Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 2 lịch sử 7 - Đề số 11 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 2 lịch sử 7 - Đề số 11 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Quảng cáo

Đề bài

Câu 1. Nguyên nhân chính nào dẫn đến mâu thuẫn giữa nông dân, nô tì với giai cấp thống trị ngày càng sâu sắc?

A. Đời sống của nhân dân ngày càng khổ cực.

B. Vua quan nhà Trần ăn chơi xa hoa.

C. Chính sách áp bức, bóc lột tàn tệ của nhà Trần.

D. Dương Nhật Lễ lên nắm quyền.

Câu 2. Nhà Trần ngày càng suy sụp hơn bắt đầu từ khi nào?

A. Phong trào nông dân nổ ra mạnh mẽ.

B. Trần Dụ Tông chết, Dương Nhật Lễ nắm quyền.

C. Nhà nước không quan tâm đến đời sống nhân dân.

D. Xung đột giữa các thế lực phong kiến gay gắt.

Câu 3. Cuộc khởi nghĩa nông dân nào dưới thời Trần hoạt động ở vùng sông Chu (Thanh Hóa)?

A. Khởi nghĩa Nguyễn Thanh.

B. Khởi nghĩa Nguyễn Kỵ.

C. Khởi nghĩa Ngô Bệ.

D. Khởi nghĩa Phạm Sư Ôn.

Câu 4. Năm 1400 đã diễn ra sự kiện lich sử gì quan trọng ở nước ta?

A. Nhà Trần suy yếu đến cùng cực.

B. Nhà Hồ kháng chiến chống quân Minh.

C. Nhà Hồ được thành lập.

D. Hồ Quý Lý thự hiện thanh trừ quý tộc Trần.

Câu 5. Chính sách cải cách của Hồ Quý Ly có điểm gì hạn chế?

A. Chưa phù hợp với yêu cầu thực tế.

B. Chưa đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng.

C. Ruộng đất ngày càng tập trung đông trong tay quý tộc, địa chủ.

D. Quyền lực của nhà nước trung ương tập quyền suy giảm.

Câu 6. Hồ Quý Lý đã thực hiện chính sách cải cách gì về tài chính?

A. Quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.

B. Phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng.

C. Hạn chế nô tì của quý tộc, quan lại, vương hầu.

D. Bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục.

Câu 7. Nội dung nào không phải đặc điểm nổi bật về kinh tế nhà Trần từ nửa sau thế kỉ XIV?

A. Nhà nước không quan tâm sản xuất nông nghiệp.

B. Vương hầu quý tộc nắm trong tay nhiều ruộng đất.

C. Suy giảm mặc dù đã có chính sách cải cách.

D. Mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra.

Câu 8. Sự bùng nổ của các cuộc khởi nghĩa nông dân, nô tì ở nửa sau thế kỉ XIV đã minh chứng cho điều gì?

A. Vai trò tích cực của triều Trần không còn.

B. Nguy cơ Hồ Quý Ly lên nắm quyền.

C. Nước láng giềng lăm le xâm lược.

D. Sự phẫn nộ của các thế lực địa phương.

Câu 9. Tại sao Hồ Quý Ly thực hiện chính sách hạn điền, hạn nô?

A. Tập trung ruộng đất để phát triển kinh tế

B. Giải phóng nông nô và nô lệ.

C. Hạn chế điền trang của các quý tộc Trần.

D. Thúc đẩy quý tộc, vương hầu khai hoang.

Câu 10. Nội dung nào không phải điểm tiến bộ trong cải cách của Hồ Quý Ly?

A. Hạn chế tập trung ruộng đất trong tay địa chủ.

B. Đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.

C. Văn hóa, giáo dục có nhiều tiến bộ.

D. Giải phóng nô tì và nông nô.

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1.C

2.B

3.A

4.C

5.A

6.B

7.C

8.A

9.C

10.D

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 75.

