Đề kiểm tra 1 tiết Toán 12 chương 6: Mặt nón, mặt trụ, mặt cầu - Đề số 1

Đề bài

Câu 1 :

Cho hai đường thẳng \(d\) và \(\Delta \), điều kiện nào sau đây của \(d\) và \(\Delta \) thì khi quay \(d\) quanh \(\Delta \) ta được một mặt trụ?

  • A

    \(d \equiv \Delta \)

  • B

    \(d//\Delta \)

  • C

    $d$  chéo \(\Delta \)

  • D

    \(d \bot \Delta \)

Câu 2 :

Công thức nào sau đây không đúng khi tính diện tích toàn phần hình trụ?

  • A

    \({S_{tp}} = 2\pi rh + 2\pi {r^2}\)

  • B

    \({S_{tp}} = {S_{xq}} + 2{S_d}\)

  • C

    \({S_{tp}} = {C_d}\left( {r + h} \right)\)

  • D

    \({S_{tp}} = 2{C_d}\left( {r + h} \right)\)

Câu 3 :

Công thức tính thể tích khối nón biết diện tích đáy \({S_d}\) và đường sinh \(l\) là:

  • A

    \(V = \dfrac{1}{3}{S_d}.l\)

  • B

    \(V = \dfrac{1}{3}{S_d}\sqrt {{h^2} - {r^2}} \)     

  • C

    \(V = \dfrac{1}{3}{S_d}\sqrt {{l^2} - {r^2}} \)      

  • D

    \(V = {S_d}\sqrt {{l^2} - {r^2}} \)

Câu 4 :

Cho lăng trụ đứng $ABC.A'B'C'$ có đáy là tam giác vuông cân đỉnh $A,AB = AC = a,AA' = a\sqrt 2 $. Diện tích mặt cầu ngoại tiếp tứ diện $CA'B'C'$ là:

  • A

    $\dfrac{{4\pi {a^2}}}{3}$                         

  • B

    $4\pi {a^2}$                             

  • C

    $12\pi {a^2}$                         

  • D

    $4\sqrt 3 \pi {a^2}$

Câu 5 :

Cho hình nón có các kích thước \(r = 1cm;l = 2cm\) với \(r,l\) lần lượt là bán kính đáy và độ dài đường sinh hình nón. Diện tích toàn phần hình nón là:

  • A

    \(2\pi (c{m^2})\)

  • B

    \(4\pi (c{m^2})\)            

  • C

    \(3\pi (c{m^2})\)

  • D

    \(6\pi (c{m^2})\)

Câu 6 :

Cho một mặt cầu bán kính bằng $1$. Xét các hình chóp tam giác đều ngoại tiếp mặt cầu trên. Hỏi thể tích nhỏ nhất của chúng bằng bao nhiêu?

  • A

    $\min V = 4\sqrt 3 $

  • B

    $\min V = 8\sqrt 3 $

  • C

    $\min V = 9\sqrt 3 $

  • D

    $\min V = 16\sqrt 3 $

Câu 7 :

Cho hình trụ có trục \(\Delta \) và bán kính \(R\). Khi cắt hình trụ bởi mặt phẳng \(\left( \alpha  \right)\) song song với \(\Delta \) và cách \(\Delta \) một khoảng \(d\left( {\Delta ;\left( \alpha  \right)} \right) = k < R\) thì ta được thiết diện là:

  • A

    hình chữ nhật

  • B

    hình tròn          

  • C

    hình elip         

  • D

    đường sinh

Câu 8 :

Các tiếp tuyến tại cùng một điểm nằm trên mặt cầu có tính chất:

  • A

    trùng nhau      

  • B

    song song                   

  • C

    cùng thuộc mặt phẳng

  • D

    vuông góc với nhau

Câu 9 :

Số mặt cầu ngoại tiếp tứ diện là:

  • A

    \(0\)      

  • B

    \(1\)     

  • C

    \(2\)     

  • D

    \(4\) 

Câu 10 :

Cho hình chữ nhật \(ABCD\), khi quay hình chữ nhật quanh cạnh \(AD\) thì \(CD\) được gọi là:

  • A

    chiều cao         

  • B

    đường kính đáy

  • C

    chu vi đáy        

  • D

    bán kính đáy.

Câu 11 :

Thể tích khối trụ có bán kính \(r = 4cm\) và chiều cao \(h = 5cm\) là:

  • A

    \(40\pi c{m^3}\)          

  • B

    \(80\pi c{m^3}\)

  • C

    \(60\pi c{m^3}\)

  • D

    \(100\pi c{m^3}\)

Câu 12 :

Cho tam giác $AOB$ vuông tại  $O$. Quay tam giác quanh cạnh $OA$ ta được hình nón có đường sinh và đường cao lần lượt là:

  • A

    $AB,OA$

  • B

    $AB,OB$        

  • C

    $OA,OB$

  • D

    $OB,OA$

Câu 13 :

Một cái cốc hình trụ cao $15cm$ đựng được $0,5$ lít nước. Hỏi bán kính đường tròn đáy đáy của cốc xấp xỉ bằng bao nhiêu (làm tròn đến hàng thập phân thứ hai)?

