Đề kiểm tra 1 tiết Toán 12 chương 2: Hàm số lũy thừa, mũ và logarit - Đề số 1

Đề bài

Câu 1 :

Tập nghiệm của bất phương trình $\ln\left[ {\left( {x - 1} \right)\left( {x - 2} \right)\left( {x - 3} \right) + 1} \right] > 0$ là:

  • A

    $\left( {1;2} \right) \cup \left( {3; + \infty } \right)$

  • B

    $\left( { - \infty ;1} \right) \cup \left( {2;3} \right)$

  • C

    $\left( {1;2} \right) \cap \left( {3; + \infty } \right)$

  • D

    $\left( { - \infty ;1} \right) \cap \left( {2;3} \right)$

Câu 2 :

Giải phương trình $\log_{4}\left( {x-1} \right) = 3$ 

  • A

    $x = 63$

  • B

    $x = 65$

  • C

    $x = 82$ 

  • D

    $x = 80$

Câu 3 :

Trong các phương trình sau đây, phương trình nào có nghiệm?

  • A

    \({x^{\frac{2}{3}}} + 5 = 0\)

  • B

    ${(3x)^{\frac{1}{3}}} + {\left( {x - 4} \right)^{\frac{2}{5}}} = 0$

  • C

    $\sqrt {4x - 8}  + 2 = 0$

  • D

    $2{x^{\frac{1}{2}}} - 3 = 0$

Câu 4 :

Kết luận nào đúng về số thực \(a\) nếu \({\left( {\dfrac{1}{a}} \right)^{ - 0,2}} < {a^2}\)

  • A

    $0 < a < 1$

  • B

    $a > 0$

  • C

    $a > 1$

  • D

    $a < 0$

Câu 5 :

Xét hàm số \(y = {x^\alpha }\) trên tập \(\left( {0; + \infty } \right)\) có đồ thị dưới đây, chọn kết luận đúng:

  • A

    \(\alpha  = 0\)

  • B

    \(\alpha  = 1\)

  • C

    \(\alpha  > 1\)

  • D

    \(0 < \alpha  < 1\) 

Câu 6 :

Cho các số thực \(a < b < 0\). Mệnh đề nào sau đây sai?

  • A

    $\ln {\left( {ab} \right)^2} = \ln \left( {{a^2}} \right) + \ln \left( {{b^2}} \right)$

  • B

    $\ln \left( {\sqrt {ab} } \right) = \dfrac{1}{2}\left( {\ln a + \ln b} \right)$

  • C

    $\ln \left( {\dfrac{a}{b}} \right) = \ln \left| a \right| - \ln \left| b \right|$

  • D

    $\ln {\left( {\dfrac{a}{b}} \right)^2} = \ln \left( {{a^2}} \right) - \ln \left( {{b^2}} \right)$

Câu 7 :

Công thức nào sau đây là công thức tăng trưởng mũ?

  • A

    \(T = A.{e^{Nr}}\)                 

  • B

    \(T = N.{e^{Ar}}\)     

  • C

    \(T = r.{e^{NA}}\)     

  • D

    \(T = A.{e^{N - r}}\)

Câu 8 :

Tìm tập nghiệm của phương trình  \({\log _3}x + \dfrac{1}{{{{\log }_9}x}} = 3\)

  • A

    \(\left\{ {1;2} \right\}\)

  • B

    \(\left\{ {\dfrac{1}{3};9} \right\}\)

  • C

    \(\left\{ {\dfrac{1}{3};3} \right\}\)

  • D

    \(\left\{ {3;9} \right\}\)

Câu 9 :

Nếu $a > 1$ và $b > c > 0$ thì:

  • A

    ${\log _a}b > {\log _a}c$      

  • B

    ${\log _a}b < {\log _a}c$      

  • C

    ${\log _a}b < {\log _b}c$      

  • D

    ${\log _a}b > {\log _c}b$

Câu 10 :

Cho các đồ thị hàm số \(y = {a^x},y = {b^x},y = {c^x}\left( {0 < a,b,c \ne 1} \right)\), chọn khẳng định đúng:

  • A

    \(c > a > b\)

  • B

    \(c > b > a\)

  • C

    \(a > c > b\)

  • D

    \(b > a > c\) 

Câu 11 :

Viết các số sau theo thứ tự tăng dần: $a = {1^{3,8}};\,\,b = {2^{ - 1}};\,\,c = {\left( {\dfrac{1}{2}} \right)^{ - 3}}$

  • A

    $b;\,c;\,a$        

  • B

    $c;\,a;\,b$        

  • C

     $c;b;a$           

  • D

    $b;\,a;\,c$

Câu 12 :

Chọn mệnh đề đúng:

  • A

    \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \dfrac{{\ln \left( {1 + x} \right)}}{x} = 1\)

  • B

    \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \dfrac{{\ln \left( {1 - x} \right)}}{x} = 1\)

