Đề kiểm tra 15 phút chương 5 phần 2 lịch sử 7 - Đề số 7 có lời giải chi tiếtĐề kiểm tra 15 phút chương 5 phần 2 lịch sử 7 - Đề số 7 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Quảng cáo
Đề bài Câu 1. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tình hỉnh ruộng đất ở Đảng Ngoài trong thế kỉ XVIII? A. Bị địa chủ, quan lại lấn chiếm. B. Hạn hán, mất mùa liên tiếp xảy ra. C. Sản xuất nông nghiệp đình đốn. D. Năng xuất nông nghiệp suy giảm. Câu 2. Sự khủng hoảng của chính quyền Đàng Ngoài đã ảnh hưởng như thế nào đến đời sống nhân dân trong những năm 40 của thế kỉ XVIII? A. Nhân dân nổi dậy đấu tranh mạnh mẽ. B. Nhân dân chết đói, phiêu tán khắp nơi. C. Mâu thuẫn nhân dân với chính quyền sâu sắc. D. Địa chủ lấn chiếm ruộng đất của nông dân. Câu 3. Vào khoảng thời gian nào phong trào nông dân Đàng Ngoài bùng lên khắp các trấn vùng Đồng bằng và vùng Thanh - Nghệ? A. Khoảng 30 đầu thế kỉ XVIII. B. Khoảng 30 năm giữa thế kỉ XVIII. C. Khoảng 30 năm giữa thế kỉ XVII. D. Khoảng 30 năm cuối thế kỉ XVIII. Câu 4. Nhân vật nào được gọi là “quân He” và là thủ lĩnh kiệt xuất của phong trào nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII? A. Nguyễn Dương Hưng. B. Lê Duy Mật. C. Nguyễn Danh Phương. D. Nguyễn Hữu Cầu. Câu 5. Tại sao đến thế kỉ XVIII ruộng đất công lại bị địa chủ, quan lại lấn chiếm? A. Sự thay đổi về cơ cấu kinh tế. B. Sự suy yếu của chính quyền trung ương. C. Nông dân chuyển sang làm thủ công. D. Nông nghiệp không còn là ngành sản xuất chính. Câu 6. Khởi nghĩa Hoàng Công Chất ở Đàng Ngoài vào thế kỉ XVIII không mang đặc điểm nào sau đây? A. Khởi nghĩa xuất phát từ Đồ Sơn (Hải Phòng). B. Giúp dân ổn định cuộc sống trong các bản mường. C. Được sự ủng hộ của nhân dân Tây Bắc. D. Chọn căn cứ chính ở vùng Điện Biên. Câu 7. Cuộc khởi nghĩa của nông dân Đảng Ngoài nổ ra mạnh mẽ từ khoảng 30 năm giữa thế kỉ XVIII xuất phát từ mâu thuẫn bao trùm là A. Nông dân với địa chủ phong kiến. B. Nông dân với tư sản dân tộc. C. Nhân dân với chính quyền Đàng Ngoài. D. Nhân dân với thực dân phương Tây. Câu 8. Nội dung nào sau đây không minh chứng cho sự suy sụp của chính quyền Đảng Ngoài ở giữa thế kỉ XVIII? A. Vua Lê là cái bóng mở trong cung. B. Nhà nước đánh thuế nặng vào các sản phẩm hàng hóa. C. Quan lại hoành hành, đục khoét nhân dân. D. Đời sống nhân dân khó khăn, phiêu tán khắp nơi. Câu 9. Các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài trong thế kỉ XVIII có những hạn chế gì? A. Chưa diễn ra trên quy mô rộng lớn. B. Chỉ có một số cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi. C. Chỉ diễn ra ở vùng đồng bằng. D. Lẻ tẻ, chưa có sự lãnh đạo thống nhất. Câu 10. Nội dung nào sau đây phản ánh ý nghĩa quan trọng của các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài trong thế kỉ XVIII đến các cuộc khởi nghĩa ở Đàng Trong? A. Tạo tiền đề cho khởi nghĩa Tây Sơn phát triển ra Đàng Ngoài. B. Làm suy yếu chính quyền họ Trịnh. C. Thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta. D. Thể hiện quy luật “có áp bức có đấu tranh”. Lời giải chi tiết ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1. Phương