  • A

    $3,26cm$     

  • B

    $3,27cm$

  • C

    $3,25cm$    

  • D

    $3,28cm$

Câu 14 :

Diện tích xung quanh hình nón có bán kính đáy \(r = 3cm\) và độ dài đường sinh \(4cm\) là:

  • A

    \(12({m^2})\)

  • B

    \(12\pi (c{m^3})\)

  • C

    \(12\pi (c{m^2})\)

  • D

    \(4\pi (c{m^2})\) 

Câu 15 :

Cho mặt cầu \(\left( S \right)\) tâm \(O\), bán kính \(R\) và mặt phẳng \(\left( P \right)\), gọi \(H\) là hình chiếu của \(O\) trên \(\left( P \right)\). Nếu \(R > OH\) thì:

  • A

    \(\left( P \right)\) cắt \(\left( S \right)\)                     

  • B

    \(\left( P \right)\) tiếp xúc \(\left( S \right)\)                     

  • C

    \(\left( P \right)\) và \(\left( S \right)\) không có điểm chung

  • D

    \(\left( P \right)\) cắt \(\left( S \right)\) tại hai điểm phân biệt

Câu 16 :

Thể tích khối nón có bán kính đáy \(r = 2cm\) và \(h = 3cm\) là:

  • A

    \(4\pi c{m^3}\)

  • B

    \(\dfrac{4}{3}\pi c{m^3}\)

  • C

    \(2\pi c{m^3}\)

  • D

    \(6\pi c{m^3}\)

Câu 17 :

Cho tam giác $ABO$ vuông tại $O$, có góc \(\widehat {BAO} = {30^0},AB = a\) . Quay tam giác $ABO$ quanh trục $AO$ ta được một hình nón có diện tích xung quanh bằng:

  • A

    \(\dfrac{{\pi {a^2}\sqrt 3 }}{4}\).

  • B

    \(2\pi {a^2}\).

  • C

    \(\dfrac{{\pi {a^2}}}{2}\)

  • D

    \(\dfrac{{\pi {a^2}}}{4}\).

Câu 18 :

Khi sản xuất vỏ lon sữa bò hình trụ, các nhà thiết kế luôn đặt mục tiêu sao cho chi phí nguyên liệu làm vỏ lon là ít nhất, tức là diện tích toàn phần của hình trụ là nhỏ nhất. Muốn thể tích khối trụ đó bằng $V$ và diện tích toàn phần phần hình trụ nhỏ nhất thì bán kính đáy $R$ bằng:

  • A

    \(R = \sqrt[3]{{\dfrac{V}{{2\pi }}}}\).

  • B

    \(R = \sqrt[3]{{\dfrac{V}{\pi }}}\).

  • C

    \(R = \sqrt[{}]{{\dfrac{V}{{2\pi }}}}\).

  • D

    \(R = \sqrt[{}]{{\dfrac{V}{\pi }}}\).

Câu 19 :

Cho hình trụ có các đáy là hình tròn tâm $O$ và tâm $O'$ , bán kính đáy bằng chiều cao và bằng $4cm$. Trên đường tròn đáy tâm $O$ lấy điểm $A$, trên đường tròn đáy tâm $O'$ lấy điểm B sao cho $AB = 4\sqrt 3 cm$. Thể tích khối tứ diện $AOO'B$ là:

  • A

    $\dfrac{{32}}{3}c{m^3}$

  • B

    $32c{m^3}$

  • C

    $\dfrac{{64}}{3}c{m^3}$

  • D

    $64c{m^3}$

Câu 20 :

Cho hình chóp $S.ABC$ có đáy $ABC$ là tam giác đều cạnh bằng $1$, mặt bên $SAB$ là tam giác đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng đáy. Tính thể tích $V$ của khối cầu ngoại tiếp hình chóp đã cho.

  • A

    $V = \dfrac{{5\sqrt {15} \pi }}{{18}}$

  • B

    $V = \dfrac{{5\sqrt {15} \pi }}{{54}}$          

  • C

    $V = \dfrac{{4\sqrt 3 \pi }}{{27}}$

  • D

    $V = \dfrac{{5\pi }}{3}$

Câu 21 :

Cho hình chóp $S.ABC$ có $SA \bot (ABC);AC = b,AB = c,\widehat {BAC} = \alpha $. Gọi $B',C'$ lần lượt là hình chiếu vuông góc của $A$ lên $SB,SC$. Tính bán kính mặt cầu ngoại tiếp khối chóp $A.{\rm{ }}BCC'B'$ theo $b,c,\alpha $

  • A

    \(R = 2\sqrt {{b^2} + {c^2} - 2bc\cos \alpha } \)       

  • B

    \(R = \dfrac{{\sqrt {{b^2} + {c^2} - 2bc\cos \alpha } }}{{\sin 2\alpha }}\)  

  • C

    $R = \dfrac{{\sqrt {{b^2} + {c^2} - 2bc\cos \alpha } }}{{2\sin \alpha }}$  

  • D

    $R = \dfrac{{2\sqrt {{b^2} + {c^2} - 2bc\cos \alpha } }}{{\sin \alpha }}$ 

Câu 22 :

Cho hình chóp tam giác đều $S.ABC$ có đáy $ABC$ là tam giác đều cạnh $a$, cạnh \(SA = \dfrac{{2a\sqrt 3 }}{3}\) . Gọi $D$ là điểm đối xứng của $B$ qua $C$. Tính bán kính $R$ của mặt cầu ngoại tiếp hình chóp $S.ABD$ 

  • A

    \(R = \dfrac{{a\sqrt {39} }}{7}\)                 

  • B

    \(R = \dfrac{{a\sqrt {35} }}{7}\)                    

  • C

    \(R = \dfrac{{a\sqrt {37} }}{6}\)                      

  • D

    \(R = \dfrac{{a\sqrt {13} }}{7}\)

Câu 23 :

Cho hình chóp đều $n$ cạnh $(n \ge 3)$. Cho biết bán kính đường tròn ngoại tiếp đa giác đáy là $R$ và góc giữa mặt bên và mặt đáy bằng ${60^0}$ , thể tích khối chóp bằng $\dfrac{{3\sqrt 3 }}{4}{R^3}$  . Tìm $n$?

