Đề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 2 lịch sử 6 - Đề số 16 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 2 lịch sử 6 - Đề số 16 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Quảng cáo

Đề bài

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Nhân tố nào không đưa đến sự tiến bộ trong nông nghiệp và thủ công nghiệp thời kì Âu Lạc?

A. Tinh thần lao động sáng tạo, cần cù của nhân dân.

B. Đất nước được độc lập để phát triển ổn định.

C. Sự phân biệt giữa tầng lớp thống trị với nhân dân chưa sâu sắc.

D. Kết thừa thành tựu cải tiến công cụ từ thời Văn Lang.

Câu 2. Công trình thành Cổ Loa do An Dương Vương chủ trương xây dựng không mang đặc điểm nào sau đây?

A. Là một công trình kiến trúc to lớn, được xây dựng cách đây hơn 2000 năm, khi trình độ kĩ thuật chung còn thấp.

B. Là một công trình kiến trúc độc đáo và sáng tạo của nhân dân Âu Lạc, có vai trò như một căn cứ quân sự lợi hại, một vị trí phòng thủ kiên cố.

C. Thể hiện trình độ phát triển cao của nước Âu Lạc, được xem là biểu tượng của nền văn minh Việt cổ.

D. Trong thành có một lực lượng quân sự lớn gồm bộ binh và lính địa phương được trang bị nhiều vũ khí.

Câu 3. Nguyên nhân nào đưa đến sự thất bại của An Dương Vương trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà?

A. Nội bộ không đoàn kết, thống nhất.

B. Quân Triệu Đà quá mạnh.

C. Không có nhiều vũ khí.

D. Thất bại ngay từ thời gian đầu.

Câu 4. Nhà nước Âu Lạc có điểm gì khác so với nhà nước Văn Lang?

A. Chưa có thành quách, quân đội.

B. Quyền lực của nhà vua chưa cao.

C. Phân biệt tầng lớp thống trị với nhân dân sâu sắc.

D. Kinh đô đóng ở Bạch Hạc (Phú Thọ).

Câu 5. Bài học lớn nhất cần rút kinh nghiệm cho đời sau trước thất bại của An Dương Vương trong cuộc kháng chiến chống Triệu Đà xâm lược đó là:

A. Phải có tinh thần đoàn kết, quân dân trên dưới một lòng.

B. Phải có vũ khí tốt, lực lượng mạnh.

C. Phải có lòng yêu nước và quyết tâm chống giặc.

D. Phải đề cao cảnh giác với kẻ thù.

II. PHẦN TỰ LUẬN.

Câu 6. Thành Cổ Loa được xây dựng theo hình gì? Vì sao có tên là Cổ Loa? Dựa vào hiểu biết của mình em hãy mô tả vài nét về thành Cổ Loa?

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1.C

2.D

3.A

4.A

5.D

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 43, suy luận.

Cách giải:

Có sự tiến bộ trong nông nghiệp, thủ công nghiệp thời kì Âu Lạc do:

- Tiếp nối thành tựu cải tiến công cụ từ thời Văn Lang...

- Sau kháng chiến chống xâm lược, đất nước được độc lập.

- Tinh thần cần cù lao động và sáng tạo không ngừng của nhân dân.

=> Loại trừ đáp án: C (Nội dung thuộc đặc điểm về mặt xã hội của nước ta thời kì Âu Lạc).

Chọn: C

Câu 2.

Phương pháp: Đánh giá, nhận xét.

Cách giải:

- Đáp án A, B, C: đều thuộc đặc điểm của công trình thành Cổ Loa do An Dương Vương chủ trương xây dựng.

- Đáp án D: trong thành có một lực lượng quân sự lớn gồm bộ binh và thủy binh được trang bị các vũ khí bằng đồng như giáo, rìu chiến, dao găm và đặc biệt là nỏ.

Chọn: D

Câu 3.

Phương pháp: Phân tích, đánh giá.

Cách giải:

Nguyên nhân thất bại của An Dương Vương:

- Do chủ quan, quá tự tin vào lực lượng của mình, không đề cao tinh thần cảnh giác với kẻ thù.

- Nội bộ không đoàn kết, thống nhất cùng nhau chống giặc.

- Yêu con mù quáng, quá tin vào nỏ thần, tự mãn với chiến thắng.

Chọn: A

Câu 4.

Phương pháp: So sánh, nhận xét.

Cách giải:

*Những điểm khác nhau giữa nhà nước Âu Lạc so với nhà nước Văn Lang

Nội dung

Nhà nước Văn Lang

Nhà nước Âu Lạc

Kinh đô

Bạch Hạc (Phú Thọ).

Phong Khê (Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội).

Quân đội

Chưa có.

Bộ binh, thủy binh, trang bị vũ khí bằng đồng như giáo, rìu chiến, dao găm, nỏ.

Thành quách

Chưa có.

Thành Cổ Loa.

Quyền lực của vua

Chưa cao.

Cao hơn, tập trung hơn.

Phân hóa xã hội

Chưa có sự phân hóa sâu sắc.

Sự phân biệt giữa tầng lớp thống trị và nhân dân sâu sắc hơn.

Chọn: A

Câu 5.

Phương pháp: Phân tích, liên hệ.

Cách giải:

Sự thất bại của An Dương Vương để lại cho đời sau bài học vô cùng quý báu:

- Đề cao tinh thần cảnh giác với kẻ thù.

- Chuẩn bị lực lượng quân đội mạnh, vũ khí tốt, sẵn sàng chiến đấu.

- Tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng, tập hợp sức mạnh toàn dân chống ngoại xâm.

Trong đó, bài học lớn nhất là phải đề cao cảnh giác với kẻ thù.

Chọn: D

II. PHẦN TỰ LUẬN.

Câu 6. Thành Cổ Loa được xây dựng theo hình gì? Vì sao có tên là Cổ Loa? Dựa vào hiểu biết của mình em hãy mô tả vài nét về thành Cổ Loa?

- Thành Cổ Loa được xây dựng theo hình xoáy tròn ốc nên gọi là Loa thành (hay thành Cổ Loa).

- Thành được đắp bằng đất (như hình tròn ốc) có 3 vòng khép kín với:

+ Tổng chiều dài chu vi 16.000m. Chiều cao 5 – 10m. Mặt rộng trung bình 10 m. Chân rộng từ 10 - 20m.

+ Quanh thành có hào bao quanh và thông nhau nối với Đầm Cả ở giữa thành Trung và thành Ngoại, vừa nối với sông Hoàng.

+ Bên trong thành Nội là khu nhà ở của gia đình vua và các Lạc hầu, Lạc tướng.

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close