Đề kiểm tra 15 phút chương 5 phần 2 lịch sử 7 - Đề số 12 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra 15 phút chương 5 phần 2 lịch sử 7 - Đề số 12 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Quảng cáo

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Câu 1.Chiếu khuyến nông” được ban hành nhằm giải quyết vấn đề gì?

A. Tư hữu ruộng đất

B. Khai hoang, mở cõi

C. Ruộng đất bị bỏ hoang, nạn lưu vong

D. Thiên tai, mất mùa

Câu 2. Dưới thời vua Quang Trung, loại chữ nào được dùng làm chữ viết chính thức của nhà nước?

A. Chữ Hán

B. Chữ Quốc ngữ

C. Chữ Nôm

D. Chữ Pháp

Câu 3. Tình hình Đại Việt cuối thế kỉ XVIII có điểm gì nổi bật?

A. Kinh tế suy sụp, nhân dân ly tán

B. Kinh tế hàng hóa tiếp tục phát triển

C. Chính trị bất ổn, kinh tế phát triển

D. Kinh tế - chính trị - xã hội ổn định

Câu 4. Vì sao Quang Trung lại khẩn trương xây dựng một quân đội mạnh?

A. Do sự chống đối của Lê Duy Chỉ và Nguyễn Ánh

B. Do sự uy hiếp của nhà Thanh

C. Do sự uy hiếp của người Pháp

D. Do sự uy hiếp của quân Xiêm

Câu 5. Nội dung nào sau đây không thuộc chính sách xây dựng đất nước của vua Quang Trung?

A. Chiếu khuyến nông

B. Chiếu lập học

C. Thực hiện chế độ quân dịch, ba suất đinh lấy một suất lính

D. Chiếu khuyến thương

Câu 6. “Việc xây dựng đất nước lấy việc dạy học làm đầu, tìm lẽ trị bình lấy việc tuyển nhân tài làm gốc

Câu nói trên thể hiện quan điểm gì của vua Quang Trung?

A. Vị trí của giáo dục và nhân tài trong quá trình xây dựng đất nước

B. Quan điểm xây dựng nền giáo dục toàn dân

C. Xây dựng nền giáo dục dựa trên nền tảng Nho học

D. Xây dựng nền giáo dục dựa trên nền tảng Tây học

II. TỰ LUẬN (4 điểm)

Chiếu lập học nói lên hoài bão gì của vua Quang Trung?

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

C

C

A

A

D

A

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 132.

Cách giải:

“Chiếu khuyến nông” được ban hành để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong. Nhờ đó, chỉ trong vòng vài ba năm nền kinh tế nông nghiệp đã được phục hồi, phát triển.

Chọn: C

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 132.

Cách giải:

Dưới thời vua Quang Trung, chữ Nôm được dùng làm chữ viết chính thức của nhà nước. Vua Quang Trung giao cho Nguyễn Thiếp lập Viện Sùng Chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm làm tài liệu học tập.

Chọn: C

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 131.

Cách giải:

Cuối thế kỉ XVIII, đất nước trải qua chiến tranh, loạn lạc kéo dài. Ruộng đồng bị bỏ hoang, xóm làng xơ xác, công thương nghiệp đình trệ

Chọn: A

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 133, suy luận.

Cách giải:

Mặc dù quân Thanh đã bị đánh tan nhưng nền an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước vẫn còn bị đe dọa. Phía bắc, thế lực Lê Duy Chỉ (em ruột của Lê Chiêu Thống lén lút hoạt động ở vùng biên giới Việt - Trung. Phía nam, sau thất bại ở Rạch Gầm- Xoài Mút, Nguyễn Ánh cầu viện tư bản Pháp và chiếm lại Gia Định

=> Nhận rõ nguy cơ từ nhiều phía, Quang Trung khẩn trương xây dựng một quân đội mạnh

Chọn: A

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 132, 133 loại trừ.

Cách giải:

Chính sách xây dựng đất nước của vua Quang Trung trong các lĩnh vực bao gồm:

- Kinh tế:

+ Ra “Chiếu khuyến nông” để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong

+ Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế

+ Yêu cầu nhà Thanh mở của ải, thông chợ búa

- Giáo dục: Ban bố “Chiếu lập học”, các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học.

- Quốc phòng: tiếp tục thi hành chế độ quân dịch, ba suất đinh lấy một suất lính. Xây dựng bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh

- Ngoại giao: thực hiện chính sách mềm dẻo với nhà Thanh, buộc Càn Long phải sắc phong cho Quang Trung là An Nam Quốc Vương

Chọn: D

Câu 6.

Phương pháp: sgk trang 132, suy luận.

Cách giải:

Câu nói trên thể hiện quan điểm đề cao vị trí của giáo dục và lựa chọn nhân tài trong quá trình xây dựng đất nước của vua Quang Trung. Việc mở rộng hệ thống giáo dục và khoa cử là quốc sách hàng đầu để tạo nên quốc gia hùng mạnh

Chọn: A

II. TỰ LUẬN

Phương pháp: sgk trang 132, suy luận.

Cách giải:

Vua Quang Trung đã từng nói: “Xây dựng đất nước lấy việc dạy học làm đầu, tìm lẽ trị bình lấy việc tuyển nhân tài làm gốc”. Cùng với việc ban bố Chiếu lập học cho thấy:

- Sự coi trọng chấn chỉnh nền giáo dục nước nhà và coi trọng sử dụng người hiền tài, từ đó đề cao việc đào tạo nhân tài cho đất nước từ các cấp làng xã đến phủ huyện.

- Tư tưởng đề cao việc dạy học cùng với hoài bão muốn có một nền giáo dục quốc dân phát triển để đào tạo được nhiều nhân tài, tri thức góp phần xây dựng đất nước hùng mạnh.

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close