Đề kiểm tra 15 phút Toán 11 chương 1: Hàm số lượng giác và phương trình lượng giác - Đề số 2

Đề bài

Câu 1 :

Nghiệm của phương trình \(\sqrt 3 + 3\tan x = 0\) là:

  • A

    \(x = \dfrac{\pi }{3} + k\pi \).

  • B

    \(x = \dfrac{\pi }{2} + k2\pi \).

  • C

    \(x =  - \dfrac{\pi }{6} + k\pi \).

  • D

    \(x =- \dfrac{\pi }{3} + k\pi \).

Câu 2 :

Phương trình \(\cos 2x = 1\) có nghiệm là:

  • A

    \(x = k\pi \left( {k \in Z} \right)\)

  • B

    \(x = \dfrac{\pi }{2} + k2\pi \left( {k \in Z} \right)\)

  • C

    \(x = k2\pi \left( {k \in Z} \right)\)

  • D

    \(x = \dfrac{\pi }{2} + k\pi \left( {k \in Z} \right)\)

Câu 3 :

Chọn mệnh đề đúng:

  • A

    \(\cos x \ne 1 \Leftrightarrow x \ne \dfrac{\pi }{2} + k\pi \left( {k \in Z} \right)\)

  • B

    \(\cos x \ne 0 \Leftrightarrow x \ne \dfrac{\pi }{2} + k\pi \left( {k \in Z} \right)\)

  • C

    \(\cos x \ne  - 1 \Leftrightarrow x \ne  - \dfrac{\pi }{2} + k2\pi \left( {k \in Z} \right)\)    

  • D

    \(\cos x \ne 0 \Leftrightarrow x \ne \dfrac{\pi }{2} + k2\pi \left( {k \in Z} \right)\)

Câu 4 :

Nghiệm của phương trình $\cos x = - \dfrac{1}{2}$ là:

  • A

    $x =  \pm \dfrac{\pi }{3} + k2\pi $.

  • B

    $x =  \pm \dfrac{\pi }{6} + k2\pi $.

  • C

    $x =  \pm \dfrac{{2\pi }}{3} + k2\pi $.

  • D

    $x =  \pm \dfrac{\pi }{6} + k\pi $.

Câu 5 :

Điểm \(O\left( {0;0} \right)\) luôn thuộc đồ thị hàm số

  • A

    \(y = \cos x\)

  • B

     \(y = \sin x\)

  • C

    \(y = \cot x\)

  • D

    \(y = \tan x - 1\)

Câu 6 :

Tìm chu kì của các hàm số sau \(y = \sin \sqrt x \) 

  • A

    Hàm số không tuần hoàn

  • B

    \({T_0} = 2\pi \)

  • C

    \({T_0} = \pi \)

  • D

    \({T_0} = 4{\pi ^2}\)

Câu 7 :

Nghiệm của phương trình $\sin x = 1$ là:

  • A

    $x =  - \dfrac{\pi }{2} + k2\pi $.

  • B

    $x = \dfrac{\pi }{2} + k\pi $.

  • C

    $x = k\pi $.

  • D

    $x = \dfrac{\pi }{2} + k2\pi $.

Câu 8 :

Tìm giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất của hàm số \(y = \dfrac{4}{{1 + 2{{\sin }^2}x}}\)

  • A

    \(\min y = \dfrac{4}{3};\max y = 4\)

  • B

    \(\min y = \dfrac{4}{3};\max y = 3\)

  • C

    \(\min y = \dfrac{4}{3};\max y = 2\)

  • D

    \(\min y = \dfrac{1}{2};\max y = 2\)

Câu 9 :

Tìm tập xác định của hàm số sau \(y = \tan 3x.\cot 5x\)

  • A

    \(D = \mathbb{R}\backslash \left\{ {\dfrac{\pi }{4} + k\dfrac{\pi }{3},\dfrac{{n\pi }}{5};k,n \in \mathbb{Z}} \right\}\)

  • B

    \(D = \mathbb{R}\backslash \left\{ {\dfrac{\pi }{5} + k\dfrac{\pi }{3},\dfrac{{n\pi }}{5};k,n \in \mathbb{Z}} \right\}\)

