Đề kiểm tra 15 phút Toán 12 chương 7: Phương pháp tọa độ trong không gian - Đề số 2

Đề bài

Câu 1 :

Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho ba vectơ \(\overrightarrow a  = \left( {1;0; - 2} \right)\,,\,{\rm{ }}\overrightarrow b  = \left( { - 2;1;3} \right)\), \(\,\overrightarrow c  = \left( { - 4;3;5} \right)\). Tìm hai số thực \(m\), \(n\) sao cho \(m.\overrightarrow a  + n.\overrightarrow b  = \overrightarrow c \) ta được:

  • A

    \(m = 2;{\rm{ }}n =  - 3.\)

  • B

    \(m =  - 2;{\rm{ }}n =  - 3.\)

  • C

    \(m = 2;{\rm{ }}n = 3.\)

  • D

    \(m =  - 2;{\rm{ }}n = 3.\)

Câu 2 :

Trong không gian $Oxyz$ cho mặt cầu \((S):{x^2} + {y^2} + {z^2} - 2x + 4y + 2z - 3 = 0\). Tính bán kính $R$ của mặt cầu $(S)$.

  • A

    $R = 3$

  • B

    $R = 9$          

  • C

    \(R = \sqrt 3 \)

  • D

    \(R = 3\sqrt 3 \)

Câu 3 :

Hoành độ điểm \(M\) thỏa mãn \(\overrightarrow {OM}  = 2\overrightarrow j  - \overrightarrow i  + \overrightarrow k \) là:

  • A

    \( - 1\)

  • B

    \(1\)

  • C

    \(2\)

  • D

    \( - 2\)

Câu 4 :

Véc tơ \(\overrightarrow u  =  - \overrightarrow i  + \overrightarrow k \) có tọa độ là:

  • A

    \(\left( {1;0;1} \right)\)

  • B

    \(\left( { - 1;0;0} \right)\)        

  • C

    \(\left( { - 1;1;0} \right)\)

  • D

    \(\left( { - 1;0;1} \right)\)

Câu 5 :

Cho hai điểm \(A(1;2; - 1)\) và \(B( - 1;3;1)\). Tọa độ điểm $M$ nằm trên trục tung sao cho tam giác $ABM$ vuông tại $M$ .

  • A

    \(M(0;1;0)\) hoặc \(M(0;4;0)\)

  • B

    \(M(0;2;0)\) hoặc \(M(0;3;0)\)

  • C

    \(M(0; - 1;0)\) hoặc \(M(0; - 4;0)\)     

  • D

    \(M(0; - 2;0)\) hoặc \(M(0; - 3;0)\)

Câu 6 :

Mặt phẳng \(\left( P \right)\) có véc tơ pháp tuyến \(\overrightarrow n  \ne \overrightarrow 0 \) thì giá của \(\overrightarrow n \) :

  • A

    vuông góc \(\left( P \right)\)

  • B

    song song \(\left( P \right)\)

  • C

    nằm trong \(\left( P \right)\)

  • D

    trùng \(\left( P \right)\)

Câu 7 :

Cho hai véc tơ \(\overrightarrow u  = \left( {a;0;1} \right),\overrightarrow v  = \left( { - 2;0;c} \right)\). Biết \(\overrightarrow u  = \overrightarrow v \), khi đó:

  • A

    \(a = 0\)

  • B

    \(c = 1\)

  • C

    \(a =  - 1\)

  • D

    \(a = c\)

Câu 8 :

Cho hai mặt phẳng \(\left( P \right):ax + by + cz + d = 0;\left( Q \right):a'x + b'y + c'z + d' = 0\). Nếu có \(\dfrac{a}{{a'}} = \dfrac{b}{{b'}} = \dfrac{c}{{c'}}\) thì:

  • A

    hai mặt phẳng song song

  • B

    hai mặt phẳng trùng nhau

  • C

    hai mặt phẳng vuông góc       

  • D

    A hoặc B đúng.

