Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Chương III - Phần 2 - Sinh học 10Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Chương III - Phần 2 - Sinh học 10 Quảng cáo
Đề bài Câu 1. Một trong những cơ chế tự điều chỉnh quá trình chuyển hoá của tế bào là A. xuất hiện triệu chứng bệnh lí trong tế bào. B. điều chỉnh nhiệt độ của tế bào. C. điều chỉnh nồng độ các chất trong tế bào D. điều hoà bằng ức chế ngược. Câu 2. Chất nào dưới đây là enzyme ? A. Saccaraza B. Prôteaza C. Nuclêôtiđaza D. Cả a, b, c đều đúng Câu 3. Enzyme có đặc tính nào sau đây? A. Tính thoái hóa B. Tính chuyên hoá C. Tính bền với nhiệt độ cao D. Hoạt tính yếu Câu 4. Enzyme sau đây hoạt động trong môi trường axít A. Amilaza B. Saccaraza C. Pepsin D. Mantaza Câu 15. Hậu quả sau đây sẽ xảy ra khi nhiệt độ môi trường vượt quá nhiệt độ tối ưu của enzyme là: A. Hoạt tính enzyme tăng lên B. Hoạt tính enzyme giảm dần và có thể mất hoàn toàn C. Enzyme không thay đổi hoạt tính D. Phản ứng luôn dừng lại Câu 6. Quá trình phân giải axit nuclêic thành nuclêôtit được xúc tác bởi enzyme A. Nuclêôtiđaza B. Nuclêaza C. Peptidaza D. Amilaza Câu 7. Bệnh rối loạn chuyển hóa ở người gây ra là do A. Thức ăn không tiêu hóa được B. Enzyme không được tổng hợp hoặc bất hoạt C. Cơ chất đó tích lũy độc cho tế bào D. Cả A,B,C đều đúng Câu 8. Enzyme làm giảm năng lượng hoạt hóa bằng cách nào ? A. Tạo nhiều phản ứng trung gian B. Làm tăng tốc độ phản ứng C. Cung cấp nhiệt độ cho phản ứng D. Cả B và C đều đúng Câu 9. Sản phẩm nào sau đây không phải là ứng dụng của công nghệ enzyme A. Bột giặt B.Rượu C. Sắt thép D. Bánh mì Câu 10. Tại sao người bị đau dạ dày không nên ăn đu đủ xanh A. Vì đu đủ xanh cứng B. Vì không tiêu hóa được C. Vì trong nhựa đu đủ xanh làm cho bệnh nặng hơn D.Vì ăn đu đủ xanh có chứa chất độc Lời giải chi tiết ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1 Trong tế bào có cơ chế tự điều chỉnh quá trình chuyển hóa là ức chế ngược: Sản phẩm P được sản xuất dư thừa sẽ liên kết với enzyme a làm cho enzyme này không còn khả năng xúc tác chuyển chất A thành chất B do đó các chất trung gian C,D cũng không được hình thành do vậy sự tổng hợp chất P sẽ bị ngừng. Chọn D Câu 2 Cả ba chất trong 3 phương án trên đều là enzyme Saccaraza là enzyme phân giải đường saccarose Proteaza là enzyme phân giải protein Nucleotidaza là enzyme phân giải nucleotit Chọn D Câu 3 Enzyme có tính chuyên hóa có nghĩa là 1 enzyme chỉ xúc tác cho 1 phản ứng nhất định. VD: Ureaza chỉ phân hủy urê trong nước tiểu. Chọn B Câu 4 Enzyme pepsin hoạt động trong môi trường pH 2-3 ở dạ dày, các enzyme còn lại đều hoạt động trong môi trường kiềm hoặc trung tính. Chọn C Câu 5 Khi vượt qua nhiệt độ tối ưu, hoạt tính của enzyme giảm dần hoặc mất hoàn toàn do protein bị biến tính. Chọn B Câu 6 Axit nucleic được phân giải thành các nucleotit bởi các enzyme nucleaza. Nuclêôtiđaza xúc tác phân giải nucleoit Peptidaza phân giải các peptit thành các axit amin Amilaza phân giải tinh bột thành maltose hoặc glucose Chọn B Câu 7 Khi các enzyme bị bất hoạt hoặc không được tổng hợp thì sản phẩm không được tạo thành mà cơ chất lại bị tích lũy gây độc cho tế bào hoặc có thể được chuyển hóa theo con đường khác gây ra các bệnh chuyển hóa. VD: Bướu cổ; PKU... Chọn B Câu 8 Enzyme làm giảm năng lượng hoạt hóa bằng cách tạo nhiều phản ứng trung gian VD: phản ứng A +B → C + D có chất xúc tác X, các phản ứng diễn ra: A +B + X →ABX → CDX → C +D + X Chọn A Câu 9 Sắt thép không phải ứng dụng của công nghệ enzyme. Chọn C Câu 10 Trong nhựa đu đủ xanh có enzyme papain có tác dụng phân giải protein nên người bị đau dạ dày không nên ăn. Chọn C Loigiaihay.com
Quảng cáo
|