  • C

    \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \dfrac{{\ln x}}{x} = 1\)

  • D

    \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \dfrac{{\ln \left( {1 + x} \right)}}{{1 + x}} = 1\)

Câu 13 :

Chọn đẳng thức đúng:

  • A

    ${\log _2}3 =  - {\log _3}2$

  • B

    ${\log _3}2.{\log _3}\dfrac{1}{2} = 1$        

  • C

    ${\log _2}3 + {\log _3}2 = 1$

  • D

    ${\log _2}3 = \dfrac{1}{{{{\log }_3}2}}$

Câu 14 :

Tìm tập nghiệm S của bất phương trình \({5^{x + 1}} - \dfrac{1}{5} > 0\)

  • A

    \(S = \left( {1; + \infty } \right).\)

  • B

    \(S = \left( { - 1; + \infty } \right).\)

  • C

    \(S = \left( { - 2; + \infty } \right).\)    

  • D

    \(S = \left( { - \infty ; - 2} \right).\)

Câu 15 :

Giá trị $P = \dfrac{{\sqrt[5]{4}.\sqrt[4]{{64}}.{{(\sqrt[3]{{\sqrt 2 }})}^4}}}{{\sqrt[3]{{\sqrt[3]{{32}}}}}}$ là:

  • A

    \(P = {2^{\frac{{181}}{{90}}}}\)      

  • B

    \(P = {2^{\frac{{181}}{9}}}\)

  • C

    \(P = {2^{\frac{5}{6}}}\)      

  • D

    \(P = {2^{\frac{5}{3}}}\)

Câu 16 :

Tìm TXĐ của hàm số \(y = {\left( {{x^3} - 27} \right)^{\dfrac{\pi }{2}}}\) 

  • A

    \(D = R\backslash \left\{ 2 \right\}\)

  • B

    \(D = R\)

  • C

    \(D = \left[ {3; + \infty } \right)\)        

  • D

    \(D = \left( {3; + \infty } \right)\)

Câu 17 :

Với \(a\) và \(b\) là hai số thực dương tùy ý, \(\log \left( {a{b^2}} \right)\) bằng

  • A

    \(2\log a + \log b\)

  • B

    $\log a + 2\log b$

  • C

    $2\left( {\log a + \log b} \right)$

  • D

    $\log a + \dfrac{1}{2}\log b$

Câu 18 :

Sự tăng trưởng của 1 loài vi khuẩn được tính theo công thức $S = A.{e^{rt}}$ , trong đó $A$ là số lượng vi khuẩn ban đầu, $r$ là tỉ lệ tăng trưởng $(r>0)$, $t$ là thời gian tăng trưởng. Biết rằng số lượng vi khuẩn ban đầu là $150$ con và sau $5$ giờ có $450$ con, tìm số lượng vi khuẩn sau 10 giờ tăng trưởng.

  • A

    \(900\)

  • B

    \(1350\)           

  • C

    \(1050\)           

  • D

    \(1200\)

Câu 19 :

Cho hàm số \(y = {3^x} + \ln 3\). Chọn mệnh đề đúng:

  • A

    \(y' = y\ln 3 - {\ln ^2}3\)

  • B

    \(y'.\ln 3 = y + \ln 3\)

  • C

    \(y' = y - {\ln ^2}3\)

  • D

    \(y' = y - \ln 3\)

Câu 20 :

Biết hai hàm số $y = {a^x}$ và $y = f\left( x \right)$ có đồ thị như hình vẽ đồng thời đồ thị của hai hàm số này đối xứng nhau qua đường thẳng $d:y =  - x$. Tính $f\left( { - {a^3}} \right).$

  • A

    $f\left( { - {a^3}} \right) =  - {a^{ - 3a}}.$

  • B

    $f\left( { - {a^3}} \right) =  - \dfrac{1}{3}.$

  • C

    $f\left( { - {a^3}} \right) =  - 3.$

  • D

    $f\left( { - {a^3}} \right) =  - {a^{3a}}.$

Câu 21 :

Tìm các giá trị $m$ để phương trình \({2^{x + 1}} = m{.2^{x + 2}} - {2^{x + 3}}\)  luôn thỏa, \(\forall x \in \mathbb{R}\).