Câu 9 :

Trong không gian Oxyz, cho hai mặt phẳng \(\left( P \right):\,\,x+2y-2z-6=0\) và \(\left( Q \right):\,\,x+2y-2z+3=0\). Khoảng cách giữa hai mặt phẳng (P) và (Q) bằng: 

  • A
    1
  • B
    3
  • C
    9
  • D
    6
Câu 10 :

Trong không gian với hệ tọa độ $Oxyz$, cho hai điểm  \(A(0;2; - 1)\) , \(B(2;0;1)\). Tìm tọa độ điểm $M$ nằm trên trục $Ox$ sao cho :\(M{A^2} + M{B^2}\) đạt giá trị bé nhất.

  • A

    \(M(0;1;0)\)     

  • B

    \(M(1;0;0)\)     

  • C

    \(M(0;1;2)\)

  • D

    \(M( - 1;0;0)\)

Câu 11 :

Trong không gian với hệ tọa độ $Oxyz$, cho các điểm $A\left( {2,1, - 1} \right)$ và $B\left( {1,0,1} \right)$. Mặt cầu đi qua hai điểm $A,B$  và có tâm thuộc trục Oy có đường kính là

  • A

    \(2\sqrt 6 .\) 

  • B

    \(2\sqrt 2 .\)

  • C

    \(4\sqrt 2 .\) 

  • D

    \(\sqrt 6 .\) 

Câu 12 :

Trong không gian với hệ tọa độ $Oxyz$,  mặt cầu $\left( S \right)$  có phương trình \({x^2} + {y^2} + {z^2} - 4mx + 4y + 2mz + {m^2} + 4m = 0\)  có bán kính nhỏ nhất khi \(m\) bằng

  • A

    \(\dfrac{1}{2}\)          

  • B

    \(\dfrac{1}{3}\)

  • C

    \(\dfrac{{\sqrt 3 }}{2}\)

  • D

    \(0\)

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho ba vectơ \(\overrightarrow a  = \left( {1;0; - 2} \right)\,,\,{\rm{ }}\overrightarrow b  = \left( { - 2;1;3} \right)\), \(\,\overrightarrow c  = \left( { - 4;3;5} \right)\). Tìm hai số thực \(m\), \(n\) sao cho \(m.\overrightarrow a  + n.\overrightarrow b  = \overrightarrow c \) ta được:

  • A

    \(m = 2;{\rm{ }}n =  - 3.\)

  • B

    \(m =  - 2;{\rm{ }}n =  - 3.\)

  • C

    \(m = 2;{\rm{ }}n = 3.\)

  • D

    \(m =  - 2;{\rm{ }}n = 3.\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Lập hệ phương trình ẩn \(m,n\) dựa vào đẳng thức véc tơ bài cho.

 - Giải hệ phương trình và kết luận.

Lời giải chi tiết :

Ta có \(m.\overrightarrow a  + n.\overrightarrow b  = \left( {m - 2n;\,n; - 2m + 3n} \right)\).

Suy ra \(m.\overrightarrow a  + n.\overrightarrow b  = \overrightarrow c  \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m - 2n =  - 4\\n = 3\\ - 2m + 3n = 5\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m = 2\\n = 3\end{array} \right..\)

Câu 2 :

Trong không gian $Oxyz$ cho mặt cầu \((S):{x^2} + {y^2} + {z^2} - 2x + 4y + 2z - 3 = 0\). Tính bán kính $R$ của mặt cầu $(S)$.

  • A

    $R = 3$

  • B

    $R = 9$          

  • C

    \(R = \sqrt 3 \)

  • D

    \(R = 3\sqrt 3 \)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Mặt cầu có phương trình dạng \({x^2} + {y^2} + {z^2} + 2ax + 2by + 2cz + d = 0\) có tâm \(I\left( { - a; - b; - c} \right)\) và bán kính \(R = \sqrt {{a^2} + {b^2} + {c^2} - d} \).

Lời giải chi tiết :

Phương trình có dạng \((S):{x^2} + {y^2} + {z^2} + 2ax + 2by + 2cz + d = 0\) với \(a =  - 1,b = 2,c = 1,d =  - 3\).