  • C

    \(D = \mathbb{R}\backslash \left\{ {\dfrac{\pi }{6} + k\dfrac{\pi }{4},\dfrac{{n\pi }}{5};k,n \in \mathbb{Z}} \right\}\)

  • D

    \(D = \mathbb{R}\backslash \left\{ {\dfrac{\pi }{6} + k\dfrac{\pi }{3},\dfrac{{n\pi }}{5};k,n \in \mathbb{Z}} \right\}\)

Câu 10 :

Tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số sau \(y = 1 - \sqrt {2{{\cos }^2}x + 1} \)

  • A

    \(\max y = 1,\min y = 1 - \sqrt 3 \)

  • B

    \(\max y = 3,\min y = 1 - \sqrt 3 \)

  • C

    \(\max y = 2,\min y = 1 - \sqrt 3 \)

  • D

    \(\max y = 0,\min y = 1 - \sqrt 3 \)

Câu 11 :

Nghiệm của phương trình $\cos x + \sin x = 0$ là:

  • A

    \(x =  - \dfrac{\pi }{4} + k\pi \).

  • B

    \(x = \dfrac{\pi }{6} + k\pi \).

  • C

    \(x = k\pi \).

  • D

    \(x = \dfrac{\pi }{4} + k\pi \).

Câu 12 :

Tập nghiệm của phương trình \(\tan x.\cot x = 1\) là:

  • A

    \(R\backslash \left\{ {\dfrac{{k\pi }}{2},k \in Z} \right\}\)

  • B

    \(R\backslash \left\{ {\dfrac{\pi }{2} + k\pi ,k \in Z} \right\}\)

  • C

    \(R\backslash \left\{ {k\pi ,k \in Z} \right\}\)

  • D

    \(R\)

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Nghiệm của phương trình \(\sqrt 3 + 3\tan x = 0\) là:

  • A

    \(x = \dfrac{\pi }{3} + k\pi \).

  • B

    \(x = \dfrac{\pi }{2} + k2\pi \).

  • C

    \(x =  - \dfrac{\pi }{6} + k\pi \).

  • D

    \(x =- \dfrac{\pi }{3} + k\pi \).

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Phương trình \(\tan x = \tan \alpha  \Leftrightarrow x = \alpha  + k\pi \).

Lời giải chi tiết :

\(\sqrt 3  + 3\tan x = 0 \Leftrightarrow \tan x =  - \dfrac{{\sqrt 3 }}{3}\)\( \Leftrightarrow x =  - \dfrac{\pi }{6} + k\pi \left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)

Câu 2 :

Phương trình \(\cos 2x = 1\) có nghiệm là:

  • A

    \(x = k\pi \left( {k \in Z} \right)\)

  • B

    \(x = \dfrac{\pi }{2} + k2\pi \left( {k \in Z} \right)\)

  • C

    \(x = k2\pi \left( {k \in Z} \right)\)

  • D

    \(x = \dfrac{\pi }{2} + k\pi \left( {k \in Z} \right)\)

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(\cos 2x = 1 \Leftrightarrow \cos 2x = \cos 0 \Leftrightarrow 2x = k2\pi  \Leftrightarrow x = k\pi \left( {k \in Z} \right)\)

Câu 3 :

Chọn mệnh đề đúng:

  • A

    \(\cos x \ne 1 \Leftrightarrow x \ne \dfrac{\pi }{2} + k\pi \left( {k \in Z} \right)\)

  • B

    \(\cos x \ne 0 \Leftrightarrow x \ne \dfrac{\pi }{2} + k\pi \left( {k \in Z} \right)\)

  • C

    \(\cos x \ne  - 1 \Leftrightarrow x \ne  - \dfrac{\pi }{2} + k2\pi \left( {k \in Z} \right)\)    

  • D

    \(\cos x \ne 0 \Leftrightarrow x \ne \dfrac{\pi }{2} + k2\pi \left( {k \in Z} \right)\)

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+) \(\cos x \ne 1 \Leftrightarrow x \ne k2\pi \left( {k \in Z} \right)\) nên A sai.

+) \(\cos x \ne 0 \Leftrightarrow x \ne \dfrac{\pi }{2} + k\pi \left( {k \in Z} \right)\) nên B đúng, D sai.

