Cơ sở lý luận và thực tiễn hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt NamCơ sở lý luận: Tư tưởng Hồ Chi Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam có cơ sở từ lý luận từ chủ nghĩa Mác - Lênin về Đảng Cộng sản, đặc biệt là học thuyết về Đảng kiểu mới của V.I. Lênin. Quảng cáo
Câu hỏi. Cơ sở lý luận và thực tiễn hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam? Trả lời: Cơ sở lý luận: Tư tưởng Hồ Chi Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam có cơ sở từ lý luận từ chủ nghĩa Mác - Lênin về Đảng Cộng sản, đặc biệt là học thuyết về Đảng kiểu mới của V.I. Lênin. Trong quá trình xây dựng học thuyết về cách mạng vô sản, c. Mác và Ph. Ăngghen chú ý tới việc thành lập các Đảng Cộng sản ở những nước tư bản chủ nghĩa để lãnh đạo giai cấp vô sản và quần chúng lao động lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội. Trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, vấn đề dân tộc và thuộc địa được đặt ra như một vấn đề bức thiết, Lênin phát triển nhiều luận điểm của c. Mác về cách mạng trong điều kiện các nước thuộc dịa. Luận điểm về Đảng kiểu mới của Lênin không chỉ nhằm xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, giải phóng giai cấp vô sản rồi giải phóng quần chúng lao động, giải phóng con người mà còn nhằm trước hết giải phóng dân tộc rồi giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Lênin nhấn mạnh vai trò của Đảng Cộng sản ở các nước thuộc địa trong việc giải quyết quyền lợi giai cấp gắn liền với quyền lợi dân tộc: giải quyết vấn đề dân tộc và vấn đề dân chủ trên lập trường cách mạng triệt để của giai cấp vô sản. Năm 1919. V.I. Lênin sáng lập ra Quốc tế III - Quốc tế Cộng sản bộ tham mưu của giai cấp vô sản thê giới. Từ đây, cùng với lý luận của Lênin, Quốc tế Cộng sản đóng vai trò quan trọng thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản. Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin không chỉ tìm thấy ở đây con đường cứu nước đúng đắn, mà còn nhận thức được sự cần thiết phải có một đảng cách mạng chân chính lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản. Cuối tháng 12-1920, Người đã tán thành Quốc tế III và là người dân thuộc địa duy nhất tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Đây là sự phát triển lôgích tất yếu của tư duy Nguyễn Ái Quốc từ khi ra đi tìm đường cứu nước và đến với Cách mạng Tháng Mười và chủ nghĩa Mác - Lênin. Cơ sở thực tiễn: Hồ Chí Minh tiếp nhận ánh sáng Cách mạng Tháng Mười cả giá trị lý luận và thực tiễn. Thực tiễn lớn nhất ở đây là dưới sự lãnh đạo của Đảng Bônsêvích Nga, cách mạng đã thành công. Sau Cách mạng Tháng Mười Nga, Quốc tế Cộng sản ra đời. Từ đó, nhiều Đảng Cộng sản được thành lập ở các nước và gia nhập Quốc tế Cộng sản. Đảng Cộng sản Trung Quốc và Đảng Cộng sản Nhật Bản ra đời năm 1921. Đảng Cộng sản Triều Tiên ra đời năm 1925. Đảng Cộng sản Ấn Độ và Đảng Cộng sản Thái Lan ra đời năm 1928... Từ sau năm 1920. Hồ Chí Minh tiếp tục theo dõi các sự kiện quốc tế tiếp tục nghiên cứu lý luận và hoạt động thực tiễn, tranh thủ các diễn đàn quốc tế, thông qua các phương tiện báo chí để truyền bá tư tưởng về đảng vào phong trào cách mạng Việt Nam. Người tích cực hòa mình vào phong trào cách mạng thế giới mà trước hết là tham gia vào các tổ chức có tính chất quốc tế như tham gia sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa được tổ chức ở Pari năm 1921. Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức được tổ chức ở Quảng Châu năm 1925... Từ năm 1921, đặc biệt là từ khi về hoạt động ở Trung Quốc đến đầu năm 1930 khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, hoạt động chủ yếu của Nguyễn Ái Quốc là chuấn bị chu đáo các yếu tố về chính trị, tư tưởng và tổ chức để cho ra đời Đảng Cộng sản ở Việt Nam. Việc tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên được thành lập năm 1920 đánh dấu mốc quan trọng trong hoạt động thực tiễn của Nguyễn Ái Quốc. Thông qua tổ chức tiền thân này, Nguyễn Ái Quốc có điều kiện đào tạo, bồi dưỡng lớp cán bộ đầu tiên theo chủ nghĩa Mác - Lênin để hướng đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng mới - con đường cách mạng vô sản. Cùng trong thời gian ở Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc đã chọn người gửi vào học Trường Quân sự Hoàng Phố ở Quảng Châu và Trường Đại học Phương Đông của Quốc tế Cộng sản ở Mátxcơva để sau đó về nước hoạt động. Đây cũng là một trong phương cách để đưa chủ nghĩa Mác - Lênin du nhập trực tiếp vào Việt Nam một cách nhanh chóng, từng bước làm cho phong trào công nhân chuyển nhanh từ tự phát sang tự giác. Từ năm 1925, với sự ra đời của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, có Cộng sản đoàn làm nòng cốt. “quả trứng bắt đầu nở ra con chim non cộng sản”, một cơ sở lúc đầu còn nhỏ bé nhưng sẽ là cơ sở cho một đảng lớn hơn. Từ đây, chủ nghĩa Mác - Lênin từng bước du nhập mạnh mẽ vào Việt Nam, kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam dẫn tới việc xuất hiện ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam: Đông Dương Cộng sản Đảng ở Bắc Kỳ; tháng 6-1929. An Nam Cộng sản Đảng ở Nam Kỳ tháng 8-1929 và Đông Dương Cộng sản liên đoàn, tháng 1- 1930. Đây là cơ sở thực tiễn trực tiếp và quan trọng nhất để từ đó Nguyễn Ái Quốc chủ động để thống nhất ba tổ chức thành một tổ chức duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 1930. Với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, cách mạng Việt Nam bất đầu chuyển sang một bước ngoặt mới chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cách mạng kéo dài mấy thập kỷ đầu thế kỷ XX. Từ đây, phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam tiến hành theo con đường cách mạng vô sản. Loigiaihay.com
Quảng cáo
|