Cách giải:

Do bị vua quan nhà Trần áp bức và bóc lột nặng nề, nông dân, nô tì mâu thuẫn ngày càng sâu sắc với giai cấp thống trị => Họ nổi dậy đấu tranh mạnh mẽ.

Chọn: C

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 75.

Cách giải:

Nhà Trần ngày càng suy sụp hơn từ sau khi Trần Dụ Tông chết, Dương Nhật Lễ lên nắm quyền (1369 – 1370).

Chọn: B

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 75.

Cách giải:

Năm 1379, Nguyễn Thanh tụ tập nông dân khởi nghĩa, tự xưng là Linh đức vương, hoạt động ở vùng sông Chu (Thanh Hóa)

Chọn: A 

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 77.

Cách giải:

Năm 1400, Hồ Quý Ly phế truất vua Trần và lên làm vua, đổi quốc hiệu là Đại Ngu – nhà Hồ được thành lập.

Chọn: C

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 80.

Cách giải:

Chính sách của Hồ Quý Lý mang những hạn chế sau:

- Một số chính sách chưa triệt để (gia nô, nô tì chưa được giải phóng thân phận).

- Chưa phù hợp với tình hình thực tế.

- Chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân.

Chọn: A

Câu 6.

Phương pháp: sgk trang 78.

Cách giải:

Về tài chính, Hồ Quý Ly ch phát hành tiền giấy thay thế cho tiền đồng (xem chi tiết trong đoạn chữ in nhỏ - sgk trang 78).

Chọn: B

Câu 7.

Phương pháp: sgk trang 74, loại trừ.

Cách giải:

Cuối TK XIV, kinh tế nhà Trần suy giảm:

- Nhà nước không quan tâm sản xuất nông nghiệp.

- Lụt lội, vỡ đê liên tiếp.

- Mất mùa, đói kém thường xuyên.

- Ruộng đất của nông dân bị thu hẹp, thuế má nặng nề >< Vương hầu, quý tộc nắm trong tay nhiểu ruộng đất.  

=> Đời sống nhân dân cực khổ.

=> Loại trừ đáp án: C

Chọn: C

Câu 8.

Phương pháp: sgk trang 75, suy luận.

Cách giải:

Sự bùng nổ của các cuộc khởi nghĩa nông dân, nô tì ở nửa sau thế kỉ XIV chứng tỏ:

- Các cuộc khởi nghĩa đều nổ ra vào nửa cuối thế kỉ XIV, điều đó chứng tỏ xã hội thời Trần đang lâm vào tình trạng mất ổn định.

- Vai trò tích cực của Vương triều Trần không còn. Nhà Trần không còn khả năng đưa đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng, cần phải thay thế bằng một vương triều mới.
Chọn: A

Câu 9.

Phương pháp: sgk trang 78, suy luận.

Cách giải:

Hồ Quý Ly thực hiện chính sách hạn điền, hạn nô nhằm những mục đích sau:

- Nhà Hồ thực hiện chính sách hạn điền, hạn nô để hạn chế bớt số ruộng của vương hầu, quý tộc Trần; hạn chế và xóa bỏ chế độ sở hữu lớn về ruộng đất, đặc biệt là điền trang của các quý tộc nhà Trần, là những tầng lớp có nhiều ruộng đất và nô tì nhất.

- Chính sách hạn điền, hạn nô đã ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống của tầng lớp nhân dân, xóa bỏ độc quyền quý tộc nhà Trần, nâng cao quyền lực của chính quyền Trung ương.

Chọn: C

Câu 10.

Phương pháp: sgk trang 80, loại trừ.

Cách giải:

* Những điểm tiến bộ trong cải cách của Hồ Quý Ly bao gồm:

- Đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.

- Góp phần hạn chế tệ tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần, tăng nguồn thu nhập của nhà nước và tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền.

- Những cải cách về văn hoá, giáo dục có nhiều tiến bộ.

=> Loại trừ đáp án: D

Chọn: D

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close