Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 2 lịch sử 7 - Đề số 12 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 2 lịch sử 7 - Đề số 12 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Quảng cáo

Đề bài

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)

Câu 1. Tại sao Hồ Quý Ly thay thế dần các võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải họ Trần nhưng có tài năng và thân cận?

A. Mong muốn quyền lực tập trung trong tay dòng họ Hồ.

B. Sử dụng nhân tài phục vụ cho đất nước.

C. Đáp ứng việc quản lí đời sống chính trị, xã hội.

D. Các quan nhà Trần ăn chơi sa đọa.

Câu 2. Cuộc sống của vua quan nhà Trần nửa cuối thế kỉ XIV có đặc điểm gì nổi bật?

A. Trái ngược với cuộc sống của đông đảo nhân dân.

B. Một số quan lại có tinh thần thương dân.

C. Truyền thống thân dân được phát huy.

D. Cực khổ do vua tàn sát quần thần.

Câu 3. Đặc điểm nổi bật nhất về chính sách quân sự, quốc phòng của Hồ Quy Ly là gì?

A. phát huy tối đa tác dụng.

B. Không mang lại quyền lợi cho nhân dân.

C. tích cực, sáng tạo.

D. được nhân dân ủng hộ.

Câu 4. Ý nào sau đây không phù hợp khi nhận xét về Hồ Quý Ly?

A. Mạnh dạn khởi xướng và tiến hành hàng loạt cải cách.

B. Lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi.

C. Là một nhà cải cách nổi tiếng trong lịch sử thời phong kiến.

D. Là nhà yêu nước tài năng, có hoài bão, tiến bộ. 

Câu 5. Hồ Quý Ly lấy quốc hiệu là Đại Ngu với mong ước gì?

A. Đất nước phát triển thịnh vượng.

B. Ước vọng bình yên rộng lớn.

C. Đất nước trường tồn ngàn năm.

D. Nhân dân được ấm no.

II. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm)

Câu 6. Từ nửa sau thế kỉ XIV, dưới thời Trần tình hình kinh tế và đời sống của nhân dân ta như thế nào? Vì sao có tình trạng đó?

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1.A

2.A

3.C

4.B

5.B

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 77, suy luận.

Cách giải:

Mỗi triều đại khi thành lập đều muốn tập trung quyền lực vào trong tay dòng họ mình. Nhà Hồ cũng không ngoại lệ. Ngay từ khi còn là một đại thần, đặc biệt là khi Hồ Quý Ly lên ngôi vua, ông đã cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế dần các võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải họ Trần nhưng có tài năng và thận cận.

Chọn: A

Câu 2.

Phương pháp: Phân tích, đánh giá.

Cách giải:

Cuộc sống của vua quan nhà Trần cuối thế kỉ XIV có đặc điểm nổi bật sau:

- Lối sống ăn chơi sa đọa của vua quan nhà Trần trái ngược với cuộc sống cực khổ, bấp bênh của người nông dân cho thấy: vào nửa cuối thế kỉ XIV, nhà Trần đã lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái trầm trọng.

- Đây là sự khủng hoảng mang tính chu kì của chế độ phong kiến, là dấu hiệu suy vong của một vương triều và sự lên ngôi của một vương triều mới trong lịch sử.

Chọn: A

Câu 3.

Phương pháp: Phân tích, nhận xét.

Cách giải:

Chính sách quân sự, quốc phòng của Hồ Quý Ly mang những đặc điểm nổi bật sau:

- Những chính sách của Hồ Quý Ly là những chính sách tích cực, sáng tạo, thể hiện mưu lược của một nhà quân sự tài ba.

- Tuy nhiên, những chính sách này không thể phát huy hết tác dụng trong cuộc kháng chiến chống quân Minh vì không được quần chúng nhân dân ủng hộ.

Chọn: C

Câu 4.

Phương pháp: Nhận xét, đánh giá.

Cách giải:

Nhận xét về Hồ Quý Ly:

- Trong tình trạng đất nước khủng hoảng, Hồ Quý Ly đã mạnh dạn khởi xướng và tiến hành hàng loạt các chính sách cải cách trên nhiều mặt. Cuộc cải cách của ông có nhiều mặt tiến bộ giúp đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.

- Điều đó cho thấy, ông là một nhà yêu nước có tài năng, có hoài bão, tiến bộ, là một trong những nhà cải cách nổi tiếng trong lịch sử nước ta thời phong kiến.

- Hạn chế và sai lầm lớn nhất của ông là để đất nước rơi vào ách đô hộ của nhà Minh do đường lối kháng chiến sai lầm và cũng do những hạn chế trong cuộc cải cách của ông.

Chọn: B

Câu 5.

Phương pháp: Liên hệ.

Cách giải:

Chữ “Ngu” trong quốc hiệu “Đại Ngu” của nhà Hồ có nghĩa là “sự yên vui, hòa bình". “Đại Ngu” có thể hiểu là ước vọng về một sự bình yên rộng lớn trên khắp cõi giang sơn.

Chọn: B

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 6.

- Tình hình kinh tế:

+ Tình hình ruộng đất: Ruộng đất nắm trong tay bọn vương hầu quý tộc, nhà chùa, địa chủ. Ruộng đất ở công làng xã bị xâm lấn, khẩu phần ruộng đất của nông dân bị thu hẹp.

+ Công tác thuỷ lợi: Không chăm lo tu sửa, bảo vệ đê điều, các công trình thuỷ lợi, nên nhiều năm bị mất mùa, đói kém.

+ Chính sách thuế khoá: Dân nghèo mỗi năm phải nộp ba quan thuế đinh.

- Đời sống nhân dân: Vô cùng khốn khổ vì bị mất mùa, đói kém, bị bóc lột. Đặc biệt, nông dân phải bán ruộng đất, vợ con cho quý tộc, địa chủ giàu có và bị biến thành nô tì.

- Do nhà Trần chỉ lo ăn chơi sa đoạ, lo xây dựng chùa chiền, dinh thự. Nhà Trần không còn quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, không chăm lo đến cuộc sống của nhân dân nên mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra. Quý tộc, địa chủ bóc lột nhân dân ngày càng thậm tệ. Mâu thuẫn nội bộ sâu sắc → chính quyền nhà Trần thối nát.

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close