Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Chương 6 - Vật lý 12

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Chương 6 - Vật lý 12 có đáp án và lời giải chi tiết

Quảng cáo

Đề bài

Câu 1: Hiện tượng nào dưới đây là hiện tượng quang điện?

A. Electron bị bật ra khỏi mặt kim loại khi bị chiếu sáng với bước sóng ánh sáng thích hợp.

B. Electron bật ra khỏi kim loại khi có ion đập vào kim loại đó.

C. Electron bị bật ra khỏi một nguyên tử khi nguyên tử này va chạm với nguyên tử khác.

D. Electron bứt ra khỏi kim loại khi kim loại bị nung nóng.

Câu 2: Chiếu tới bề mặt của một kim loại bức xạ có bước sóng \(\lambda \), giới hạn quang điện của kim loại đó là \({\lambda _0}\). Biết hằng số Plăng là h, vận tốc ánh sáng trong chân không là c. Để có hiện tượng quang điện xảy ra thì:

A. \(\lambda  > {\lambda _0}\)       B. \(\lambda  < \frac{{hc}}{{{\lambda _0}}}\)

C. \(\lambda  \ge \frac{{hc}}{{{\lambda _0}}}\)       D. \(\lambda  \le {\lambda _0}\)

Câu 3: Nếu quan niệm ánh sáng chỉ có tính chất sóng thì không thể giải thích được hiện tượng nào dưới đây?

A. Khúc xạ ánh sáng.

B. Giao thoa ánh sáng.

C. Phản xạ ánh sáng.

D. Quang điện.

Câu 4: Photon sẽ có năng lượng lớn hơn nếu nó có:

A. Bước sóng lớn hơn

B. Tần số lớn hơn

C. Biên độ lớn hơn

D. Vận tốc lớn hơn

Câu 5: Công thoát electron của một kim loại là 7,64.10-19 J. Chiếu lần lượt vào bề mặt tấm kim loại này các bức xạ có bước sóng là λ1 = 0,18μm, λ2 = 0,21μm và λ3 = 0,35μm. Lấy h = 6,625.10-34J.s, c = 3.108 m/s. Bức xạ nào gây được hiện tượng quang điện đối với kim loại đó?

A. Hai bức xạ (λ1 và λ2).

B. Không có bức xạ nào trong ba bức xạ trên.

C. Cả ba bức xạ (λ1, λ2 và λ3).

D. Chỉ có bức xạ λ1.

Câu 6: Chọn câu trả lời đúng.

Chọn h = 6,625.10-34 J.s; c = 3.108 m/s. Cho công thoát electron của kim loại là A = 2eV. Bước sóng giới hạn quang điện của kim loại là:

A. 0,621μm    B. 0,525μm

C. 0,675μm    D. 0,58μm

Câu 7: Chọn câu trả lời đúng.

Chọn h = 6,625.10-34 J.s; c = 3.108 m/s. Bước sóng giới hạn quang điện là λ0 = 0,6μm. Công thoát của kim loại đó là:

A. 4,31.10-20 J  B. 3,31.10-19 J

C. 5,31.10-8 J    D. 3,31.10-17 J

Câu 8: Chiếu một bức xạ có bước sóng 0,18μm vào catốt của một tế bào quang điện có giới hạn quang điện là 0,3μm. Để cho không có electron nào đến được anốt thì hiệu điện thế UAK phải thoả mãn điều kiện nào? Cho điện tích của electrone = -1,6.10-16 C, cho hằng số Flăng h = 6,625.10-34 J.s; c = 3.108 m/s.