  • A

    \(m = \dfrac{5}{2}\)    

  • B

    \(m = \dfrac{3}{2}\)

  • C

    $m{\rm{ }} = {\rm{ }}3$         

  • D

    $m{\rm{ }} = {\rm{ }}2$

Câu 22 :

Tìm số nghiệm nguyên của bất phương trình \({\left( {\dfrac{1}{5}} \right)^{{x^2} - 2x}} \ge \dfrac{1}{{125}}\)

  • A

    Vô số

  • B

    $6$

  • C

    $4$

  • D

    $5$

Câu 23 :

Tập nghiệm của bất phương trình $({2^{{x^2} - 4}} - 1).\ln {x^2} < 0$ là:

  • A

    $\left\{ {1;2} \right\}$

  • B

    $\left( { - 2; - 1} \right) \cup \left( {1;2} \right)$       

  • C

    $\left( {1;2} \right)$

  • D

    $[1, 2]$

Câu 24 :

Bà Hoa gửi $100$ triệu vào tài khoản định kì tính lãi suất là $8\% $ một năm. Sau 5 năm, bà rút toàn bộ số tiền và dùng một nửa để sửa nhà, còn một nửa tiền bà lại đem gửi ngân hàng trong 5 năm với cùng lãi suất. Tính số tiền lãi thu được sau 10 năm.

  • A

    $81,412$ triệu

  • B

    $115,892$ triệu

  • C

    $119$ triệu     

  • D

    $78$ triệu

Câu 25 :

Gọi $m$ là số chữ số cần dùng khi viết số $2^{30}$ trong hệ thập phân và $n$ là số chữ số cần dùng khi viết số $30^2$ trong hệ nhị phân. Ta có tổng $m + n$ bằng

  • A

    $18$

  • B

    $20$

  • C

    $19$

  • D

    $21$

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Tập nghiệm của bất phương trình $\ln\left[ {\left( {x - 1} \right)\left( {x - 2} \right)\left( {x - 3} \right) + 1} \right] > 0$ là:

  • A

    $\left( {1;2} \right) \cup \left( {3; + \infty } \right)$

  • B

    $\left( { - \infty ;1} \right) \cup \left( {2;3} \right)$

  • C

    $\left( {1;2} \right) \cap \left( {3; + \infty } \right)$

  • D

    $\left( { - \infty ;1} \right) \cap \left( {2;3} \right)$

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Tìm điều kiện để hàm $\ln f\left( x \right)$ có nghĩa là $f\left( x \right) > 0$,$\ln f(x) > 0 \Leftrightarrow f(x) > 1$ sau đó tìm $x$ .

Lời giải chi tiết :

$\begin{array}{l}\ln \left[ {\left( {x - 1} \right)\left( {x - 2} \right)\left( {x - 3} \right) + 1} \right] > 0 \Leftrightarrow \left( {x - 1} \right)\left( {x - 2} \right)\left( {x - 3} \right) + 1 > 1\\ \Leftrightarrow \left( {x - 1} \right)\left( {x - 2} \right)\left( {x - 3} \right) > 0\end{array}$

$ \Rightarrow x \in (1;2) \cup (3; + \infty )$

Câu 2 :

Giải phương trình $\log_{4}\left( {x-1} \right) = 3$ 

  • A

    $x = 63$

  • B

    $x = 65$

  • C

    $x = 82$ 

  • D

    $x = 80$

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Phương trình logarit cơ bản luôn có nghiệm bất kể điều kiện của $x$ là gì.

Cụ thể: \({\log _a}x = m \Leftrightarrow x = {a^m}\)

Lời giải chi tiết :

Điều kiện $x \ge 1$

${\log _4}\left( {x - 1} \right) = 3 \Leftrightarrow x - 1 = {4^3} \Leftrightarrow x = 65$

Câu 3 :

Trong các phương trình sau đây, phương trình nào có nghiệm?

  • A

    \({x^{\frac{2}{3}}} + 5 = 0\)

  • B

    ${(3x)^{\frac{1}{3}}} + {\left( {x - 4} \right)^{\frac{2}{5}}} = 0$

  • C

    $\sqrt {4x - 8}  + 2 = 0$

  • D

    $2{x^{\frac{1}{2}}} - 3 = 0$

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Giải từng phương trình tìm nghiệm và kết luận.

Lời giải chi tiết :

Ý A: Điều kiện $x > 0$. Có ${x^{\frac{2}{3}}} + 5 > 0,\forall x > 0$ nên phương trình vô nghiệm

Ý B: Điều kiện $x > 4$. Có ${\left( {3x} \right)^{\frac{1}{3}}} + {\left( {x - 4} \right)^{\frac{2}{3}}} > 0,\forall x > 4$ nên phương trình vô nghiệm

Ý C: Điều kiện $x \ge 2$. Có $\sqrt {4x - 8}  + 2 > 0,\forall x \ge 2$ nên phương trình vô nghiệm

Ý D: Điều kiện $x > 0$. Có $2{x^{\frac{1}{2}}} - 3 = 0 \Leftrightarrow {x^{\frac{1}{2}}} = \dfrac{3}{2} \Leftrightarrow x = {\log _{\frac{1}{2}}}\dfrac{3}{2}$ (thỏa mãn)

Câu 4 :

Kết luận nào đúng về số thực \(a\) nếu \({\left( {\dfrac{1}{a}} \right)^{ - 0,2}} < {a^2}\)

  • A

    $0 < a < 1$

  • B

    $a > 0$

  • C

    $a > 1$

  • D

    $a < 0$

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng so sánh lũy thừa:

+ Với \(a > 1\) thì \({a^m} > {a^n} \Leftrightarrow m > n\)

+ Với \(0 < a < 1\) thì \({a^m} > {a^n} \Leftrightarrow m < n\)

Lời giải chi tiết :

\({\left( {\dfrac{1}{a}} \right)^{ - 0,2}} < {a^2} \Leftrightarrow {a^{0,2}} < {a^2}\)

Do \(0,2 < 2\) và có số mũ không nguyên nên ${a^{0,2}} < {a^2}$ khi $a > 1$.