Ta có công thức \(R = \sqrt {{a^2} + {b^2} + {c^2} - d}  = \sqrt {{{( - 1)}^2} + {2^2} + {1^2} - ( - 3)}  = 3\) 

Câu 3 :

Hoành độ điểm \(M\) thỏa mãn \(\overrightarrow {OM}  = 2\overrightarrow j  - \overrightarrow i  + \overrightarrow k \) là:

  • A

    \( - 1\)

  • B

    \(1\)

  • C

    \(2\)

  • D

    \( - 2\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng định nghĩa điểm trong không gian \(Oxyz\)

Lời giải chi tiết :

\(\overrightarrow {OM}  = 2\overrightarrow j  - \overrightarrow i  + \overrightarrow k  =  - \overrightarrow i  + 2\overrightarrow j  + \overrightarrow k  \Rightarrow M\left( { - 1;2;1} \right)\). Do đó hoành độ của \(M\) bằng \( - 1\).

Câu 4 :

Véc tơ \(\overrightarrow u  =  - \overrightarrow i  + \overrightarrow k \) có tọa độ là:

  • A

    \(\left( {1;0;1} \right)\)

  • B

    \(\left( { - 1;0;0} \right)\)        

  • C

    \(\left( { - 1;1;0} \right)\)

  • D

    \(\left( { - 1;0;1} \right)\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng định nghĩa tọa độ véc tơ \(\overrightarrow u  = x.\overrightarrow i  + y.\overrightarrow j  + z.\overrightarrow k \) thì \(\overrightarrow u  = \left( {x;y;z} \right)\)

Lời giải chi tiết :

\(\overrightarrow u  =  - \overrightarrow i  + \overrightarrow k  =  - 1.\overrightarrow i  + 0.\overrightarrow j  + 1.\overrightarrow k  \Rightarrow \overrightarrow u \left( { - 1;0;1} \right)\)

Câu 5 :

Cho hai điểm \(A(1;2; - 1)\) và \(B( - 1;3;1)\). Tọa độ điểm $M$ nằm trên trục tung sao cho tam giác $ABM$ vuông tại $M$ .

  • A

    \(M(0;1;0)\) hoặc \(M(0;4;0)\)

  • B

    \(M(0;2;0)\) hoặc \(M(0;3;0)\)

  • C

    \(M(0; - 1;0)\) hoặc \(M(0; - 4;0)\)     

  • D

    \(M(0; - 2;0)\) hoặc \(M(0; - 3;0)\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Sử dụng công thức tính tọa độ vec tơ:

Cho hai điểm \(A({a_1};{a_2};{a_3})\) và \(B({b_1};{b_2};{b_3})\)ta có: \(\overrightarrow {AB}  = ({b_1} - {a_1};{b_2} - {a_2};{b_3} - {a_3})\)

- Sử dụng công thức tính vô hướng

Cho hai vec tơ \(\overrightarrow {AB}  = ({a_1};{a_2};{a_3})\) và \(\overrightarrow {CD}  = ({b_1};{b_2};{b_3})\)ta có: $\overrightarrow {AB} .\overrightarrow {CD}  = {a_1}{b_1} + {a_2}{b_2} + {a_3}{b_3}$

Lời giải chi tiết :

$M$ nằm trên trục tung, giả sử \(M(0;m;0)\). Ta có

\(\overrightarrow {MA}  = (1;2 - m; - 1)\) và   $\overrightarrow {MB}  = ( - 1;3 - m;1)$

Vì tam giác $ABM$ vuông tại $M$ nên ta có \(\overrightarrow {MA.} \overrightarrow {MB}  = 0\) \( \Leftrightarrow 1.( - 1) + (2 - m)(3 - m) + ( - 1).1 = 0 \Leftrightarrow {m^2} - 5m + 4 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m = 1\\m = 4\end{array} \right.\) 

Câu 6 :

Mặt phẳng \(\left( P \right)\) có véc tơ pháp tuyến \(\overrightarrow n  \ne \overrightarrow 0 \) thì giá của \(\overrightarrow n \) :

  • A

    vuông góc \(\left( P \right)\)

  • B

    song song \(\left( P \right)\)

  • C

    nằm trong \(\left( P \right)\)

  • D

    trùng \(\left( P \right)\)

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Véc tơ \(\overrightarrow n \left( { \ne \overrightarrow 0 } \right)\) là một véc tơ pháp tuyến (VTPT) của mặt phẳng \(\left( P \right) \Leftrightarrow \overrightarrow n  \bot \left( P \right)\).