+) \(\cos x \ne  - 1 \Leftrightarrow x \ne \pi  + k2\pi \left( {k \in Z} \right)\) nên C sai.

Câu 4 :

Nghiệm của phương trình $\cos x = - \dfrac{1}{2}$ là:

  • A

    $x =  \pm \dfrac{\pi }{3} + k2\pi $.

  • B

    $x =  \pm \dfrac{\pi }{6} + k2\pi $.

  • C

    $x =  \pm \dfrac{{2\pi }}{3} + k2\pi $.

  • D

    $x =  \pm \dfrac{\pi }{6} + k\pi $.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Phương trình \(\cos x = \cos \alpha  \Leftrightarrow x =  \pm \alpha  + k2\pi \).

Lời giải chi tiết :

$\cos x =  - \dfrac{1}{2} \Leftrightarrow \cos x = \cos \dfrac{{2\pi }}{3}$$ \Leftrightarrow x =  \pm \dfrac{{2\pi }}{3} + k2\pi ,{\rm{ }}k \in \mathbb{Z}$

Câu 5 :

Điểm \(O\left( {0;0} \right)\) luôn thuộc đồ thị hàm số

  • A

    \(y = \cos x\)

  • B

     \(y = \sin x\)

  • C

    \(y = \cot x\)

  • D

    \(y = \tan x - 1\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Thay tọa độ điểm \(O\) vào tủng hàm số và kiểm tra.

Lời giải chi tiết :

Đáp án A sai vì \(\cos 0 = 1\).

Đáp án B đúng vì \(\sin 0 = 0\).

Đáp án C sai vì \(\cot 0\) không xác định.

Đáp án D sai vì \(\tan 0 - 1 =  - 1 \ne 0\).

Câu 6 :

Tìm chu kì của các hàm số sau \(y = \sin \sqrt x \) 

  • A

    Hàm số không tuần hoàn

  • B

    \({T_0} = 2\pi \)

  • C

    \({T_0} = \pi \)

  • D

    \({T_0} = 4{\pi ^2}\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Tìm tập xác định \(D\) của hàm số. Kiểm tra điều kiện \(\left\{ \begin{array}{l}
x + T \in D\\
x - T \in D
\end{array} \right.{\rm{ }}\forall x \in D\). Nếu thỏa mãn ta kiểm tra tiếp điều kiện \(f\left( {x + T} \right) = f\left( x \right)\) đối với hàm số \(f\left( x \right) = \sin \sqrt x \).

Lời giải chi tiết :

TXĐ: \(D = \left[ {0; + \infty } \right)\). Thay lần lượt các đáp án B, C, D vào \(x - T\), nếu \(\exists x \in D:x - T \notin D \) hoặc \(\exists x \in D:x +T \notin D \) thì đáp án không thỏa mãn. Chẳng hạn, ta thử đáp án B: \(T = 2\pi \).

Với \(x = 0 \Rightarrow x - T = - 2\pi \notin D \Rightarrow \) \(\exists x \in D:x - T \notin D \forall T > 0\).

Vậy hàm số không tuần hoàn.

Câu 7 :

Nghiệm của phương trình $\sin x = 1$ là:

  • A

    $x =  - \dfrac{\pi }{2} + k2\pi $.

  • B

    $x = \dfrac{\pi }{2} + k\pi $.

  • C

    $x = k\pi $.

  • D

    $x = \dfrac{\pi }{2} + k2\pi $.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

$\sin x = 1 \Leftrightarrow x = \dfrac{\pi }{2} + k2\pi ,{\rm{ }}k \in \mathbb{Z}$.

Câu 8 :

Tìm giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất của hàm số \(y = \dfrac{4}{{1 + 2{{\sin }^2}x}}\)

  • A

    \(\min y = \dfrac{4}{3};\max y = 4\)

  • B

    \(\min y = \dfrac{4}{3};\max y = 3\)

  • C

    \(\min y = \dfrac{4}{3};\max y = 2\)

  • D

    \(\min y = \dfrac{1}{2};\max y = 2\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Sử dụng đánh giá \( - 1 \le \sin x \le 1\) hay \(0 \le {\sin ^2}x \le 1\) để đánh giá vế phải của \(y\).