  • A

    $n = 4$

  • B

    $n = 8$

  • C

    $n = 10$

  • D

    $n = 6$

Câu 24 :

Có 4 viên bi hình cầu bán kính bằng 1cm. Người ta đặt 3 viên bi tiếp xúc nhau và cùng tiếp xúc với mặt bàn. Sau đó đai 3 viên bi đó lại và đặt 1 viên bi thứ 4 tiếp xúc vởi cả 3 viên bi trên như hình vẽ bên dưới. Gọi O là điểm thuộc bề mặt của viên bi thứ 4 có khoảng cách đến mặt bàn là lớn nhất. Khoảng cách từ O đến mặt bàn bằng

  • A

    $\dfrac{7}{2}.$         

  • B

    $\dfrac{{6 + 2\sqrt 6 }}{3}.$           

  • C

    $\dfrac{{3 + 2\sqrt 6 }}{3}.$

  • D

    $\dfrac{{4\sqrt 6 }}{3}.$

Câu 25 :

Hai quả bóng hình cầu có kích thước khác nhau được đặt ở hai góc của một căn nhà hình hộp chữ nhật sao cho mỗi quả bóng đều tiếp xúc với hai bức tường và nền của nhà đó. Biết rằng trên bề mặt của quả bóng đều tồn tại một điểm có khoảng cách đến hai bức tường và nền nhà mà nó tiếp xúc bằng $1, 2, 4.$ Tổng độ dài đường kính của hai quả bóng đó.

  • A

    $6$

  • B

    $14$

  • C

    $12$

  • D

    $10$

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Cho hai đường thẳng \(d\) và \(\Delta \), điều kiện nào sau đây của \(d\) và \(\Delta \) thì khi quay \(d\) quanh \(\Delta \) ta được một mặt trụ?

  • A

    \(d \equiv \Delta \)

  • B

    \(d//\Delta \)

  • C

    $d$  chéo \(\Delta \)

  • D

    \(d \bot \Delta \)

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Khi quay đường thẳng \(d\) quanh một đường thẳng \(\Delta //d\) thì ta được mặt trụ có trục \(\Delta \) và đường sinh \(d\).

Câu 2 :

Công thức nào sau đây không đúng khi tính diện tích toàn phần hình trụ?

  • A

    \({S_{tp}} = 2\pi rh + 2\pi {r^2}\)

  • B

    \({S_{tp}} = {S_{xq}} + 2{S_d}\)

  • C

    \({S_{tp}} = {C_d}\left( {r + h} \right)\)

  • D

    \({S_{tp}} = 2{C_d}\left( {r + h} \right)\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng công thức tính diện tích toàn phần hình trụ \({S_{tp}} = {S_{xq}} + 2{S_d} = 2\pi rh + 2\pi {r^2}\).

Lời giải chi tiết :

Ta có: \({S_{tp}} = {S_{xq}} + 2{S_d} = 2\pi rh + 2\pi {r^2} = 2\pi r\left( {h + r} \right) = {C_d}.\left( {h + r} \right)\)

Dó đó công thức ở đáp án D là sai.

Câu 3 :

Công thức tính thể tích khối nón biết diện tích đáy \({S_d}\) và đường sinh \(l\) là:

  • A

    \(V = \dfrac{1}{3}{S_d}.l\)

  • B

    \(V = \dfrac{1}{3}{S_d}\sqrt {{h^2} - {r^2}} \)     

  • C

    \(V = \dfrac{1}{3}{S_d}\sqrt {{l^2} - {r^2}} \)      

  • D

    \(V = {S_d}\sqrt {{l^2} - {r^2}} \)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Tính chiều cao \(h\) sử dụng công thức \({l^2} = {h^2} + {r^2}\)

- Tính thể tích khối nón \(V = \dfrac{1}{3}{S_d}.h\).

Lời giải chi tiết :

Ta có: \({l^2} = {r^2} + {h^2} \Rightarrow h = \sqrt {{l^2} - {r^2}}  \Rightarrow V = \dfrac{1}{3}{S_d}.h = \dfrac{1}{3}{S_d}.\sqrt {{l^2} - {r^2}} \)

Câu 4 :

Cho lăng trụ đứng $ABC.A'B'C'$ có đáy là tam giác vuông cân đỉnh $A,AB = AC = a,AA' = a\sqrt 2 $. Diện tích mặt cầu ngoại tiếp tứ diện $CA'B'C'$ là:

  • A

    $\dfrac{{4\pi {a^2}}}{3}$                         

  • B

    $4\pi {a^2}$                             

  • C

    $12\pi {a^2}$                         

  • D

    $4\sqrt 3 \pi {a^2}$

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Xác định tâm mặt cầu ngoại tiếp từ diện $A'BB'C$

- Tính bán kính mặt cầu ngoại tiếp tứ diện $A'BB'C$

- Diện tích mặt cầu: $S = 4\pi {R^2}$

Lời giải chi tiết :

Ta có:

\(\begin{array}{l}A'B' = AB = a\\B'C' = \sqrt {A'B{'^2} + A'C{'^2}}  = \sqrt {{a^2} + {a^2}}  = a\sqrt 2 \\B'C = \sqrt {B'C{'^2} + C'{C^2}}  = \sqrt {2{a^2} + 2{a^2}}  = 2a\\A'C = \sqrt {A'C{'^2} + C'{C^2}}  = \sqrt {{a^2} + 2{a^2}}  = a\sqrt 3 \\ \Rightarrow A'B{'^2} + A'{C^2} = {a^2} + 3{a^2} = 4{a^2} = B'{C^2}\end{array}\)

\( \Rightarrow \Delta A'B'C\) vuông tại \(A'\).

Gọi \(I\) là trung điểm của \(B'C\) thì \(IB' = IC = IA'\)

Mà \(\Delta CC'B'\) vuông tại \(C'\) nên \(IB' = IC = IC'\)

Vậy \(I\) là tâm mặt cầu ngoại tiếp tứ diện \(CA'B'C'\) và bán kính \(R = \frac{1}{2}B'C = a\).

