Đề cương ôn tập học kì 1 Lịch sử 7

Đề cương ôn tập học kì 1 lịch sử 7 - Đề được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Quảng cáo

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN LỊCH SỬ LỚP 7

1. Sự hình thành của xã hội phong kiến Châu Âu. Điểm khác biệt của nhà nước châu Âu và phương Đông.

- Thế kỉ V, các bộ tộc Giec man xâm chiếm, tiêu diệt các quốc gia cổ đại phương Tây

- Các tướng lĩnh quân sự và quí tộc chiếm ruộng đất của chủ nô, trở nên quyền thế và giàu có, gọi là lãnh chúa

- Nô lệ và nông dân thành nông nô

-> Hình thành xã hội phong kiến châu Âu

Tính chất nhà nước châu Âu là nhà nước phong kiến phân quyền còn phương Đông là nhà nước phong kiến tập quyền

2. Sự hình thành và phát triển của các quốc gia Đông Nam Á.

- Thế kỉ X -VIII là thời kì phát triển thịnh vượng của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á như: Mô giô pa hít, Campuchia, Đại Việt, Pagan...

- Thế kỉ XIII, người Thái lập nên vương quốc Su khô thay và Lạn Xạng

- Thế kỉ XVIII các quốc gia Đông Nam Á bắt đầu suy yếu

- Thế kỉ XIX, hầu hết các nước Đông Nam Á (Trừ Thái Lan) đều là thuộc địa của phương Tây

- Hiện nay các nước Đông Nam Á đều đứng chung trong tổ chức ASEAN

3. Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân

- Đinh Bộ Lĩnh là con ông Đinh Công Trứ, ở Hoa Lư (Ninh Bình)

- Nhờ nhân dân ủng hộ, Đinh Bộ Lĩnh liên kết với sứ quân Trần Lãm, chiêu dụ sứ quân Phạm Bạch Hổ, lần lược tiến đánh các sứ quân khác, đánh đâu thắng đấy, được nhân dân tôn là Vạn Thắng Vương

- Năm 967 đất nước thống nhất, yên bình

- Em đã học được từ Đinh Bộ Lĩnh lòng yêu nước, trí thông minh, anh dũng, tuổi nhỏ nhưng có ý chí lớn, muốn làm nhiều việc giúp ích cho đất nướ

4. Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt vào thế kỉ XI

- Quân Tống tấn công phòng tuyến, ta phản công mãnh liệt, mưu trí, đẩy lùi chúng

- Quách Quỳ chuyển sang phòng ngự. Quân Tống chán nản, mệt mỏi, hao mòn dần

- Cuối năm 1077, Lý Thường Kiệt bất ngờ đánh vào trại giặc, chúng thua to.

- Lý Thường Kiệt chủ động "giảng hòa"

- Đây là trận đánh tuyệt vời, Lý Thường Kiệt là niềm tự hào dân tộc, độc lập được giữ vững

- Lý Thường Kiệt chủ động "giảng hòa" với Tống vì ông không muốn chiến tranh tiếp diễn, chỉ tăng nỗi thống khổ cho nhân dân, 2 nước sẽ gánh chịu hy sinh về người và của thật vô ích. Ông muốn thể hiện thiện chí hòa bình và lòng nhân đạo, từ đó nhà Tống từ bỏ hẳn ý định xâm lược nước ta.

5. Tình hình văn hóa và giáo dục thời Lý.

- 1070 xây dựng Văn miếu

- 1075 mở khoa thi đầu tiên

- 1076 mở Quốc tử giám

- Thi cử chưa nề nếp

  • Văn học chữ Hán bước đầu phát triển
  • Đạo Phật phát triển rộng khắp
  • Hội xuân có hát chèo, múa rối nước, đá cầu, đua thuyền...
  • Kiến trúc độc đáo, qui mô tương đối lớn: chùa Một Cột, tháp Báo Thiên...
  • Điêu khắc tinh vi, thanh thoát: tượng Phật, hình rồng

--> Thời Lý ra đời nền văn hóa Thăng Long

Các sự kiện năm 1070, 1075,1076 cho thấy giáo dục nước ta thời Lý bước đầu phát triển

6. Ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến chống Mông Nguyên là gì? Tác giả bài Hịch tướng sĩ là ai? Tác dụng của bài thơ này đến các tướng sĩ thời Trần ra sao?

  • Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên, bảo vệ độc lập
  • Nâng cao lòng tự hào, tự cường dân tộc
  • Xây đắp nên truyền thống quân sự Việt Nam
  • Củng cố khối đoàn kết toàn dân
  • Ngăn chặn quân Nguyên xâm lược các nước khác ở châu Á

Tác giả bài Hịch tướng sĩ là Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo). Tác dụng của bài thơ này là các chiến sĩ đã căm thù giặc và thích trên cánh tay 2 chữ "Sát Thát".

Loigiaihay.com

 

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close