Câu 7 :

Cho hai véc tơ \(\overrightarrow u  = \left( {a;0;1} \right),\overrightarrow v  = \left( { - 2;0;c} \right)\). Biết \(\overrightarrow u  = \overrightarrow v \), khi đó:

  • A

    \(a = 0\)

  • B

    \(c = 1\)

  • C

    \(a =  - 1\)

  • D

    \(a = c\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng tính chất hai véc tơ bằng nhau \(\overrightarrow {{u_1}}  = \overrightarrow {{u_2}}  \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x_1} = {x_2}\\{y_1} = {y_2}\\{z_1} = {z_2}\end{array} \right.\)

Lời giải chi tiết :

\(\overrightarrow u  = \overrightarrow v  \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a =  - 2\\0 = 0\\1 = c\end{array} \right.\)

Câu 8 :

Cho hai mặt phẳng \(\left( P \right):ax + by + cz + d = 0;\left( Q \right):a'x + b'y + c'z + d' = 0\). Nếu có \(\dfrac{a}{{a'}} = \dfrac{b}{{b'}} = \dfrac{c}{{c'}}\) thì:

  • A

    hai mặt phẳng song song

  • B

    hai mặt phẳng trùng nhau

  • C

    hai mặt phẳng vuông góc       

  • D

    A hoặc B đúng.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) \(\dfrac{a}{{a'}} = \dfrac{b}{{b'}} = \dfrac{c}{{c'}} \ne \dfrac{d}{{d'}}\) thì \(\left( P \right)//\left( Q \right)\)

+) \(\dfrac{a}{{a'}} = \dfrac{b}{{b'}} = \dfrac{c}{{c'}} = \dfrac{d}{{d'}}\) thì \(\left( P \right) \equiv \left( Q \right)\)

Lời giải chi tiết :

Nếu có \(\dfrac{a}{{a'}} = \dfrac{b}{{b'}} = \dfrac{c}{{c'}}\) thì ta chưa kết luận được gì vì còn phụ thuộc vào tỉ số \(\dfrac{d}{{d'}}\) nên các đáp án A hoặc B đúng.

Câu 9 :

Trong không gian Oxyz, cho hai mặt phẳng \(\left( P \right):\,\,x+2y-2z-6=0\) và \(\left( Q \right):\,\,x+2y-2z+3=0\). Khoảng cách giữa hai mặt phẳng (P) và (Q) bằng: 

  • A
    1
  • B
    3
  • C
    9
  • D
    6

Đáp án : B

Phương pháp giải :

(P) // (Q) \(\Rightarrow d\left( \left( P \right);\left( Q \right) \right)=d\left( M;\left( Q \right) \right)\,\,\,\left( M\in \left( P \right) \right)\), đưa về bài toán khoảng cách từ điểm đến một mặt phẳng.

Lời giải chi tiết :

Lấy \(M\left( 6;0;0 \right)\in \left( P \right)\) ta có: (P) // (Q) \(\Rightarrow d\left( \left( P \right);\left( Q \right) \right)=d\left( M;\left( Q \right) \right)=\frac{\left| 6+3 \right|}{\sqrt{1+{{2}^{2}}+{{2}^{2}}}}=3\)

Câu 10 :

Trong không gian với hệ tọa độ $Oxyz$, cho hai điểm  \(A(0;2; - 1)\) , \(B(2;0;1)\). Tìm tọa độ điểm $M$ nằm trên trục $Ox$ sao cho :\(M{A^2} + M{B^2}\) đạt giá trị bé nhất.