+) Với hai vế bất đẳng thức đều dương: Ta lấy nghịch đảo hai vế thì bất đẳng thức đổi chiều từ $\ge$ sang $\le$ và chuyển từ $\le$ sang $\ge$

+) Khi nhân số dương với 2 vế của bất đẳng thức thì bất đẳng thức không đổi chiều.

Lời giải chi tiết :

+) Tìm GTLN

$\begin{array}{l}{\sin ^2}x \ge 0 \Rightarrow 2{\sin ^2}x \ge 0\end{array}$$\Rightarrow 1 + 2{\sin ^2}x \ge 1$

Lấy nghịch đảo 2 vế bất đẳng thức ta được:

$\dfrac{1}{{1 + 2{{\sin }^2}x}} \le \dfrac{1}{1}=1 $

Nhân 2 vế với 4 ta được:

$\Rightarrow \dfrac{4}{{1 + 2{{\sin }^2}x}} \le 4.1 = 4\\\Rightarrow y \le 4$

Dấu “=” xảy ra khi \({\sin ^2}x = 0 \Leftrightarrow\sin x = 0\).

+) Tìm GTNN

$\begin{array}{l}{\sin ^2}x \le 1 \Rightarrow 2{\sin ^2}x \le 2\\\Rightarrow 1 + 2{\sin ^2}x \le 1 + 2 = 3\end{array}$

Lấy nghịch đảo 2 vế bất đẳng thức ta được:

$\dfrac{1}{{1 + 2{{\sin }^2}x}} \ge \dfrac{1}{3}$

Nhân 2 vế với 4 ta được:

$\Rightarrow \dfrac{4}{{1 + 2{{\sin }^2}x}} \ge \dfrac{4}{3}\\\Rightarrow y \ge \dfrac{4}{3}$

Dấu “=” xảy ra khi \({\sin ^2}x= 1\Leftrightarrow\sin x =  \pm 1\).

Vậy GTLN là 4, GTNN là \(\dfrac{4}{3}\).

Câu 9 :

Tìm tập xác định của hàm số sau \(y = \tan 3x.\cot 5x\)

  • A

    \(D = \mathbb{R}\backslash \left\{ {\dfrac{\pi }{4} + k\dfrac{\pi }{3},\dfrac{{n\pi }}{5};k,n \in \mathbb{Z}} \right\}\)

  • B

    \(D = \mathbb{R}\backslash \left\{ {\dfrac{\pi }{5} + k\dfrac{\pi }{3},\dfrac{{n\pi }}{5};k,n \in \mathbb{Z}} \right\}\)

  • C

    \(D = \mathbb{R}\backslash \left\{ {\dfrac{\pi }{6} + k\dfrac{\pi }{4},\dfrac{{n\pi }}{5};k,n \in \mathbb{Z}} \right\}\)

  • D

    \(D = \mathbb{R}\backslash \left\{ {\dfrac{\pi }{6} + k\dfrac{\pi }{3},\dfrac{{n\pi }}{5};k,n \in \mathbb{Z}} \right\}\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Hàm số \(y = \tan x\) xác định nếu \(\cos x \ne 0\).

- Hàm số \(y = \cot x\) xác định nếu \(\sin x \ne 0\).

- Sử dụng các công thức

$\cos a \ne 0 \Leftrightarrow a\ne\dfrac{\pi}{2}+k\pi$

$\sin a \ne 0 \Leftrightarrow a\ne k\pi$

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(\tan 3x=\dfrac{\sin 3x}{\cos 3x}\) và $\cot 5x=\dfrac{\cos 5x}{\sin 5x}$

=> Điều kiện của hàm số là:

 \(\left\{ \begin{array}{l}\cos 3x \ne 0\\\sin 5x \ne 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}3x \ne \dfrac{\pi }{2} + k\pi \\5x \ne k\pi \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \ne \dfrac{\pi }{6} + k\dfrac{\pi }{3}\\x \ne k\dfrac{\pi }{5}\end{array} \right.\)

Câu 10 :

Tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số sau \(y = 1 - \sqrt {2{{\cos }^2}x + 1} \)

  • A

    \(\max y = 1,\min y = 1 - \sqrt 3 \)

  • B

    \(\max y = 3,\min y = 1 - \sqrt 3 \)

  • C

    \(\max y = 2,\min y = 1 - \sqrt 3 \)

  • D

    \(\max y = 0,\min y = 1 - \sqrt 3 \)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng \( 0 \le \cos ^2 x \le 1\) để đánh giá biểu thức \(y = 1 - \sqrt {2{{\cos }^2}x + 1} \), từ đó tìm được GTNN, GTLN của hàm số.