Câu 5 :

Xét hàm số \(y = {x^\alpha }\) trên tập \(\left( {0; + \infty } \right)\) có đồ thị dưới đây, chọn kết luận đúng:

  • A

    \(\alpha  = 0\)

  • B

    \(\alpha  = 1\)

  • C

    \(\alpha  > 1\)

  • D

    \(0 < \alpha  < 1\) 

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng các dáng đồ thị hàm số \(y = {x^\alpha }\) ứng với các điều kiện khác nhau của \(\alpha \):

Lời giải chi tiết :

Từ hình vẽ ta thấy \(1 < {2^\alpha } < 2 \Rightarrow 0 < \alpha  < 1\)

.

Câu 6 :

Cho các số thực \(a < b < 0\). Mệnh đề nào sau đây sai?

  • A

    $\ln {\left( {ab} \right)^2} = \ln \left( {{a^2}} \right) + \ln \left( {{b^2}} \right)$

  • B

    $\ln \left( {\sqrt {ab} } \right) = \dfrac{1}{2}\left( {\ln a + \ln b} \right)$

  • C

    $\ln \left( {\dfrac{a}{b}} \right) = \ln \left| a \right| - \ln \left| b \right|$

  • D

    $\ln {\left( {\dfrac{a}{b}} \right)^2} = \ln \left( {{a^2}} \right) - \ln \left( {{b^2}} \right)$

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng công thức:

$\begin{array}{l}{\log _a}xy = {\log _a}x + {\log _a}y \Rightarrow \ln xy = \ln x + \ln y\,\left( {x,y > 0} \right)\\{\log _a}\dfrac{x}{y} = {\log _a}x - {\log _a}y \Rightarrow \ln \dfrac{x}{y} = \ln x - \ln y\left( {x,y > 0} \right)\\{\log _a}{b^n} = n.{\log _a}b(b > 0) \Rightarrow ln{b^n} = n\ln b(b > 0)\end{array}$

Lời giải chi tiết :

Do $a < b < 0$ nên đáp án B viết $\ln a, \ln b$ là sai.

Câu 7 :

Công thức nào sau đây là công thức tăng trưởng mũ?

  • A

    \(T = A.{e^{Nr}}\)                 

  • B

    \(T = N.{e^{Ar}}\)     

  • C

    \(T = r.{e^{NA}}\)     

  • D

    \(T = A.{e^{N - r}}\)

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Công thức lãi kép (hoặc công thức tăng trưởng mũ):

\(T = A.{e^{Nr}}\), ở đó \(A\) là số tiền gửi ban đầu, \(r\) là lãi suất, \(N\) là số kì hạn.

Câu 8 :

Tìm tập nghiệm của phương trình  \({\log _3}x + \dfrac{1}{{{{\log }_9}x}} = 3\)

  • A

    \(\left\{ {1;2} \right\}\)

  • B

    \(\left\{ {\dfrac{1}{3};9} \right\}\)

  • C

    \(\left\{ {\dfrac{1}{3};3} \right\}\)

  • D

    \(\left\{ {3;9} \right\}\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Giải phương trình logarit:

+ Đặt điều kiện cho phương trình

+ Biến đổi phương trình đưa về cùng cơ số

Lời giải chi tiết :

Điều kiện: \(x > 0;x \ne 1\)

${\log _3}x + \dfrac{1}{{{{\log }_9}x}} = 3 \Leftrightarrow {\log _3}x + \dfrac{2}{{{{\log }_3}x}} = 3 \Leftrightarrow {\left( {{{\log }_3}x} \right)^2} - 3{\log _3}x + 2 = 0$

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}{\log _3}x = 1\\{\log _3}x = 2\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 3\\x = {3^2} = 9\end{array} \right.\)

Câu 9 :

Nếu $a > 1$ và $b > c > 0$ thì:

  • A

    ${\log _a}b > {\log _a}c$      

  • B

    ${\log _a}b < {\log _a}c$      

  • C

    ${\log _a}b < {\log _b}c$      

  • D

    ${\log _a}b > {\log _c}b$

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng tính chất: Nếu $a > 1;b,c > 0$ thì ${\log _a}b > {\log _a}c \Leftrightarrow b > c$.