  • A

    \(M(0;1;0)\)     

  • B

    \(M(1;0;0)\)     

  • C

    \(M(0;1;2)\)

  • D

    \(M( - 1;0;0)\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng công thức tính độ dài đoạn thẳng:

Cho hai điểm \(A({a_1};{a_2};{a_3})\) và \(B({b_1};{b_2};{b_3})\)ta có:\(AB = \left| {\overrightarrow {AB} } \right| = \sqrt {{{({b_1} - {a_1})}^2} + {{({b_2} - {a_2})}^2} + {{({b_3} - {a_3})}^2}} \)

Lời giải chi tiết :

$M$ nằm trên trục $Ox$, giả sử \(M(m;0;0)\).

Ta có

\(\begin{array}{l}MA = \sqrt {{{(m - 0)}^2} + {{(0 - 2)}^2} + {{(0 + 1)}^2}}  = \sqrt {{m^2} + 5} \\MB = \sqrt {{{(m - 2)}^2} + {{(0 - 0)}^2} + {{(0 - 1)}^2}}  = \sqrt {{{(m - 2)}^2} + 1} \end{array}\)

Suy ra

\(M{A^2} + M{B^2} = {m^2} + 5 + {(m - 2)^2} + 1 = 2{m^2} - 4m + 10 \)

$= 2({m^2} - 2m + 1) + 8 = 2{(m - 1)^2} + 8 \ge 8$

\(\min (M{A^2} + M{B^2}) = 8 \Leftrightarrow m - 1 = 0 \Leftrightarrow m = 1\).

Vậy \(M(1;0;0)\)

Câu 11 :

Trong không gian với hệ tọa độ $Oxyz$, cho các điểm $A\left( {2,1, - 1} \right)$ và $B\left( {1,0,1} \right)$. Mặt cầu đi qua hai điểm $A,B$  và có tâm thuộc trục Oy có đường kính là

  • A

    \(2\sqrt 6 .\) 

  • B

    \(2\sqrt 2 .\)

  • C

    \(4\sqrt 2 .\) 

  • D

    \(\sqrt 6 .\) 

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Gọi tâm \(I\left( {0;t;0} \right) \in Oy\).

- Mặt cầu đi qua điểm \(A,B \Rightarrow IA = IB\) tìm được \(I \Rightarrow \)bán kính \(IA\), đường kính \(2IA\) 

Lời giải chi tiết :

Giả sử tâm $I$ của mặt cầu $(S)$ thuộc $Oy$, ta có $I\left( {0,t,0} \right)$. Vì mặt cầu $(S)$ qua $A$ và $B$ nên ta có $IA = IB = R$ .

Từ giả thiết $IA = IB$ ta có \(I{A^2} = I{B^2}\)

\( \Leftrightarrow {2^2} + {(t - 1)^2} + {( - 1)^2} = {1^2} + {t^2} + {1^2}\)

\( \Leftrightarrow  - 2t + 4 = 0\)

\( \Leftrightarrow t = 2\)

Suy ra $I\left( {0,2,0} \right)$ . Do đó \(R = IA = \sqrt 6 \)

Do đó, đường kính mặt cầu là \(2R = 2\sqrt 6 \)

Câu 12 :

Trong không gian với hệ tọa độ $Oxyz$,  mặt cầu $\left( S \right)$  có phương trình \({x^2} + {y^2} + {z^2} - 4mx + 4y + 2mz + {m^2} + 4m = 0\)  có bán kính nhỏ nhất khi \(m\) bằng

  • A

    \(\dfrac{1}{2}\)          

  • B

    \(\dfrac{1}{3}\)

  • C

    \(\dfrac{{\sqrt 3 }}{2}\)

  • D

    \(0\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Viết biểu thức tính bán kính \(R\) của mặt cầu.

- Tìm GTNN của \(R \Rightarrow m\).

Lời giải chi tiết :

S) có tâm $I\left( {2m, - 2, - m} \right)$ .

Bán kính \(R = \sqrt {4{m^2} + 4 + {m^2} - {m^2} - 4m}  = \sqrt {4{m^2} - 4m + 4}  = \sqrt {{{(2m - 1)}^2} + 3}  \ge \sqrt 3 \)

Dấu = xảy ra khi \(2m - 1 = 0 \Leftrightarrow m = \dfrac{1}{2}\) 

close