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(0 \le {\cos ^2}x \le 1\)\(\Rightarrow 2.0 \le 2.{\cos ^2}x \le 2.1\)

\( \Rightarrow 0 \le 2{\cos ^2}x \le 2\)\( \Rightarrow 0 + 1 \le 2{\cos ^2}x + 1 \le 2 + 1\) \( \Rightarrow 1 \le 2{\cos ^2}x + 1 \le 3\)

\( \Rightarrow 1 \le \sqrt {2{{\cos }^2}x + 1}  \le \sqrt 3 \)

\(\begin{array}{l} \Rightarrow  - 1 \ge  - \sqrt {2{{\cos }^2}x + 1}  \ge  - \sqrt 3 \\ \Rightarrow  - 1+1 \ge  - \sqrt {2{{\cos }^2}x + 1} +1 \ge1 - \sqrt 3 +1\end{array}\)

\( \Rightarrow 0 \ge 1 - \sqrt {2{{\cos }^2}x + 1}  \ge 1 - \sqrt 3 \)

\( \Rightarrow 1 - \sqrt 3  \le y \le 0\)

Do đó \(\min y = 1 - \sqrt 3 \) khi \({\cos ^2}x = 1\) và \(\max y = 0\) khi \(\cos x = 0\).

Câu 11 :

Nghiệm của phương trình $\cos x + \sin x = 0$ là:

  • A

    \(x =  - \dfrac{\pi }{4} + k\pi \).

  • B

    \(x = \dfrac{\pi }{6} + k\pi \).

  • C

    \(x = k\pi \).

  • D

    \(x = \dfrac{\pi }{4} + k\pi \).

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Đưa phương trình về phương trình lượng giác cơ bản \(\cos x = \cos \alpha  \Leftrightarrow x =  \pm \alpha  + k2\pi \).

- Áp dụng công thức: $\cos \left( {x + \dfrac{\pi }{2}} \right)=-\sin x$

Lời giải chi tiết :

Ta có: $\cos x + \sin x = 0 $

$\Leftrightarrow \cos x =  - \sin x$

\( \Leftrightarrow \cos x = \cos \left( {x + \dfrac{\pi }{2}} \right)\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = x + \dfrac{\pi }{2} + k2\pi \left( {VN} \right)\\x =  - x - \dfrac{\pi }{2} + k2\pi \end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow 2x =- \dfrac{\pi }{2} + k2\pi  \)

\(\Leftrightarrow x = -\dfrac{\pi }{4} + k\pi \).

Câu 12 :

Tập nghiệm của phương trình \(\tan x.\cot x = 1\) là:

  • A

    \(R\backslash \left\{ {\dfrac{{k\pi }}{2},k \in Z} \right\}\)

  • B

    \(R\backslash \left\{ {\dfrac{\pi }{2} + k\pi ,k \in Z} \right\}\)

  • C

    \(R\backslash \left\{ {k\pi ,k \in Z} \right\}\)

  • D

    \(R\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng công thức \(\tan x.\cot x = 1\) nên ta chỉ cần tìm điều kiện xác định của phương trình.

Lời giải chi tiết :

Điều kiện xác định: \(\left\{ \begin{array}{l}\cos x \ne 0\\\sin x \ne 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \ne \dfrac{\pi }{2} + k\pi \\x \ne k\pi \end{array} \right. \Leftrightarrow x \ne \dfrac{{k\pi }}{2} \Rightarrow D = R\backslash \left\{ {\dfrac{{k\pi }}{2},k \in Z} \right\}\)

Do \(\tan x.\cot x = 1,\forall x \in D\) nên tập nghiệm của phương trình là \(R\backslash \left\{ {\dfrac{{k\pi }}{2},k \in Z} \right\}\) 

close