\( \Rightarrow S = 4\pi {R^2} = 4\pi {a^2}\).

Câu 5 :

Cho hình nón có các kích thước \(r = 1cm;l = 2cm\) với \(r,l\) lần lượt là bán kính đáy và độ dài đường sinh hình nón. Diện tích toàn phần hình nón là:

  • A

    \(2\pi (c{m^2})\)

  • B

    \(4\pi (c{m^2})\)            

  • C

    \(3\pi (c{m^2})\)

  • D

    \(6\pi (c{m^2})\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng công thức tính diện tích toàn phần hình nón \({S_{tp}} = \pi rl + \pi {r^2}\).

Lời giải chi tiết :

Áp dụng công thức \({S_{tp}} = \pi rl + \pi {r^2}\) ta được: \({S_{tp}} = \pi rl + \pi {r^2} = \pi .1.2 + \pi {.1^2} = 3\pi \left( {c{m^2}} \right)\)

Câu 6 :

Cho một mặt cầu bán kính bằng $1$. Xét các hình chóp tam giác đều ngoại tiếp mặt cầu trên. Hỏi thể tích nhỏ nhất của chúng bằng bao nhiêu?

  • A

    $\min V = 4\sqrt 3 $

  • B

    $\min V = 8\sqrt 3 $

  • C

    $\min V = 9\sqrt 3 $

  • D

    $\min V = 16\sqrt 3 $

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Trong các hình chóp tam giác đều ngoại tiếp một mặt cầu, hình tứ diện đều có thể tích nhỏ nhất.

- Bán kính mặt cầu nội tiếp tứ diện đều cạnh \(a\) là \(r = \dfrac{{a\sqrt 6 }}{{12}}\)

- Thể tích tứ diện đều cạnh \(a\) là \(\dfrac{{{a^3}\sqrt 2 }}{{12}}\)

Lời giải chi tiết :

Áp dụng các công thức trong tứ diện đều cạnh $a$

Bán kính mặt cầu nội tiếp $r = \dfrac{{a\sqrt 6 }}{{12}} = 1 \Rightarrow a = 2\sqrt 6 $

Thể tích tứ diện đều đó là $V = \dfrac{{{a^3}\sqrt 2 }}{{12}} = 8\sqrt 3 $

Câu 7 :

Cho hình trụ có trục \(\Delta \) và bán kính \(R\). Khi cắt hình trụ bởi mặt phẳng \(\left( \alpha  \right)\) song song với \(\Delta \) và cách \(\Delta \) một khoảng \(d\left( {\Delta ;\left( \alpha  \right)} \right) = k < R\) thì ta được thiết diện là:

  • A

    hình chữ nhật

  • B

    hình tròn          

  • C

    hình elip         

  • D

    đường sinh

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Khi cắt hình trụ bởi mặt phẳng song song với trục mà khoảng cách giữa \(\left( \alpha  \right)\) và trục nhỏ hơn bán kính hình trụ thì ta được thiết diện là hình chữ nhật.

Câu 8 :

Các tiếp tuyến tại cùng một điểm nằm trên mặt cầu có tính chất:

  • A

    trùng nhau      

  • B

    song song                   

  • C

    cùng thuộc mặt phẳng

  • D

    vuông góc với nhau

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Các tiếp tuyến của mặt cầu tại cùng một điểm thì cùng thuộc mặt phẳng tiếp diện của mặt cầu tại điểm đó.

Câu 9 :

Số mặt cầu ngoại tiếp tứ diện là:

  • A

    \(0\)      

  • B

    \(1\)     

  • C

    \(2\)     

  • D

    \(4\) 

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Vì tứ diện là hình chóp tam giác nên nó luôn có mặt cầu ngoại tiếp, ngoài ra nó chỉ có duy nhất một mặt cầu ngoại tiếp.

Câu 10 :

Cho hình chữ nhật \(ABCD\), khi quay hình chữ nhật quanh cạnh \(AD\) thì \(CD\) được gọi là:

  • A

    chiều cao         

  • B

    đường kính đáy

  • C

    chu vi đáy        

  • D

    bán kính đáy.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng dịnh nghĩa đáy hình trụ khi quay bởi hình chữ nhật quanh một cạnh.

Lời giải chi tiết :

Quay hình chữ nhật \(ABCD\) quanh cạnh \(AD\) thì được hình trụ có chiều cao \(AD\), đường sinh \(BC\) và bán kính đáy \(AB,CD\).

Do đó \(CD\) được gọi là bán kính đáy.

Câu 11 :

Thể tích khối trụ có bán kính \(r = 4cm\) và chiều cao \(h = 5cm\) là:

  • A

    \(40\pi c{m^3}\)          

  • B

    \(80\pi c{m^3}\)

  • C

    \(60\pi c{m^3}\)

  • D

    \(100\pi c{m^3}\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng công thức tính thể tích khối trụ \(V = \pi {r^2}h\).

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(V = \pi {r^2}h = \pi {.4^2}.5 = 80\pi c{m^3}\)

Câu 12 :

Cho tam giác $AOB$ vuông tại  $O$. Quay tam giác quanh cạnh $OA$ ta được hình nón có đường sinh và đường cao lần lượt là:

  • A

    $AB,OA$

  • B

    $AB,OB$        

  • C

    $OA,OB$

  • D

    $OB,OA$

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng định nghĩa hình nón tạo thành khi quay tam giác vuông quanh cạnh góc vuông của nó.

Lời giải chi tiết :

Quan sát hình vẽ ta thấy đường sinh là $AB$ và đường cao $AO$.

Câu 13 :

Một cái cốc hình trụ cao $15cm$ đựng được $0,5$ lít nước. Hỏi bán kính đường tròn đáy đáy của cốc xấp xỉ bằng bao nhiêu (làm tròn đến hàng thập phân thứ hai)?

