Đề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 2 lịch sử 6 - Đề số 15 có lời giải chi tiếtĐề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 2 lịch sử 6 - Đề số 15 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Quảng cáo
Đề bài Câu 1. Năm 218 TCN đã diễn ra sự kiện gì quan trọng? A. Vua Tần sai quân xuống phương Nam để mở rộng bờ cõi. B. Vua Tần đến vùng Bắc Văn Lang để mở rộng bờ cõi. C. Vua Tần xuống vùng của người Lạc Việt. D. Vua Tần vào vùng của người Tây Âu (Âu Việt). Câu 2. Thục Phán tự xưng là An Dương Vương, tổ chức lại nhà nước và đóng đô ở A. Đóng đô ở Bạch Hạc (Việt Trì, Phú Thọ). B. Đóng đô ở Phong Khê (Cổ Loa, Đông Anh - Hà Nội). C. Đóng đô ở Phú Xuân (Huế). D. Đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình). Câu 3. Hai vùng đất cũ của người Tâv Âu và Lạc Việt được hợp thành một nước mới có tên là A. Nhà nước Âu Lạc. B. Nhà nước Lạc Việt. C. Nhà nước Đại Việt. D. Nhà nước Lâm Ấp. Câu 4. Thời An Dương Vương Nhà nước Âu Lạc được tổ chức A. Không có gì thay đổi so với Nhà nước Văn Lang. B. Đã thay đổi hoàn toàn so với nước Văn Lang. C. Tổ chức nhà nước quy củ hơn Nhà nước Văn Lang (có pháp luật và quân đội). D. Chỉ thay đổi một số cơ quan. Câu 5. Biết không thể đánh được quân dân Âu Lạc, Triệu Đà đã có âm mưu: A. Giả vờ xin hòa và dùng mưu kế chia rẽ nội bộ Âu Lạc. B. Cho con sang ở rể để lấy cắp nỏ thần. C. Tìm cách li gián An Dương Vương với các tướng giỏi. D. Tập trung thêm quân đế tiêu diệt Âu Lạc. Câu 6. Địa danh nào được xem là nơi tập trung thuyền chiến vừa luyện tập, vừa chiến đấu của quân dân Âu Lạc? A. Cửa Bắc. B. Đầm Cả. C. Đồng Vông. D. Bãi Miếu. Câu 7. Tình hình Văn Lang vào cuối thế kỉ III TCN không có điểm nổi bật nào sau đây? A. Đất nước không còn yên bình như trước, nguy cơ ngoại xâm đe dọa. B. Vua không lo sửa sang võ bị, chỉ lo ăn uống vui chơi. C. Lụt lội xảy ra, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. D. Kinh tế ngày càng phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện. Câu 8. Một trong những nguyên nhân đưa đến cuộc kháng chiến chống quân Tần của nhân dân Tây Âu và Lạc Việt thắng lợi là gì? A. Do sự đoàn kết và tinh thần chiến đấu dũng cảm của nhân dân Tây Âu và Lạc Việt. B. Quân Tần tiến không được, thoái không xong, phải hạ lệnh bãi binh sau. C. Lực lượng quân Tần yếu hơn quân ta và chúng chủ quan. D. Vua Tần sai quân đánh xuống phương Nam để mở rộng bờ cõi. Câu 9. Để bảo vệ kinh đô mới, tăng cường phòng thủ chống nguy cơ kẻ thù xâm lược, An Dương Vương không A. Xây dựng thành cổ Loa kiên cố. B. Xây dựng lực lượng quân đội mạnh. C. Trang bị vũ khí nhiều loại tốt. D. Không đồng ý với đề nghị xin hòa của Triệu Đà. Câu 10. Nguyên nhân nào không dẫn đến sự thất bại lúc đầu của quân Triệu Đà? A. Quân dân Âu Lạc có vũ khí tốt. B. Quân dân Âu Lạc đoàn kết, một lòng. C. Tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân dân Âu Lạc. D. Nhà Triệu thất bại trong chính sách chia rẽ nội bộ của nhà Âu Lạc. Lời giải chi tiết ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1. Phương pháp: sgk trang 41 Cách giải: Sau khi thống nhất Trung Nguyên, năm 218 TCN, vua Tần sai quân đánh xuống phương Nam để mở rộng bờ cõi. Chọn: A Câu 2. Phương pháp: sgk trang 41. Cách giải: Thuc Phán tự xưng là An Dương Vương, tổ chức lại nhà nước, đóng đô ở Phong Khê (nay là vùng Cổ Loa, Đông Anh – Hà Nội). Chọn: B Câu 3. Phương pháp: sgk trang 41. Cách giải: Hai vùng đất cũ của người Tâv Âu và Lạc Việt được hợp thành một nước mới có tên là Âu Lạc. Chọn: A Câu 4. Phương pháp: sgk trang 42. Cách giải: Bộ máy nhà nước thời An Dương Vương không có gì thay đổi so với trước. - Đứng đầu nhà nước là An Dương Vương, nắm giữ mọi quyền hành chính. - Giúp việc cho vua có các Lạc Hầu, Lạc tướng. - Cả nước chia thành nhiều bộ, do Lạc tướng đứng đầu. - Các làng, chạ vẫn do bồ chính cai quản. Chọn: A Câu 5. Phương pháp: sgk trang 45. Cách giải: Biết không thể đánh được quân dân Âu Lạc, Triệu Đà bèn vờ xin hòa và dùng mưu kế chia rẽ nội bộ nước ta. Chọn: A Câu 6. Phương pháp: sgk trang 44. Cách giải: Đầm Cả là nơi tập trung các thuyền chiến, vừa luyện tập, vừa sẵn sàng chiến đấu. Chọn: B Câu 7. Phương pháp: sgk trang 41, loại trừ. Cách giải: - Các đáp án A, B, C: là đặc điểm tình hình Văn Lang cuối thế kỉ III TCN. => Loại trừ đáp án: D Chọn: D Câu 8. Phương pháp: sgk trang 41, suy luận. Cách giải: Nguyên nhân đưa đến cuộc kháng chiến chống quân Tần của nhân dân Tây Âu và Lạc Việt thắng lợi là: - Do sự đoàn kết và tinh thần chiến đấu dũng cảm của nhân dân Tây Âu và Lạc Việt. - Sự lãnh đạo tài giỏi của Thục Phán với lối đánh du kích, lâu dài “ngày ẩn”, “đêm hiện". Chọn: A Câu 9. Phương pháp: sgk trang 43, 44, suy luận. Cách giải: - Các đáp án A, B, C: đều là hành động, chủ trương của An Dương Vương để bảo vệ kinh đô mới, tăng cường phòng thủ chống nguy cơ kẻ thù xâm lược. - Đáp án D: không thuộc hoạt động phòng thủ. Đây là kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tần của nhân dân Âu Lạc sau khi đã đánh bại của tấn công của quân Triệu, giữ vững nền độc lập của đất nước. Chọn: D Câu 10. Phương pháp: sgk trang 45, loại trừ. Cách giải: - Các đáp án A, B, C: đều là nguyên nhân dẫn tới sự thất bại lúc đầu của quân Triệu Đà. - Đáp án D: nhà Triệu đã thành công trong chính sách chia rẽ nội bộ nhà nước Âu Lạc, khiến cho các tướng giỏi như Cao Lỗ, Nồi Hầu phải về quê. Sau đó, Âu Lạc nhanh chóng rơi vào ách đô hộ của nhà Triệu. Chọn: D Loigiaihay.com
Quảng cáo
|