)\left( {a + 2} \right)\left( {{a^2} + 2a + 4} \right)}} \)\(\;= {{{a^2} + 2a + 4} \over {\left( {a + 2} \right)\left( {{a^3} - 8} \right)}};\) \({1 \over {{a^3} - 8}} = {{a + 2} \over {\left( {a + 2} \right)\left( {{a^3} - 8} \right)}}\) \({1 \over {a + 2}} = {{{a^3} - 8} \over {\left( {a + 2} \right)\left( {{a^3} - 8} \right)}}.\) Loigiaihay.com
Quảng cáo
|