Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 4 - Học kì 1 - Sinh học 9

Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 4 - Học kì 1 - Sinh học 9

Quảng cáo

Đề bài

Câu 1 . (4 điểm)  Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Phân từ ADN có % nuclêôtit loại A là 20%. Trường hợp nào sau đây đúng?

A. % X + % G = 60 %.B.%X + % G = 80 %,

C. % A + % T =50 %. D.%X + % G = 30 %.

2. Cơ chế phát sinh thể dị bội là do sự không phân ly bình thường của một cặp NST trong giảm phân, tạo nên:

A. Giao tử có 3 nhiễm sắc thể hoặc không có NST nào của cặp tương đồng.

B. Giao tử có 2 nhiễm sắc thể hoặc không có NST nào của cặp tương đồng,

C. Hai giao tử đều có một NST của cặp tương đồng.

D.  Hai giao từ đều không có NST của cặp tương đồng.

3. Bộ NST của một loài là 2n = 24. Số lượng NST ở thể 3n là bao nhiêu trong các trường hợp sau?

A.6.                         B. 24.                                     

C. 12.                      D.  36

4. Một gen có 3200 nucleôtit, số nuclêôtit loại A chiếm 30% lỏng so nuclêôtit của gen. Vậy số nucleotit loại G là bao nhiêu?

A. 720             B. 960                                                

B. 640             D.  1600

Câu 2. (3 điểm) Giải thích vì sao 2 ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ?

Câu 3 . (3 điểm)  Hệ quả của nguyên tắc bổ sung (NTBS) được thể hiện ở những điểm nào?

Lời giải chi tiết

Câu 1.

1

2

3

4

1

B

D

B

Câu 2 . 2 ADN con được tạo qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ vì quá trình tự sao diễn ra:

- Theo NTBS, nghĩa là các nuclêôtit trên mạch khuôn kết hợp với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo NTBS A liên kết với T hay ngược lại, G liên kết với X hay ngược lại.

- Theo nguyên tắc giữ lại một nửa: mỗi ADN con có một mạch của ADN mẹ, mạch còn lại được tồng hợp mới.

- Nguyên tắc khuôn mẫu: 2 ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ.

 Câu 3 . Hệ quả của NTBS:

- Các nuclêôtit giữa hai mạch lên kết với nhau theo NTBS, trong đó A liên kết với T còn G liên kết với X. Do NTBS của từng cặp nuclêôtit đã đưa đến tính chât bô sung của 2 mạch đơn. Khi biết trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong mạch đơn này thì có thể suy ra trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong mạch đơn kia.

- A = T, G = X

- A + G = T + X

- Tỉ số (A + T)/(G + X) trong các ADN khác nhau thì khác nhau và đặc trưng cho loài.

 Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close