Lời giải chi tiết :

Nếu $a > 1$ và $b > c > 0$ thì ${\log _a}b > {\log _a}c$.

Câu 10 :

Cho các đồ thị hàm số \(y = {a^x},y = {b^x},y = {c^x}\left( {0 < a,b,c \ne 1} \right)\), chọn khẳng định đúng:

  • A

    \(c > a > b\)

  • B

    \(c > b > a\)

  • C

    \(a > c > b\)

  • D

    \(b > a > c\) 

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Bước 1: Quan sát các đồ thị, nhận xét về tính đơn điệu để nhận xét các cơ số.

+ Hàm số đồng biến thì cơ số lớn hơn \(1\).

+ Hàm số nghịch biến thì cơ số lớn hơn \(0\) và nhỏ hơn \(1\).

- Bước 2: So sánh các cơ số dựa vào phần đồ thị của hàm số.

- Bước 3: Kết hợp các điều kiện ở trên ta được mối quan hệ cần tìm.

Lời giải chi tiết :

Ta thấy:

- Hàm số \(y = {b^x}\) nghịch biến nên \(0 < b < 1\).

- Hàm số \(y = {a^x},y = {c^x}\) đồng biến nên \(a,c > 1 > b\), loại B và D.

- Xét phần đồ thị hai hàm số \(y = {a^x},y = {c^x}\) ta thấy phần đồ thị hàm số \(y = {c^x}\) nằm trên đồ thị hàm số \(y = {a^x}\) nên \({c^x} > {a^x},\forall x > 0 \Leftrightarrow c > a\).

Câu 11 :

Viết các số sau theo thứ tự tăng dần: $a = {1^{3,8}};\,\,b = {2^{ - 1}};\,\,c = {\left( {\dfrac{1}{2}} \right)^{ - 3}}$

  • A

    $b;\,c;\,a$        

  • B

    $c;\,a;\,b$        

  • C

     $c;b;a$           

  • D

    $b;\,a;\,c$

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Tính giá trị các số $a,b,c$ và so sánh.

Lời giải chi tiết :

Ta có: $a = {1^{3,8}} = 1$; $b = {2^{ - 1}} = \dfrac{1}{2} = 0,5$$c = {\left( {\dfrac{1}{2}} \right)^{ - 3}} = {2^3} = 8.$

$0,5 < 1 < 8 \Rightarrow b < a < c$

Câu 12 :

Chọn mệnh đề đúng:

  • A

    \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \dfrac{{\ln \left( {1 + x} \right)}}{x} = 1\)

  • B

    \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \dfrac{{\ln \left( {1 - x} \right)}}{x} = 1\)

  • C

    \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \dfrac{{\ln x}}{x} = 1\)

  • D

    \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \dfrac{{\ln \left( {1 + x} \right)}}{{1 + x}} = 1\)

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Giới hạn cần nhớ: \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \dfrac{{\ln \left( {1 + x} \right)}}{x} = 1\)

Câu 13 :

Chọn đẳng thức đúng:

  • A

    ${\log _2}3 =  - {\log _3}2$

  • B

    ${\log _3}2.{\log _3}\dfrac{1}{2} = 1$        

  • C

    ${\log _2}3 + {\log _3}2 = 1$

  • D

    ${\log _2}3 = \dfrac{1}{{{{\log }_3}2}}$

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng công thức ${\log _a}b = \dfrac{1}{{{{\log }_b}a}} \Leftrightarrow {\log _a}b.{\log _b}a = 1\left( {0 < a,b \ne 1} \right)$

Lời giải chi tiết :

Áp dụng công thức ${\log _a}b = \dfrac{1}{{{{\log }_b}a}} \Leftrightarrow {\log _a}b.{\log _b}a = 1\left( {0 < a,b \ne 1} \right)$ ta được:

${\log _2}3 = \dfrac{1}{{{{\log }_3}2}}$ nên D đúng.

Câu 14 :

Tìm tập nghiệm S của bất phương trình \({5^{x + 1}} - \dfrac{1}{5} > 0\)

  • A

    \(S = \left( {1; + \infty } \right).\)

  • B

    \(S = \left( { - 1; + \infty } \right).\)

  • C

    \(S = \left( { - 2; + \infty } \right).\)    

  • D

    \(S = \left( { - \infty ; - 2} \right).\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng cách giải về bất phương trình mũ, đưa bất phương trình về cùng cơ số 5. Sau đó sử dụng công thức: ${a^{f(x)}} > {a^{g(x)}} \Leftrightarrow f(x) > g(x),(a > 1)$

Lời giải chi tiết :

Ta có: ${5^{x + 1}} - \dfrac{1}{5} > 0 \Leftrightarrow {5^{x + 1}} > \dfrac{1}{5} = {5^{ - 1}} \Leftrightarrow x + 1 > - 1 \Leftrightarrow x >  - 2$

Câu 15 :