A. UAK ≤ -2,26V     B. UAK ≤ -2,76V

C. UAK ≤ -1,76V     D. UAK ≤ -0,76V

Câu 9: Chọn câu trả lời đúng. Cho e = 1,6.10-19 C. Cường độ dòng điện qua ống là 10mA. Số electron đến đập vào đối âm cực trong 10 giây là:

A. 6,25.108     B. 6,35.1017

C. 6,25.1017    D. 6,25.1019

Câu 10: Chọn câu trả lời đúng. Khi chiếu 2 ánh sáng có tần số f1 = 1015 Hzvà f2 = 1,5.1015 Hz vào một kim loại làm catốt của một tế bào quang điện, người ta thấy tỉ số các động năng ban đầu cực đại của các electron quang điện là bằng 3. Tần số giới hạn của kim loại đó là:

A. 1015 Hz                  B. 1,5.1015 Hz

C. 7,5.1014 Hz            D. Một giá trị khác

Lời giải chi tiết

1. A

2. D

3. D

4. B

5. A

6. A

7. B

8. B

9. C

10. C

Câu 1:

Electron bị bật ra khỏi mặt kim loại khi bị chiếu sáng với bước sóng ánh sáng thích hợp.

Chọn A

Câu 2:

Để có hiện tượng quang điện xảy ra thì: \(\lambda  \le {\lambda _0}\)

Chọn D

Câu 3:

Nếu quan niệm ánh sáng chỉ có tính chất sóng thì không thể giải thích được hiện tượng quang điện.

Chọn D

Câu 4:

Photon sẽ có năng lượng lớn hơn nếu nó có tần số lớn hơn.

Chọn B

Câu 5:

Giới hạn quang điện của tấm kim loại là:

\({\lambda _0} = \frac{{hc}}{A} = \frac{{6,{{625.10}^{ - 34}}{{.3.10}^8}}}{{7,{{64.10}^{ - 19}}}} = 0,26\mu m\)

Do λ1, λ2 < λ0 và λ3 > λ0 nên chỉ có hai bức xạ có bước sóng λ1 và λ2 mới gây ra được hiện tượng quang điện đối với kim loại đó.

Chọn A

Câu 6:

Giới hạn quang điện của tấm kim loại là:

\({\lambda _0} = \frac{{hc}}{A} = \frac{{6,{{625.10}^{ - 34}}{{.3.10}^8}}}{{2.1,{{6.10}^{ - 19}}}} = 0,621\mu m\)

Chọn A

Câu 7:

Công thoát của kim loại đó là:

\(A = \frac{{hc}}{{{\lambda _0}}} = \frac{{6,{{625.10}^{ - 34}}{{.3.10}^8}}}{{0,{{6.10}^{ - 6}}}} = 3,{31.10^{ - 19}}J\)

Chọn B

Câu 8:

Ta có:

\(\left\{ \begin{array}{l}\frac{{hc}}{\lambda } = A + \frac{{mv_{0\max }^2}}{2}\\\frac{{mv_{0\max }^2}}{2} = e{U_h}\end{array} \right.\)

\( \Rightarrow \frac{{hc}}{\lambda } = \frac{{hc}}{{{\lambda _0}}} + e{U_h} \Rightarrow {U_h} = \frac{{hc}}{e}\left( {\frac{1}{\lambda } - \frac{1}{{{\lambda _0}}}} \right) = 2,76V\)

Để cho không có electron nào đến được anốt thì hiệu điện thế UAK phải thoả mãn điều kiện:

UAK ≤ -Uh = -2,76V

Chọn B

Câu 9:

Số electron đến đập vào đối âm cực trong 1 giây là:

\(n = \frac{I}{e} = \frac{{{{10.10}^{ - 3}}}}{{1,{{6.10}^{ - 19}}}} = 6,{25.10^{16}}\) (hạt/s)

Số electron đến đập vào đối âm cực trong 10 giây là:

\(N = n.t = 6,{25.10^{16}}.10 = 6,{25.10^{17}}\) (hạt)

Chọn C

Câu 10:

Vì f1 < f2 → v1 < v2 → Wd2 = 3

Áp dụng công thức Anhxtanh lần lượt cho hai bức xạ, ta có:

\(\left\{ \begin{array}{l}h{f_1} = h{f_0} + {{\rm{W}}_{d1}}\\h{f_2} = h{f_0} + 3{{\rm{W}}_{d1}}\end{array} \right. \Rightarrow {f_0} = \frac{{3{f_1} - {f_2}}}{2} = 7,{5.10^{14}}Hz\)

Chọn C

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close