  • A

    $3,26cm$     

  • B

    $3,27cm$

  • C

    $3,25cm$    

  • D

    $3,28cm$

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Thể tích hình trụ \(V = Sh = \pi {R^2}.h \Rightarrow R = \sqrt {\dfrac{V}{{\pi h}}} \)

Lời giải chi tiết :

\(V = Sh = \pi {R^2}.h \Rightarrow R = \sqrt {\dfrac{V}{{\pi h}}}  = \sqrt {\dfrac{{0,{{5.10}^{ - 3}}}}{{\pi .0,15}}}  = 0,0326(m) = 3,26(cm)\)

Câu 14 :

Diện tích xung quanh hình nón có bán kính đáy \(r = 3cm\) và độ dài đường sinh \(4cm\) là:

  • A

    \(12({m^2})\)

  • B

    \(12\pi (c{m^3})\)

  • C

    \(12\pi (c{m^2})\)

  • D

    \(4\pi (c{m^2})\) 

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng công thức tính diện tích xung quanh \({S_{xq}} = \pi rl\).

Lời giải chi tiết :

Áp dụng công thức \({S_{xq}} = \pi rl\) ta được: \({S_{xq}} = \pi .3.4 = 12\pi \left( {c{m^2}} \right)\)

Câu 15 :

Cho mặt cầu \(\left( S \right)\) tâm \(O\), bán kính \(R\) và mặt phẳng \(\left( P \right)\), gọi \(H\) là hình chiếu của \(O\) trên \(\left( P \right)\). Nếu \(R > OH\) thì:

  • A

    \(\left( P \right)\) cắt \(\left( S \right)\)                     

  • B

    \(\left( P \right)\) tiếp xúc \(\left( S \right)\)                     

  • C

    \(\left( P \right)\) và \(\left( S \right)\) không có điểm chung

  • D

    \(\left( P \right)\) cắt \(\left( S \right)\) tại hai điểm phân biệt

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nếu \(OH < R\) thì \(\left( P \right)\) cắt \(\left( S \right)\) theo giao tuyến là một đường tròn.

Câu 16 :

Thể tích khối nón có bán kính đáy \(r = 2cm\) và \(h = 3cm\) là:

  • A

    \(4\pi c{m^3}\)

  • B

    \(\dfrac{4}{3}\pi c{m^3}\)

  • C

    \(2\pi c{m^3}\)

  • D

    \(6\pi c{m^3}\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng công thức tính thể tích khối nón \(V = \dfrac{1}{3}\pi {r^2}h\).

Lời giải chi tiết :

Áp dụng công thức tính thể tích khối nón \(V = \dfrac{1}{3}\pi {r^2}h = \dfrac{1}{3}\pi {.2^2}.3 = 4\pi c{m^3}\) 

Câu 17 :

Cho tam giác $ABO$ vuông tại $O$, có góc \(\widehat {BAO} = {30^0},AB = a\) . Quay tam giác $ABO$ quanh trục $AO$ ta được một hình nón có diện tích xung quanh bằng:

  • A

    \(\dfrac{{\pi {a^2}\sqrt 3 }}{4}\).

  • B

    \(2\pi {a^2}\).

  • C

    \(\dfrac{{\pi {a^2}}}{2}\)

  • D

    \(\dfrac{{\pi {a^2}}}{4}\).

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Công thức tính diện tích xung quanh \({S_{xq}} = \pi rl\).

Lời giải chi tiết :

Hình nón thu được có đường sinh $l = AB = a$; bán kính đáy

$r = OB = AB.\sin 30^\circ  = \dfrac{a}{2}$ và diện tích xung quanh là

${S_{xq}} = \pi rl = \dfrac{{\pi {a^2}}}{2}$

Câu 18 :

Khi sản xuất vỏ lon sữa bò hình trụ, các nhà thiết kế luôn đặt mục tiêu sao cho chi phí nguyên liệu làm vỏ lon là ít nhất, tức là diện tích toàn phần của hình trụ là nhỏ nhất. Muốn thể tích khối trụ đó bằng $V$ và diện tích toàn phần phần hình trụ nhỏ nhất thì bán kính đáy $R$ bằng:

  • A

    \(R = \sqrt[3]{{\dfrac{V}{{2\pi }}}}\).

  • B

    \(R = \sqrt[3]{{\dfrac{V}{\pi }}}\).

  • C

    \(R = \sqrt[{}]{{\dfrac{V}{{2\pi }}}}\).

  • D

    \(R = \sqrt[{}]{{\dfrac{V}{\pi }}}\).

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Tính độ dài đường cao hình trụ theo \(V\) và \(R\), sử dụng công thức \(V = \pi {R^2}h\)

- Tính diện tích toàn phần của hình trụ theo \(V\) và \(R\), sau đó sử dụng bất đẳng thức Cô-si để đánh giá GTNN.

Lời giải chi tiết :

Hình trụ đó có chiều cao $h = \dfrac{V}{{\pi {R^2}}}$ và diện tích toàn phần

${S_{tp}} = 2\pi {R^2} + 2\pi Rh = 2\pi {R^2} + \dfrac{{2V}}{R} = 2\pi {R^2} + \dfrac{V}{R} + \dfrac{V}{R} \ge 3\sqrt[3]{{2\pi {R^2}.\dfrac{V}{R}.\dfrac{V}{R}}} = 3\sqrt[3]{{2\pi {V^2}}}$

Dấu “=” xảy ra ⇔$2\pi {R^2} = \dfrac{V}{R} \Leftrightarrow {R^3} = \dfrac{V}{{2\pi }} \Leftrightarrow R = \sqrt[3]{{\dfrac{V}{{2\pi }}}}$

Câu 19 :

Cho hình trụ có các đáy là hình tròn tâm $O$ và tâm $O'$ , bán kính đáy bằng chiều cao và bằng $4cm$. Trên đường tròn đáy tâm $O$ lấy điểm $A$, trên đường tròn đáy tâm $O'$ lấy điểm B sao cho $AB = 4\sqrt 3 cm$. Thể tích khối tứ diện $AOO'B$ là:

  • A

    $\dfrac{{32}}{3}c{m^3}$

  • B

    $32c{m^3}$

  • C

    $\dfrac{{64}}{3}c{m^3}$

  • D

    $64c{m^3}$

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Chứng minh \(O'B \bot \left( {AOO'} \right)\).