pháp: sgk trang 117. Cách giải: Từ thế kỉ XVIII, ruộng đất của nông dân bị quan lại, địa chủ lấn chiếm. Nạn chiêm tinh ruộng đất đã phổ biến, là một trong những biểu hiện cho sự khủng hoảng của chính quyền đàng Ngoài. Chọn: A Câu 2. Phương pháp: sgk trang 117. Cách giải: Sự khủng hoảng của chính quyền Đàng Ngoài trong những năm 40 của thế kỉ XX đã khiến hàng chục vạn nông dân chết đói, người sống sót phải lìa bỏ làng quê, phiêu tán khắp nơi. Chọn: B Câu 3. Phương pháp: sgk trang 117. Cách giải: Khoảng 30 năm giữa thế kỉ XVIII, phong trào nông dân ở Đàng Ngoài bùng lên khắp các trấn ở vùng đồng bằng và vùng Thanh – Nghệ như: khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng (1737), khởi nghĩa Lê Duy Mật (1738 – 1770), khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740 – 1751), … Chọn: B Câu 4. Phương pháp: sgk trang 118. Cách giải: Nguyễn Hữu Cầu (gọi là quận He) là thủ lĩnh kiệt xuất của phong trào nông dân đương thời. Chọn: D Câu 5. Phương pháp: sgk trang 117, suy luận. Cách giải: Vào thế kỉ XVIII, do chính quyền Đàng Ngoài ngày càng suy yếu, không còn khả năng để cai trị nữa. Đây là điều kiện cho địa chủ, quan lại lộng hành, lấn chiếm ruộng đất công làm của riêng. Đây là minh chứng rõ ràng nhất cho sự khủng hoảng của chế độ phong kiến nói chung. Chọn: B Câu 6. Phương pháp: sgk trang 119, loại trừ. Cách giải: - Các đáp án B, C, D: đều là đặc điểm thuộc cuộc khởi nghĩa Hoàng Công Chất ở Đàng Ngoài vào thế kỉ XVIII. - Đáp án A: là đặc điểm của khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu. Chọn: A Câu 7. Phương pháp: sgk trang 117, suy luận. Cách giải: Sự khủng hoảng về chính trị, kinh tế ở Đảng Ngoài trong thế kỉ XVIII đã dẫn đến đời sống nhân dân ngày càng khổ cực => Mâu thuẫn giữa nhân dân với chính quyền phong kiến Đàng Ngoài ngày càng gay gắt => Làm bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân vào khoảng 30 năm giữa thế kỉ XVIII. Chọn: C Câu 8. Phương pháp: Sgk trang 116, 117, suy luận. Cách giải: - Các đáp án A, C, D: đều là biểu hình minh chứng cho sự khủng hoảng của chính quyền Đàng Ngoài ở giữa thế kỉ XVIII về chính trị, xã hội - Đáp án B: là chính sách của nhà nước đối với công thương nghiệp, nguyên nhân đưa tới khủng hoảng về kinh tế. Chọn: B Câu 9. Phương pháp: Phân tích, đánh giá. Cách giải: Nhận xét về quy mô và tính chất của các cuộc khởi nghĩa nông dân Đảng Ngoài trong thế kỉ XVIII: - Diễn ra trên quy mô rộng lớn, từ miền ngược đến miền xuôi. - Các phong trào diễn ra còn lẻ tẻ, phân tán và chưa có sự lãnh đạo thống nhất (Hạn chế) - So với các thế kỉ trước: phong trào nông dân thời kì này diễn ra nhiều hơn, tồn tại trong thời gian lâu hơn. Chọn: D Câu 10. Phương pháp: Phân tích, đánh giá. Cách giải: Các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đảng Ngoài nổ ra mạnh mẽ trong thế kỉ XVIII mang ý nghĩa quan trọng: - Góp phần làm lung lay cơ đồ họ Trịnh. - Tạo tiền đề để cuộc khởi nghĩa Tây Sơn (cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Trong) phát triển ra Đàng Ngoài, lật đổ chính quyền thối nát của vua Lê, chúa Trịnh. Chọn: A Loigiaihay.com
Quảng cáo
|