Giá trị $P = \dfrac{{\sqrt[5]{4}.\sqrt[4]{{64}}.{{(\sqrt[3]{{\sqrt 2 }})}^4}}}{{\sqrt[3]{{\sqrt[3]{{32}}}}}}$ là:

  • A

    \(P = {2^{\frac{{181}}{{90}}}}\)      

  • B

    \(P = {2^{\frac{{181}}{9}}}\)

  • C

    \(P = {2^{\frac{5}{6}}}\)      

  • D

    \(P = {2^{\frac{5}{3}}}\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng các tính chất \({a^{\dfrac{m}{n}}} = \sqrt[n]{{{a^m}}};\sqrt[m]{{\sqrt[n]{a}}} = \sqrt[{mn}]{a}\)  để biến đổi và rút gọn \(P\).

Lời giải chi tiết :

$P = \dfrac{{\sqrt[5]{4}.\sqrt[4]{{64}}.{{(\sqrt[3]{{\sqrt 2 }})}^4}}}{{\sqrt[3]{{\sqrt[3]{{32}}}}}} = \dfrac{{{2^{\frac{2}{5}}}{{.2}^{\frac{6}{4}}}{{.2}^{\frac{4}{6}}}}}{{{2^{\frac{5}{9}}}}} = {2^{\frac{2}{5} + \frac{6}{4} + \frac{4}{6} - \frac{5}{9}}} = {2^{\frac{{181}}{{90}}}}$

Vậy \(P = {2^{\frac{{181}}{{90}}}}.\)

Câu 16 :

Tìm TXĐ của hàm số \(y = {\left( {{x^3} - 27} \right)^{\dfrac{\pi }{2}}}\) 

  • A

    \(D = R\backslash \left\{ 2 \right\}\)

  • B

    \(D = R\)

  • C

    \(D = \left[ {3; + \infty } \right)\)        

  • D

    \(D = \left( {3; + \infty } \right)\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng lý thuyết: Lũy thừa với số mũ không nguyên thì cơ số phải dương.

Lời giải chi tiết :

Hàm số \(y = {\left( {{x^3} - 27} \right)^{\dfrac{\pi }{2}}}\) xác định khi \({x^3} - 27 > 0 \Leftrightarrow x > 3\).

Câu 17 :

Với \(a\) và \(b\) là hai số thực dương tùy ý, \(\log \left( {a{b^2}} \right)\) bằng

  • A

    \(2\log a + \log b\)

  • B

    $\log a + 2\log b$

  • C

    $2\left( {\log a + \log b} \right)$

  • D

    $\log a + \dfrac{1}{2}\log b$

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng các công thức biến đổi logarit: \(\log \left( {xy} \right) = \log x + \log y;\;\;\log {x^n} = n\log x\) với \(x;y\) là các số thực dương.

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(\log \left( {a{b^2}} \right) = \log a + \log {b^2} = \log a + 2\log b\)

Câu 18 :

Sự tăng trưởng của 1 loài vi khuẩn được tính theo công thức $S = A.{e^{rt}}$ , trong đó $A$ là số lượng vi khuẩn ban đầu, $r$ là tỉ lệ tăng trưởng $(r>0)$, $t$ là thời gian tăng trưởng. Biết rằng số lượng vi khuẩn ban đầu là $150$ con và sau $5$ giờ có $450$ con, tìm số lượng vi khuẩn sau 10 giờ tăng trưởng.

  • A

    \(900\)

  • B

    \(1350\)           

  • C

    \(1050\)           

  • D

    \(1200\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Tính tỉ lệ tăng trưởng \(r\).

- Sử dụng công thức $S = A.{e^{rt}}$ để tính số lượng vi khuẩn.

Lời giải chi tiết :

Ta có: $450 = 150.{e^{5r}}$

$ =  > {e^{5r}} = 3 \Leftrightarrow 5r = \ln 3 =  > r = \dfrac{{\ln 3}}{5}$

Số lượng vi khuẩn sau 10 giờ tăng trưởng là:

$S = 150.{e^{10.\dfrac{{\ln 3}}{5}}} = 150.{\left( {{e^{\ln 3}}} \right)^2} = {150.3^2} = 1350$(con)

Câu 19 :

Cho hàm số \(y = {3^x} + \ln 3\). Chọn mệnh đề đúng:

  • A

    \(y' = y\ln 3 - {\ln ^2}3\)

  • B

    \(y'.\ln 3 = y + \ln 3\)

  • C

    \(y' = y - {\ln ^2}3\)

  • D

    \(y' = y - \ln 3\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Áp dụng công thức tính đạo hàm hàm số mũ \(y = {a^x} \Rightarrow y' = {a^x}\ln a\).

