Đề kiểm tra 15 phút chương 4 phần 1 - Đề số 5 có lời giải chi tiếtĐề kiểm tra 15 phút chương 4 phần 1 lịch sử 12 - Đề số 5 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Quảng cáo
Đề bài Câu 1. EEC là viết tắt theo tiếng Anh của A. Liên minh Châu Âu B. Cộng đồng kinh tế Châu Âu C. Nghị viện Châu Âu D. Diễn đàn kinh tế Châu Âu. Câu 2. Các thành viên đầu tiên của Liên minh châu Âu (EU) gồm có A. Anh, Pháp, Đức, Bỉ, I-ta-li-a, Hà Lan. B. Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Bỉ, Tây Ban Nha. C. Pháp, Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan, Luc-xem-bua. D. Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, I-ta-li-a, Bồ Đào Nha Câu 3. Thành công của Tây Âu sau 5 năm khôi phục kinh tế - xã hội 1945 – 1950 là? A. Xóa bỏ được tình trạng nhập siêu. B. Khai thác được nguồn nguyên vật liệu, nhân công rẻ của các nước thế giới thứ ba. C. Cơ bản ổn định và phục hồi về mọi mặt, trở thành đối trọng với khối kinh tế Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. D. Tây Âu trở thành một trong ba trung tâm kinh tế thế giới. Câu 4. Cơ cấu tổ chức của Liên minh châu Âu (EU) bao gồm các cơ quan chính là A. Hội đồng châu Âu, Hôi đồng bộ trưởng, Ủy ban châu Âu, Quốc hội châu Âu, Ban thư kí. B. Hội đồng bảo an, Hội đồng châu Âu, Hôi đồng bộ trưởng, Ủy ban châu Âu, Quốc hội châu Âu C. Hội đồng châu Âu, Hôi đồng bộ trưởng, Ủy ban châu Âu, Quốc hội châu Âu, Tòa án châu Âu. D. Hội đồng châu Âu, Hôi đồng bộ trưởng, Ủy ban châu Âu, Quốc hội châu Âu, Đại hội đồng. Câu 5. Quá trình “nhất thể hóa” Tây Âu trong khuôn khổ Cộng đồng châu Âu gặp nhiều trở ngại trong giai đoạn A.Từ năm 1945 đến 1952. B. Từ năm 1952 đến năm 1973. C. Từ năm 1973 đến năm 1991. D. Từ năm 1991 đến năm 2000. Câu 6. Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ các nước Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ về mặt quân sự? A. Tham gia khối quân sự ANZUS. B. Tham gia khối quân sự NATO. C. Tham gia Tổ chức Hiệp ước Vacsava. D. Thành lập Liên minh châu Âu (EU). Câu 7. Quá trình liên kết khu vực Tây Âu diễn ra mạnh mẽ vì A. các nước Tây Âu đều đi theo con đường tư bản chủ nghĩa B. Tây Âu muốn dần thoát khỏi sự khống chế của Mĩ C. Tây Âu bị cạnh tranh quyết liệt bởi Mĩ và Nhật Bản D. Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu liên kết chặt chẽ cạnh tranh với Tây Âu Câu 8. Nhân tố nào không phải nguyên nhân giúp các nước Tây Âu nhanh chóng khôi phục kinh tế sau chiến tranh là A. Nhận viện trợ của Mĩ thông qua kế hoạch “phục hưng châu Âu” B. Áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng xuất lao động, hạ giá thành sản phẩm. C. Nhận được khoản bồi thường chiến phí khổng lồ để khôi phục kinh tế D.Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc quản lí và điều tiết, thúc đẩy nền kinh tế. Câu 9. Sự phân chia đối lập về kinh tế và chính trị giữa các nước Tây Âu tư bản chủ nghĩa và Đông Âu xã hội chủ nghĩa được tạo nên bởi A. Chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mĩ. B. Kế hoạch Mác-san (tháng 6-1947). C. Học thuyết Truman (tháng 3-1947). D. Kế hoạch Mác-san và sự ra đời của khối quân sự NATO Câu 10. Ý nào không phải là nét tương đồng về sự hình thành và phát triển của liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)? A. Thành lập sau khi đã hoàn thành khôi phục kinh tế, trở thành những quốc gia độc lập, tự chủ, có nhu cầu liên minh, hợp tác. B. Mục tiêu thành lập ban đầu là trở thành một liên minh quân sự, chính trị để thoát khỏi bị chi phối, ảnh hưởng từ các cường quốc bên ngoài. C. Ban đầu khi mới hình thành chỉ có vài nước thành viên, về sau mở rộng ra nhiều nước. D. Từ thập kỉ 90 của thế kỉ XX, trở thành khu vực năng động, có địa vị quốc tế cao. Lời giải chi tiết ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1. Phương pháp: Sgk trang 50. Cách giải: Ngày 25-3-1957, 6 nước này kí Hiệp ước Rôma, thành lập “Cộng đồng năng lương nguyên tử châu Âu” và “Cộng đồng kinh tế châu Âu” (EEC). Chọn đáp án: B Câu 2. Phương pháp: Sgk trang 50. Cách giải: - Ngày 18-4-1951, 6 nước Tây Âu (Pháp, Cộng hòa liên bang Đức, Bỉ, Italia, Hà Lan, Luc-xem-bua) đã thành lập “Cộng đồng than – thép châu Âu”. - Ngày 25-3-1957, 6 nước này kí Hiệp ước Rôma, thành lập “Cộng đồng năng lương nguyên tử châu Âu” và “Cộng đồng kinh tế châu Âu” (EEC). - Đến ngày 1-7-1967, ba tổ chức trên được hợp nhất thành “Cộng đồng châu Âu” (EC). - Tháng 12- 1991, thành lập liên minh châu Âu (EU). => 6 