- Tính thể tích \({V_{AOO'B}} = {V_{B.AOO'}} = \dfrac{1}{3}{S_{\Delta AOO'}}.O'B\)

Lời giải chi tiết :

Tam giác \(OAO'\) vuông tại \(O\) nên:

\(O'A = \sqrt {O{A^2} + O'{O^2}}  = \sqrt {{4^2} + {4^2}}  = 4\sqrt 2 \)

Tam giác \(AO'B\) có:

\(O'{A^2} + O'{B^2} = A{B^2}\) nên tam giác \(AO'B\) vuông tại \(O'\)

Ta có $\left\{ \begin{array}{l}O'B \bot {\rm{OO'}}\\O'B \bot A{\rm{O'}}\end{array} \right. \Rightarrow O'B \bot \left( {{\rm{AOO'}}} \right)$

${S_{\Delta AOO'}} = \dfrac{1}{2}OA.OO= \dfrac{1}{2}.4.4 = 8$

$ \Rightarrow {V_{AOO'B}} = \dfrac{1}{3}{S_{\Delta AOO'}}.O'B = \dfrac{1}{3}.8.4 = \dfrac{{32}}{3}$

Câu 20 :

Cho hình chóp $S.ABC$ có đáy $ABC$ là tam giác đều cạnh bằng $1$, mặt bên $SAB$ là tam giác đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng đáy. Tính thể tích $V$ của khối cầu ngoại tiếp hình chóp đã cho.

  • A

    $V = \dfrac{{5\sqrt {15} \pi }}{{18}}$

  • B

    $V = \dfrac{{5\sqrt {15} \pi }}{{54}}$          

  • C

    $V = \dfrac{{4\sqrt 3 \pi }}{{27}}$

  • D

    $V = \dfrac{{5\pi }}{3}$

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Xác định tâm đáy và trục tam giác đáy \(ABC\).

- Xác định trục tam giác \(SAB\): là đường thẳng vuông góc với mặt phẳng \(\left( {SAB} \right)\) tại tâm của tam giác.

- Giao điểm của hai đường thẳng trên là tâm mặt cầu ngoại tiếp hình chóp.

Lời giải chi tiết :

Gọi $M,N,P,Q$ lần lượt là trung điểm $AB$, tâm đường tròn ngoại tiếp $\Delta SAB$, tâm mặt cầu ngoại tiếp hình chóp và tâm đường tròn ngoại tiếp $\Delta ABC \Rightarrow MNPQ$ là hình vuông suy ra

$PN = MQ = \dfrac{1}{3}.\dfrac{{\sqrt 3 }}{2} = \dfrac{{\sqrt 3 }}{6};NB = \dfrac{2}{3}.\dfrac{{\sqrt 3 }}{2} = \dfrac{{\sqrt 3 }}{3}$

Bán kính mặt cầu ngoại tiếp chóp là $R = PB = \sqrt {P{N^2} + N{B^2}}  = \dfrac{{\sqrt {15} }}{6}$

Thể tích $V = \dfrac{4}{3}\pi {R^3} = \dfrac{{5\sqrt {15} \pi }}{{54}}$

Câu 21 :

Cho hình chóp $S.ABC$ có $SA \bot (ABC);AC = b,AB = c,\widehat {BAC} = \alpha $. Gọi $B',C'$ lần lượt là hình chiếu vuông góc của $A$ lên $SB,SC$. Tính bán kính mặt cầu ngoại tiếp khối chóp $A.{\rm{ }}BCC'B'$ theo $b,c,\alpha $

  • A

    \(R = 2\sqrt {{b^2} + {c^2} - 2bc\cos \alpha } \)       

  • B

    \(R = \dfrac{{\sqrt {{b^2} + {c^2} - 2bc\cos \alpha } }}{{\sin 2\alpha }}\)  

  • C

    $R = \dfrac{{\sqrt {{b^2} + {c^2} - 2bc\cos \alpha } }}{{2\sin \alpha }}$  

  • D

    $R = \dfrac{{2\sqrt {{b^2} + {c^2} - 2bc\cos \alpha } }}{{\sin \alpha }}$ 

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ Chứng minh được tâm mặt cầu ngoại tiếp của hình chóp $ABCC'B'$  trùng với tâm đường tròn ngoại tiếp của tam giác  

Lời giải chi tiết :

Gọi $AA'$  là đường kính của đường tròn ngoại tiếp tam giác $ABC$

\(AC \bot A'C;\,AB \bot A'B\)

Ta chứng minh \(AC' \bot A'C'\)

\(SA \bot A'C;\,AC \bot A'C \Rightarrow A'C \bot AC'\)

Mà \(AC' \bot SC \Rightarrow AC' \bot A'C'\)

Tương tự \(AB' \bot A'B'\)

Như vậy $B,C,C',B'$ cùng nhìn $AA'$  bằng $1$  góc vuông nên $A,B,C,B',C'$ cùng thuộc $1$  mặt cầu có đường kính là $AA'$  và cũng đồng thời là đường kính của đường tròn ngoại tiếp tam giác $ABC$.