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(y = {3^x} + \ln 3 \Rightarrow y' = {3^x}\ln 3\)

Lại có: \(y = {3^x} + \ln 3 \Rightarrow {3^x} = y - \ln 3 \Rightarrow y' = \left( {y - \ln 3} \right)\ln 3 = y\ln 3 - {\ln ^2}3\) 

Câu 20 :

Biết hai hàm số $y = {a^x}$ và $y = f\left( x \right)$ có đồ thị như hình vẽ đồng thời đồ thị của hai hàm số này đối xứng nhau qua đường thẳng $d:y =  - x$. Tính $f\left( { - {a^3}} \right).$

  • A

    $f\left( { - {a^3}} \right) =  - {a^{ - 3a}}.$

  • B

    $f\left( { - {a^3}} \right) =  - \dfrac{1}{3}.$

  • C

    $f\left( { - {a^3}} \right) =  - 3.$

  • D

    $f\left( { - {a^3}} \right) =  - {a^{3a}}.$

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Tìm hàm số \(y = f\left( x \right)\).

- Tính giá trị \(f\left( { - {a^3}} \right)\) theo công thức vừa tìm được ở trên.

Lời giải chi tiết :

Giả sử \(M\left( {{x_M};{y_M}} \right)\) là điểm thuộc hàm số \(y = {a^x}\); \(N\left( {{x_0};{y_0}} \right)\) là điểm đối xứng của \(M\) qua đường thẳng \(y =  - x\).

Gọi \(I\) là trung điểm của \(MN \Rightarrow I\left( {\dfrac{{{x_M} + {x_0}}}{2};\dfrac{{{y_M} + {y_0}}}{2}} \right)\).

Vì \(M,{\rm{ }}N\) đối xứng nhau qua $d$ $ \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}I \in d\\\overrightarrow {MN} //\overrightarrow {{n_d}} \end{array} \right.$$ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\dfrac{{{y_M} + {y_0}}}{2} =  - \dfrac{{{x_M} + {x_0}}}{2}\\\dfrac{{{x_M} - {x_0}}}{1} = \dfrac{{{y_M} - {y_0}}}{1}\end{array} \right.$ $ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x_0} =  - {y_M}\\{y_0} =  - {x_M}\end{array} \right.$

Ta có \(M\left( {{x_M};{y_M}} \right) \in \) đồ thị \(y = {a^x}\) nên \({y_M} = {a^{{x_M}}}\).

Do đó ${x_0} =  - {y_M} =  - {a^{{x_M}}} =  - {a^{ - {y_0}}}$$ \Rightarrow  - {y_0} = {\log _a}\left( { - {x_0}} \right) \Leftrightarrow {y_0} =  - {\log _a}\left( { - {x_0}} \right)$.

Điều này chứng tỏ điểm \(N\) thuộc đồ thị hàm số $f\left( x \right) = - {\log _a}\left( { - x} \right)$.

Khi đó \(f\left( { - {a^3}} \right) =  - {\log _a}{a^3} =  - 3.\)

Câu 21 :

Tìm các giá trị $m$ để phương trình \({2^{x + 1}} = m{.2^{x + 2}} - {2^{x + 3}}\)  luôn thỏa, \(\forall x \in \mathbb{R}\).

  • A

    \(m = \dfrac{5}{2}\)    

  • B

    \(m = \dfrac{3}{2}\)

  • C

    $m{\rm{ }} = {\rm{ }}3$         

  • D

    $m{\rm{ }} = {\rm{ }}2$

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng phương pháp đồng nhất hệ số.

Lời giải chi tiết :

\({2^{x + 1}} = m{.2^{x + 2}} - {2^{x + 3}}{\rm{ }} \Leftrightarrow {2^{x + 1}} = m{.2^{x + 1 + 1}} - {2^{x + 1 + 2}} \)

$\Leftrightarrow {2^{x + 1}} = m{.2.2^{x + 1}} - {2^2}{.2^{x + 1}} \Leftrightarrow {2^{x + 1}} = (2m - 4){2^{x + 1}}$

\( \Leftrightarrow 2m - 4 = 1 \Leftrightarrow m = \dfrac{5}{2}\)

Câu 22 :

Tìm số nghiệm nguyên của bất phương trình \({\left( {\dfrac{1}{5}} \right)^{{x^2} - 2x}} \ge \dfrac{1}{{125}}\)

  • A

    Vô số

  • B

    $6$

  • C

    $4$

  • D

    $5$

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Giải bất phương trình mũ với \(0 < a < 1\) thì ${a^{f\left( x \right)}} \ge {a^{g\left( x \right)}} \Leftrightarrow f\left( x \right) \le g\left( x \right)$ 

Lời giải chi tiết :

Ta có

${\left( {\dfrac{1}{5}} \right)^{{x^2} - 2{\rm{x}}}} \ge \dfrac{1}{{125}} \Leftrightarrow {\left( {\dfrac{1}{5}} \right)^{{x^2} - 2{\rm{x}}}} \ge {\left( {\dfrac{1}{5}} \right)^3} $

$\Leftrightarrow {x^2} - 2{\rm{x}} \le 3 \Leftrightarrow {x^2} - 2{\rm{x - 3}} \le {\rm{0}} \Leftrightarrow {\rm{ - 1}} \le {\rm{x}} \le {\rm{3}}$

Số nghiệm nguyên là $5$.