nước thành viên đầu tiên của Liên minh châu Âu (EU) bao gồm: Pháp, Cộng hòa liên bang Đức, Bỉ, Italia, Hà Lan, Luc-xem-bua). Chọn đáp án: C Câu 3. Phương pháp: Sgk trang 47. Cách giải: Từ năm 1945 đến năm 1950, các nước tư bản Tây Âu với sự viện trợ của Mĩ đã cơ bản ổn định và phục hồi về mọi mặt, trở thành đối trọng với khối xã hội chủ nghĩa Đông Âu vừa mới hình thành. Chọn đáp án: C Câu 4. Phương pháp: Sgk trang 51. Cách giải: Cơ cấu tổ chức của Liên minh châu Âu (EU) bao gồm 5 cơ quan chính là: Hội đồng châu Âu, Hôi đồng bộ trưởng, Ủy ban châu Âu, Quốc hội châu Âu, Tòa án châu Âu. Chọn đáp án: C Câu 5. Phương pháp: Sgk trang 49. Cách giải: Từ năm 1973 đến năm 1991, Tây Âu luôn vấp phái sự cạnh tranh quyết liệt từ Mĩ, Nhật Bản và các nước Công nghiệp mới (NICs). Quá trình “nhất thể hóa” Tây Âu trong khuôn khổ Cộng đồng châu Âu vẫn còn nhiều trở ngại. Chọn đáp án: C Câu 6. Phương pháp: Sgk trang 47, suy luận. Cách giải: Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ngày 4-4-1949, là liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mỹ cầm đầu chống Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu. NATO có sự tham gia của nhiều nước Tây Âu như: Anh, Pháp, Italia, Bồ Đào Nha, Bỉ, Hà Lan,.. => Biểu hiện chứng tỏ các nước Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ về mặt quân sự là tham gia khối quân sự NATO. Chọn đáp án: B Câu 7. Phương pháp: Sgk trang51, suy luận. Cách giải: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, dưa vào kế hoạch Macsan, Mĩ muốn khống chế các nước Tây Âu vào một mặt trận chống Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa khác. Vì thế, trong giai đoạn đầu, các nước Tây Âu thực hiện chính sách đối ngoại liên minh chặt chẽ với Mĩ. Đến giai đoạn sau, một số nước bắt đầu tách ra thậm chế trở thành đối trọng đối với Mĩ trong nhiều vấn đề quốc tế, tiêu biểu là Pháp và Đức Việc các nước Tây Âu liên kết với nhau cũng là để nâng cao vị thế của khu vực, cùng giúp đỡ lẫn nhau phát triển kinh tế, đặc biệt là thống nhất cả về chính trị, an ninh nhằm tạo ra tiềm lực mạnh mẽ, thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ. Chọn đáp án: B Câu 8. Phương pháp: Sgk trang 47, suy luận. Cách giải: Các nước Tây Âu là những nước phải gánh chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh, khoản bồi thường chiến phí hầu như rất ít và không đáng kể để các nước này thực hiện khôi phục kinh tế. Xét những nguyên nhân đưa đến sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Tây Âu bao gồm: - Sự nỗ lực của nhân dân lao động. - Áp dụng thành công những thành tựu KH-KT để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. - Vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của nhà nước có hiệu quả. - Tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài như viện trợ Mỹ; nguồn nguyên liệu rẻ của các nước thế giới thứ ba, hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ EC… Chọn đáp án: C Câu 9. Phương pháp: suy luận. Cách giải: Kế hoạch Macsan là kế hoạch Mĩ giúp Tây Âu phục hồi nền kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai. Thực chất là để lôi kéo các nước này vào phe chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa kháC. Chính sách đối ngoại của Tây Âu giai đoạn đầu là liên minh chặt chẽ với Mĩ, tham gia khối quân sự NATO. Kinh tế các nước Tây Âu là kinh tế tư bản chủ nghĩa. - Trong khi các nước Đông Âu lại theo chế độ Xã hội chủ nghĩa, cùng phía với Liên Xô, kinh tế của các nước Đông Âu là nên kinh tế Xã hội chủ nghĩa. => Như vậy, với kế hoạch Macsan đã tạo nên sự đối lập về kinh tế và chính trị giữa các nước Tây Âu và Đông Âu xã hội chủ nghĩa. Chọn đáp án: B Câu 10. Phương pháp: so sánh, phân tích. Cách giải: - Đáp án A: sau khi hoàn thành khôi phục kinh tế sau chiến tranh, các quốc gia Đông Nam Á cũng như các nước Tây Âu đều có nhu cầu liên minh hợp tác để giúp đỡ lần nhau cùng phát triển trên cơ sở có nền văn hóa tương đồng. - Đáp án B: ASEAN là tổ chức hợp tác kinh tế - văn hóa, EU là tổ chức hợp tác về cả kinh tế, văn hóa , chính trị, quân sự. - Đáp án C: ANSEAN ban đầu có 5 nước thành viên, EU ban đầu có 6 nước thành viên. Đây là con số tương đối nhiều, không phải chỉ có vài nước. - Từ thập kỉ 90 hai tổ chức này mới hoàn thiện khi có thêm thành viên, phải đến giai đoạn sau đó khi quá trình mở rộng thành viên được hoàn thành thì hai tổ chức này mới có địa vj quốc tế cao. Chọn đáp án: B Loigiaihay.com
Quảng cáo
|