Tính \(BC = \sqrt {{b^2} + {c^2} - 2b\cos \alpha } \)

Trong tam giác \(ABC:\dfrac{{BC}}{{\sin A}} = 2R \Rightarrow R = \dfrac{{\sqrt {{b^2} + {c^2} - 2bc\cos \alpha } }}{{2\sin \alpha }}\)

Câu 22 :

Cho hình chóp tam giác đều $S.ABC$ có đáy $ABC$ là tam giác đều cạnh $a$, cạnh \(SA = \dfrac{{2a\sqrt 3 }}{3}\) . Gọi $D$ là điểm đối xứng của $B$ qua $C$. Tính bán kính $R$ của mặt cầu ngoại tiếp hình chóp $S.ABD$ 

  • A

    \(R = \dfrac{{a\sqrt {39} }}{7}\)                 

  • B

    \(R = \dfrac{{a\sqrt {35} }}{7}\)                    

  • C

    \(R = \dfrac{{a\sqrt {37} }}{6}\)                      

  • D

    \(R = \dfrac{{a\sqrt {13} }}{7}\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+Xác định trục đường tròn ngoại tiếp của mặt phẳng đáy

+Xác định trục đường tròn ngoại tiếp của một mặt bên (Chọn mặt là tam giác đặc biệt)

+Tìm tâm của mặt cầu ngoại tiếp là giao của hai đường thẳng vừa xác định, từ đó tính bán kính mặt cầu ngoại tiếp hình chóp

Lời giải chi tiết :

Do $D$ đối xứng với $C$ qua $B$ nên có $BC = DC = AC$ suy ra tam giác $ABD$ là tam giác vuông tại $A$.

Kẻ đường thẳng $d$ qua $C$ vuông góc với đáy, đường thẳng này là trục đường tròn ngoại tiếp tam giác đáy $ABD$ .

Tam giác $SAB$ cân tại $S$ , gọi $M$ là trung điểm $AB,H$ là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác $SAB$

 \( \Rightarrow H \in SM;SM = \sqrt {S{A^2} - A{M^2}}  = \dfrac{{a\sqrt {13} }}{{2\sqrt 3 }}\)

\(SH = \dfrac{{AB.SA.SB}}{{4.{S_{SAB}}}} = \dfrac{{{{\left( {\dfrac{{2a}}{{\sqrt 3 }}} \right)}^2}.a}}{{4.\dfrac{1}{2}.a.AM}} = \dfrac{{4a}}{{\sqrt {39} }}\)

Trong $\left( {SAC} \right)$  dựng\(HI \bot SM\left( {I \in d} \right)(1)\).

Mà \(\left\{ \begin{array}{l}AB \bot SM\\AB \bot MC\end{array} \right. \Rightarrow AB \bot \left( {SMC} \right) \Rightarrow AB \bot HI(2)\)

Từ (1), (2) suy ra \(HI \bot \left( {SAB} \right)\) , suy ra $I$ là tâm đường tròn ngoại tiếp hình chóp $S.ABD$

Gọi \(Q = MS \cap CI\), xét tam giác $SCM$ có

\(\dfrac{{SM}}{{QM}} = \dfrac{{MG}}{{MC}} = \dfrac{1}{3}\) \( \Rightarrow QM = 3SM = 3.\dfrac{{a\sqrt {13} }}{{2\sqrt 3 }} = \dfrac{{a\sqrt {39} }}{2}\)

\( \Rightarrow QH = QM - MS + HS\) \( = \dfrac{{a\sqrt {39} }}{2} - \dfrac{{a\sqrt {13} }}{{2\sqrt 3 }} + \dfrac{{4a}}{{\sqrt {39} }} = \dfrac{{17a}}{{\sqrt {39} }}\)

\(QC = \sqrt {Q{M^2} - M{C^2}}  = 3a\)

Xét: \(\Delta QHI \sim \Delta QCM \Rightarrow \dfrac{{HI}}{{CM}} = \dfrac{{HQ}}{{QC}}\) \( \Rightarrow HI = \dfrac{{HQ.CM}}{{QC}} = \dfrac{{17a}}{{6\sqrt {13} }}\)

\( \Rightarrow R = SI = \sqrt {H{I^2} + H{S^2}}  = \sqrt {{{\left( {\dfrac{{a\sqrt {17} }}{{6\sqrt {13} }}} \right)}^2} + {{\left( {\dfrac{{4a}}{{\sqrt {39} }}} \right)}^2}}  = \dfrac{{a\sqrt {37} }}{6}\)

Câu 23 :

Cho hình chóp đều $n$ cạnh $(n \ge 3)$. Cho biết bán kính đường tròn ngoại tiếp đa giác đáy là $R$ và góc giữa mặt bên và mặt đáy bằng ${60^0}$ , thể tích khối chóp bằng $\dfrac{{3\sqrt 3 }}{4}{R^3}$  . Tìm $n$?

  • A

    $n = 4$

  • B

    $n = 8$

  • C

    $n = 10$

  • D

    $n = 6$

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Gọi $I$ là trung điểm của ${A_1}{A_2}$.

- Tính \(SO \Rightarrow \) diện tích đa giác đáy.

- Viết công thức tính diện tích đa giác đáy theo \(n\) rồi thử đáp án.

Lời giải chi tiết :

Giả sử đáy là đa giác đều ${A_1}{A_2}...{A_n}$. $O$ là tâm đáy, chóp có chiều cao là $SH$ . Gọi $I$ là trung điểm của ${A_1}{A_2}$

Ta có : $I{A_1} = R.\sin \dfrac{\pi }{n};OI = R.\cos \dfrac{\pi }{n}$

$SO = OI.\tan {60^0} = R.\cos \dfrac{\pi }{n}.\sqrt 3  = R\sqrt 3 .\cos \dfrac{\pi }{n}$

Diện tích đáy : $S = \dfrac{{3V}}{{SO}} = \dfrac{{3.\dfrac{{3\sqrt 3 }}{4}.{R^3}}}{{R\sqrt 3 .cos\dfrac{\pi }{n}}} = \dfrac{{9{R^2}}}{{4\cos \dfrac{\pi }{n}}}$

Mà $S = n.\dfrac{1}{2}{R^2}.\sin \dfrac{{2\pi }}{n} \Rightarrow \dfrac{{9{R^2}}}{{4\cos \dfrac{\pi }{n}}} = n.\dfrac{1}{2}.{R^2}.\sin \dfrac{{2\pi }}{n}$

$ \Leftrightarrow n\sin \dfrac{{2\pi }}{n}\cos \dfrac{\pi }{n} = \dfrac{9}{2}$

Thử các giá trị của $n$ ở các đáp án ta được \(n = 6\).