Câu 23 :

Tập nghiệm của bất phương trình $({2^{{x^2} - 4}} - 1).\ln {x^2} < 0$ là:

  • A

    $\left\{ {1;2} \right\}$

  • B

    $\left( { - 2; - 1} \right) \cup \left( {1;2} \right)$       

  • C

    $\left( {1;2} \right)$

  • D

    $[1, 2]$

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng phương pháp giải bất phương trình mũ và bất phương trình logarit.

Lời giải chi tiết :

Điều kiện: \(x \ne 0\).

\(\begin{array}{l}({2^{{x^2} - 4}} - 1) \ln{x^2} < 0 \Rightarrow \left[ \begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}({2^{{x^2} - 4}} - 1) > 0\\ \ln{x^2} < 0\end{array} \right.\\\left\{ \begin{array}{l}({2^{{x^2} - 4}} - 1) < 0\\ \ln{x^2} > 0\end{array} \right.\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}{2^{{x^2} - 4}} > 1\\{x^2} < 1\end{array} \right.\\\left\{ \begin{array}{l}{2^{{x^2} - 4}} < 1\\{x^2} > 1\end{array} \right.\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}{x^2} - 4 > 0\\{x^2} < 1\end{array} \right.\\\left\{ \begin{array}{l}{x^2} - 4 < 0\\{x^2} > 1\end{array} \right.\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}x > 2;x <  - 2\\ - 1 < x < 1\end{array} \right.\\\left\{ \begin{array}{l} - 2 < x < 2\\x > 1;x <  - 1\end{array} \right.\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} - 2 < x <  - 1\\1 < x < 2\end{array} \right. \Rightarrow x \in \left( { - 2; - 1} \right) \cup \left( {1;2} \right)\end{array}\)

Câu 24 :

Bà Hoa gửi $100$ triệu vào tài khoản định kì tính lãi suất là $8\% $ một năm. Sau 5 năm, bà rút toàn bộ số tiền và dùng một nửa để sửa nhà, còn một nửa tiền bà lại đem gửi ngân hàng trong 5 năm với cùng lãi suất. Tính số tiền lãi thu được sau 10 năm.

  • A

    $81,412$ triệu

  • B

    $115,892$ triệu

  • C

    $119$ triệu     

  • D

    $78$ triệu

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Tính số tiền bà Hoa rút ra sau 5 năm theo công thức $T = A{\left( {1 + r} \right)^N}$.

- Tính số tiền lãi lần đầu.

- Tính số tiền bà đem gửi lần 2.

- Tính số tiền sau 5 năm lần 2 theo công thức: $T = A{\left( {1 + r} \right)^N}$

- Tính số tiền lãi lần 2 và suy ra đáp số.

Lời giải chi tiết :

Số tiền bà Hoa rút sau 5 năm đầu là: $100{\left( {1 + 8\% } \right)^5} = 146,932$ triệu.

Số tiền lãi lần 1 là: $146,932 - 100 = 46,932$ triệu.

Số tiền bà gửi tiếp vào ngân hàng là: $146,932:2 = 73,466$ triệu

Số tiền và có sau 5 năm là: $73,466{\left( {1 + 8\% } \right)^5} = 107,946$ triệu.

Số tiền lãi lần 2 là: $107,946 - 73,466 = 34,480$ triệu.

Tổng số tiền lãi sau 2 lần là: $46,932 + 34,480 = 81,412$ triệu.

Câu 25 :

Gọi $m$ là số chữ số cần dùng khi viết số $2^{30}$ trong hệ thập phân và $n$ là số chữ số cần dùng khi viết số $30^2$ trong hệ nhị phân. Ta có tổng $m + n$ bằng

  • A

    $18$

  • B

    $20$

  • C

    $19$

  • D

    $21$

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Số chữ số cần dùng khi viết số $A$ trong hệ thập phân là $[\log A] + 1$ với $[x]$ là số nguyên lớn nhất nhỏ hơn hoặc bằng $x$

Tổng quát: số chữ số cần dùng khi viết số $A$ trong hệ $n–$phân là $[\log _{n} A] + 1$

Lời giải chi tiết :

Dựa vào 2 kết quả trên ta có

$\begin{array}{l}m = \left[ {\log {2^{30}}} \right] + 1 = \left[ {30\log 2} \right] + 1 = 10\\n = \left[ {{{\log }_2}{{30}^2}} \right] + 1 = \left[ {2{{\log }_2}30} \right] + 1 = 10\\ \Rightarrow m + n = 20\end{array}$

close