Câu 24 :

Có 4 viên bi hình cầu bán kính bằng 1cm. Người ta đặt 3 viên bi tiếp xúc nhau và cùng tiếp xúc với mặt bàn. Sau đó đai 3 viên bi đó lại và đặt 1 viên bi thứ 4 tiếp xúc vởi cả 3 viên bi trên như hình vẽ bên dưới. Gọi O là điểm thuộc bề mặt của viên bi thứ 4 có khoảng cách đến mặt bàn là lớn nhất. Khoảng cách từ O đến mặt bàn bằng

  • A

    $\dfrac{7}{2}.$         

  • B

    $\dfrac{{6 + 2\sqrt 6 }}{3}.$           

  • C

    $\dfrac{{3 + 2\sqrt 6 }}{3}.$

  • D

    $\dfrac{{4\sqrt 6 }}{3}.$

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Gọi tâm của các viên bi lần lượt là $A, B, C, D.$

Vì 4 viên bi tiếp xúc nhau, nên các điểm tiếp xúc của đôi một 4 viên bi này là trung điểm của các cạnh của tứ diện đều $ABCD$.

Khoảng cách từ $O $ đến mặt bàn bằng $OJ = OA + AI + IJ$ ($I$ là tâm của tam giác $BCD$)

Tính $ AI.$

Lời giải chi tiết :

Tứ diện đều $ABCD$ có cạnh đều bằng $2$ (do $BC = BM + MC = 1 + 1 = 2$).

Tam giác $ACD$ đều, cạnh bằng $2$ => Chiều cao $AN = 2.\dfrac{{\sqrt 3 }}{2} = \sqrt 3 $

Tam giác $BCD $ đều, cạnh bằng $2$, $I$ là trọng tâm

=> $IN = \dfrac{1}{3}BN = \dfrac{1}{3}.\sqrt 3  = \dfrac{{\sqrt 3 }}{3}$

Tam giác $AIN$ vuông tại $I,$ theo Pytago ta có: $AI = \sqrt {A{N^2} - I{N^2}}  = \sqrt {{{\left( {\sqrt 3 } \right)}^2} - {{\left( {\dfrac{{\sqrt 3 }}{3}} \right)}^2}}  = \sqrt {\dfrac{8}{3}}  = \dfrac{{\sqrt {24} }}{3} = \dfrac{{2\sqrt 6 }}{3}$

Vậy, khoảng cách từ $O $ đến mặt bàn bằng $OJ = OA + AI + IJ = 1 + $ $\dfrac{{2\sqrt 6 }}{3}$ $+ 1 = $ $\dfrac{{6 + 2\sqrt 6 }}{3}$

Câu 25 :

Hai quả bóng hình cầu có kích thước khác nhau được đặt ở hai góc của một căn nhà hình hộp chữ nhật sao cho mỗi quả bóng đều tiếp xúc với hai bức tường và nền của nhà đó. Biết rằng trên bề mặt của quả bóng đều tồn tại một điểm có khoảng cách đến hai bức tường và nền nhà mà nó tiếp xúc bằng $1, 2, 4.$ Tổng độ dài đường kính của hai quả bóng đó.

  • A

    $6$

  • B

    $14$

  • C

    $12$

  • D

    $10$

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Gắn hệ tọa độ $Oxyz,$ tìm bán kính quả bóng chính là bán kính của mặt cầu. 

(Chỉ áp dụng khi HS đã học chương tọa độ trong không gian).

Lời giải chi tiết :

Xét quả bóng tiếp xúc với các bức tường và chọn hệ trục $Oxyz$ như hình vẽ bên (tương tự với góc tường còn lại).

Gọi $I\left( {a;a;a} \right)$ là tâm của mặt cầu (tâm quả bóng) và $R = a.$

$ \Rightarrow $ phương trình mặt cầu của quả bóng là

$\left( S \right):{\left( {x - a} \right)^2} + {\left( {y - a} \right)^2} + {\left( {z - a} \right)^2} = {a^2}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 1 \right).$

Giả sử $M\left( {x;y;z} \right)$ nằm trên mặt cầu (bề mặt của quả bóng) sao cho $d\left( {M;\left( {Oxy} \right)} \right) = 1,\,\,d\left( {M;\left( {Oyz} \right)} \right) = 2,\,\,d\left( {M;\left( {Oxz} \right)} \right) = 3$

Khi đó $z = 1;\,\,x = 2;\,\,y = 3\,\, \Rightarrow \,\,M\left( {2;3;1} \right) \in \left( S \right)\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 2 \right).$

Từ $\left( 1 \right),\left( 2 \right)$ suy ra ${\left( {1 - a} \right)^2} + {\left( {2 - a} \right)^2} + {\left( {4 - a} \right)^2} = {a^2}$

$ \Rightarrow \,\,\left\{ \begin{array}{l}{R_1} = {a_1} = \dfrac{{7 - \sqrt 7 }}{2}\\{R_2} = {a_2} = \dfrac{{7 + \sqrt 7 }}{2}\end{array} \right. \Rightarrow \,\,{d_1} + {d_2} = 2\left( {{R_1} + {R_2}} \right) = 14.$

close